Hàng bán 2009, trả lại 2010! (5 người xem)

  • Thread starter Thread starter ThuNghi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Tháng 12/2009, cty tôi có bán 1 món hàng giá chưa VAT là 100.00.000 đ, VAT: 10% x 50% = 5.000.000 đ cho cty B và xuất hoá đơn. Giá gồm V là 105.000.000 đ
Nay, tháng 3/2010, cty B trả lại món hàng trên cho cty chúng tôi.
Xin hỏi:
TH1:
1/ Làm biên bản trả hàng có nêu rõ lý do.
2/ Cty B viết hoá đơn trả hàng cho chúng tôi, TH này VAT là bao nhiêu, hiện nay loại hàng trên VAT là 10%.
TH2:
1/ Cty B bán lại món hàng trên cho cty chúng tôi theo đúng giá mà cty B đã mua. Quy đổi giá gồm Vat thành giá chưa Vat 10%. Cụ thể 105.000.000 /1.1 =95.454.545 đ
2/ Cty B viết hóa đơn cho chúng tôi với Vat là 10%. 95.454.545 + Vat (10) 9.545.455 = 105.000.000 đ
Theo TH này thì cty chúng tôi sẽ mua lại với giá thấp hơn giá bán đã bán.
Nhờ các bạn, anh chị tư vấn giúp cho tôi vấn đề này.
Xin cám ơn.
 
Có thể nói rằng, chênh lệch thuế GTGT đó phát sinh do thay đổi chính sách thuế. Doanh nghiệp phải chấp nhận.
 
Xuất hóa đơn trả hàng với thuế suất 10%.

Ai là người chịu phần chênh lệch ? Người tiêu dùng cuối cùng chịu, không phải doanh nghiệp.

Giải thích:

1. Khi mua hàng năm 2009: Giá trị hàng là 100tr, thuế VAT (10% x 50%) là 5tr
Lúc này, người mua được khấu trừ thuế đầu vào 5tr, người bán phải nộp 5tr
Người mua thanh toán cho người bán 105tr.

Người mua: + Hàng hóa 100tr + VAT 5tr - Tiền 105tr = 0 (1.1)
Người bán: + Tiền 105tr - Hàng hóa 100tr - VAT 5tr = 0 (1.2)

2. Khi trả hàng năm 2010: Giá trị hàng là 100tr, thuế VAT (10%) là 10tr
Lúc này, người mua phải nộp thuế 10tr, người bán được khấu trừ 10tr
Người bán phải thanh toán cho người mua 110tr (trong đó có 5tr phần thuế tăng lên) --> Người mua không lỗ.

Người mua:
- Hàng hóa 100tr - VAT 10tr + Tiền 110tr = 0 (2.1)
Người bán: + Hàng hóa 100tr + VAT 10tr - Tiền 110tr = 0 (2.2)

So sánh 1 và 2

Người mua: (1.1) + (2.1) = Hàng hóa 0tr - VAT 5tr + tiền 5tr = 0
Người bán: (1.2) + (2.2) = Hàng hóa 0tr + VAT 5tr - tiền 5tr =0

Như vậy, người bán chỉ lỗ khi 5 triệu tiền mặt phải đi vay và chịu lãi suất. Người mua lãi khi mang 5tr cho vay.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xuất hóa đơn trả hàng với thuế suất 10%.

Ai là người chịu phần chênh lệch ? Người tiêu dùng cuối cùng chịu, không phải doanh nghiệp.

Giải thích:

1. Khi mua hàng năm 2009: Giá trị hàng là 100tr, thuế VAT (10% x 50%) là 5tr
Lúc này, người mua được khấu trừ thuế đầu vào 5tr, người bán phải nộp 5tr
Người mua thanh toán cho người bán 105tr.

Người mua: + Hàng hóa 100tr + VAT 5tr - Tiền 105tr = 0 (1.1)
Người bán: + Tiền 105tr - Hàng hóa 100tr - VAT 5tr = 0 (1.2)

2. Khi trả hàng năm 2010: Giá trị hàng là 100tr, thuế VAT (10%) là 10tr
Lúc này, người mua phải nộp thuế 10tr, người bán được khấu trừ 10tr
Người bán phải thanh toán cho người mua 110tr (trong đó có 5tr phần thuế tăng lên) --> Người mua không lỗ.

Người mua:
- Hàng hóa 100tr - VAT 10tr + Tiền 110tr = 0 (2.1)
Người bán: + Hàng hóa 100tr + VAT 10tr - Tiền 110tr = 0 (2.2)

So sánh 1 và 2

Người mua: (1.1) + (2.1) = Hàng hóa 0tr - VAT 5tr + tiền 5tr = 0
Người bán: (1.2) + (2.2) = Hàng hóa 0tr + VAT 5tr - tiền 5tr =0

Như vậy, người bán chỉ lỗ khi 5 triệu tiền mặt phải đi vay và chịu lãi suất. Người mua lãi khi mang 5tr cho vay.
Nói vậy chứ vụ này đòi hỏi sự "cảm thông sâu sắc" và hiểu biết của đối tác, chứ không thì khó lắm.
Lúc trước có lần em xuất hóa đơn cho 1 khách hàng, mà nó không chịu nhận dịch vụ, thế là phải hủy hóa đơn. Chỉ nhờ nó nó kí biên bản hủy thôi nó cũng bảo không phải chuyện của nó, nó sợ trách nhiệm. :D
 
Tháng 12/2009, cty tôi có bán 1 món hàng giá chưa VAT là 100.00.000 đ, VAT: 10% x 50% = 5.000.000 đ cho cty B và xuất hoá đơn. Giá gồm V là 105.000.000 đ
Nay, tháng 3/2010, cty B trả lại món hàng trên cho cty chúng tôi.
Xin hỏi:
TH1:
1/ Làm biên bản trả hàng có nêu rõ lý do.
2/ Cty B viết hoá đơn trả hàng cho chúng tôi, TH này VAT là bao nhiêu, hiện nay loại hàng trên VAT là 10%.
TH2:
1/ Cty B bán lại món hàng trên cho cty chúng tôi theo đúng giá mà cty B đã mua. Quy đổi giá gồm Vat thành giá chưa Vat 10%. Cụ thể 105.000.000 /1.1 =95.454.545 đ
2/ Cty B viết hóa đơn cho chúng tôi với Vat là 10%. 95.454.545 + Vat (10) 9.545.455 = 105.000.000 đ
Theo TH này thì cty chúng tôi sẽ mua lại với giá thấp hơn giá bán đã bán.
Nhờ các bạn, anh chị tư vấn giúp cho tôi vấn đề này.
Xin cám ơn.

Năm 2009:
Bên bán A: Doanh thu: 100.00.000 đ, VAT: 10% x 50% = 5.000.000 đ, tổng giá thanh toán : 105.000.000 đồng. Thuế VAT phải nộp 5.000.000 đồng (1)
Bên mua B: Giá vốn 100.00.000 đ, VAT đầu vào =5.000.000 đ, tổng số tiền phải thanh toán : 105.000.000 đồng.Thuế VAT được khấu trừ. 5.000.000 đồng (2)

Năm 2010:
Vì lý do khách quan nào đó, hai bên thương lượng trả hàng lại.
Căn cứ giá nhập kho trước đây cùng thuế suất VAT không còn được miễn giảm 50% (Thuế suất hiện hành 2010: 10%)
Bên mua (Bên B trước đây Xem như bên bán lại) nay trả lại hàng cho bên bán,sẽ tính toán lại giá bán như sau:
Doanh thu: 100.00.000 đ, VAT: 10% =10.000.000 đ, tổng giá thanh toán : 110.000.000 đồng. Thuế VAT phải nộp 10.000.000 đồng (3)

Bên bán (Bên A trước đây trở thành bên mua hàng lại): Giá vốn 100.00.000 đ, VAT đầu vào =10.000.000 đ, tổng số tiền phải thanh toán : 110.000.000 đồng.Thuế VAT được khấu trừ. 10.000.000 đồng (4)

Lý do: Hàng đã nhập kho với giá 100 triệu trước đây nay không thể xuất bán lại với giá thấp hơn giá vôn đã nhập kho năm 2009, dẫn đến lỗ cho bên mua trước đây

1/ Cty B bán lại món hàng trên cho cty chúng tôi theo đúng giá mà cty B đã mua. Quy đổi giá gồm Vat thành giá chưa Vat 10%. Cụ thể 105.000.000 /1.1 =95.454.545 đ. ---> Chú ý: Không làm cách này được

Giả sử (1) và (2) chua thanh toán tiền hàng (trong hợp đồng kinh tế có qui định trả chậm). Năm 2010, xảy ra trường hợp trả hàng lại dẫn đến số công nợ chênh lệch là 5 triệu thì phải chấp nhận do điều kiện thuế suất thuế GTGT thay đổi. Chứ không ai bán lại với giá lỗ cả. Mặc khác doanh thu, giá vốn hàng bán của bên A đã quyết toán năm 2009 hết rồi.

Hai bên cần thương lượng để hỗ trợ cho nhau khoản chênh lệch 5 triệu này do quá trình có thay đổi về thuế GTGT. Mỗi bên chía sẻ phân nửa giá trị chênh lệch.
Tương tự bài này cũng có những trường hợp hợp đồng đã ký 2008, 2009 với thuế suất khác và 2010 được thay đổi thuế suất khác thì hai bên cũng phải thượng lượng lại bởi phụ lục hợp đồng.

Cầu trời - Khẩn Phật - Kính Đức Chúa Trời - Hãy cho chúng con sớm bình an, thay đổi chế độ chính sách miết, chúng con ngại không đủ sức để vượt qua ãi này để nuôi vợ, con chúng con được tốt hơn

A Di ĐÀ PHẬT - THÁNH ALA
 
Năm 2009:
Hai bên cần thương lượng để hỗ trợ cho nhau khoản chênh lệch 5 triệu này do quá trình có thay đổi về thuế GTGT. Mỗi bên chía sẻ phân nửa giá trị chênh lệch.
Tương tự bài này cũng có những trường hợp hợp đồng đã ký 2008, 2009 với thuế suất khác và 2010 được thay đổi thuế suất khác thì hai bên cũng phải thượng lượng lại bởi phụ lục hợp đồng.

Chỗ này hơi kỳ à nghen. Không có chia phần chênh lệch gì cả.

Nếu có thương lượng là thương lượng liệu có trả lại được hay không thôi. Nếu lỗi do chất lượng hàng kém phẩm chất thì đương nhiên bên bán phải nhận lại rồi. Còn nếu bên mua thấy mua nhiều quá giờ trả lại thì thương lượng với bên bán. Nếu họ đồng ý nhận lại vẫn tính thuế 10% bình thường. Bên bán đâu có mất mát gì đâu.

Nếu muốn thì dẫn đi nhậu 1 chầu nhưng hạch toán kế toán vẫn phải đúng nhé.
 
C Còn nếu bên mua thấy mua nhiều quá giờ trả lại thì thương lượng với bên bán. Nếu họ đồng ý nhận lại vẫn tính thuế 10% bình thường. Bên bán đâu có mất mát gì đâu.
Vậy TH này là bên bán (bên nhận lại hàng) phải trả thêm cho bên mua (bên trả hàng) 5 tr.
Cái vụ này cũng khó, bán cho ng ta, bây giờ ng ta kg đủ khả năng thanh toán thì trả hàng, mình chấp nhận mà còn phải trả thêm cho bên mua 5tr.
Có TH nào bên bán mua lại hàng đã bán không?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom