HD định khoản khoản trích trước vào CP! (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter ThuNghi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Cty tôi nhập lô hàng theo TK123 ngày 02/01/11 có cp giao nhận theo thông báo là 5.000.000 đ + Vat 500.000
Ngày 01/02/11 tôi mới nhận HD phát hành cùng ngày.
Vậy khi nhập hàng trong tháng 1 tôi sẽ hạch toán khoản 5tr trên thế nào trong tháng 1 vào TK 156.2
Xin cám ơn!
 
Ứng trước phí nhập hàng : N331/C111,112
Khi nhận hóa đơn phí nhập hàng : N156,133/C331 : 5,500,000
Giá trị hàng hóa trên tờ khai cộng với phí nhập hàng sẽ ra giá nhập kho hàng hóa.
 
Ứng trước phí nhập hàng : N331/C111,112
Khi nhận hóa đơn phí nhập hàng : N156,133/C331 : 5,500,000
Giá trị hàng hóa trên tờ khai cộng với phí nhập hàng sẽ ra giá nhập kho hàng hóa.
Nhưng hàng nhập tháng 1 và hóa đơn tháng 2. Vấn đề này là dùng TK gì để trích trước.
Cũng như TH nhận giấy báo tiền điện tháng 12/2010 là 100 + V 10 nhưng tháng 1/11 mới đóng và lấy HĐ. Cơ sở nào để ghi nhận chi phí này và định khoản thế nào.
Đang dùng QĐ 48.
 
Cty tôi nhập lô hàng theo TK123 ngày 02/01/11 có cp giao nhận theo thông báo là 5.000.000 đ + Vat 500.000
Ngày 01/02/11 tôi mới nhận HD phát hành cùng ngày.
Vậy khi nhập hàng trong tháng 1 tôi sẽ hạch toán khoản 5tr trên thế nào trong tháng 1 vào TK 156.2
Xin cám ơn!

Xin phép được bổ sung cùng Hoàng Danh, nếu hạch toán theo QD 48 sẽ không thông qua TK 151 (Hàng mua đang đi trên đường), khi nói thế các bác lại vặn em qua việc khác. Trường hợp của Thầy ThuNghi tương tự hàng đã về chứng từ về sau.

Ngày 02/01/2011 - Chi phí giao nhận phải trả, căn cứ thông báo bên cung cấp dịch vụ , hạch toán (QD 48)

+ Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng
+ Ghi Nợ 1388/Có 331: 500.000 đồng (Sẽ phải thu lại phần thuế GTGT khi bên cung cấp dịch vụ xuất hoá đơn)

Trong tháng 01/2011, số liệu này không phản ánh vào tờ khai hàng hoá mua vào. Lý do chắc chắn là chưa có hoá đơn để kê khai đầu vào


Đến tháng 2/2011, bên cung cấp dịch vụ phát hành hoá đơn, đồng thời nếu có thanh toán:

Xử lý phần Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 331: 500.000 đồng (theo hoá đơn số, đồng thời kê khai thuế cho thàng/2011)

Thanh toán: Nợ 331/Có 111-112: 5.500.000 đồng


Cũng như TH nhận giấy báo tiền điện tháng 12/2010 là 100 + V 10 nhưng tháng 1/11 mới đóng và lấy HĐ. Cơ sở nào để ghi nhận chi phí này và định khoản thế nào.

Thường niên độ tài chính kế toán kết thúc, kế toán cần phải trích trước các khoản chi phí phải trả để hạch toán đầy đủ cho niên độ đó. Xử lý như sau:

Giả sử tổng giá trị thanh toán tiền điện là 6.600.000 đồng. Trong đó VAT là 600.000 đồng.

Hạch toán chi phí phải trả: (Dùng TK 335 đúng hơn là 331 và TK 335 sẽ mở cặp cùng TK 331 nêú có)

+ Nợ 642/Có 335: 6.000.000 đồng
+ Nợ 1338/Có 335: 600.000 đồng

Khi thanh toán hoá đơn:

+ Nợ 335/Có 111: 6.600.000 đồng

Đồng thời kết chuyển GTGT phải nộp theo hoá đơn số... ngày....
+ Nợ 1331/Có 1338: 600.000 đồng
 
Ngày 02/01/2011 - Chi phí giao nhận phải trả, căn cứ thông báo bên cung cấp dịch vụ , hạch toán (QD 48)
+ Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng
+ Ghi Nợ 1388/Có 331: 500.000 đồng (Sẽ phải thu lại phần thuế GTGT khi bên cung cấp dịch vụ xuất hoá đơn)

Trong tháng 01/2011, số liệu này không phản ánh vào tờ khai hàng hoá mua vào. Lý do chắc chắn là chưa có hoá đơn để kê khai đầu vào


Đến tháng 2/2011, bên cung cấp dịch vụ phát hành hoá đơn, đồng thời nếu có thanh toán:

Xử lý phần Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 331: 500.000 đồng (theo hoá đơn số, đồng thời kê khai thuế cho thàng/2011)
Khi nhập ct trên máy thì phải có số chứng từ hay số hóa đơn.
Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng Phải ghi soCT là gì.
Và khi có HD là GG/11T0000123 thì soCT này ghi chỗ nào.
Nếu HT như vậy thì em sẽ HT như sau:
T1: C331 N1562: 5.000.000 (theo thông báo giá giao nhận số xxx)
T2: C331 N133: 500.000 (Theo HD GG/0000123)

Thường niên độ tài chính kế toán kết thúc, kế toán cần phải trích trước các khoản chi phí phải trả để hạch toán đầy đủ cho niên độ đó. Xử lý như sau:

Giả sử tổng giá trị thanh toán tiền điện là 6.600.000 đồng. Trong đó VAT là 600.000 đồng.

Hạch toán chi phí phải trả: (Dùng TK 335 đúng hơn là 331 và TK 335 sẽ mở cặp cùng TK 331 nêú có)

+ Nợ 642/Có 335: 6.000.000 đồng
+ Nợ 1338/Có 335: 600.000 đồng

Khi thanh toán hoá đơn:

+ Nợ 335/Có 111: 6.600.000 đồng

Đồng thời kết chuyển GTGT phải nộp theo hoá đơn số... ngày....
+ Nợ 1331/Có 1338: 600.000 đồng
Vấn đề TK 335 không có nói là trích trước tiền điện ...
Anh xem lại giúp em.
Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:1.Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời giannghỉ phép.2.Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chukỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặcmột số năm tiếp theo.3.Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xâydựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toánvào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thờigian ngừng sản xuất, kinh doanh.4.Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãitrái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNGMỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1.Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quyđịnh. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tínhtrước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phảicó giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.2.Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phívà dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chiphí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tàikhoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trướcvào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.3.Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toánvới số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phíthực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.4.Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bảnthuyết minh báo cáo tài chính.
 
Khi nhập ct trên máy thì phải có số chứng từ hay số hóa đơn.
Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng Phải ghi soCT là gì.
Và khi có HD là GG/11T0000123 thì soCT này ghi chỗ nào.
Nếu HT như vậy thì em sẽ HT như sau:
T1: C331 N1562: 5.000.000 (theo thông báo giá giao nhận số xxx)
T2: C331 N133: 500.000 (Theo HD GG/0000123)

Hạch toán này sẽ khó nhớ, tuỳ Thầy.
Hỏi cái này mới là loạ sao: GG/11T0000123, đây không phải là số chứng từ của Thầy nhập liệu??? --> Từ chứng từ này mình biến sang loại bút toán khác, hoặc nếu phần mềm của Thầy cho phép chứa đủ các ký tự trên thì Thầy nhập liệu vô tư. Số này GG/11T0000123, sẽ được phản ánh trong nội dung diễn giải hoạc ghi chú (Memo)


Ngày 02/01/2011 - Chi phí giao nhận phải trả, căn cứ thông báo bên cung cấp dịch vụ , hạch toán (QD 48)

+ Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng
+ Ghi Nợ 1388/Có 331: 500.000 đồng (Sẽ phải thu lại phần thuế GTGT khi bên cung cấp dịch vụ xuất hoá đơn)

Trong tháng 01/2011, số liệu này không phản ánh vào tờ khai hàng hoá mua vào. Lý do chắc chắn là chưa có hoá đơn để kê khai đầu vào


Đến tháng 2/2011, bên cung cấp dịch vụ phát hành hoá đơn, đồng thời nếu có thanh toán:

Xử lý phần Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 331: 500.000 đồng (theo hoá đơn số, đồng thời kê khai thuế cho thàng/2011)

Thanh toán: Nợ 331/Có 111-112: 5.500.000 đồng

Đó là dạng bút toán khác, số chứng từ thì Thầy có thể cho theo ngày tháng tăng dần trong tháng (Cái này hỏi phạt 10 lon ken là nhẹ). Ví dụ: Bút toán khác có thể phân loại nhiều mã theo quản lý của Thầy. (Xin lỗi không thơì gian trình bày chi tiết, còn muốn trình bày chi tiết thì phải 10 thùng ken, ẹc ec ẹc)

Việc sử dụng TK 335 không nhất thiết là phải có chi phí tiền điện mới được hạch toán vào TK này. Không nên cứng ngắt với một số nguyên tắc hạch toán của TK 335, chuẩn mực để rôì không chuẩn. Khi người ta phân tích 335 sẽ ra nhanh hơn là 331. Số liệu này vẫn phản ánh đầy đủ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Đã sử dụng TK 335 này để hạch toán các chi phí: điện thoại, nước, tiền điện bao năm nay mà Công Ty kiểm toán và cơ quan thuế không có ý kiến. Thực chất, chi phí này sẽ được tât toán chậm nhất vào tháng 02 của niên độ tài chính liền kề.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Một vấn đề đặt ra là:

Số tiền 5.000.000 đồng chưa là số thực tế phải trả. Chứng từ xuất kho của đơn vị bán dù có ghi giá trị thế nào đi nữa cũng chưa là số tiền chính xác đến khi có hóa đơn. Khi nhận hàng với phiếu xuất kho của khách hàng xem như là giữ hộ thôi. Hàng hóa là tài sản khi chuyển giao quyền sở hữu, nghĩa là khi có hóa đơn tài chính. Do vậy, khi nhập kho không thể dựa theo phiếu xuất kho của người bán mà ghi công nợ phải trả (TK 331). Còn nếu dùng tài khỏan 335 cũng không đúng, vì tài khỏan 335 là chi phí trích trước, nghĩa là có chi phí rồi mà hóa đơn chưa đến. Lúc này, hàng hóa dịch vụ mình đã sử dụng rồi (ví dụ: thông báo tiền điện, thông báo tiền điện thọai,...) Do vậy, đối với hàng hóa nhập theo phiếu xuất kho chỉ có thể ghi vào tài khỏan phải trả khác (không bao gồm tiền thuế VAT).

Hạch tóan như sau:
- Khi nhập kho: Nợ 156 / Có 338
- Khi có hóa đơn:
+ Nếu gía trị hóa đơn bằng với giá trị ghi trên phiếu xuất kho: Nợ 338, 133/Có 331
+ Nếu giá trị hóa đơn khác với giá trị ghi trên phiếu xuất kho: Nợ 338, 133, Nợ (hoặc Có) 156 phần chênh lệch/Có 331
 
Huynh Gân ơi, huynh bị huynh ThuNghi lừa, thử lòng huynh rồi. Không nhẻ case study này huynh ThuNghi không xử lý được sao, chắc huynh ấy viết hộ bài dùm cho người học trò yêu cuả huynh ấy ai đấy.

Còn huynh Solomon2211, dạo này lục nghề chăng?

Chứng từ xuất kho của đơn vị bán dù có ghi giá trị thế nào đi nữa cũng chưa là số tiền chính xác đến khi có hóa đơn.

Trong khi huynh ThuNghi nêu:

ngày 02/01/11 có cp giao nhận theo thông báo là 5.000.000 đ + Vat 500.000

Đây là chi phí giao nhận (Phí dịch vụ), tờ thông báo cũng là chứng từ, chứng cứ để có cơ sở hạch toán bình thường. (Thông báo tiền điền, quyết định xử phạt nhưng chưa nộp tiền,...) Ẹc ẹc ẹc )(&&@@)(&&@@
 
Một vấn đề đặt ra là:

Số tiền 5.000.000 đồng chưa là số thực tế phải trả. Chứng từ xuất kho của đơn vị bán dù có ghi giá trị thế nào đi nữa cũng chưa là số tiền chính xác đến khi có hóa đơn. Khi nhận hàng với phiếu xuất kho của khách hàng xem như là giữ hộ thôi. Hàng hóa là tài sản khi chuyển giao quyền sở hữu, nghĩa là khi có hóa đơn tài chính. Do vậy, khi nhập kho không thể dựa theo phiếu xuất kho của người bán mà ghi công nợ phải trả (TK 331). Còn nếu dùng tài khỏan 335 cũng không đúng, vì tài khỏan 335 là chi phí trích trước, nghĩa là có chi phí rồi mà hóa đơn chưa đến. Lúc này, hàng hóa dịch vụ mình đã sử dụng rồi (ví dụ: thông báo tiền điện, thông báo tiền điện thọai,...) Do vậy, đối với hàng hóa nhập theo phiếu xuất kho chỉ có thể ghi vào tài khỏan phải trả khác (không bao gồm tiền thuế VAT).

Hạch tóan như sau:
- Khi nhập kho: Nợ 156 / Có 338
- Khi có hóa đơn:
+ Nếu gía trị hóa đơn bằng với giá trị ghi trên phiếu xuất kho: Nợ 338, 133/Có 331
+ Nếu giá trị hóa đơn khác với giá trị ghi trên phiếu xuất kho: Nợ 338, 133, Nợ (hoặc Có) 156 phần chênh lệch/Có 331
Tôi nhất trí với cách của Kiệt nhất. Về nguyên tắc dùng TK 338 là đúng và cũng dễ dàng hơn trong việc nhập liệu.
VD: TB CP nhập là 5.000.000 chưa VAT của TK 123 (02/01/2011) và TK123 sẽ nhập vào PN01/01 ngày 02/01/2011
1/ Vậy Tháng 1 tôi sẽ ghi sổ như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PN01/01.....TBCP_TK123....02/01/11....156.1....338
PN01/01.....TK123............02/01/11....156.1....331.1
2/ Tháng 2 bên giao nhận đưa hd số GG/11T123 là 5.000.000 và VAT: 500.000 thì nhập như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....338....331.1
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....133....331.1
Các Bác thấy hạch toán như vậy có hợp lý với ghi sổ trên excel?
Xin cám ơn.
 
Huynh Gân ơi, huynh bị huynh ThuNghi lừa, thử lòng huynh rồi. Không nhẻ case study này huynh ThuNghi không xử lý được sao, chắc huynh ấy viết hộ bài dùm cho người học trò yêu cuả huynh ấy ai đấy.

Còn huynh Solomon2211, dạo này lục nghề chăng?



Trong khi huynh ThuNghi nêu:



Đây là chi phí giao nhận (Phí dịch vụ), tờ thông báo cũng là chứng từ, chứng cứ để có cơ sở hạch toán bình thường. (Thông báo tiền điền, quyết định xử phạt nhưng chưa nộp tiền,...) Ẹc ẹc ẹc )(&&@@)(&&@@

Wow! Mắt mình nhìn nhầm rồi. CP mà không hiểu.
 
Tôi nhất trí với cách của Kiệt nhất. Về nguyên tắc dùng TK 338 là đúng và cũng dễ dàng hơn trong việc nhập liệu.
VD: TB CP nhập là 5.000.000 chưa VAT của TK 123 (02/01/2011) và TK123 sẽ nhập vào PN01/01 ngày 02/01/2011
1/ Vậy Tháng 1 tôi sẽ ghi sổ như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PN01/01.....TBCP_TK123....02/01/11....156.1....338
PN01/01.....TK123............02/01/11....156.1....331.1
2/ Tháng 2 bên giao nhận đưa hd số GG/11T123 là 5.000.000 và VAT: 500.000 thì nhập như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....338....331.1
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....133....331.1
Các Bác thấy hạch toán như vậy có hợp lý với ghi sổ trên excel?
Xin cám ơn.

Xin lỗi tính muội hay ngang huynh chớ buồn khi nói thẳng để cùng giải quyết vấn đề cho sáng tỏ. Một chứng từ (cái tờ thông báo ấy) không ai giải quyết hạch toán như huynh trình bày cả . Lý do đơn giản, thướng các bút toán phải đèm cái chứng từ gốc để làm chứng cứ hạch toán. Thật sự vấn đề này quá đơn giản, chỉ cấn bái viết của huynh Gân là huynh phẩi nhận ra ngay vấn đề.

Chiều ý huynh để hạch toán hợp lý với ghi sổ trên excel đây:

1/ Vậy Tháng 1 tôi sẽ ghi sổ như sau:

SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C

PN01/01.....TK123............02/01/11....156.1....331.1: 5 triệu (Ở đây, muội chỉ ghi giá trị phí giao nhận phải trả, còn giá trị hàng nhập là huynh phải đi thêm bút toán tương tự như vậy)

PKT01/01.....GG/11T123......02/01/11.....1388....331.1 500K


2/ Tháng 2 bên giao nhận đưa hd số GG/11T123 là 5.000.000 và VAT: 500.000 thì nhập như sau:

SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....1331.....Có 1388 (Số tiền VAT)

3.-Không đề cập bút toán chuyển trả tiền chi phí giao nhận tại đây

To: Huynh Gân:

Xin phép được bổ sung cùng Hoàng Danh, nếu hạch toán theo QD 48 sẽ không thông qua TK 151 (Hàng mua đang đi trên đường), khi nói thế các bác lại vặn em qua việc khác. Trường hợp của Thầy ThuNghi tương tự hàng đã về chứng từ về sau.

Ngày 02/01/2011 - Chi phí giao nhận phải trả, căn cứ thông báo bên cung cấp dịch vụ , hạch toán (QD 48)

+ Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng
+ Ghi Nợ 1388/Có 331: 500.000 đồng (Sẽ phải thu lại phần thuế GTGT khi bên cung cấp dịch vụ xuất hoá đơn)

Trong tháng 01/2011, số liệu này không phản ánh vào tờ khai hàng hoá mua vào. Lý do chắc chắn là chưa có hoá đơn để kê khai đầu vào


Đến tháng 2/2011, bên cung cấp dịch vụ phát hành hoá đơn, đồng thời nếu có thanh toán:

Xử lý phần Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 331: 500.000 đồng (theo hoá đơn số, đồng thời kê khai thuế cho thàng/2011) ====> (Huynh Gân ghi nhầm chỗ này nhé, phải là: Nợ 1331/Có 1388: 500.000 đồng), mắt còn thấy đường để viết bài không thì nói, còn không thấy viết trật người ứng dụng để dư Có 331 ra 500K rồi ai hốt rác đây)

Thanh toán: Nợ 331/Có 111-112: 5.500.000 đồng




Thường niên độ tài chính kế toán kết thúc, kế toán cần phải trích trước các khoản chi phí phải trả để hạch toán đầy đủ cho niên độ đó. Xử lý như sau:

Giả sử tổng giá trị thanh toán tiền điện là 6.600.000 đồng. Trong đó VAT là 600.000 đồng.

Hạch toán chi phí phải trả: (Dùng TK 335 đúng hơn là 331 và TK 335 sẽ mở cặp cùng TK 331 nêú có)

+ Nợ 642/Có 335: 6.000.000 đồng
+ Nợ 1338/Có 335: 600.000 đồng

Khi thanh toán hoá đơn:

+ Nợ 335/Có 111: 6.600.000 đồng

Đồng thời kết chuyển GTGT phải nộp theo hoá đơn số... ngày....
+ Nợ 1331/Có 1338: 600.000 đồng
 
Nhưng nếu e dùng thêm 3388 thì có sai về kế toán?
E thấy dung thế cho dễ hiểu. TH mà sai HTKT thì e sẽ dùng theo hướng Bác.
Bác tư vấn giúp.
 
Cty tôi nhập lô hàng theo TK123 ngày 02/01/11 có cp giao nhận theo thông báo là 5.000.000 đ + Vat 500.000
Ngày 01/02/11 tôi mới nhận HD phát hành cùng ngày.
Vậy khi nhập hàng trong tháng 1 tôi sẽ hạch toán khoản 5tr trên thế nào trong tháng 1 vào TK 156.2
Xin cám ơn!

Kính thư các cô chú, anh chị cho em tham gia topic này chút xíu.

- Theo em đây là trường hợp nhập hàng như chưa có hó đơn.

Khi nhập hàng kế toán phải ghi nhận nợ phải trả tức là:

Nợ 156 Có 331 (giá chưa có thuế ở đấy là 5000.000)
Trường hợp chưa có giá chúng ta cũng có quyền làm theo bút toán trên và ghi giá tạm tính.
Lưu ý chúng ta không hạch toán phần 133 khi chưa có hóa đơn.
Sau khi nhận hóa đơn chúng ta tiến hành ghi nhận 133 và thêm bút toán điều chỉnh chênh lệch giá (nếu có)

PS: Theo em ghi nhận 338 hay 138 chỉ khi hàng về thừa hay thiếu mà thôi.
 
Xin lỗi đang viêt bài cho đãe rồi bị out ra, làm hết hứng.

Các huynh trả lời chưa nắm được bản chất của nghiệp vụ phát sinh.

TK loại 3 là nợ phải trả. Việc ghi nhận vào TK loại 331 ứng với các chi phí căn cứ các chứng cứ được tập hợp bởi các chứng từ (Thông báo, quyết định). Trường hợp này chỉ hạch toán duy nhất:

1.- Nợ 156/Có 331 (Tiền hàng phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ - Phí giao nhận)
2.- Nợ 1338 / Có 331 (Các khoản phải trả tiền thuê VAT cho nhà cung cấp đồng thời DN cũng theo đõi để thu lại khoản này nếu nhà cung cấp không xuất hoá đơn có VAT hoặc xù luôn).

Bút toán 1+2= Cái chứng từ gốc (Thông báo nợ)===> Đây là điều cần nói để theo dõi công nợ duy nhất qua TK 331

3.- Trường hợp xù luôn không xuất hoá đơn, thì bù trừ công nợ đi bình toán lại Nợ 331/Có 1388 hoặc không thể xuất hoá đơn VAT cho huynh, chỉ xuất hoá đơn bán hàng thông thường. Nếu xù luôn không xuất hoá đơn phải tính lại giá trị hàng nhập, giảm chi phí (đi đỏ bút toán)

4.- Vẽ sơ đồ chữ T lên sẽ thây rõ các bút toán lấn cấn ở chỗ màu nâu:

Phương án đề xuất hạch toán của huynh ThuNghi, không ổn
1/ Vậy Tháng 1 tôi sẽ ghi sổ như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PN01/01.....TBCP_TK123....02/01/11....156.1....338
PN01/01.....TK123............02/01/11....156.1....331.1
2/ Tháng 2 bên giao nhận đưa hd số GG/11T123 là 5.000.000 và VAT: 500.000 thì nhập như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....338....331.1
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....133....331.1
====> Không cân so với bút toán của tháng 1

Phương án đề xuất hạch toán của huynh già Hết Gân chỉ còn da

Ngày 02/01/2011 - Chi phí giao nhận phải trả, căn cứ thông báo bên cung cấp dịch vụ , hạch toán (QD 48)
+ Ghi Nợ 1562/Có 331: 5.000.000 đồng
+ Ghi Nợ 1388/Có 331: 500.000 đồng (Sẽ phải thu lại phần thuế GTGT khi bên cung cấp dịch vụ xuất hoá đơn)
Trong tháng 01/2011, số liệu này không phản ánh vào tờ khai hàng hoá mua vào. Lý do chắc chắn là chưa có hoá đơn để kê khai đầu vào


Đến tháng 2/2011, bên cung cấp dịch vụ phát hành hoá đơn, đồng thời nếu có thanh toán:

Xử lý phần Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 1388: 500.000 đồng (theo hoá đơn số, đồng thời kê khai thuế cho thàng 2/2011)

Thanh toán: Nợ 331/Có 111-112: 5.500.000 đồng
 
Kính thư các cô chú, anh chị cho em tham gia topic này chút xíu.

- Theo em đây là trường hợp nhập hàng như chưa có hó đơn.

Khi nhập hàng kế toán phải ghi nhận nợ phải trả tức là:

Nợ 156 Có 331 (giá chưa có thuế ở đấy là 5000.000)
Trường hợp chưa có giá chúng ta cũng có quyền làm theo bút toán trên và ghi giá tạm tính.
Lưu ý chúng ta không hạch toán phần 133 khi chưa có hóa đơn.
Sau khi nhận hóa đơn chúng ta tiến hành ghi nhận 133 và thêm bút toán điều chỉnh chênh lệch giá (nếu có)

PS: Theo em ghi nhận 338 hay 138 chỉ khi hàng về thừa hay thiếu mà thôi.

Lý luận không vững chắc, không nắm bắt được bản chất nghiệp vụ.
 
1/ Vậy Tháng 1 tôi sẽ ghi sổ như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PN01/01.....TBCP_TK123....02/01/11....156.1....338
PN01/01.....TK123............02/01/11....156.1....331.1
2/ Tháng 2 bên giao nhận đưa hd số GG/11T123 là 5.000.000 và VAT: 500.000 thì nhập như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....338....331.1
PKT02/01.....GG/11T123......02/02/11.....133....331.1 ====> Không cân so với bút toán của tháng 1
Phần này thì kg liên qua gì đến cp nhập hàng cả.
PN01/01.....TK123............02/01/11....156.1....331.1
Em đưa vào để nói lên nhập giá trị hàng theo TK, Invoice thôi
Bản chất chỉ là mượn TK 3388 để ghi nhận CP nhập hàng phải trả thôi.
1/ Vậy Tháng 1 tôi sẽ ghi sổ như sau:
SoCT.... ..........Số HD............ngày......N..........C.......ST
PN01/01.....TBCP_TK123....02/01/11....156.1....338: 5.000.000
2/ Tháng 2 bên giao nhận đưa hd số GG/11T123 là 5.000.000 và VAT: 500.000 thì nhập như sau:
SoCT.... ..........Số HD.........ngày..........N........C.........ST
PKT02/01.....GG/11T123.....02/02/11.....338....331.1 : 5.000.000
PKT02/01.....GG/11T123.....02/02/11.....133....331.1: 500.000
 
Lý luận không vững chắc, không nắm bắt được bản chất nghiệp vụ.

Xin lỗi chị Thanh Mai

Xưa nay em hạch toán chỉ dựa vào chuẩn mực và tính hợp lý của nó.
Chị Thanh Mai cho hỏi vậy đâu là lý luận đúng và trong trường hợp cụ thể này (#1) phải ghi nhận như thế nào??
Đọc đi đọc lại một loạt bài viết của chị em thấy toàn cứ lý luận không ah, chẳng thấy giải quyết vấn đề.

Túm lại: Lý luận nào là vững chắc, bản chất nghiệp vụ trong trường hợp này là gì? và tất nhiên hạch toán như thế nào là đúng?.

PS: Trong bài #14 em hạch toán dựa vào cơ sau:

Hạch toán tài khoản 331 cần tôn trong một số nguyên tắc sau
- Những vật tư, hàng hóa dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

Nếu trên đây không phải là cơ sở, không phải là lý luận thì chị Thanh Mai vui lòng chỉ bảo thêm chứ chị phán cho một câu như thế mà không chỉ bảo thì tội cho em quá.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin lỗi chị Thanh Mai

Xưa nay em hạch toán chỉ dựa vào chuẩn mực và tính hợp lý của nó.
Chị Thanh Mai cho hỏi vậy đâu là lý luận đúng và trong trường hợp cụ thể này (#1) phải ghi nhận như thế nào??
Đọc đi đọc lại một loạt bài viết của chị em thấy toàn cứ lý luận không ah, chẳng thấy giải quyết vấn đề.

Túm lại: Lý luận nào là vững chắc, bản chất nghiệp vụ trong trường hợp này là gì? và tất nhiên hạch toán như thế nào là đúng?.
TK 338 có TK cấp 3888 phản ánh được mà. Đâu phải chỉ có thừa thiếu đâu.
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 338 (3381).
....
- Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các Tài khoản từ TK 331 đến TK 3381 đến TK 3384 và TK 3387.
 
Tuỳ các bác xử lý, miễn bàn vô công vô ích.
 
TK 338 có TK cấp 3888 phản ánh được mà. Đâu phải chỉ có thừa thiếu đâu.

Anh lưu ý cho là 3388 phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung các khoản đã ghi nhận trên 331; ...........

Ví dụ như truy thu bảo hiểm y tế đối với lao động nghỉ việc mà không trả thẻ người ta ghi 3388 chứ không ai ghi 331 cả
và trường hợp ở đây người ta ghi 331 chứ cũng chẳng ai ghi 3388 cả.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom