Cần xây dựng kho thông tin về hóa đơn (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Kế Toán Già Gân có thông tin này, các Thầy, cô, chú bác xem hộ dùm và cho hướng đề xuất thêm:

Doanh nghiệp “tự bơi” với hóa đơn tự in

Từ 1-1-2012, tất cả doanh nghiệp phải chuyển sang dùng hóa đơn tự in. Phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ đã đặt in hoặc in xong hóa đơn nhưng cách dùng sao cho khỏi “mang họa” thì vẫn khá mù mờ.

Một năm qua, các doanh nghiệp (không phải siêu nhỏ) đã quen với việc sử dụng hóa đơn tự in. Riêng các doanh nghiệp siêu nhỏ được gia hạn một năm nên từ 1-1-2012 mới phải chuyển sang dùng hóa đơn tự in.

Vẫn còn mua hóa đơn

Chiều 27-12, lác đác vài người đến phòng Ấn chỉ của Cục Thuế TP.HCM mua hóa đơn. Bà Huỳnh Thị Thanh Thảo, kế toán viên của một đơn vị về ghi âm, cho biết chỉ còn bốn ngày nữa là chuyển sang dùng hóa đơn tự in. Nhưng những ngày cuối tháng, cuối năm, đơn vị cần xuất hóa đơn nhiều nên bà vẫn phải đi mua thêm hóa đơn. Số hóa đơn này dự kiến sẽ được dùng chỉ trong vài ngày. Bà Thảo cho biết vẫn thường được cơ quan thuế nhắc đặt in hóa đơn, đơn vị của bà cũng đã đặt in rồi nhưng chưa in xong.

Một số doanh nghiệp khác chưa đặt in hóa đơn vì lấn cấn về địa điểm văn phòng. Ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc Công ty TNHH Đa Quốc (quận 4), cho biết: “Đầu năm 2012, công ty tôi sẽ hết hạn hợp đồng thuê mặt bằng. Chúng tôi dự định chuyển đi nhưng lại chưa chọn được địa điểm mới nên còn chần chừ chưa dám đặt in hóa đơn”.

uex8e99b831yuky.jpg


Sau ngày 1-1-2012, hóa đơn đã mua từ cơ quan thuế mà còn dư sẽ không được dùng. Trong ảnh: Mua hóa đơn tại phòng quản lý ấn chỉ Cục thuế TP.HCM. Ảnh: HTD​


Không trễ như lần trước

Ông Trần Quốc Nam, Giám đốc Công ty Tư vấn kế toán TQN, cho biết năm ngoái nhiều doanh nghiệp không biết quy định “phải chuyển sang dùng hóa đơn tự in” hoặc có nắm quy định nhưng ỷ y, gần đến hạn mới đi đặt in hóa đơn. Khi đó, số lượng nhà in chưa nhiều, in dồn dập không kịp… Vì vậy đến hạn dùng hóa đơn tự in mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có hóa đơn, cơ quan thuế phải gia hạn bán hóa đơn. Rút kinh nghiệm sự cố chậm chạp này, năm nay cơ quan thuế đã rốt ráo tuyên truyền, thông báo, đốc thúc doanh nghiệp đặt in hóa đơn từ mấy tháng trước. Một số cơ quan thuế bán hóa đơn nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải có hợp đồng đặt in hóa đơn với một nhà in bất kỳ để chắc chắn là doanh nghiệp khỏi “ỷ lại” vào hóa đơn được bán. Một số cơ quan thuế còn yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết là đã nhận thông báo, đã được hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn tự in… thì mới chịu bán hóa đơn.

Khó khăn nhất trong việc sử dụng hóa đơn tự in, theo ông Nam, là chi phí tăng. Số lượng nhà in năm nay đã tăng đáng kể, hiện có gần 100 nhà in, do đó giá in đã rẻ hơn so với năm ngoái. Tuy vậy, mỗi cuốn hóa đơn đặt in có giá trên 80.000 đồng, trong khi giá hóa đơn mua chưa tới 16.000 đồng/cuốn.

Ông Nam cũng cho biết 90% khách hàng của công ty ông đã được tư vấn và đặt in hóa đơn. Số 10% còn lại chưa đặt in vì vài lý do cá biệt chứ không phải không biết quy định.


Lúng túng trong trong sử dụng

Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho biết nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ mới biết là từ 1-1-2012 thì dùng hóa đơn tự in nhưng những kinh nghiệm liên quan đến việc dùng hóa đơn này thì rất mù mờ.

Một trong những vấn đề quan trọng là sau 1-1-2012, hóa đơn đã mua từ cơ quan thuế mà còn dư thì có được dùng tiếp hay không. Luật sư Trần Xoa cho biết số hóa đơn dư sẽ không được dùng, nếu dùng sẽ là hóa đơn bất hợp pháp. Ông cho rằng lẽ ra các cơ quan thuế phải thông báo thật rõ ràng, cụ thể nội dung này.

Một nội dung khác mà doanh nghiệp cần chú ý là phải kiểm tra xem hóa đơn mà mình được nhận có giá trị hay không. Theo quy định, khi in xong hóa đơn, doanh nghiệp phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế thì hóa đơn mới chính thức có giá trị sử dụng. Ngoài ra, cửa hàng phải dán công khai thông báo này. Vì vậy, khi doanh nghiệp A đi mua hàng thì phải xem tại cửa hàng của doanh nghiệp B có dán thông báo phát hành hóa đơn không, nếu có thì hóa đơn có giá trị, nếu không thì phải nhắc doanh nghiệp bán hàng gửi cho mình xem thông báo trên.


Luật sư Trần Xoa cũng cho biết nhiều doanh nghiệp đã mua hàng, nhận hóa đơn mà không hề biết doanh nghiệp xuất hóa đơn kia chưa làm thủ tục thông báo. Nếu rơi vào trường hợp này, hóa đơn đã nhận xem như bất hợp pháp. Nếu doanh nghiệp đưa hóa đơn này vào chứng từ kế toán, vài năm sau khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thì doanh nghiệp có thể… bị rắc rối to.

Nếu lỡ đã nhận hóa đơn mà nay kiểm tra lại thấy hóa đơn không hợp pháp thì doanh nghiệp mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp kia hủy và xuất lại hóa đơn mới. Tuy nhiên, đã từng có trường hợp doanh nghiệp bán hàng, thu tiền xong rồi lại không thèm quan tâm chuyện xuất lại hóa đơn khiến doanh nghiệp nhận hóa đơn dở khóc dở mếu.

Cần xây dựng kho thông tin về hóa đơn

Ngành thuế cần xây dựng kho thông tin về hóa đơn trên Internet để phục vụ doanh nghiệp tra cứu thông tin hóa đơn hợp pháp hay bất hợp pháp. Cụ thể là doanh nghiệp nào nộp thông báo phát hành hóa đơn rồi thì đưa tên doanh nghiệp, đưa nội dung thông báo vào kho thông tin này. Doanh nghiệp mua hàng có thể vào trang thông tin này để tra cứu xem doanh nghiệp đối tác có thông báo phát hành hóa đơn hay chưa, hóa đơn mà mình nhận có hợp pháp hay không…

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dữ liệu cần thiết này. Doanh nghiệp đang phải tự bơi, tự cứu với hóa đơn tự in!

Luật sư TRẦN XOA, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang


(Theo Phapluattp)​


Thêm 1 trường hợp gay go làm sao biết được hoá đơn đó không còn hợp pháp
Gần đây, theo công văn 4635/TCT-QLN, ngày 20/12/2011 của Tổng Cục Thuế trả lời cho Cục Thuế tỉnh Bình Dương V/v áp dụng biện pháp cưỡng chế đình chỉ sử dụng đối với hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử


Tổng cục Thuế nhận được công văn số 12778/CT-QLN ngày 16/9/2011 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp đình chỉ hóa đơn đối với đơn vị sử dụng hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
...
Cơ quan Thuế ra quyết định đình chỉ việc sử dụng hóa đơn bằng văn bản theo quy định tại Thông tư 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính và quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành kèm theo quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 11/5/2009 của Tổng cục Thuế đối với đối tượng cưỡng chế và chuyển danh sách đơn vị bị cưỡng chế và số lượng hóa đơn đã bị đình chỉ sử dụng (chi tiết theo loại hóa đơn từ số, đến số) cho bộ phận quản lý ấn chỉ, bộ phận tin học để điều chỉnh giảm thông báo phát hành hóa đơn và đưa lên trang web tra cứu hóa đơn của ngành thuế. Nếu đơn vị cố tình sử dụng hóa đơn đã bị cưỡng chế coi như đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Nếu đơn vị bị cưởng chế "cố tình vi phạm" vẫn phát hành hóa đơn trong thời gian thời gian này => người mua rất dễ bị rơi vào trường hợp "sử dụng hóa đơn bất hợp pháp" khi quyết toán thuế sau này, cách duy nhất để tự cứu lấy mình là ... "lên trang web tra cứu hóa đơn của ngành thuế".

Thông thường khi người mua đã nhận được hóa đơn, nếu cẩn thận thì mới tra cứu (đi sau 1 bước), không lẽ trước khi mua hàng yêu cầu bên bán cung cấp trước thông tin hóa đơn (se-ri, ký hiệu, ...) để tra cứu?
 

File đính kèm

Một trong những vấn đề quan trọng là sau 1-1-2012, hóa đơn đã mua từ cơ quan thuế mà còn dư thì có được dùng tiếp hay không. Luật sư Trần Xoa cho biết số hóa đơn dư sẽ không được dùng, nếu dùng sẽ là hóa đơn bất hợp pháp. Ông cho rằng lẽ ra các cơ quan thuế phải thông báo thật rõ ràng, cụ thể nội dung này.
[h=5]Công văn của Bộ Tài chính số 18036/BTC-TCT ngày 30/12/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung trong quá trình thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC[/h]
Kể từ ngày 01/01/2012, cơ quan thuế không bán hóa đơn cho doanh nghiệp. Đối với số hóa đơn đã mua của cơ quan thuế trước ngày 01/01/2012, nếu từ ngày 01/01/2012 doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp thực hiện hủy theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Trường hợp có nhu cầu sử dụng thì được tiếp tục sử dụng và phải báo cáo tình hình sử dụng tại Báo cáo sử dụng hóa đơn năm 2011 theo đúng quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Doanh nghiệp không được sử dụng đồng thời hóa đơn mua của cơ quan thuế và hóa đơn tự in, đặt in của doanh nghiệp


Hai cái này là sao ta??
 
Cái trên là theo quan điểm của LS. Trần Xoa, cái dưới 18036 là của BTC, mình cách đây mấy tháng có tư vấn DN đặt in hàng loạt hóa đơn, sử dụng gần hết rồi, nay kế toán DN này quên thông báo phát hành. Thuế nói sẽ áp khung phạt từ 4tr-20tr. Nay ra CV này bị phạt khung tối thiếu thì các DN như trên được lợi biết mấy !!!!
 
Cái trên là theo quan điểm của LS. Trần Xoa, cái dưới 18036 là của BTC, mình cách đây mấy tháng có tư vấn DN đặt in hàng loạt hóa đơn, sử dụng gần hết rồi, nay kế toán DN này quên thông báo phát hành. Thuế nói sẽ áp khung phạt từ 4tr-20tr. Nay ra CV này bị phạt khung tối thiếu thì các DN như trên được lợi biết mấy !!!!

Tư vấn luật mà nói trên quan điểm sao, ẹ ẹc
Thà nói rằng công văn này mới ban hành sau khi có phát biểu trên (mà phát biểu trên căn cứ vào những văn bản trước) giờ công văn này sửa đổi thì còn chấp nhận được.
 
Em có người bạn thận trọng đến độ mỗi lần mua hàng của đối tượng nào đều yêu cầu bên nhà cung cấp fax cho cái bản thông báo phát hành hoá đơn để lưu hồ sơ. Sau này, có gì cũng có chứng cứ làm việc với cơ quan thuế.

Em nhỏ dại, em chỉ cung cấp các thông tin để cho các Thầy/cô, chú bác, anh chị tham khảo còn làm như thế nào nên liên hệ với cơ quan thuế sở tại bằng văn bản cụ thể.

Có người hỏi em 1 câu vậy có công cụ nào hoặc trang web nào để tra cứu các hoá đơn bất hợp pháp không?

Xin phép Thầy Mỹ, em không dám quảng cáo cho ai nhưng thấy cái này đáp ứng cho các DN nếu các DN có quan tâm

- Tra cứu thông tin người nộp thuế(liên thông dữ liệu Tổng cục thuế);
- Tra cứu hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
- Cảnh báo dữ liệu kê khai thuế HTKK liên quan đến doanh nghiệp ma, hóa đơn trôi nổi;

79in4u43lrglbrs.jpg

Tóm lược hướng dẫn tra cứu sử dụng
 
Lần chỉnh sửa cuối:
BMVNAH, cớ sao tiền thuế dùng để làm gì? Tiền thu thuế hãy sử dụng đúng mục đích, cần phải xây dựng kho dữ liệu để các DN tra cứu. Hay tại không có được tầm nhìn xa cuối cùng toàn các DN tự làm để bán cho nhau. Đừng bảo với tôi là thông tin được cung cấp từ bên trong ra để "nuôi" các DN ấy!!!
 
BMVNAH, cớ sao tiền thuế dùng để làm gì? Tiền thu thuế hãy sử dụng đúng mục đích, cần phải xây dựng kho dữ liệu để các DN tra cứu. Hay tại không có được tầm nhìn xa cuối cùng toàn các DN tự làm để bán cho nhau. Đừng bảo với tôi là thông tin được cung cấp từ bên trong ra để "nuôi" các DN ấy!!!

Nói ở đây làm gì? Tính là một cánh ém làm nên mùa xuân ah. ẹc ẹc
 
Tư vấn luật mà nói trên quan điểm sao, ẹ ẹc
Thà nói rằng công văn này mới ban hành sau khi có phát biểu trên (mà phát biểu trên căn cứ vào những văn bản trước) giờ công văn này sửa đổi thì còn chấp nhận được.

Tùng mà đã từng đi thủ tục về mất, hủy, thông báo phát hành hóa đơn thì biết. Văn bản thay đổi chóng mặt, cái này chưa đọc xong, cái khác đã thay thế, CV 18036 gỡ rối 4 vướng mắc về cái vụ hóa đơn cho các DN cuối năm 2011 là tốt lắm rồi. Xem tại đây. Sáng trên báo Tuổi trẻ đăng tin BTC đã chấp thuận cho DN vừa và tiếp tục được mua hóa đơn tại cơ quan thuế !
 
Angela Hoa Quỳnh thấy bác Kế Toán Già Gân làm rối bộ đàm, xem thông tin đây nè

Ngày 04/01/2012 - Thống nhất cách giải quyết một số vấn đề vướng mắc về hoá đơn


Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về hoá đơn đã thực thi được 2 năm, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều vướng mắc phát sinh. Để giải quyết vướng mắc và thống nhất trong việc thực hiện, Bộ Tài Chính đã ban hành công văn số 18036/BTC-TCT ngày 30/12/2011 hướng dẫn và chỉ đạo Cục thuế các tỉnh thành phố một số nội dung về hoá đơn.

Theo đó, công văn này đã tập trung hướng dẫn giải quyết 5 vấn đề về hoá đơn đang gặp vướng mắc:

Về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in

Theo quy định, một trong các điều kiện doanh nghiệp muốn sử dụng hoá đơn tự in là doanh nghiệp phải có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hoá đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh. Trên thực tế, việc áp dụng điều kiện này cũng chưa thật sự khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hình thức hoá đơn này, Bộ Tài Chính đã cho phép doanh nghiệp được sử dụng phần mềm tự in hóa đơn đảm bảo định kỳ hàng tháng dữ liệu từ phần mềm tự in hóa đơn phải được chuyển vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu trước khi người nộp thuế nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế.

Về việc xử lý chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Công văn này đã hướng dẫn rõ cách xử lý vi phạm đối với trường hợp chậm nộp báo các dụng hoá đơn như sau:

Trường hợp tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thì không bị xử phạt; trường hợp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn thì tổ chức, cá nhân bị phạt ở mức phạt tối thiểu của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ( mức phạt là 2.000.000 đồng).

Về việc sử dụng hóa đơn trước khi Thông báo phát hành hóa đơn và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính sau ngày 01/4/2011

Thực tế, trong năm 2011 còn có tình trạng các doanh nghiệp ( trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn) sau ngày 31/3/2011 vẫn tiếp tục sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành; hoặc sử dụng hoá đơn khi chưa thông báo phát hành hoá đơn... Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính hướng dẫn:

Trường hợp trong năm 2011 người bán lập hóa đơn giao cho khách hàng trong thời hạn 10 ngày trước khi gửi Thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế hoặc trường hợp người bán sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính giao cho người mua sau ngày 31/3/2011 thì đề nghị Cục thuế kiểm tra cụ thể từng trường hợp phát sinh để xử lý, nếu hóa đơn có gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh (có việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ), có chứng từ thanh toán và người bán đã kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu ra tại các Tờ khai thuế giá trị gia tăng thì:

Đối với trường hợp người bán sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính giao cho người mua sau ngày 01/4/2011 thì người bán bị xử phạt ở mức phạt tối thiểu của khung tiền phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (mức phạt là 2.000.000đồng). Người bán không phải hủy hóa đơn đã lập giao cho khách hàng.

- Đối với trường hợp trong năm 2011 người bán lập hóa đơn giao cho khách hàng trong thời hạn 10 ngày trước khi gửi Thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế thì người bán bị xử phạt ở mức phạt tối thiểu của khung tiền phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (mức phạt là 4.000.000 đồng). Ngoài việc bị xử phạt, người bán phải thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định, tại Thông báo phát hành hóa đơn phải liệt kê rõ số lượng hóa đơn đã sử dụng trước khi Thông báo phát hành.

Người mua là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được căn cứ hóa đơn của người bán lập giao cho để kê khai khấu trừ thuế GTGT và hạch tóan chi phí vì người bán đã kê khai nộp thuế.

Về việc sử dụng hóa đơn đã mua của cơ quan thuế

Theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC thì kể từ ngày 01/01/2012, cơ quan thuế không bán hóa đơn cho doanh nghiệp. Đối với số hóa đơn đã mua của cơ quan thuế, nếu từ ngày 01/01/2012 doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp thực hiện hủy theo quy định. Trường hợp có nhu cầu sử dụng thì được tiếp tục sử dụng và phải báo cáo tình hình sử dụng tại Báo cáo sử dụng hóa đơn năm 2011.

Doanh nghiệp không được sử dụng đồng thời hóa đơn mua của cơ quan thuế và hóa đơn tự in, đặt in của doanh nghiệp.

Về việc sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Tại công văn này, Bộ Tài chính hướng dẫn đối với trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu đã dùng hoá đơn GTGT khi xuất khẩu từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 vẫn được chấp thuận.

L.T.T - TCT​
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom