Chi nhánh nào quản lý công nợ tốt hơn??? (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter ST-Lu!
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ST-Lu!

Love Wingchun
Tham gia
19/8/08
Bài viết
730
Được thích
546
Nghề nghiệp
Xích lô một thời
Chào các Anh chị

Một Công ty A có 3 chi nhánh tại 3 miền (HN, HP, HCM) có đặc điểm sau
- HN: không có cảng ---> doanh thu luôn là ít nhất
- HP: doanh thu đứng thứ 2
- HCM: luôn luôn nhiều hàng nhất ---> doanh thu chiếm nhiều nhất

giả sử có bảng công nợ như sau
untitled.jpg


Vì khi gửi báo cáo công nợ thi đua 03 miền, báo cáo chỉ thể hiện nội dung Công nợ phải thu của 03 chi nhánh --> Ban giám đốc đánh giá công nợ Chi nhánh HN là đứng đầu. Em thấy không hợp lý
Theo như tính toán thì HP mới là đúng
-----------

Anh chị giúp em nhận xét chi nhánh nào quản lý công nợ tốt nhất nhé. Vì trong
trường hợp trên nếu đem các chi nhánh so sánh hiệu quả công việc thì không thể lấy công nợ phải thu được.

Em xin cám ơn
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Câu hỏi của của ST_lu còn thiếu 1 điều kiện là có bao nhiêu là nợ quá hạn. Nếu đã có nợ quá hạn thì chắc chắn hệ số trừ điểm phải cao rồi.
Giám đốc bạn so sánh kiểu vậy thì chắc đơn vị nào không làm việc sẽ về nhất. Nếu cứ coi như là trong hạn thì phải quy về đơn vị so sánh đồng nhất mới được ví dụ x đồng CN/1đ DT. Đồng thời cũng phải trừ điểm nợ dài theo hệ số (Bạn xem ví dụ)
Và theo suy nghĩ của mình thì mình cũng đồng ý xếp HP trên HN.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Câu hỏi của của ST_lu còn thiếu 1 điều kiện là có bao nhiêu là nợ quá hạn. Nếu đã có nợ quá hạn thì chắc chắn hệ số trừ điểm phải cao rồi.
Giám đốc bạn so sánh kiểu vậy thì chắc đơn vị nào không làm việc sẽ về nhất. Nếu cứ coi như là trong hạn thì phải quy về đơn vị so sánh đồng nhất mới được ví dụ x đồng CN/1đ DT. Đồng thời cũng phải trừ điểm nợ dài theo hệ số (Bạn xem ví dụ)
Và theo suy nghĩ của mình thì mình cũng đồng ý xếp HP trên HN.

Thực ra công ty em mới đi vào hoạt động được hai năm. Mọi cái đang hoàn thiện dần. Đặc biệt hiện tại khách hàng bên em chưa phải ký hợp đồng (điều này đang dần được khắc phục)
Vì không có hợp đồng nên không có cơ sở để quy định nợ quá hạn (tùy thuộc vào khách hàng thỏa thuận xin nợ được bao nhiêu ngày. Có khách hàng xin được 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày. Thậm chí có khách hàng phải thanh toán ngay.

Trong trường hợp của em. Người quản lý công nợ chính ở HN không có chuyên môn kế toán công nợ (nhưng quản lý 3 miền) họ làm báo cáo như vậy. Hàng tháng xếp em luôn thắc mắc tại sao Hải Phòng công nợ hay nhiều hơn Hà Nội? Hic...

Trường hợp trên theo em nếu làm theo cách hệ số 1,2,3 của bác Sea Land sợ mọi người không hiểu? Em định như sau
- Tạm coi quá hạn là trên 30 ngày
- Ta lấy những số nợ quá hạn trên 30 ngày này chia cho doanh thu mỗi chi nhánh?

Làm như vậy ổn không ạh

Cám ơn Anh
 
Theo mình cách của bạn không ổn vì cả 3 đơn vị đều không có nợ quá 30 ngày thì sao? Chả lẽ đều bằng nhau? Mặt khác đơn vị có số nợ dưới 30 ngày cực lớn sẽ tiềm ẩn nợ dài sang kỳ sau, nhưng kỳ này vẫn thưởng hơn người.

Cái lý của việc tính hệ số:
-Ngăn chặn tình trạng để khách chiếm dụng vốn bất hợp lý, càng dài càng không bình thường và càng bị tính hệ số cao.
-Bộ phận nào để chiếm dụng dài trong khi công ty phải bù lãi vay vốn thì đơn vị đó cũng phải bị ảnh hưởng nhất định mới có tác dụng thúc đảy việc thu hồi công nợ.

Sơ bộ vậy, nếu cần mình nói qua điện thoại tiện hơn.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom