thivantan
Thành viên thường trực




- Tham gia
- 16/11/07
- Bài viết
- 212
- Được thích
- 431
- Nghề nghiệp
- Thong ke ke toan
Thử tìm hiểu tại sao HITLER bị ám sát nhiều lần mà không chết?
BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG
Khi nhớ lại cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong thế kỷ 20, Thế Chiến II đã giết chết 52.199.262 người, ai trong chúng ta không đặt câu hỏi: tại sao không có ai hoặc tổ chức nào, kể cả của Đức và Đồng Minh, đưa ra kế hoạch ám sát Hitler để chiến tranh mau chấm dứt?
Trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin thưa là đã có những Tướng, Tá trong quân đội Đức, người Thụy Sĩ cũng như cơ quan tình báo Anh quốc đã mưu tính ám sát Hitler. Sau đây là một số vụ điển hình.
A- CÁC CUỘC ÁM SÁT HITLER DO NGƯỜI ĐỨC CHỦ ĐỘNG
I- HITLER CÓ SỢ BỊ ÁM SÁT KHÔNG?
Xin thưa: CÓ, vì bất cứ nhà lãnh đạo nào của một quốc gia cũng sợ bị ám sát. Cầm đầu một nước và lúc nào cũng phải đối đầu với các phe nhóm chống đối của người trong nước cũng như ngoại quốc, các thủ lãnh quốc gia làm sao tránh khỏi những cuộc ám sát? Hitler, một nhà độc tài tàn ác và là người gây nên Thế Chiến II, dĩ nhiên, đã bị chống đối trực diện hay ngấm ngầm bởi những người Đức và Đồng Minh. Lịch sử cho biết Hitler rất sợ các Tướng lãnh trong quân đội sẽ lật đổ mình, kể cả tổ chức của đảng những người không đồng ý với đường lối Hitler hay muốn bành trướng quyền lực. Bằng chứng: ngày 30.6.1934 Hitler đã giải tán và thủ tiêu thủ lãnh Ernst Rohm của lực lượng SA (Sturmab-teilung hay còn gọi là lính áo nâu), một tổ chức đã đưa ông Hitler lên đài danh vọng. Ernst Rohm bị thanh toán muốn lực lượng SA được đặt ngang hàng với Đảng (Nazi). Sau cuộc thanh toán này, người ta chế nhạo đảng Nazi đã được khai sinh trong máu đào. Không chỉ những người trong đảng, hai Tướng lãnh cao cấp nhất của quân đội Đức là Walter von Schleicher và Kurt von Bredow cũng bị giết chết vì chống đường lối của đảng và chống kế hoạch biến quân đội thành lực lượng quân sự của Nazi. Sau khi ra tay thanh toán tàn bạo đối lập, Hitler bắt quân đội phải tuyên thệ trung thành với mình và lần lượt cho về hưu hoặc thanh trừng thẳng tay nhiều Tướng lãnh và thay thế bằng những người thân tín trong đảng Đức Quốc Xã. Sau khi loại trừ lực lượng quân sự SA của đảng trước đây, Mật Vụ SS trở thành lượng chính bảo vệ đảng và lãnh tụ.
Hành động độc tài, thanh toán đối lập, tập trung quyền lực và phát động chiến tranh xâm lăng các quốc gia lân cận là nguyên nhân đưa đến sự chống đối và thủ tiêu Hitler cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc.
II- CÁC CUỘC ÁM SÁT HITLER TỪ 1939-1945
1- CUỘC ÁM SÁT TẠI BIÊN THÙY SIEGFRIED
Năm 1939, trước khi Thế Chiến II bùng nổ, Tướng Kurt von Hammerstein âm mưu giết Hitler bằng cách mời lãnh tụ thăm viếng vùng tiền tuyến Seigfried, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương giáp biên giới Hòa Lan. Tướng hồi hưu Ludwig Beck đề nghị giết Hitler bằng một tai nạn trong khi tới thanh tra tiền tuyến. Nhưng Hitler đã từ chối lời mời. Không hiểu âm mưu này có bị bại lộ hay không khiến Hitler, thay vì cám ơn Tướng Tư Lệnh Tiền phương, lại ghi tên Tướng Hammerstein vào danh sách các Tướng phải về hưu.
2- CUỘC ÁM SÁT TẠI MUNICH DO MỘT NGƯỜI THỤY SĨ THỰC HIỆN
Ngày 8.11.1939, George Elser, một thợ sửa đồng hồ người Thụy Sĩ làm việc tại Đức nhiều năm đã chứng kiến cảnh Đức Quốc Xã đàn áp nghiệp đoàn lao động thẳng tay, nên đã quyết dịnh ám sát Hitler bằng đặt chất nổ trong một cây cột tại phòng hội Burgerbrau Beer Celler, nơi Hitler tới đọc diễn văn. Ông ta điều chỉnh đồng hồ nổ vào đúng 9 giờ 20 phút. Hitler tới phòng hội lúc 8 giờ và bất ngờ chấm dứt bài diễn thuyết và rời phòng hội vào lúc 9 giờ 12 phút. 8 phút sau bom nổ làm chết 8 người và 65 người bị thương. Sau đó George Elser bị bắt đưa vào trại tập trung Sachsenhousen và chỉ bị Mật Vụ SS xử bắn hai tuần trước ngày Thế Chiến II chấm dứt 8.5.1945. Vụ ám sát vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Người ta không hiểu tại sao Hitler và trùm mật vụ Himmler không xử bắn Elser như những người chủ mưu ám sát khác. Có thuyết cho rằng chính Himmler có dính tay vào vụ ám sát này với hai mục tiêu: thay thế Hitler hoặc dựa vào biến cố này để gia tăng quyền lực và tạo ảnh hưởng lớn trước lãnh tụ.
3- CUỘC ÁM SÁT TẠI PARIS LẦN 1
Thống Chế Erwin von Witzleben là Tướng lãnh thứ hai dự tính ám sát nhà độc tài qua kế hoạch mời Hitler tới thăm và vinh danh lãnh tụ bằng cuộc diễn binh tại Ba Lê vào ngày 21.5.1941. Nhưng cuối cùng kế hoạch thất bại vì cuộc thăm viếng Ba Lê của Hitler bị hủy bỏ vào giờ phút chót.
4- CUỘC ÁM SÁT TẠI PARIS LẦN 2
Theo kinh nghiệm của Tướng Erwin von Witzleben, một cuộc ám sát khác do Fritz-Dietlof von der Schulenberg chủ trương nhằm bắn sẻ Hitler trong cuộc diễn binh vinh danh lãnh tụ tại Ba-Lê vào ngày 27.7.1943. Kế hoạch không thành công vì Hitler lại bí mật thăm Ba Lê vào ngày 23.7.1943 từ 6 tới 9 giờ sáng và rời Ba Lê ngay sau đó. Một vài ngày sau Schulenberg nhận được vài chữ thông báo là cuộc diễn binh đã bất ngờ bị hủy bỏ.
5- CUỘC ÁM SÁT TẠI POLTAVA
Một âm mưu ám sát Hitler khác được hoạch định bởi Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn B tại Walki gần Poltava thuộc Ukraine. Lần này cuộc thanh toán do các Tướng Hubert Lanz, Tham Mưu trưởng; Thiếu tướng Bác sĩ Hans Speidel và Đại tá von Strachwitz, sĩ quan chĩ huy Trung đoàn chiến xa Grossdeutschland. Kế hoạch được đặt ra là bắt sống Hitler khi ông ta thăm Quân Đoàn Tiền Phương B vào năm 1943. Nhưng vào giờ chót Hitler thay đổi lộ trình. Thay vì tới thăm Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, Hitler lại tới ủy lạo các lực lượng chiến đấu tại tiền tuyến Saporoshe ở phía Đông.
6- CUỘC ÁM SÁT TẠI SMOLENSK
Trong ngày 13.3.1943, có ba cuộc ám sát Hitler được hoạch định. Thống Chế Guenther von Kluge, Tư lệnh chiến trường Quân đoàn Trung ương tại phòng tuyến phía Đông mời Hitler thăm viếng Bộ Tư Lệnh của ông tại Smolensk. Tuy nhiên, một số sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh tại Kluge đã có sáng kiến khác. Đại tá Henning von Tresckow, người rất căm thù Hitler và đảng viên Nazi đã cùng với Trung tá Fabian von Schlabrendorff, Đại tá Colonel Rudolf von Gersdorff và Đại úy Kỵ binh Georg von Boeslager lại hoạch định kế hoạch diệt trừ Hitler như sau:
-Kế hoạch 1: Đại úy von Boeslager và Đại đội của ông ta có nhiệm vụ hộ tống Hitler. Kế hoạch dự trù là sẽ phục kích giết Hitler trên đường di chuyển từ phi trường tới Bộ Tư Lệnh. Nhưng cuộc phục kích bị hủy bỏ, vì Hitler đã không dùng Đại đội hộ tống của Boeslager mà sử dụng 50 lính tín cẩn của cơ quan Mật Vụ SS bảo vệ trên đường di chuyển.
-Kế hoạch 2: Kế hoạch kế tiếp là giết Hitler vào lúc ăn cơm trưa tại phòng hội. Khi có dấu hiệu, Tresckow sẽ đứng dậy và chĩa súng bắn thẳng vào Hitler. Nhưng khi nhìn thấy quá nhiều mật vụ đứng sát chỗ ngồi của Hitler, Tresckow cảm thấy kế hoạch sẽ bị thất bại nên không dám hành động.
-Kế hoạch 3: Khi Hitler dời Bộ Tư Lệnh Tiền Phương về Bá Linh bằng máy bay, Tresckow hướng dẫn Schlabrendorff đưa cho Đại tá Heinz Brandt một hộp quà, vì ông này cùng đi máy bay với Hitler. Trong hộp có 2 chai rượu mạnh hiệu Brandy để tặng Thiếu tướng Helmuth Stieff ở Bá Linh. Trong hộp có dấu bom nổ theo giờ đã gài. Nhưng kế hoạch không thành công vì khi phi cơ bay ở độ cao, vùng không khí khá lạnh nên chất lỏng acid ở trong bộ phận kích nổ của trái bom bị đông lại. Kết quả là bom không nổ! Khi nghe tin Hitler đáp xuống phi trường an toàn, Schlabrendorff vội vã chạy tới thay thế hai chai rượu Brandy giả bằng hai chai rượu thật.
7- CUỘC ÁM SÁT TẠI BIỆT THỰ BERGHOF LẦN I
Ngày 11.3.1944, Đại-úy Kỵ binh Eberhard von Breitenbuch nhận thấy quân đội Đức bị thua nặng và bị thiệt hại quá nhiều trên chiến trường; nên bất mãn và quyết định phải giết Hitler. Breitenbuch tới biệt thự của Hitler nằm tại Obersalzberg với khẩu súng lục dấu trong mình với quyết tâm phải giết cho được Hitler, dù phải hy sinh mạng sống mình. Đại úy Breitenbuch đi vào phòng họp nằm phía sau chỗ Thống Chế Ernst Busch đang đứng thì bị Trung sĩ an ninh chận lại với lý do là Hitler ra lệnh không cho ai vào phòng họp lúc này. Thế là cuộc ám sát bất thành.
8- CUỘC ÁM SÁT TẠI BÁ LINH LẦN 1
Tháng hai 1944, Đại úy Bộ binh Axel von dem Bussche chấp nhận hy sinh mạng sống mình để giết Hitler bằng bom tự sát. Kế hoạch là dấu bom trong chiếc áo khoác ngoài mùa đông và đến trao tặng chiếc áo này cho lãnh tụ như một món quà khi Hitler tới thăm viếng binh sĩ. Nhưng rủi ro thay, vào ngay ngày hôm trước cuộc oanh tạc của Không quân Hoàng gia Anh quốc (Royal Air Force: RAF) đã phá hủy kho áo khoác mùa đông và ngày hôm sau Đại úy Bussche lại bất ngờ được lệnh phải ra tiền tuyến nên kế hoạch không thành.
9- CUỘC ÁM SÁT TẠI BÁ LINH LẦN 2
Một vài tuần lễ sau cuộc ám sát thứ hai cũng bằng cách trao tặng Hitler một áo khoác mùa đông. Lần này do chí nguyện binh Ewald Heinrich von Kleist, con trai của một trong những người chính thức tham gia vào kế hoạch đảo chánh, kể cả Thiếu-tướng Helmuth Stieff, thực hiện. Nhưng một lần nữa, bất ngờ cuộc oanh kích của Không quân Hoàng Gia Anh Quốc đã làm hỏng kế hoạch.
10- CUỘC ÁM SÁT TẠI BIỆT THỰ BERGHOF LẦN II
Ngày 11.7.1944, Đại tá Claus Schenk von Stauffenberg khẳng định là ông ta có thể giết chết Hitler trong cuộc họp tại biệt thự bằng dấu bom trong cặp xách tay. Đứng ngoài cổng là sĩ quan cộng tác, Đại úy Friedrich Klausing. Từ trong biệt thự, Đại tá Stauffenberg điện thoại cho đồng đội là không có mặt Goering và Himmler. Vì thiếu hai nhân vật đầu sỏ trong bộ máy tuyên truyền và Mật Vụ của Hitler nên toán ám sát quyết định hủy bỏ kế hoạch.
BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG
Khi nhớ lại cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong thế kỷ 20, Thế Chiến II đã giết chết 52.199.262 người, ai trong chúng ta không đặt câu hỏi: tại sao không có ai hoặc tổ chức nào, kể cả của Đức và Đồng Minh, đưa ra kế hoạch ám sát Hitler để chiến tranh mau chấm dứt?
Trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin thưa là đã có những Tướng, Tá trong quân đội Đức, người Thụy Sĩ cũng như cơ quan tình báo Anh quốc đã mưu tính ám sát Hitler. Sau đây là một số vụ điển hình.
A- CÁC CUỘC ÁM SÁT HITLER DO NGƯỜI ĐỨC CHỦ ĐỘNG
I- HITLER CÓ SỢ BỊ ÁM SÁT KHÔNG?
Xin thưa: CÓ, vì bất cứ nhà lãnh đạo nào của một quốc gia cũng sợ bị ám sát. Cầm đầu một nước và lúc nào cũng phải đối đầu với các phe nhóm chống đối của người trong nước cũng như ngoại quốc, các thủ lãnh quốc gia làm sao tránh khỏi những cuộc ám sát? Hitler, một nhà độc tài tàn ác và là người gây nên Thế Chiến II, dĩ nhiên, đã bị chống đối trực diện hay ngấm ngầm bởi những người Đức và Đồng Minh. Lịch sử cho biết Hitler rất sợ các Tướng lãnh trong quân đội sẽ lật đổ mình, kể cả tổ chức của đảng những người không đồng ý với đường lối Hitler hay muốn bành trướng quyền lực. Bằng chứng: ngày 30.6.1934 Hitler đã giải tán và thủ tiêu thủ lãnh Ernst Rohm của lực lượng SA (Sturmab-teilung hay còn gọi là lính áo nâu), một tổ chức đã đưa ông Hitler lên đài danh vọng. Ernst Rohm bị thanh toán muốn lực lượng SA được đặt ngang hàng với Đảng (Nazi). Sau cuộc thanh toán này, người ta chế nhạo đảng Nazi đã được khai sinh trong máu đào. Không chỉ những người trong đảng, hai Tướng lãnh cao cấp nhất của quân đội Đức là Walter von Schleicher và Kurt von Bredow cũng bị giết chết vì chống đường lối của đảng và chống kế hoạch biến quân đội thành lực lượng quân sự của Nazi. Sau khi ra tay thanh toán tàn bạo đối lập, Hitler bắt quân đội phải tuyên thệ trung thành với mình và lần lượt cho về hưu hoặc thanh trừng thẳng tay nhiều Tướng lãnh và thay thế bằng những người thân tín trong đảng Đức Quốc Xã. Sau khi loại trừ lực lượng quân sự SA của đảng trước đây, Mật Vụ SS trở thành lượng chính bảo vệ đảng và lãnh tụ.
Hành động độc tài, thanh toán đối lập, tập trung quyền lực và phát động chiến tranh xâm lăng các quốc gia lân cận là nguyên nhân đưa đến sự chống đối và thủ tiêu Hitler cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc.
II- CÁC CUỘC ÁM SÁT HITLER TỪ 1939-1945
1- CUỘC ÁM SÁT TẠI BIÊN THÙY SIEGFRIED
Năm 1939, trước khi Thế Chiến II bùng nổ, Tướng Kurt von Hammerstein âm mưu giết Hitler bằng cách mời lãnh tụ thăm viếng vùng tiền tuyến Seigfried, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương giáp biên giới Hòa Lan. Tướng hồi hưu Ludwig Beck đề nghị giết Hitler bằng một tai nạn trong khi tới thanh tra tiền tuyến. Nhưng Hitler đã từ chối lời mời. Không hiểu âm mưu này có bị bại lộ hay không khiến Hitler, thay vì cám ơn Tướng Tư Lệnh Tiền phương, lại ghi tên Tướng Hammerstein vào danh sách các Tướng phải về hưu.
2- CUỘC ÁM SÁT TẠI MUNICH DO MỘT NGƯỜI THỤY SĨ THỰC HIỆN
Ngày 8.11.1939, George Elser, một thợ sửa đồng hồ người Thụy Sĩ làm việc tại Đức nhiều năm đã chứng kiến cảnh Đức Quốc Xã đàn áp nghiệp đoàn lao động thẳng tay, nên đã quyết dịnh ám sát Hitler bằng đặt chất nổ trong một cây cột tại phòng hội Burgerbrau Beer Celler, nơi Hitler tới đọc diễn văn. Ông ta điều chỉnh đồng hồ nổ vào đúng 9 giờ 20 phút. Hitler tới phòng hội lúc 8 giờ và bất ngờ chấm dứt bài diễn thuyết và rời phòng hội vào lúc 9 giờ 12 phút. 8 phút sau bom nổ làm chết 8 người và 65 người bị thương. Sau đó George Elser bị bắt đưa vào trại tập trung Sachsenhousen và chỉ bị Mật Vụ SS xử bắn hai tuần trước ngày Thế Chiến II chấm dứt 8.5.1945. Vụ ám sát vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Người ta không hiểu tại sao Hitler và trùm mật vụ Himmler không xử bắn Elser như những người chủ mưu ám sát khác. Có thuyết cho rằng chính Himmler có dính tay vào vụ ám sát này với hai mục tiêu: thay thế Hitler hoặc dựa vào biến cố này để gia tăng quyền lực và tạo ảnh hưởng lớn trước lãnh tụ.
3- CUỘC ÁM SÁT TẠI PARIS LẦN 1
Thống Chế Erwin von Witzleben là Tướng lãnh thứ hai dự tính ám sát nhà độc tài qua kế hoạch mời Hitler tới thăm và vinh danh lãnh tụ bằng cuộc diễn binh tại Ba Lê vào ngày 21.5.1941. Nhưng cuối cùng kế hoạch thất bại vì cuộc thăm viếng Ba Lê của Hitler bị hủy bỏ vào giờ phút chót.
4- CUỘC ÁM SÁT TẠI PARIS LẦN 2
Theo kinh nghiệm của Tướng Erwin von Witzleben, một cuộc ám sát khác do Fritz-Dietlof von der Schulenberg chủ trương nhằm bắn sẻ Hitler trong cuộc diễn binh vinh danh lãnh tụ tại Ba-Lê vào ngày 27.7.1943. Kế hoạch không thành công vì Hitler lại bí mật thăm Ba Lê vào ngày 23.7.1943 từ 6 tới 9 giờ sáng và rời Ba Lê ngay sau đó. Một vài ngày sau Schulenberg nhận được vài chữ thông báo là cuộc diễn binh đã bất ngờ bị hủy bỏ.
5- CUỘC ÁM SÁT TẠI POLTAVA
Một âm mưu ám sát Hitler khác được hoạch định bởi Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn B tại Walki gần Poltava thuộc Ukraine. Lần này cuộc thanh toán do các Tướng Hubert Lanz, Tham Mưu trưởng; Thiếu tướng Bác sĩ Hans Speidel và Đại tá von Strachwitz, sĩ quan chĩ huy Trung đoàn chiến xa Grossdeutschland. Kế hoạch được đặt ra là bắt sống Hitler khi ông ta thăm Quân Đoàn Tiền Phương B vào năm 1943. Nhưng vào giờ chót Hitler thay đổi lộ trình. Thay vì tới thăm Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, Hitler lại tới ủy lạo các lực lượng chiến đấu tại tiền tuyến Saporoshe ở phía Đông.
6- CUỘC ÁM SÁT TẠI SMOLENSK
Trong ngày 13.3.1943, có ba cuộc ám sát Hitler được hoạch định. Thống Chế Guenther von Kluge, Tư lệnh chiến trường Quân đoàn Trung ương tại phòng tuyến phía Đông mời Hitler thăm viếng Bộ Tư Lệnh của ông tại Smolensk. Tuy nhiên, một số sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh tại Kluge đã có sáng kiến khác. Đại tá Henning von Tresckow, người rất căm thù Hitler và đảng viên Nazi đã cùng với Trung tá Fabian von Schlabrendorff, Đại tá Colonel Rudolf von Gersdorff và Đại úy Kỵ binh Georg von Boeslager lại hoạch định kế hoạch diệt trừ Hitler như sau:
-Kế hoạch 1: Đại úy von Boeslager và Đại đội của ông ta có nhiệm vụ hộ tống Hitler. Kế hoạch dự trù là sẽ phục kích giết Hitler trên đường di chuyển từ phi trường tới Bộ Tư Lệnh. Nhưng cuộc phục kích bị hủy bỏ, vì Hitler đã không dùng Đại đội hộ tống của Boeslager mà sử dụng 50 lính tín cẩn của cơ quan Mật Vụ SS bảo vệ trên đường di chuyển.
