Chuyện về Rượu!!! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Mr Okebab

Ngon Ngất Ngây
Thành viên đã mất
Tham gia
6/8/06
Bài viết
3,260
Được thích
3,790
Để được gọi là rượu, thức uống phải chứa khoảng 14% độ cồn trở lên (trên 140) Nhưng với nồng độ này, rượu vẫn chỉ là các loaị rượu vang (wine), dù mang các nhãn hiệu Champagne, Sherry, Madeira, Port… Vang được sản xuất bằng cách ủ nho cho lên men tự nhiên, không qua khâu chưng cất, làm sao đạt nồng độ cao? Ngay vang có pha chế hương liệu (aromatised wines) - kể cả thêm chút đỉnh rượu mạnh cho nặng “đô” - độ cồn cho phép chỉ từ 16% đến 20% nên uống vẫn không “bốc”.

Vậy thì, rượu “thứ thiệt” phải có nồng độ gấp hai lần vang (cũng như vang “thứ thiệt” phải có nồng độ gấp hai lần bia). Nghĩa là rượu mạnh (spirit) tối thiểu đạt nồng độ 30%, nhưng thông thường đều trên dưới 40%, thậm chí có loại vượt 50%.

Rượu mạnh gồm một số loại thông dụng trên thế giới, được nhiều người biết đến qua các tên Whisky, Cognac, Rum, Vodka, Gin… Trong đó, Whisky và Cognac được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả.

Whisky là sản phẩm chưng cất từ hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen, ngô và các loại hạt ngũ cốc nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại Whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên “Whisky đại mạch”). Việc chưng cất loại Whisky từ lúa đại mạch pha trộn với ngô xuất hiện vào những năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp. Từ đó, người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi vị êm dịu hơn. Nhưng Whisky tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu là khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác ngoài những thứ đã kể trên.

Có 4 dòng Whisky chính trên thế giới là Scotch (Scotland), Irish (Ireland), Mỹ và Canada. Trong đó, dòng Scotch là lâu đời nhất (khoảng năm 1100) và cũng nổi tiếng nhất, tương truyền do một tu sĩ Thiên Chúa giáo phát kiến đầu tiên. Chúng ta hẳn đều biết “Ông già chống gậy” (Johnnie Walker) là nhãn hiệu của một loại Whisky Scotch danh tiếng. Để được mang tên Whisky Scotch, theo luật pháp nước Anh, rượu phải có nguyên liệu là lúa mạch, được ủ trong các thùng gỗ sồi với thời gian ít nhất là 2 năm. Johnnie Walker nhãn đỏ (Red Label) được pha chế từ hơn 40 loại Whisky Scotch đã được ủ trên 3 năm. Johnnie Walker nhãn đen (Black Label) cũng được pha chế từ hơn 40 loại Whisky Scotch ngon nhất nhưng tất cả đều phải để trưởng thành lâu hơn 12 năm cho chín mùi.

Nổi tiếng nhất trong dòng Whisky Scotch là Chivas Regal với doanh số lên đến 3,5 triệu thùng mỗi năm (42 triệu chai) – doanh số cao nhất trong các loại Whisky - được pha chế từ 50 loại Whisky Scotch khác nhau. Tấ nhiên, công thức pha chế các loại “Ông già chống gậy” và Chivas Regal đều hoàn toàn bí mật. Gần đây, trên thị trường còn tung ra thêm hai loại nữa là loại nhãn vàng (Gold Label) và nhãn xanh (Blue Label). Hai loại trên có hương vị êm dịu hơn do được pha trộn trên 40 loại Whisky Scotch, cộng với thời gian ủ lâu hơn.

Whisky Irish có nguyên liệu tương tự Whisky Scotch, nhưng lại chưng cất trong nồi có cột (patent-still, còn gọi là column-still) thay vì trong nồi cổ cong (pot-still, còn gọi là nồi “củ hành” vì hình dạng nồi giống củ hành).
 
Whisky Mỹ còn có tên là Whisky Bourbon dùng nguyên liệu chính là ngô. Theo quy định của chính phủ Mỹ, đây là “loại Whisky được chưng cất từ mạch nha của các loại hạt với trên 51% là ngô, độ cồn không được vượt quá 800”“phải được ủ trong thời gian tối thiểu là 2 năm”, tuy hầu hết các Whisky Bourbon đều được ủ từ 4 năm trở lên. Whisky Mỹ được coi là ngon nhất khi có độ cồn trong khoảng 63-700 sau khi chưng cất, và qua thời gian ủ còn trên dưới 350. Nổi tiếng nhất trong dòng Whisky Mỹ là các nhãn Four Roses Bourbon và Jack Daniel’s Bourbon. Tuy nhiên, do là sản phẩm từ ngô, nên hương vị có khác hai dòng kể trên, khi uống có mùi thơm khá lạ, có cảm tưởng nặng hơn các loại khác. Bạn có thể chứng kiến dân Mỹ ghiền thứ này ra sao qua những bộ phim cao bồi Viễn Tây trứ danh của họ. (Còn tiếp)

Whisky Canada dùng lúa mạch đen và ngô làm nguyên liệu chính (cộng với các loại hạt nhỏ khác), với cách chưng cất giống Whisky Irish và phải ủ tối thiểu 4 năm trước khi bán. Chính vì dùng nguyên liệu chính là lúa mạch đen nên Whisky Canada còn có tên là “Whisky lúa mạch đen” (Rye Whisky) và có màu từ nâu đậm đến đen. Crown Royal được tiêu thụ mạnh nhất trong các loại Whisky Canada.

Xin chú ý tất cả các thứ rượu Whisky đều không có các chữ VSOP, XO hay các ngôi sao trên nhãn hiệu, trừ rượu mang tên “Seagram V.O” (Very Old - rất cũ) thuộc dòng Whisky Canada.

Brandy chỉ chung các loại rượu mạnh chưng cất từ rượu vang (nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70-80%, rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình ôxy hoá, sau đó pha thêm nước cất để đạt độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi Brandy được pha thêm caramel (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac.

Cognac chưng cất từ nho. Chất lượng rượu Cognac không chỉ phụ thuộc tiến trình chưng cất mà còn là sự tổng hợp của thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện khác để cho ra trái nho. Nho sau khi hái, ép lấy nước cốt, để lên men rồi mới đưa vào nồi cất. Rượu mới cất không có màu, chứa khoảng 70% cồn và còn mùi vị trái cây, thậm chí cả mùi đồng (của nồi cất). Đổ vào ủ trong thùng gỗ sồi, rượu đổi dần thành màu hổ phách và có hương vị nho dịu dàng. Bước tiếp theo là pha chế các loại Cognac với nhau sao cho rượu có vị ngon nhất trước khi đóng chai, dán nhãn.

Thường các ngôi sao hoặc các chữ ký hiệu được ghi vào nhãn để định rõ chất lượng rượu. V.O (very old), V.S.O.P (very superior old pale - chữ này dân nhậu hay đọc lái ra theo tiếng Pháp thành Verser Sans Oublier Personne, có nghĩa là Rót không chừa một ai. Trường hợp này, dân không chịu uống sẽ đọc thành Verser Sans Obliger Personne, có nghĩa là Rót không bắt buộc ai. Kiểu chơi chữ này tương tự như Tửu bất khả ép, rồi Ép bất khả từ v..v). Những ký hiệu bằng chữ viết tắt trên được coi vượt cả 3 sao về thời gian ủ rượu (3 sao phải đạt ít nhất 4 năm rưỡi) và do đó, vượt luôn về chất lượng.

Extra, X.O (Extra Old), Napoleon, Grand Reserve, Gordon Bleu, Liqueur Cognac dùng để chỉ những loại rượu Cognac được ủ rất lâu, trên 50 năm hay hơn nữa. Đặc điểm của Cognac là khi đổ trên tay, hơi ấm từ lòng bàn tay làm rượu toả mùi thơm rất mạnh. Các loại Cognac thông dụng ở thị trường Việt Nam là Hennessy, Martell, Remi Martin. (Còn tiếp)
 
Xin ghi chú thêm, thoạt đầu, Napoleon và Roi des Rois được coi là ký hiệu đứng sau tên rượu (thí dụ Martell Napoleon) chứng tỏ rượu được ủ đã rất lâu, sau lại bị “lạm dụng”, sử dụng như tên riêng của rượu thuộc dòng Cognac.

Armagnac là loại rượu nho sản xuất ở vùng Gascony nằm ở phía nam tỉnh Bordeaux (Pháp). Đây là xứ sở của người Basques, gồm ba tiểu vùng là Thượng Armagnac (hoặc Armagnac trắng), Hạ Armagnac (hoặc Armagnac đen) và Tenareze. Nho dùng cất rượu chỉ được phép gồm có 3 loại có các tên St. Emillion, Folle Blanche và Colombard. Cách chưng cất rượu Armagnac giống như Cognac, nhưng dùng nồi cất có cột và rượu phải ủ lên men trong thùng bằng gỗ sồi xứ Gascony. Rượu Armagnac có hương vị rất đặc biệt tuy hơi gắt.

Brandy còn có vài dòng khác ít thông dụng hơn là Marc và Grappa. Marc được chưng cất từ nước cốt của vỏ và hạt nho qua lần ép thứ 4 hay thứ 5. Marc thường có màu xanh nhạt, vị gắt hơn Cognac và Armagnac. Tuy vậy nhiều người khoái Marc hơn bất kỳ loại Brandy nào khác vì nó có vị nho nhiều hơn. Grappa là rượu Marc sản xuất ở những vùng nói tiếng Ý và tại Ý. Grappa hoàn toàn không có mùi, vị hơi chát. Đặc biệt Grappa sản xuất ở vùng Piedmonte - nhất là tại Barbera với tên Grappa Italia có vị rất tuyệt

Rum có một lịch sử rực rỡ, bắt nguồn từ châu Á. Nó theo chân con người trong cuộc hành trình về phương Tây. Cây mía được Columbus mang đến châu Mỹ, Cuba và Rum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rum ngày nay xuất hiện ở những nơi trồng mía.
Theo định nghĩa, Rum là rượu chưng cất từ cốt mía hay sản phẩm của cây mía (sirô mía, mật mía). Nó được chưng cất lên đến khoảng dưới 950 cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều. Rum còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc.
Rum chủ yếu dùng pha chế cocktail nhưng cũng có thể uống sec hay pha với nước cốt trái cây.

Tequilla là rượu chưng cất từ nước cốt lên men của một loại cây thuộc họ Mageley hay Mezcal (tương tự cây xương rồng) có tên Tequilla Weber, thuộc tiểu bang Jalisco, Mexico. Theo nghị định của chính phủ Mexico, chỉ rượu sản xuất trong tiểu bang Jalisco mới được mang tên Tequilla. nếu sản xuất ngoài vùng đất này, rượu sẽ có tên Mezcal.
Tequilla chứa ít nhất 40% độ cồn, có vị rất đặc trưng của thảo mộc thiên nhiên, thường được dùng để pha chế (nhất là với nước chanh), tuy có một số người thích uống sec.

Vodka là loại rượu mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào. Lúc mới chưng cất Vodka đạt đến 950 cồn, sau giảm dần còn từ 400 – 500. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi. Đây là loại rượu dễ bay hơi, có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.

Gin do tiến sỹ Sylvius, một nhà vật lý kiêm giáo sư y khoa Trường Đại học Layden (Hà Lan) sản xuất đầu tiên vào năm 1650.
Gin chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mỳ, lúa mạch đen) trộn với hương liệu là các loại thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt cô-ca, gừng, vỏ chanh, cam... Về mặt kỹ thuật, Gin có thể coi là một loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ cồn trong rượu Gin từ 34% - 47%.
 
Về dòng rượu Johnie Walker ở Việt Nam hiện có 5 loaị là Red, Black, Green (Pure Malt), Gold, Blue (sắp thứ tự tăng theo giá tiền và độ ngon!? ). Phần lớn rượu bán ở VN có lẽ đóng chai ở Singapore (cỡ 0,75l) thì phải vì loaị này (trừ Green và Blue) có viên bi ở cổ chai, còn mua tại nơi khác không phải Đông nam Á thì không có viên bi ấy. Cùng một loaị rượu, chai không có bi uống diụ, thơm hơn loaị có bi khoảng một mười, một tám. Loaị đỏ và đen ngoaì cỡ chai thông thường 0,75l hay 1l còn có loaị đến 4,5 lít. Nếu có một chai 4,5 lít black thì phải mời đủ các "bợm nhậu" ở đây này mới hạ gục hết chai.

Dòng rượu Chivas Regal thường gặp là loaị 12 năm (hình như không có loaị thấp hơn) tương đương với Black label của Ông già chống gậy nhưng thơn dịu hơn (có bi hoặc không bi). Hai loaị sau không có bi là loaị 18 năm tương đương gold label, nhưng loaị này có vẻ ít. Loaị xịn 21 năm, đựng trong chai sứ, dáng như bầu rượu. Loaị này uống sướng hơn (theo tôi) Blue label, lý do Blue label mặc dù 24 năm, đắt hơn nhưng không ngon hơn bao nhiêu. Hơn nữa, chơi một chai Chivas Regal 21 năm, chai lọ, bao bì thấy ngon lành hơn loaị ông già chống gậy, cho dù ông già chống gậy blue cũng có hộp nhung!


Cognac thì thơm hơn, uống đằm thắm hơn. Ba người chơi 1 chai Remy Martin V.S.O.P lai rai vài ba tiếng đồng hồ thì quả thật là suớng. Hiện nay thấy bán các loaị khá phổ biến là Remy martin hay Hennessy, loaị Martell ít thấy hơn. Hình như loaị Martell Pháp đã bán công nghệ cho Mỹ rồi sao ấy. Các loaị khác như là Courvoisier, Pruner cũng dòng Cognac cũng khá ngon nhưng ít phổ biến hơn.

Ai đã từng uống Rhum nội (Rhum Hiệp hòa, sản xuất tại Biên hòa thì phải), hương Rhum thì có nhưng khử an-đê-hit không kỹ nên rất dễ say, say thì nhức đầu đến khốn khổ. Thập niên 80 thì khá phổ biến loại Bình đông, Hiệp hòa naỳ. Nếu đã chiến và trụ đuợc với mấy cái loại này (không nặng đô lắm nhưng dễ trúng gió và nhức đaù) thì có sợ chi mấy thứ ruợu tây (thứ thiệt).


Vào quán nuớc, đi với em út chẳng hạn, gọi ly chanh tuơi hay chanh muối có vẻ "quê độ" bèn gọi chanh Rhum. Uống chẳng ngon gì nhưng gặp máy chém khi tính tiền cũng xanh mặt vì chúng bảo là Rhum ngoại nên đắt. Thật ra ai thích uống nước chanh pha chút rượu thì thử pha JW sẽ rất ngon. Tôi đã nhiều lần uống nước chanh tươi pha chút whisky này, cảm thấy khóai hơn pha Rhum nhiều.


Cái thời ruợu chanh, ruợu cam Hà Nội xem như là của quý bán phân phối trong dịp tết nay cũng không còn mấy nguời xài. Uống các loại ruợu này thì đúng là tra tấn cho bợm nhậu quen với các diòng ruợu tây hay ruợu đế của ta (Hình như ruợu muì này dành cho phụ nữ (tây) hay sao í !).


Bây giờ cứ có rượu Bầu đá hay rượu làng Vân chính hiệu để mà chiến là sướng và yên tâm hơn cả. Rượu nhãn Nga thông dụng hiện nay là Vodka, Smirnoff xanh, đỏ hiện nay chắc không ngon rượu trắng loại hảo hạng của ta (!?). Còn đối với Stolichnaya (Thủ đô?) và "Xờ tăng đa rờ tờ" thì chất luợng, trình độ, giá cả ra răng, các bác cho em biết với.

TM Smirnoff hiện nay bán ở ngoài Nga ko phải là rượu của Nga, mà là Mỹ. (Ở VN thường là rượu sx ở Đài loan) Ở trong Nga thì có 2 loaị rượu Смирновъ- giá khoảng 6$(chai đỏ 0.5, 40%), 7$ (chai xanh0.5, 45%) và Smirnoff (Смирнофф) sx tại Nga. Hiện nay tranh cãi về bản quyền chữ Smirnoff vẫn tiếp tục giữa con cháu họ nhà naỳ!

Và bây giờ, khỏe nhất có lẽ là uống
Smirnoff pha mật gấu (xịn), vừa được thấy đất trời bay bay, vừa được khỏe, vừa được "người khác" khen.
be be be !!!!!!!!!!
 
Kim Dung và Rượu !!!!!!!!!!!!

Ruou.jpg

IMG%5D
 
Thương ai cho bận lòng đây?
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
Trăm năm thơ túi rượu vò,
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai?"
(Tản Đà, Thơ Rượu)

Lý Bạch thì nói thế này:

Đản sử chủ nhân năng túy khách,
Bất tri hà xứ thị tha hương...

Khách Trung Tác (Lý Bạch)

->
(Chủ nhân nếu biết làm say khách,
Chốn nào đâu biết có tha hương …”
 
Cánh phụ nữ nhà em chỉ uống rượu vang là được nhiều. Em thích nhâm nhi rượu hơn là uống beer. Nên cả nhà tham khảo nhé:

Khái niệm về rượu vang
Rượu vang là nước nho lên men có độ cồn từ 9-13% trở lên. Từ xưa cho đến nay, rượu vang vẫn được xem như một thức uống bổ dưỡng (với liều lượng thích hợp) và rất phổ biến trên thế giới.
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rượu vang tốt hơn bia và có lợi cho sức khỏe.

Các nước sản xuất rượu vang
Châu Âu: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
Châu Mỹ; Hoa Kỳ, Chi Lê...
Châu Úc: South Australia, New Souths Wales, Victoria
Phân loại rượu vang
Có nhiều cách:
Theo màu: Vang đỏ, vang hồng (được làm từ nho đỏ) và vang trắng (được làm từ nho xanh).
Theo nồng độ cồn và sự đậm đà: Nhẹ (9-11% cồn), vừa (12-13% cồn) và nặng (trên 13% cồn)
Theo độ thường: Không ngọt, hơi ngọt và ngọt.
Theo độ bọt : Loại không sủi tăm và loại sủi tăm
Theo mùi và cồn thêm vào: Loại vang thường, vang mùi (có thêm cồn và mùi hương thực vật) và vang nặng (chỉ thêm cồn).

Rượu vang là cả một truyền thống nghệ thuật văn hóa của nước Pháp. Mà họ đã có cả hàng ngàn năm và cả hàng ngàn cuốn sách để hướng dẫn, diễn tả và ca tụng. Họ có cả một số lớn từ ngữ đặc biệt để tả hết các dạng của rượu vang.

Các loại chân nho hay gốc nho

Các loại chân nho hay gốc nho được gọi là cépages.

Nho để ăn và nho để làm rượu là hai loại khác nhau.

Nước Pháp đã có những loại chân nho đặc biệt và nổi tiếng để làm rượu vang như sau: cabernets, chardonnay, chenin blanc, cot, gamays, merlot, pinots và tannat.

Rượu vang ngon cần những điều kiện như sau: chân nho, đất, khí hậu và kỹ thuật cho lên men. Thành ra rượu vang khác nhau từng mỗi nơi một và từng mỗi năm một. Pháp họ gọi là “millésime” của từng năm một, nghĩa là chai rượu được mang cái năm mà nó ra đời. Có “millésime” được coi như là đặc biệt của thế kỷ.

Các loại rượu vang

Rượu vang được xếp theo màu như sau:

Vin blanc = rượu vang trắng

Vin gris = rượu vang xám

Vin rosé = rượu vang hồng

Vin rouge = rượu vang đỏ

Rượu vang trắng thì có những loại dưới đây:

Vin blanc sec = rượu vang trắng “cứng” hay khô

Vin blanc demi-sec hay doux = rượu vang trắng êm

Vin blanc moelleux = rượu vang trắng ngọt

Vin blanc liquoreux = rượu vang trắng ngọt mật

Các loại rượu vang này được phân biệt thêm theo độ đường chứ không phải chỉ có theo độ cồn (alcol)

Rượu vang có hơi thì có những loại dưới đây:

Blanc = trắng

Rosé = hồng



Sec với demi-sec

Như là: blanc sec hay blanc demi-sec

Loại rượu vang có hơi này hay được gọi là champagne như vậy là sai.

Champagne là tên của một vùng. Région Champagne, chỉ có rượu có hơi ở vùng đó mới được gọi là Champagne mà thôi.

Ngoài cái vùng đó ra thì phải gọi là mousseux, crémants hay vins effervescents, nghĩa là sủi bọt, rượu vang sủi bọt.

Chia loại theo chất lượng của nước Pháp

Rượu vang của Pháp đã được chia ra làm nhiều loại với sự kiểm soát của cơ quan nhà nước.

Ngoài ra còn có những vụ dự thi nữa để lấy huân chương (médailles) vàng, bạc hay đồng.

1- Vin de Table có thể dịch ra là rượu vang bàn hay rượu vang thông dụng. Rẻ tiền nhất. Ðộ cồn vào khoảng 9 hay 10 độ.

2- Vins de Pays là rượu địa phương phải theo một số điều kiện qui định
Một hecta (hectare) đất chỉ được phép sản xuất dưới 100 hếctô lít (hectolitres). Ðộ cồn ít nhất là phải bằng 9 độ trở lên.

Nhãn hiệu phải ghi rõ tên địa phương.

3- Vins Délimités de Qualité Supérieure (VDQS) dịch ra là rượu vang có hạn chế với chất lượng caọ Phải có một ban chuyên gia chính thức cho phép mang ký hiệu VDQS.
Ban này coi từng mảnh đất một, gốc nho, cách trồng, cách ủ rượu vang (vinification), độ cồn, rồi còn phải nếm, vân vân.

Thông thường các loại rượu này là đang chờ đợi để chuyển lên loại cao hơn, nghĩa là lên loại AOC.

4- Appellation d'Origine Contrôlée (AOC) dịch ra là rượu vang được quyền mang tên có sự kiểm tra tận gốc.

Loại rượu này được kiểm tra rất kỹ, rất chặt chẽ: diện tích ruộng nho, khí hậu đặc biệt của vùng đó, hướng mặt trời, sỏi đá; nguồn gốc của chân nho, có bao nhiêu loại, số gốc nho trên một hecta, số lượng sản xuất có hạn chế, số lượng của đường có hạn tối thiểu, số độ của cồn, cách làm rượu, vân vân. Có những loại rượu vang AOC mà nơi đóng chai cũng được chỉ định.

Thỉnh thoảng có xảy ra số rượu vang sản xuất ra cao hơn số lượng qui định thì toàn thể số rượu vang năm đó phải thụt xuống loại thấp nhất (Vins de Table) và có thể bị thu lại nhãn hiệu AOC. Mà còn có thể bị mất quy chế AOC vì các lý do khác nữạ
Nhãn hiệu của loại AOC phải ghi rõ tên và địa chỉ của người sản xuất, người buôn rượu vang hay là người trách nhiệm đóng chai.

5- Vins de Qualité Produits dans une Région Déterminée (VQPRD) dịch ra là rượu vang có chất lượng sản xuất trong một vùng qui định hay một mảnh đất qui định. Ðây là vào loại rượu vang cao nhất, loại số một và cũng là loại hảo hạng mà chỉ có một mình nước Pháp có mà thôi.

Chỉ có loại này mới có quyền sử dụng ba chữ sau đây: clos, château và cru.

Nhãn hiệu của loại rượu vang này không có ghi chữ VQPRD mà chỉ ghi chữ clos, château và cru thôi.

- Clos có nghĩa là miếng đất có rào. Thí dụ tên: Clos Vougeot

- Château là lâu đài. Thí dụ tên: Château Margaux

- Cru là tin và lớn lên. Thí dụ: château d'Yquem 1er cru supérieur. Có nghĩa là hảo hạng số một hay rồi hảo hạng số hai là 2e cru.

Ngoại lệ của rượu Champagne

Ngoại lệ của rượu Champagne là những ký hiệu đặc biệt phải ghi lên nhãn hiệu để cho biết cái gốc của rượu.

- M.A. (Marque Auxilliaire ou Marque d'Acheteur) có nghĩa là những nhãn hiệu này chỉ mua rượu Champagne về rồi mang bán dưới nhãn hiệu của mình.

- C.M. (Coopérative de Manipulation) có nghĩa là hợp tác xã đảm nhiệm hết, những người hội viên của hợp tác xã chỉ có việc trồng, hái và mang nho lại hợp tác xã thôi.

- N.M. (Négociant-Manipulant) có nghĩa là nhà thầu rượu làm ra rượu Champagne. Họ mua rượu vang bình thường của vùng Champagne về chỗ làm rượu (celliers) của họ để làm thành rượu Champagne.

- R.M. (Récoltant-Manipulant) người trồng nho ở vùng Champagne tự họ làm lấy hết, trồng nho, hái nho, làm ra rượu champagne và bán.

- R.C. (Récoltant-Coopérateur) có nghĩa là hợp tác xã trồng nho, hái nho, làm ra rượu Champagne và bán.
 
(tiếp)

Cognac

Rượu Cognac là một loại rượu nặng đặc biệt của nước Pháp. Tiếng tăm của nó đã đi khắp thế giới.

Cognac là một cái tên của một thành phố ở trung tâm một vùng tên là Charente, cái tên này lấy từ tên của một con sông gọi là sông Charente mà ra.

Rượu Cognac là một loại rượu nặng, người Pháp gọi là Eau-de-Vie de Cognac hay Eau-de-Vie des Charentes mà cất từ rượu nho ở vùng này mà ra.

Gốc nho là loại gốc ugni blanc và gốc colombard, nhưng gốc ugni blanc chiếm vào khoảng 90%. Gốc ugni blanc còn được gọi dưới cái tên saint-émilion nữa. Tên gốc nho này trùng với một cái tên rượu vang của vùng Bordeaux cũng được gọi là Saint-Émilion.
Loại rượu nặng này lúc cất ra là độ cồn của nó vào khoảng 70 độ, trong như ruợu đế. Song phải mang cho vào thùng bằng gỗ chêne, cây này có gỗ rất cứng, loại gỗ chắc nhất của Châu Âu.

Thùng chêne này phải làm bằng gỗ của cây chêne de la forêt de Troncais, những ton nô được gọi là barrique chứa được từ 280 tới 350 lít.

Rượu mới cất xong phải để ở thùng mới.

Giữ rượu ở trong thùng bằng gỗ là bị mất đi, vì hả hơi, vì bốc hơi, mỗi một năm vào khoảng 3% số lượng của rượu.

Chia loại theo chất lượng của rượu Cognac

Chia loại theo chất lượng của đất

1. La Grande Champagne: có vào khoảng 13000 hecta đất có nhiều đá vôi, rượu thanh và nhẹ, mùi thơm có hướng về mùi hoa, phải giữ lâu năm ở trong thùng.

2. La Petite Champagne: có vào khoảng 16000 hecta đất có vôi ít hơn, có ảnh hưởng của gió biển. Rượu ít thanh hơn.

3. Les Borderies: có khoảng 4000 hecta đất ở phía Bắc thành phố Cognac, rượu thanh, tròn, thơm và dịụ Thời gian phải giữ trong thùng ngắn hơn.

4. Les Fins Bois: có 34000 hecta đất bao chung quanh ba loại ở trên. Rượu mạnh và chóng già.

5. Les Bons Bois: 13000 hecta đất sét có rất ít đá vôị Rượu tròn và mềm già nhanh.

6. Les Bois à Terroir: 16000 hecta đất có nhiều cát, theo dọc bờ biển. Rượu có hương vị đặc biệt của vùng này và già rất nhanh.

Còn loại được gọi là Fine Champagne, nghĩa là loại Petite Champagne trộn lẫn với loại Grande Champagne, mà phải có ít nhất là 50% rượu của Grande Champagne thì mới được mang nhãn hiệu là Fine Champagne.

Chia loại theo tuổi già của rượu Cognac

Rượu Cognac là không bao giờ có đề số năm của tuổi hết, như là loại rượu Armagnac đã được ghi rõ là 15 tuổi chẳng hạn. Nghĩa là rượu Cognac không có (millésime) số năm tại chính quyền Pháp cấm.

- Tại sao ?

- Tại rượu Cognac là loại rượu ghép, nghĩa là rượu của nhiều năm mang ghép, trộn, pha lẫn nhau thành ra không còn có năm gốc nữa.

Ðây là cả một vấn đề lu mờ của rượu Cognac.

Chia loại theo qui định của vùng rượu Cognac

- Cognac loại này được ghép như sau:

- phần gốc phải là rượu tuổi già thấp nhất là 30 tháng - phần còn lại phải là rượu có tuổi già từ 5 năm cho tới 9 năm

- V.O và V.S.O.P.: V.O nghĩa là very old và V.S.O.P. nghĩa là Very Superior Old Pale, còn một cái từ nữa để chỉ loại này là Réserve. Cognac loại này được ghép như sau: - phần gốc phải là rượu tuổi già thấp nhất là 4 tuổi rưỡi trở lên - phần còn lại phải là rượu tuổi già ít nhất từ 12 năm cho tới 20 năm.

- Napoléon, Extra, X.O (Extra Old), Vieille Réserve, Hors d'Âge, vân vân: Cognac loại này thuộc loại cao nhất và đã được ghép như sau: - phần gốc phải là rượu tuổi già thấp nhất là 6 tuổi rưỡi - phần còn lại phải là rượu tuổi già từ 20 năm, 30 năm và tới 40 năm ở trong thùng gỗ.

Phần ghép và cách ghép của các loại rượu Cognac là tùy thuộc của ông chủ trách nhiệm rượu, Pháp có tên là maître de chai, họ có thẩm quyền pha ghép các loại rượu khác nhau để chế ra một loại rượu mang ra bán với chất lượng tương đối ổn định để được mang một cái nhãn hiệu, một cái tên thuộc loại chất lượng của các loại tên ở trên.

(st)
 
à, nói thêm về rượu vang xíu nữa:

Rượu vang thì ai cũng biết được tổng quát chia ra làm 2 loại, vang đỏ và vang trắng.

Rượu vang đỏ:

- Được làm từ các loại nho đỏ. Sau khi được nghiền nát nho thì được ủ một thời gian để lấy màu đỏ từ vỏ của quả nho. Sau thời gian ủ đó (trung bình là 2 tuần) thì vỏ quả nho mới được lọc ra từ chất lỏng do nho được nghiền nát và lên men.

Vang đỏ thường được uống khi ăn các đồ thịt nướng, thịt rán, các món nhiều mỡ, nhiều chất béo. Nói chung là các bữa ăn có nhiều năng lượng.


Rượu vang trắng:

- Được làm từ các laọi nho xanh, nho trắng. Khác với cách làm rượu vang đỏ ở chỗ là trước khi nghiền nát thì vỏ quả nho đã được tách ra. Sau đó quá trình làm giống rượu vang đỏ.

Vang trắng thường được uống cùng với các bữa ăn nhẹ, các bữa ăn có cá, hải sản, dessert.... Nói chung là các bữa ăn có ít năng lượng và ít mỡ, chất béo.


Vài chú ý nhỏ khi chọn rượu vang với các món ăn:

- Khi ăn các đồ ăn nhiều năng lượng, nhiều chất béo, chất thịt thì nên dùng những loại rượu vang nặng, có nồng độ rượu lớn, ít bay hơi. Ngược lại khi ăn các đồ nhẹ, dễ tiêu, ít mỡ thì nên dùng loại rượu vang mới, nồng độ nhẹ và dễ bay hơi.

- Trong rượu vang mà lưỡi cảm nhận được là các vị chua, đắng và ngọt.

Giữa vị chua, cay, đắng của thức ăn và rượu thì nên bù trừ cho nhau. Vì vậy khi dùng các thức ăn có vị chua, vị đắng, vị cay ít thì nên dùng loại rượu có độ chua cao và ngược lại.

Còn vị ngọt của thức ăn và rượu thì nên cộng vào nhau. Cho nên nếu ăn các thức ăn ngọt, ăn dessert thì nên dùng các loại rượu vang có độ ngọt cao.

(st)

Trong 2 loại vang, vang đỏ và vang trắng thì em thích vang đỏ hơn, có lẽ vì em thích ăn nho đỏ hơn nho xanh thì phải. Ăn món ăn Châu Âu và uống rượu vang vào lúc trời lạnh mùa đông ở miền Bắc thì thật tuyệt. Vị chát của rượu vang với vị béo của đồ ăn,thêm cái nồng nồng nữa. Chẹp, làm em nhớ vụ 8/3 năm ngoái quá, cái lúc mà "em một ly và bác một ly", ra đường về chẳng biết lạnh là gì.

Công nhận em thích nếm rượu hơn uống beer.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thơ ruợu

Say sưa nghĩ cũng hư đời
Hư thì hư vậy say thời cứ say
Đất say đất cũng lăng quay
Trời say mặt cũng cũng đỏ gay ai cười ?

Tản Đà

Vua Ngô 36 tán vàng
Chết xuống âm phủ có mang được gì
Vua Chổm uống rượu tì tì
Thác xuống âm phủ khác gì vua Ngô !

Ca dao

Rượu say vì bởi men nồng
Vợ mà biết ở chắc chồng phải theo

Rượu sen càng nhắp càng say
Càng yêu vì nết, càng say vì tình
Đầy vơi chúc một chén quỳnh
Vì duyên nên uống, vì tình nên say

Còn trời, còn nước còn non
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa

Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
_________________
 
À, chuẩn bị về đi ngủ, nhưng có câu này tặng Tía của chị này:

Sống ở dương gian đánh chén nhè,
Thác về âm phủ cắp kè kè.
Diêm vương phán hỏi mang gì đó?
-Be!!!

(Phạm Thái)
 
Ruợu Cognac - Brandy
Vietsciences-Sagant Phan 31/01/2006






Đầu tiên, vào thế kỷ thứ 13 tại Saintonge, các tàu buôn Hà Lan chạy dọc theo bờ biển để mua muối và mang theo rượu nho tới Bắc âu. Lúc bấy giờ rượu nho Poitoux rất được hâm mộ và ngành thương mại phát triển nhanh chóng. Khoảng thề kỷ XVI người ta nhận thấy rằng rượu nho không giữ được lâu nên các thương gia Hà Lan bắt đầu biến đổi rượu thành "rượu nho đốt". Đây là bước đầu của sự chưng cất.
Vào thế kỷ XVII, rượu được chứa trong các thùng fût bằng gỗ chêne, sau một thời gian, người ta khám phá ra rằng rượu biến ra màu hổ phách. Và rượu Cognac được ra đời. Phải chờ đến thế kỷ thứ XIX Cognac mới được chiết ra chai bán chớ không bán bằng thùng fût như trước nữa (Vietsciences chú thích)
Hằng năm, đến mùa Noël (lễ Giáng sinh, Christmas) là tất cả đồng loạt những gian hàng lũ lượt trưng bày những món hàng dành để biếu xén và trưng bày trong tủ kính, khi khách đến viếng thì thường thường gia chủ trịnh trọng khui nó ra mà đãi khách. Đó là rượu. Cho dù đồng tiền thiếu hoài... kinh niên kiếm tiền muốn mờ con mắt gia chủ cũng phải ráng mua cho được vài chai rượu, trước là biếu sếp, hai là mời khách một chút rượu uống cho ấm bao tử chẳng lẽ mời khách uống nước đá chanh chua lè?

Rượu không gì quý hơn là rượu ngoại, còn rượu nội nghĩa là rượu đế cho những ông nhà quê vừa uống vừa khà với con khô mực dai nhách bất chấp hàm răng của mình đếm không còn được bao nhiêu để cười cho ăn ảnh, cười để lấy le với bà con cô bác ta đây còn bảnh lắm.

Đàn bà con gái thì đủ những món áo quần chưng diện, giày dép, bóp đầm đủ kiểu, áo dài sắm hoài cho đến khi treo vào tủ áo chừng vài cái nữa là ... sập tủ mà vẫn thấy chưa đủ, ra đường vẫn còn thấy ... trống trơn.

Còn đàn ông thì sao? Vẫn một bộ đồ vét mặc đi mặc lại hoài nhưng không được thiếu rượu à nghen. Bất chấp bà xã giảng nghĩa: "Uống chi ba thứ đó vừa tốn tiền vừa nói chuyện... nhừa nhựa nghe thấy mà phát ghét, sao không tập uống sữa... bò cho vợ con nhờ vì nó bổ khỏe?"


VS= Very Superior
VSOP= Very Superior Old Pale
VVSOP= Very,Very Superior Old Pale
Giá khoảng 300 euros trở xuống cho rượu khoảng 22 năm tuổi. Giả sử Hennessy XO giá một chai là 230 euros (750 ml, 1,5 kg)


Mỗi năm đồng tiền lên giá (nói theo nghĩa kinh tế ngân hàng là tiền mất giá), nhìn giá dán tiền của những chai rượu ngoại về nhà thấy mà ớn lạnh, nhưng không có nó thì ớn lạnh thiệt tình, nhà gì nhìn thấy mà trống trơn, chai rượu nào giá cũng cao quá, chai nào cũng mắc tiền, cũng thấy nhãn dán toàn là những chữ viết hoa như: V.S.O.P hay V.S.P hay O.P, nào là chữ Martell, Napoleon, Remy-Martin, Hennessy, Bisquit-Dubouche, Camus, Courvoisier... thiệt là đúng phàm những ai khoái uống rượu ngoại trước sau gì cũng sạch tiền áo quần trống trơn, có người đang ngồi dựa cột đèn quần xà lỏn đang ngó mặt trăng mà cười cười. Còn bà xã thì ghét thiệt tình. Uống chi ba thứ quỷ đó hôi rình về nhà hành tội người ta nữa chứ? Nhưng cũng chính mấy bà cũng khoái tủ kiếng của mình được trưng những chai rượu ngoại đắt tiền để bà con lối xóm nể chơi, chẳng lẽ trưng mấy cái bóp đầm hay dép guốc kiểu trong tủ kính, bộ mở tiệm bán bóp đầm hay sao? Đàn ông nghĩ tội nghiệp: mua vài chai rượu về chưng tủ kính cho gia đình thấy oai, chớ mấy bã mua mấy cái bóp đầm cất chi mà kín mít vậy nè? Như giấu đồ quốc cấm vậy?

Chai rượu càng để lâu càng đắt tiền chứ mấy cái bóp đầm của mấy bà để lâu có môn vụt vô viện bảo tàng cho nó gọn ghẽ.

*********

Nhật Vy (Theo AFP)


© http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.net Sagant Phan




... xem file DOC...__--__
 

File đính kèm

Bàn thêm "chuyện về Rượu"

chào bạn!
Đọc bài viết của bạn về Các loại rượu mình thấy hay thiệt, bạn có kiến thức về rượu rất phong phú.
Mình cũng muốn góp vào đề tài này một bài viết nhỏ, bên lề thôi. Đó là Về Nghệ thuật, nghi thức tiếp rượu mà mình đọc được trên ruouthienho.com , một trang rượu online tại Đà Nẵng. Mới nghe thì cứ nghĩ việc uống rượu cũng đơn gin thôi mà, rót ra rồi uống thế là xong, thế nhưng đọc xong bài này thì mình thấy quả là không đơn giản chút nào!$@!!. CÙNG ĐỌC NHÉ!

Nói đâu xa, tại Việt Nam của chúng ta cũng có đấy, nó xảy ra hàng ngày, ở tất cả mọi ngóc ngách, từ thành thị đến nông thôn, từ phố lớn đến trong hẻm nhỏ,...cái mà chúng ta gọi là "luật bất thành văn". Như trường hợp, bạn được mời tới tham gia tiệc rượu, chẳng may kẹt xe hoặc vì lý do nào đó đến trễ, tôi chắc rằng sẽ nhận được câu nói "vào ba ra bảy", ba ly dành cho người đến trễ, còn bảy ly sẽ dành cho những ai muốn rời bàn nhậu sớm để về với vợ đấy
confused_smile.gif
. Lúc rót rượu, sẽ rót cho bậc trưởng trước (tuổi tác, chức vụ, vai vế), rồi đến phụ nữ, sau đó lần lượt cho tới cho tới bạn là người cuối cùng. Hay lúc cụng ly, ly để ở mức ngang nhau khi người đối diện là ngang bằng, mức thấp 1/2 ly khi người đối diện lớn hơn, hoặc có thể dùng cả hai tay để thể hiện sự tôn kính.


Những quy tắc ứng xử trên, chắc chắn bạn sẽ không lạ lẫm phải không? Tôi cũng tin rằng bạn sẽ không còn khó chịu nữa, nó góp phần làm cho buổi tiệc thêm thú vị và hào hứng.

Thức uống Trà chẳng hạn, có từ rất lâu rồi, từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,... mỗi nước đều có nét văn hóa uống khác nhau.

Trà Đạo dưới con mắt của nhiều người thường được bao bọc bới tấm màn huyền bí Nhưng chỉ duy nhất tại nước Nhật, nghi thức uống Trà đã được nâng tầm lên thành Trà Đạo, được phổ biến rộng rãi khắp thế giới.

Xa vời hơn nữa, nếu "luật bất thành văn" mà chúng ta hay gọi, mà chuyển thành "luật có văn bản" thì một lúc nào đó văn hóa uống của chúng ta cũng được khắp thế giới ngưỡng mộ.
embaressed_smile.gif


Mà thực ra, chỉ cần ghi nhớ vài điều thôi, khi được mời tham gia bất kỳ buổi tiệc rượu nào thì bạn cũng tự tin hành xử cho đúng cách.


Cách mở rượu

nutbccork.jpg
Hầu hết các chai rượu Vang đều được đóng bằng nút bấc, phần từ miệng chai tới cổ chai được bao bởi vỏ bọc. Mục đích là để giữ cho nút bấc sạch sẽ và trang trí cho chai rượu thêm hấp dẫn. Để lôi nút bấc ra khỏi chai, nhiều người sẽ tháo tất vỏ bọc xung quanh. Điều này chẳng ảnh hưởng gì cả, những sẽ làm cho chai rượu mất đi sự hấp dẫn ban đầu. Hoặc có người dùng vật nhọn bén (lưỡi lam) rạch một phần nhỏ ngay miệng chai, vừa đủ để lôi nút bấc lên. Chai rượu sẽ trông hấp dẫn hơn rất nhiều, nhưng khi rót rượu ra ly, phần vỏ bọc còn dư lại sẽ làm rót vài giọt rượu ra khỏi ly.


Ta dung hòa hai cách trên như sau, dùng lưỡi lam rạch một phần xung quanh cách miệng chai khoảng 0.3 - 0.5cm, vừa đủ lôi nút bấc ra khỏi miệng chai, vừa đảm bảo rượu rót ra không vướng vỏ bọc.


Rót rượu


Nếu bạn là chủ nhà mời rượu, nên rót cho mình trước (khoảng 1/5 ly). Làm điều này để nếu có mãnh vụn của nút bấc còn sót trong chai rượu sẽ nằm trong hết ly của bạn. Thứ tự rót rượu cũng như trên: rót cho bậc trưởng trước, rót cho phụ nữ, tới chủ nhà cuối cùng.


Làm thế nào để khuy sâmbanh có tiếng nổ như mong muốn?
Đừng bao giờ rót rượu vang ra ly nếu bạn chưa........
Điều đặc biệt liên quan giữa rượu và phụ nữ là gì?
............

còn rất rất nhiều tài liệu thú vị về các loại rượu khác nhau, đặc biệt là rượu vang nhé các bạn, bạn có thể đăng ký nhận tài liệu rượu vang miễn phí tại ruouthienho.com đấy.
Quan tâm thì bạn tìm đọc thêm bạn nhé!
 
uống rượu rất có lợi
lợi 1:cha con bằng tuổi nhau
lợi 2:sòng phẳng
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom