- Tham gia
- 12/12/06
- Bài viết
- 3,661
- Được thích
- 18,158
Không khí tại TP HCM những ngày đầu năm sao thấy u ám wá các bác ạ.
Lại gặp tình huống không biết xử lý huỷ doanh thu cho cas này sau:
Giưã trung tuần tháng 12/2011, xuất khẩu lốp xe qua nước ngoải. Đã làm thủ tục xuất khẩu, ghi nhận doanh thu 2011 và tiền hàng khách đã thanh toán.
Nghỉ lễ vào nhận 1 loạt email, hàng kém phẩm chất không đúng quy cách, đề nghị hủy lô hàng, bên kia không xuất trả lại. Chỉ có vănb ản trao đổi qua email: Đồng ý, chấp thuận huỷ lô hàng.
Giờ không rõ phải mần sao xoá doanh thu tháng 12/2011 cùng giá vốn đây? Cô bác, anh chị đem lòng mến thương giúp qua qua cửa ải này. Nếu có văn bản nào cho qua xin luôn thể.
Ai giúp trả lời nhanh qua tặng cho 1 cặp lốp xe. Chân thành cám ơn.
Qua có các công văn đây, chú bác xem hướng dẫn dùm có được vận dụng vào qua tình huống trên không?
1.- Công văn: Số: 16053 /BTC-CST ngày ngày 26 tháng 11 năm 2010 V/v hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu có vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6929/VPCP-KTTH ngày 29/9/2010 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng khi hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu như sau:
1. Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu từ Việt nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hoá (01 bản sao); hoặc
- Đơn khởi kiện đến toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc
- Phán quyết thắng kiện của toà án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc
- Giấy tờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao).
2. Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu huỷ ở nước ngoài, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) hàng hoá ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu huỷ (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hoá hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).
Trường hợp người nhập khẩu hàng hoá phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa.
3. Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên giới VN của cơ quan có thẩm quyền liên quan (01 bản sao); hoặc
- Biên bản xác định tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao);
Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hoá đã nhận được tiền bồi thường hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận được (01 bản sao).
4. Bản sao các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm 1, 2 và 3 của công văn này là bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hoá. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc không có tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường hợp các bên liên quan phát hành, sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản in bằng giấy.
Cơ sở xuất khẩu hàng hoá tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng hướng dẫn tại công văn này.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xử lý./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Trang tin điện tử của Chính phủ;
- Trang tin điện tử của Bộ Tài chính;
- Vụ PC; TCT, TCHQ, Cục TCDN, Vụ TCNH, Vụ CĐKT;
- Lưu: VT, CST (CST2).
Nguồn trả lời từ Bộ Tài Chính
2.- Công văn 6428/TCHQ-TXNK ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Tổng Cục Hải Quan
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 13919/BTC-CST ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính đề nghị tham gia ý kiến dự thảo văn bản hướng dẫn xử lý vướng mắc chứng từ thanh toán qua ngân hàng khi hoàn thuế GTGT. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán.
- Theo Tổng cục Hải quan “bên nước ngoài mất khả năng thanh toán” có nhiều trường hợp xảy ra: phá sản, bỏ trốn, giải thể …, cũng được hiểu là mất khả năng thanh toán. Như vậy quy định hồ sơ phải có “Bản sao tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hóa, có xác nhận sao y bản chính của cơ quan hải quan nước nhập khẩu hàng hóa hoặc của cơ quan công chứng có thẩm quyền của nước nhập khẩu” tại dự thảo chỉ phù hợp với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mất khả năng thanh toán nhưng vẫn còn hoạt động. Không áp dụng đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán do giải thể, phá sản, bỏ trốn … vì trường hợp này doanh nghiệp Việt Nam không thể tìm ra được doanh nghiệp nước ngoài để yêu cầu cung cấp bản sao tờ khai hải quan hoặc các thông số liên quan đến tờ khai hải quan. Do đó, đề nghị Vụ Chính sách thuế cần hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này để tránh hiểu lầm.
Trường hợp này có thể giải quyết theo quy định tại điểm 4.11 Phụ lục I Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính như sau: Các trường hợp người mua không thanh toán được tiền hàng do phá sản, bỏ trốn …nên người xuất khẩu không cung cấp được chứng từ thanh toán cho cơ quan hải quan thì người xuất khẩu có văn bản giải trình rõ lý do kèm theo văn bản chứng minh sự việc đã giải trình và phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về giải trình trên.
- “Đơn khởi kiện đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện; hoặc phán quyết thắng kiện của tòa án cho cơ sở kinh doanh (nếu có)”.
Trường hợp này tính khả thi không cao do việc khởi kiện hoặc theo đuổi kiện tụng chi phí ở nước ngoài rất tốn kém, doanh nghiệp Việt Nam lại không thông thạo Luật pháp cũng như ngôn ngữ của nước ngoài nên việc theo đuổi vụ kiện rất khó khăn, do vậy cần hướng dẫn bổ sung thêm trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không khởi kiện thì xử lý như thế nào?
2. “Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) hàng hóa ở nước ngoài …”. Trường hợp này, Tổng cục Hải quan thống nhất với quan điểm xử lý của Vụ Chính sách thuế.
3. Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất
Đề nghị bổ sung như sau: Chứng từ thanh toán qua ngân hàng về tiền bồi thường hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam (đối với trường hợp đã nhận được đầy đủ tiền thanh toán của nước ngoài). Trường hợp chưa thanh toán tiền hàng thì có thỏa thuận giảm tiền cho phía nước ngoài do tổn thất hàng của Việt Nam với nước ngoài.
4. Theo quy định tại Điều 116, 117, 118, 119, 120 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính, thì: hồ sơ để hoàn thuế nhập khẩu bao gồm có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Do đó, để hoàn thuế nhập khẩu và thuế GTGT đều phải sử dụng chung một chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, đề nghị Vụ Chính sách thuế trình Bộ thống nhất áp dụng chung về chứng từ, giấy tờ có xác nhận của bên thứ ba để thay thế chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho cả hoàn thuế nhập khẩu và GTGT đối với các trường hợp nêu trên.
Kính chuyển Vụ Chính sách thuế tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TXNK (3).
Nếu có thông tin gì thêm, cô bác vui lòng bổ sung thêm.
Còn cách hạch toán và kê khai thuế nếu theo 2 văn bản trên, vui lòng trợ giúp dùm qua thêm.
Xin cám ơn.
Lại gặp tình huống không biết xử lý huỷ doanh thu cho cas này sau:
Giưã trung tuần tháng 12/2011, xuất khẩu lốp xe qua nước ngoải. Đã làm thủ tục xuất khẩu, ghi nhận doanh thu 2011 và tiền hàng khách đã thanh toán.
Nghỉ lễ vào nhận 1 loạt email, hàng kém phẩm chất không đúng quy cách, đề nghị hủy lô hàng, bên kia không xuất trả lại. Chỉ có vănb ản trao đổi qua email: Đồng ý, chấp thuận huỷ lô hàng.
Giờ không rõ phải mần sao xoá doanh thu tháng 12/2011 cùng giá vốn đây? Cô bác, anh chị đem lòng mến thương giúp qua qua cửa ải này. Nếu có văn bản nào cho qua xin luôn thể.
Ai giúp trả lời nhanh qua tặng cho 1 cặp lốp xe. Chân thành cám ơn.
Qua có các công văn đây, chú bác xem hướng dẫn dùm có được vận dụng vào qua tình huống trên không?
1.- Công văn: Số: 16053 /BTC-CST ngày ngày 26 tháng 11 năm 2010 V/v hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu có vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6929/VPCP-KTTH ngày 29/9/2010 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng khi hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu như sau:
1. Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu từ Việt nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hoá (01 bản sao); hoặc
- Đơn khởi kiện đến toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc
- Phán quyết thắng kiện của toà án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc
- Giấy tờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao).
2. Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu huỷ ở nước ngoài, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) hàng hoá ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu huỷ (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hoá hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).
Trường hợp người nhập khẩu hàng hoá phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa.
3. Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên giới VN của cơ quan có thẩm quyền liên quan (01 bản sao); hoặc
- Biên bản xác định tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao);
Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hoá đã nhận được tiền bồi thường hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận được (01 bản sao).
4. Bản sao các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm 1, 2 và 3 của công văn này là bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hoá. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc không có tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường hợp các bên liên quan phát hành, sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản in bằng giấy.
Cơ sở xuất khẩu hàng hoá tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng hướng dẫn tại công văn này.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xử lý./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Trang tin điện tử của Chính phủ;
- Trang tin điện tử của Bộ Tài chính;
- Vụ PC; TCT, TCHQ, Cục TCDN, Vụ TCNH, Vụ CĐKT;
- Lưu: VT, CST (CST2).
Nguồn trả lời từ Bộ Tài Chính
2.- Công văn 6428/TCHQ-TXNK ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Tổng Cục Hải Quan
Kính gửi: Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài chính)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 13919/BTC-CST ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính đề nghị tham gia ý kiến dự thảo văn bản hướng dẫn xử lý vướng mắc chứng từ thanh toán qua ngân hàng khi hoàn thuế GTGT. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán.
- Theo Tổng cục Hải quan “bên nước ngoài mất khả năng thanh toán” có nhiều trường hợp xảy ra: phá sản, bỏ trốn, giải thể …, cũng được hiểu là mất khả năng thanh toán. Như vậy quy định hồ sơ phải có “Bản sao tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hóa, có xác nhận sao y bản chính của cơ quan hải quan nước nhập khẩu hàng hóa hoặc của cơ quan công chứng có thẩm quyền của nước nhập khẩu” tại dự thảo chỉ phù hợp với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mất khả năng thanh toán nhưng vẫn còn hoạt động. Không áp dụng đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán do giải thể, phá sản, bỏ trốn … vì trường hợp này doanh nghiệp Việt Nam không thể tìm ra được doanh nghiệp nước ngoài để yêu cầu cung cấp bản sao tờ khai hải quan hoặc các thông số liên quan đến tờ khai hải quan. Do đó, đề nghị Vụ Chính sách thuế cần hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này để tránh hiểu lầm.
Trường hợp này có thể giải quyết theo quy định tại điểm 4.11 Phụ lục I Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính như sau: Các trường hợp người mua không thanh toán được tiền hàng do phá sản, bỏ trốn …nên người xuất khẩu không cung cấp được chứng từ thanh toán cho cơ quan hải quan thì người xuất khẩu có văn bản giải trình rõ lý do kèm theo văn bản chứng minh sự việc đã giải trình và phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về giải trình trên.
- “Đơn khởi kiện đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện; hoặc phán quyết thắng kiện của tòa án cho cơ sở kinh doanh (nếu có)”.
Trường hợp này tính khả thi không cao do việc khởi kiện hoặc theo đuổi kiện tụng chi phí ở nước ngoài rất tốn kém, doanh nghiệp Việt Nam lại không thông thạo Luật pháp cũng như ngôn ngữ của nước ngoài nên việc theo đuổi vụ kiện rất khó khăn, do vậy cần hướng dẫn bổ sung thêm trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không khởi kiện thì xử lý như thế nào?
2. “Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) hàng hóa ở nước ngoài …”. Trường hợp này, Tổng cục Hải quan thống nhất với quan điểm xử lý của Vụ Chính sách thuế.
3. Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất
Đề nghị bổ sung như sau: Chứng từ thanh toán qua ngân hàng về tiền bồi thường hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam (đối với trường hợp đã nhận được đầy đủ tiền thanh toán của nước ngoài). Trường hợp chưa thanh toán tiền hàng thì có thỏa thuận giảm tiền cho phía nước ngoài do tổn thất hàng của Việt Nam với nước ngoài.
4. Theo quy định tại Điều 116, 117, 118, 119, 120 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính, thì: hồ sơ để hoàn thuế nhập khẩu bao gồm có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Do đó, để hoàn thuế nhập khẩu và thuế GTGT đều phải sử dụng chung một chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, đề nghị Vụ Chính sách thuế trình Bộ thống nhất áp dụng chung về chứng từ, giấy tờ có xác nhận của bên thứ ba để thay thế chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho cả hoàn thuế nhập khẩu và GTGT đối với các trường hợp nêu trên.
Kính chuyển Vụ Chính sách thuế tổng hợp./.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TXNK (3).
Nếu có thông tin gì thêm, cô bác vui lòng bổ sung thêm.
Còn cách hạch toán và kê khai thuế nếu theo 2 văn bản trên, vui lòng trợ giúp dùm qua thêm.
Xin cám ơn.