Học Lóm là tư duy hại ta cả đời...

Liên hệ QC

Ngọc Minh Vân

Quy ẩn giang hồ.........vô danh, vô tánh..........
Tham gia
1/11/21
Bài viết
8
Được thích
14
VN chúng ta xưa giờ hay ca ngợi kiểu học trò nghèo không có tiền đứng ngoài hiên lớp học lóm..., hay kiểu vô chùa gánh nước học lén võ công sau thành đạt này kia...
Rồi chúng ta ra đời sống cũng đem tư duy học lóm học lén đó vào chỗ làm, vào nơi hợp tác với nhau...mong học được bí kíp của người khác miễn phí...
Tại sao không Thẳng Thắn? Cậu học trò nghèo sao không gặp Thầy xin học thiếu, sau này thành đạt sẽ trả? Sao vào công ty hay hợp tác không xin thẳng mình muốn học nghề, bù lại mình sẽ làm việc hay sẽ trả lại sau này...? Không thẳng thắn vì muốn ăn quỵt, chôm kiến thức kinh nghiệm người khác miễn phí chứ gì nữa...
Mà đời, sống không thẳng thì sẽ mãi bất hạnh! Học lóm học lén thì chữ được chữ mất, ba chớp ba nháng, không sâu không kỹ.. rồi xài cái kiến thức kinh nghiệm thiếu sót đó ắt thất bại thê thảm mà thôi...
Hai là đã học lóm học lén của người khác, thì suốt đời sợ cứ canh me đứa khác học lóm học lén hay lấy lại thứ mình đã lấy không của người khác, nên mãn đời lo lắng không yên, bất hạnh là đây chứ đâu!
Nên muốn Thành Công, hãy bỏ tư tưởng Học Lóm Học Lén Chôm Kiến Thức Kinh Nghiệm của người khác đi nè, sống phải thẳng thớm ắt thành công và hạnh phúc!
ST
 
VN chúng ta xưa giờ hay ca ngợi kiểu học trò nghèo không có tiền đứng ngoài hiên lớp học lóm..., hay kiểu vô chùa gánh nước học lén võ công sau thành đạt này kia...
Rồi chúng ta ra đời sống cũng đem tư duy học lóm học lén đó vào chỗ làm, vào nơi hợp tác với nhau...mong học được bí kíp của người khác miễn phí...
Tại sao không Thẳng Thắn? Cậu học trò nghèo sao không gặp Thầy xin học thiếu, sau này thành đạt sẽ trả? Sao vào công ty hay hợp tác không xin thẳng mình muốn học nghề, bù lại mình sẽ làm việc hay sẽ trả lại sau này...? Không thẳng thắn vì muốn ăn quỵt, chôm kiến thức kinh nghiệm người khác miễn phí chứ gì nữa...
Mà đời, sống không thẳng thì sẽ mãi bất hạnh! Học lóm học lén thì chữ được chữ mất, ba chớp ba nháng, không sâu không kỹ.. rồi xài cái kiến thức kinh nghiệm thiếu sót đó ắt thất bại thê thảm mà thôi...
Hai là đã học lóm học lén của người khác, thì suốt đời sợ cứ canh me đứa khác học lóm học lén hay lấy lại thứ mình đã lấy không của người khác, nên mãn đời lo lắng không yên, bất hạnh là đây chứ đâu!
Nên muốn Thành Công, hãy bỏ tư tưởng Học Lóm Học Lén Chôm Kiến Thức Kinh Nghiệm của người khác đi nè, sống phải thẳng thớm ắt thành công và hạnh phúc!
ST
Nhìn đời bằng cặp kính đen.

.
 
Nói ngọt như mía lùi. Có ăn tiền quảng cáo của các công ty dạy nghề hôn đó?
Mần ơn đưa dữ liệu chứng minh:
- Hàm số liên hệ giữa thống kê học lóm và thành công hạnh phúc
- Hàm số liên hệ giữa thống kê học thẳng thắn và thành công hạnh phúc.
- Vẽ chart so sánh.
Thơii buổi này chỉ có giảng đạo mới nói tùm lum vậy thôi. Trên diễn đàn công nghệ thì phải chứng minh bằng dữ liệu.
 
Tôi nghe và đọc nhiều câu chuyện về gương hiếu học và thành công từ việc "học lóm". Tôi khá tin vào những câu chuyện đó. Nên chắc chắn tôi sẽ phản biện lại vấn đề được đặt ra ở bài #1.
Cá nhân tôi thấy người viết bài #1 chưa có cái nhìn đa chiều về sự việc đó. Giống kiểu như việc gì cũng có 2 mặt tích cực và tiêu cực, mà khi phân tích muốn nó là xấu thì chỉ lôi ra những mặt tiêu cực phân tích. :)
 
Cuối tuần phụ vợ nấu ăn bữa lại phải ôm dao ôm thớt đi học khóa nấu ăn, dạy con học bữa lại phải ôm sách ôm vở đi học khóa giáo viên tiểu học... chán chả buồn nói
 
Tôi thấy anh/chị này hình như không vào diễn đàn GPE để chia sẻ/học hỏi kiến thức mà muốn thể hiện gì đó để (sẽ) làm 1 thứ gì đó.
 
Tôi thấy anh/chị này hình như không vào diễn đàn GPE để chia sẻ/học hỏi kiến thức mà muốn thể hiện gì đó để (sẽ) làm 1 thứ gì đó.
Em cũng cảm thấy lạ lạ. Mà không biết là có mục đích gì? Thấy anh ấy cũng hay kể chuyện như kiểu chia sẻ triết lí ấy
 
Bạn Viet mini, mình so sánh nhỏ thế này nhé:
Một đứa bé đi học lóm, VD học tiếng Anh đi, 10 bữa đi học 3 bữa hoặc 5 bữa, mà ko học đủ. Học giữa chừng bị ông thầy đuổi đi. Không cho nhòm ké nữa
Và 1 đứa bé đi học Việt Mỹ chẳng hạn, đa số thì 10 người học Việt Mỹ thì 7-8 người 6 tháng đến 12 tháng là khá tiếng Anh thậm chí còn nói được, khá giỏi đó.
Về khả năng thì học chính thức phải hơn học lóm bạn nhé.
Về tâm lý, người học lóm thì hay sợ ông thầy bà cô đuổi đi. Hồi hộp sợ sệt…..
Khả năng và tâm ký < thua học chính thức nhé bạn. Bạn nói học lóm giỏi hơn học chính thức thì tui cũng bó tay.
Bạn xuongrongdat, bạn thấy nhiều tấm gương hiếu học từ học lóm.
Mình thì thấy nhiều thành tựu của nhiều người học chính thức hơn.
Số lượng thành tựu của người học chính thức luôn cao hơn. (10 người học thì 7-8 người thành) Còn bên kia tui chưa có làm thống kê, nhưng chắc chắc phải thua xa học chính thức.
Về tâm lý:
Người học chính thức, hiên ngang hơn.
Còn người học lóm rụt rè hơn, thập thò hơn. Và mình ít thấy người học lóm nào, sau này quay về cám ơn, hay 1 món quà gì đó cho ông thầy bà cô mà hồi xưa mình từng học lóm. (đây cũng có thể nói gián tiếp: vô ơn)
Các bạn có quyền phản biện.
Nhưng nói học lóm giỏi hơn học chính thức thì mình cũng thua.
Ông thầy dạy 10 món thì người học chính thức nắm gần đủ, hoặc biết qua, còn học lóm thì chỉ 2-3 món gì đó, không thể đủ 10 món được.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
VN chúng ta xưa giờ hay ca ngợi kiểu học trò nghèo không có tiền đứng ngoài hiên lớp học lóm..., hay kiểu vô chùa gánh nước học lén võ công sau thành đạt này kia...
Rồi chúng ta ra đời sống cũng đem tư duy học lóm học lén đó vào chỗ làm, vào nơi hợp tác với nhau...mong học được bí kíp của người khác miễn phí...
Tại sao không Thẳng Thắn? Cậu học trò nghèo sao không gặp Thầy xin học thiếu, sau này thành đạt sẽ trả? Sao vào công ty hay hợp tác không xin thẳng mình muốn học nghề, bù lại mình sẽ làm việc hay sẽ trả lại sau này...? Không thẳng thắn vì muốn ăn quỵt, chôm kiến thức kinh nghiệm người khác miễn phí chứ gì nữa...
Mà đời, sống không thẳng thì sẽ mãi bất hạnh! Học lóm học lén thì chữ được chữ mất, ba chớp ba nháng, không sâu không kỹ.. rồi xài cái kiến thức kinh nghiệm thiếu sót đó ắt thất bại thê thảm mà thôi...
Hai là đã học lóm học lén của người khác, thì suốt đời sợ cứ canh me đứa khác học lóm học lén hay lấy lại thứ mình đã lấy không của người khác, nên mãn đời lo lắng không yên, bất hạnh là đây chứ đâu!
Nên muốn Thành Công, hãy bỏ tư tưởng Học Lóm Học Lén Chôm Kiến Thức Kinh Nghiệm của người khác đi nè, sống phải thẳng thớm ắt thành công và hạnh phúc!
ST
Thường muốn trình bày, biện luận hay chứng minh một vấn đề nào đó thuyết phục được người khác chấp nhận, người ta hay dùng "tam đoạn luận":
1/ Nếu A bằng B (định đề này là chân lý, đã được minh chứng đúng).
2/ Mà B thì bằng C (Cái xảy ra thực tế)
3/ Vậy suy ra A sẽ bằng C.

Ví dụ:
1/ "Kim loại" thì có "tính dẫn điện"
2/ Mà "đồng" là "kim loại"
3/ Suy ra "đồng" thì "dẫn điện".

Cách đặt vấn đề của bạn bị lỏng lẻo nên khó thuyết phục:
"VN chúng ta xưa giờ hay ca ngợi kiểu học trò nghèo không có tiền đứng ngoài hiên lớp học lóm..., hay kiểu vô chùa gánh nước học lén võ công sau thành đạt này kia..."

Bạn bị nhầm ở chỗ là ông cha ta "ca ngợi" tinh thần của người "hiếu học", dù hoàn cảnh có vô vàn trắc trở khó khăn ra sao cũng cố gắng trau dồi, lập chí thành nhân, đó là đức tính cao đẹp không phải ai cũng có thể có và thực hiện được. Bạn lại gom chung trong 1 câu theo lối ngụy biện: "đứng ngoài học" là "học lóm", mà "xưa giờ hay ca ngợi", vậy suy ra "ca ngợi học lóm, học lén". Các phần dưới bạn dẫn chứng cũng tương tự lối ngụy biện trên tôi cũng không nêu thêm.

Định đề đã lỏng lẻo thì các phần dẫn chứng dựa trên định đề này cũng bị hỏng theo.

Vậy hén!

Thân
 
VN chúng ta xưa giờ hay ca ngợi kiểu học trò nghèo không có tiền đứng ngoài hiên lớp học lóm..., hay kiểu vô chùa gánh nước học lén võ công sau thành đạt này kia...
Rồi chúng ta ra đời sống cũng đem tư duy học lóm học lén đó vào chỗ làm, vào nơi hợp tác với nhau...mong học được bí kíp của người khác miễn phí...
Tại sao không Thẳng Thắn? Cậu học trò nghèo sao không gặp Thầy xin học thiếu, sau này thành đạt sẽ trả? Sao vào công ty hay hợp tác không xin thẳng mình muốn học nghề, bù lại mình sẽ làm việc hay sẽ trả lại sau này...? Không thẳng thắn vì muốn ăn quỵt, chôm kiến thức kinh nghiệm người khác miễn phí chứ gì nữa...
Mà đời, sống không thẳng thì sẽ mãi bất hạnh! Học lóm học lén thì chữ được chữ mất, ba chớp ba nháng, không sâu không kỹ.. rồi xài cái kiến thức kinh nghiệm thiếu sót đó ắt thất bại thê thảm mà thôi...
Hai là đã học lóm học lén của người khác, thì suốt đời sợ cứ canh me đứa khác học lóm học lén hay lấy lại thứ mình đã lấy không của người khác, nên mãn đời lo lắng không yên, bất hạnh là đây chứ đâu!
Nên muốn Thành Công, hãy bỏ tư tưởng Học Lóm Học Lén Chôm Kiến Thức Kinh Nghiệm của người khác đi nè, sống phải thẳng thớm ắt thành công và hạnh phúc!
ST
Giời ạ, học lén học lóm xưa thật xưa rồi, lạc hậu như thời Chí Phèo Thị Nỡ, ngày nay kiến thức không còn ôm giữ làm báo vật gia truyền mà công bố rộng rải miễn phí trên không gian mạng, chỉ mong sao nhiều người ghé qua học hỏi
Các luận án sau đại học đều phải thu nhặt kiến thức khắp nơi trên thế giới, lấy thông tin từ rất nhiều công trình nghiên cứu, nếu không học lỏm mãi mải là học sinh "cấp 4"
 
Định nghĩa phép qui nạp:
– Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức nhiều chung hơn.
Ví dụ Nghiên cứu đặc điểm của từng sinh viên chính qui (SVCQ), từ đó rút ra kết luận về học lực của SVCQ.
Ở đây chủ bài đăng lấy hình tượng người học trò thu nạp kiến thức từ mái hiên để qui nạp là học ngoài hiên, là không thành đạt. Điều qui nạp của bạn khác xa với ông cha ta khi xưa. (Xin đọc lại 2 bài trên liền kề)
Ví dụ tiếp: Sinh viên có học lực khá ra trường chưa chắc đã làm được việc & thành đạt;
Có nhiều kiến thức chưa hẵn truyền đạt kiến thức ý tốt hơn người có năng khiếu sư phạm với mớ kiến thức vừa đủ xài.
Muốn qui nạp 1 chuyện gì, ngày nay đúng là phải thống kê (như bài trên nào đó đã nêu)
Xét theo thống kê mà nói, khi xưa được mấy người có thể đứng cửa sổ học ké; . . . .
 
Giời ạ, học lén học lóm xưa thật xưa rồi, lạc hậu như thời Chí Phèo Thị Nỡ, ngày nay kiến thức không còn ôm giữ làm báo vật gia truyền mà công bố rộng rải miễn phí trên không gian mạng, chỉ mong sao nhiều người ghé qua học hỏi
Các luận án sau đại học đều phải thu nhặt kiến thức khắp nơi trên thế giới, lấy thông tin từ rất nhiều công trình nghiên cứu, nếu không học lỏm mãi mải là học sinh "cấp 4"
Thời buổi bi gờ các luận án, bài nghiên cứu có chất lượng chúng nằm trong các nơi bảo quản phải là thànhn viên, hoặc trực tiếp hơacj gián tiếp mới đọc được.
Nhưng cỡ chu8ngs ta hiếm khi đủ trình độ đọc cho nên cũng chả cần mấy. Khi cần thì trả tiền mà đọc.
Tôi chắc chắn là thớt klhông muốn nói đến cái này. Có thể nói ra là không biết đến sự hiện hữu của các tài liệu này. Bởi vì các trung tâm mà thớt "Thẳng Thắn" trả tiền để học chúng không có dạy điểm này: nếu nói chuyện chất lượng thì phải có dẫn chứng. Nói suông là chỉ nói phét.

Bạn Viet mini, mình so sánh nhỏ thế này nhé:
Một đứa bé đi học lóm, VD học tiếng Anh đi, 10 bữa đi học 3 bữa hoặc 5 bữa, mà ko học đủ. Học giữa chừng bị ông thầy đuổi đi. Không cho nhòm ké nữa
Và 1 đứa bé đi học Việt Mỹ chẳng hạn, đa số thì 10 người học Việt Mỹ thì 7-8 người 6 tháng đến 12 tháng là khá tiếng Anh thậm chí còn nói được, khá giỏi đó.
Về khả năng thì học chính thức phải hơn học lóm bạn nhé.
Về tâm lý, người học lóm thì hay sợ ông thầy bà cô đuổi đi.
Hồi hộp sợ sệt…..Khả năng và tâm ký < thua học chính thức nhé bạn.
Bạn nói học lóm giỏi hơn học chính thức thì tui cũng bó tay.
1. Chứng minh là tiếng Anh có thể học ké bằng cách nào trước đã
2. Chứng minh là đứa bé học hội VM gì đó sau 12 tháng khá tiếng Anh đi.
Chỉ biết nói theo đường lối nguỵ biện của mình. Đưa bằng chứng ra đã.

Ít nhất bạn phải chứng tỏ rằng cái tiền đề "Tư Duy Hại Ta Cả Đời" kia là kết quả nghiên cứu chỉ có được qua sự học CHÍNH THỨC của bạn.

Cái câu tôi bôi đỏ đỏ trong phần trích dẫn bài bạn là quan trọng nhất:
Ở đâu tôi nói như thế vậy? Đem lời nơi khác nhét vào nơi này mà không nói một câu dẫn nguồn thì là thái độ và hành động "xuyên tạc", ý muốn bẻ méo lời người ta. Cái này học CHÍNH THỨC ở đâu vậy? Tư duy tránh "hại ta cả đời" là vậy sao?
Chủ quan quá nên chuyến này chọn sai đối tượng rồi.
Tôi bảo đảm là số tiền, số công sức. số buổi mà bạn bỏ ra để học CHÍNH THỨC, có lĩnh bằng cấp, chứng chỉ đàng hoàng không thể nhiều bằng tôi. Trừ số tiền hối lộ lấy bằng, chạy chọt lấy điểm, học dốt nên phải trả giá cao để kèm 1 trên 1.
Trong số chứng chỉ tôi nắm trong tay, có đến vài cái liên quan đến giáo dục. Những năm đầu thập niên 2010 tôi làm việc liên quan đến thẩm định khả năng học sinh ĐH qua thống kê.
Bạn đã học CHÍNH THỨC cái gì liên quan đến Giáo Dục Trẻ Mầm Non, và Thiếu Niên ở ngưỡng cửa đầu (10-14 tuổi) chưa? Hay chỉ học lóm mấy cách suy luận đâu đó.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhột ở chỗ lỡ học lóm của người ta, hay lỡ để người ta chôm kiến thức và kết quả là góp phần "hại cả đời người ta?"
Cả hai. Tôi là chuyên gia học lóm (chỉ mỗi cờ lát là lóm không xong), viết thì viết vớ vẩn làm hại thiên hạ. Tội nặng nhất là xui người ta học lóm như mình và lóm cả cái vớ vẩn của mình.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi xóa những bài bàn luận về 1 cái tin không biết đúng hay sai.
Tất cả tin trên mạng thì ai cũng có thể đọc và không phải ai cũng muốn đọc. Vậy thì tin tức ở đâu cứ để nguyên đó đừng chia sẻ vào diễn đàn Excel này, nhất là những thông tin trái chiều mỗi người 1 phía (phiến diện).
Trang tin chính thống cũng còn những tin tào lao nữa là trang tin kiếm tiền, đừng giới thiệu (@Ngọc Minh Vân)

Nói thật là mở tab mới của 1 browser bất kỳ thấy toàn tin những rác cùng chất thải của bọn câu like câu view là đã chán rồi, lại còn vác vào đây nữa.

Nếu còn muốn tranh luận hay chia sẻ hãy tìm diễn đàn khác.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thường muốn trình bày, biện luận hay chứng minh một vấn đề nào đó thuyết phục được người khác chấp nhận, người ta hay dùng "tam đoạn luận":
1/ Nếu A bằng B (định đề này là chân lý, đã được minh chứng đúng).
2/ Mà B thì bằng C (Cái xảy ra thực tế)
3/ Vậy suy ra A sẽ bằng C.

Ví dụ:
1/ "Kim loại" thì có "tính dẫn điện"
2/ Mà "đồng" là "kim loại"
3/ Suy ra "đồng" thì "dẫn điện".

Cách đặt vấn đề của bạn bị lỏng lẻo nên khó thuyết phục:
"VN chúng ta xưa giờ hay ca ngợi kiểu học trò nghèo không có tiền đứng ngoài hiên lớp học lóm..., hay kiểu vô chùa gánh nước học lén võ công sau thành đạt này kia..."

Bạn bị nhầm ở chỗ là ông cha ta "ca ngợi" tinh thần của người "hiếu học", dù hoàn cảnh có vô vàn trắc trở khó khăn ra sao cũng cố gắng trau dồi, lập chí thành nhân, đó là đức tính cao đẹp không phải ai cũng có thể có và thực hiện được. Bạn lại gom chung trong 1 câu theo lối ngụy biện: "đứng ngoài học" là "học lóm", mà "xưa giờ hay ca ngợi", vậy suy ra "ca ngợi học lóm, học lén". Các phần dưới bạn dẫn chứng cũng tương tự lối ngụy biện trên tôi cũng không nêu thêm.

Định đề đã lỏng lẻo thì các phần dẫn chứng dựa trên định đề này cũng bị hỏng theo.

Vậy hén!

Thân
bạn lập luận rất hay
 
Web KT
Back
Top Bottom