-Kế hoạch 2: Kế hoạch kế tiếp là giết Hitler vào lúc ăn cơm trưa tại phòng hội. Khi có dấu hiệu, Tresckow sẽ đứng dậy và chĩa súng bắn thẳng vào Hitler. Nhưng khi nhìn thấy quá nhiều mật vụ đứng sát chỗ ngồi của Hitler, Tresckow cảm thấy kế hoạch sẽ bị thất bại nên không dám hành động.
-Kế hoạch 3: Khi Hitler dời Bộ Tư Lệnh Tiền Phương về Bá Linh bằng máy bay, Tresckow hướng dẫn Schlabrendorff đưa cho Đại tá Heinz Brandt một hộp quà, vì ông này cùng đi máy bay với Hitler. Trong hộp có 2 chai rượu mạnh hiệu Brandy để tặng Thiếu tướng Helmuth Stieff ở Bá Linh. Trong hộp có dấu bom nổ theo giờ đã gài. Nhưng kế hoạch không thành công vì khi phi cơ bay ở độ cao, vùng không khí khá lạnh nên chất lỏng acid ở trong bộ phận kích nổ của trái bom bị đông lại. Kết quả là bom không nổ! Khi nghe tin Hitler đáp xuống phi trường an toàn, Schlabrendorff vội vã chạy tới thay thế hai chai rượu Brandy giả bằng hai chai rượu thật.
7- CUỘC ÁM SÁT TẠI BIỆT THỰ BERGHOF LẦN I
Ngày 11.3.1944, Đại-úy Kỵ binh Eberhard von Breitenbuch nhận thấy quân đội Đức bị thua nặng và bị thiệt hại quá nhiều trên chiến trường; nên bất mãn và quyết định phải giết Hitler. Breitenbuch tới biệt thự của Hitler nằm tại Obersalzberg với khẩu súng lục dấu trong mình với quyết tâm phải giết cho được Hitler, dù phải hy sinh mạng sống mình. Đại úy Breitenbuch đi vào phòng họp nằm phía sau chỗ Thống Chế Ernst Busch đang đứng thì bị Trung sĩ an ninh chận lại với lý do là Hitler ra lệnh không cho ai vào phòng họp lúc này. Thế là cuộc ám sát bất thành.
8- CUỘC ÁM SÁT TẠI BÁ LINH LẦN 1
Tháng hai 1944, Đại úy Bộ binh Axel von dem Bussche chấp nhận hy sinh mạng sống mình để giết Hitler bằng bom tự sát. Kế hoạch là dấu bom trong chiếc áo khoác ngoài mùa đông và đến trao tặng chiếc áo này cho lãnh tụ như một món quà khi Hitler tới thăm viếng binh sĩ. Nhưng rủi ro thay, vào ngay ngày hôm trước cuộc oanh tạc của Không quân Hoàng gia Anh quốc (Royal Air Force: RAF) đã phá hủy kho áo khoác mùa đông và ngày hôm sau Đại úy Bussche lại bất ngờ được lệnh phải ra tiền tuyến nên kế hoạch không thành.
9- CUỘC ÁM SÁT TẠI BÁ LINH LẦN 2
Một vài tuần lễ sau cuộc ám sát thứ hai cũng bằng cách trao tặng Hitler một áo khoác mùa đông. Lần này do chí nguyện binh Ewald Heinrich von Kleist, con trai của một trong những người chính thức tham gia vào kế hoạch đảo chánh, kể cả Thiếu-tướng Helmuth Stieff, thực hiện. Nhưng một lần nữa, bất ngờ cuộc oanh kích của Không quân Hoàng Gia Anh Quốc đã làm hỏng kế hoạch.
10- CUỘC ÁM SÁT TẠI BIỆT THỰ BERGHOF LẦN II
Ngày 11.7.1944, Đại tá Claus Schenk von Stauffenberg khẳng định là ông ta có thể giết chết Hitler trong cuộc họp tại biệt thự bằng dấu bom trong cặp xách tay. Đứng ngoài cổng là sĩ quan cộng tác, Đại úy Friedrich Klausing. Từ trong biệt thự, Đại tá Stauffenberg điện thoại cho đồng đội là không có mặt Goering và Himmler. Vì thiếu hai nhân vật đầu sỏ trong bộ máy tuyên truyền và Mật Vụ của Hitler nên toán ám sát quyết định hủy bỏ kế hoạch.
Lần chỉnh sửa cuối: