Vô danh Tiểu tốt
Thành viên tiêu biểu

- Tham gia
- 22/1/14
- Bài viết
- 430
- Được thích
- 547
Đang nửa đêm ngon giấc, tôi bất chợt bị đánh thức bởi tiếng pháo đùng đùng kèm tiếng trẻ con la hét phấn khích trong giờ phút giao thừa. Phải dễ đến sau 28 năm rồi, Việt Nam ta mới sống lại cái không khi giao thừa ngập tràn âm thanh náo động, ồn ã đến thế dù đang đỉnh cơn dịch. Chỉ khác là tiếng pháo năm nay đùng đùng, chậm dãi chứ không oàng oàng liên thanh như tiếng pháo dây trong ký ức tuổi thơ tôi.
Nói không phét, tôi đã dự cảm được cái âm thanh này sẽ sớm trở lại từ vài năm trước khi đọc một bài báo nói về cảnh tượng những chiếc xe cứu thương, chữa cháy bên Trung Quốc hú còi, chạy hết tốc lực trong cái đêm giao thừa đầu tiên sau rất nhiều năm chính phủ Trung Quốc cho phép dân đốt pháo trở lại mừng đón năm mới. Và một điều cũng tưởng như trùng hợp ngẫu nhiên là lệnh cấm đốt pháo tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 cũng chỉ diễn ra ngay sau khi bên Trung Quốc ban hành lệnh lệnh cấm đốt pháo vào năm 1993. (Tham khảo)
Và đó cũng chẳng phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên giữa 2 nước láng giềng chung một biên giới.
Khoảng năm 2006, trên tờ Tuổi trẻ chủ nhật phỏng vấn một bác cán bộ lão thành về những liệu pháp ứng phó với tình trạng siêu lạm phát xẩy ra trong khoảng thập niên 80. Với giọng đầy tự hào, bác khẳng định “chính sách đổi tiền” chống lạm phát là một giải pháp sáng tạo độc đáo do các cán bộ kinh tế Việt Nam nghĩ ra. Phải nói là ngay khi đọc bài báo ấy, lòng tôi lâng lâng một cảm giác khó tả. Đâu ngờ người Việt Nam chúng ta đâu chỉ tài giỏi trong chiến tranh mà trong kinh tế cũng có những giải pháp thông minh. Tuy nhiên mãi gần đây, khi đọc một câu chuyện bi hài xẩy ra bên Trung Quốc, tôi mới vỡ lẽ ra sự thật.
Một bà lão Trung Quốc tình cờ phát hiện một cuốn số tiết kiệm có trị số rất to bị đóng bụi được mở thời những năm 50. Hý hửng đem cuốn sổ này đi tới ngân hàng lãnh tiền, bà mường tượng số tiền to này cộng với lãi suất sau hàng chục năm sẽ đem đến một món tiền kếch xù cho bà ở cuối đời nhưng trớ trêu thay cuốn sổ tiết kiệm này nếu được chi trả sẽ chỉ là một món tiền cỏn con. Nguyên do là bà mở sổ tiết kiệm vào giai đoạn lạm phát phi mã thập niên 50 bên Trung Quốc khi mà một số tiền to trong sổ lúc đó thực chất có giá trị không đáng kể. Sau đó, chính phủ Trung Quốc nhiều lần thực hiện việc “đổi tiền” nhằm hoán đổi các đồng tiền có mệnh giá lớn nhưng có giá trị thấp về những đồng tiền mới có mệnh giá nhỏ hơn với giá trị quy đổi tương đương. (chẳng hạn 100đ cũ chuyển về 10đ mới). Thế là niềm tự hào về giải pháp kinh tế độc đáo do người Việt nghĩ ra suốt trong gần 15 năm của tôi tan tành.
Cách đây cũng tầm chục năm, nhiều báo khác nhau nói đến tình trạng học sinh Việt viết chữ rất xấu. Trong hàng loại nguyên nhân được đề cập, một lý do được coi là chính yếu gây ra tình trạng này là do chương trình “cải cách chữ viết” được đưa ra vào năm 1981 mà thế hệ cuối 7x trở về sau chính là những người được áp dụng. Cải cách chữ viết ở đây là việc loại các nét nối giữa mỗi ký tự trọng cùng một từ (gọi nôm na là bỏ chữ có đuôi, chữ có móc) và viết theo kiểu chữ in. Bằng việc loại bỏ các nét bị coi là thừa này, các nhà cải cách giáo dục Việt Nam cho rằng học sinh sẽ viết nhanh hơn, đẹp hơn (như in). Tuy nhiên thực tế khi loại bỏ các nét nối giữa các ký tự, nét chữ sẽ mất đi sự mềm mại uyển chuyển và các chữ rời rạc theo kiểu chữ in sẽ giảm tốc độ viết.
Khi hay biết chuyện giản tiện chữ viết này, tôi bỗng nhiên liên tưởng ngay đến chuyện Trung Quốc tạo ra bộ chữ “Giản Thể” là hình thức giản lược bớt các nét trong bộ chữ Hán truyền thống (gọi là Phồn thể) ở thập niên 50 nhằm mục đích dễ học và viết nhanh hơn. Chả biết liệu câu chuyện cải cách chữ viết bên ta (1981) có gì đó liên hệ ngẫu nhiên với bên bển (1949) hay không?
Ngoại những sự trùng hợp ngẫu nhiên đem tới những chuyện bi hài thì cũng có những chuyện tương đồng nhưng có kết quả tích cực. Chẳng hạn việc nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế vào những thập niên 90 diễn ra sau khi Trung Quốc mở cửa kinh tế chào đón các nhà đầu tư nước ngoài từ cuối thập niên 70. Phải nói là chính sách mở cửa đã khiến cho Trung Quốc có những bước nhẩy thần kỳ trở thành cường quốc kinh tế, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Với Việt Nam nhờ “mở cửa kinh tế” dù có muộn hơn mươi năm, nước ta thoát ra khỏi tình trạng thiếu thốn chuyển qua đủ ăn và dần dà trở thành một nước xuất khẩu.
Tôi hy vọng là trong tương lai, sẽ không còn gặp lại những sự trùng hợp tréo ngoe này nữa. Nếu có xẩy ra trùng hợp dù là ngẫu nhiên thì rất hy vọng chúng ta là người đi trước chứ hổng phải đi sau để ít ra tôi lại có dịp trào dâng một cảm giác tự hào gì đó về phát kiến của người Việt Nam
Nói không phét, tôi đã dự cảm được cái âm thanh này sẽ sớm trở lại từ vài năm trước khi đọc một bài báo nói về cảnh tượng những chiếc xe cứu thương, chữa cháy bên Trung Quốc hú còi, chạy hết tốc lực trong cái đêm giao thừa đầu tiên sau rất nhiều năm chính phủ Trung Quốc cho phép dân đốt pháo trở lại mừng đón năm mới. Và một điều cũng tưởng như trùng hợp ngẫu nhiên là lệnh cấm đốt pháo tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 cũng chỉ diễn ra ngay sau khi bên Trung Quốc ban hành lệnh lệnh cấm đốt pháo vào năm 1993. (Tham khảo)
Và đó cũng chẳng phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên giữa 2 nước láng giềng chung một biên giới.
Khoảng năm 2006, trên tờ Tuổi trẻ chủ nhật phỏng vấn một bác cán bộ lão thành về những liệu pháp ứng phó với tình trạng siêu lạm phát xẩy ra trong khoảng thập niên 80. Với giọng đầy tự hào, bác khẳng định “chính sách đổi tiền” chống lạm phát là một giải pháp sáng tạo độc đáo do các cán bộ kinh tế Việt Nam nghĩ ra. Phải nói là ngay khi đọc bài báo ấy, lòng tôi lâng lâng một cảm giác khó tả. Đâu ngờ người Việt Nam chúng ta đâu chỉ tài giỏi trong chiến tranh mà trong kinh tế cũng có những giải pháp thông minh. Tuy nhiên mãi gần đây, khi đọc một câu chuyện bi hài xẩy ra bên Trung Quốc, tôi mới vỡ lẽ ra sự thật.
Một bà lão Trung Quốc tình cờ phát hiện một cuốn số tiết kiệm có trị số rất to bị đóng bụi được mở thời những năm 50. Hý hửng đem cuốn sổ này đi tới ngân hàng lãnh tiền, bà mường tượng số tiền to này cộng với lãi suất sau hàng chục năm sẽ đem đến một món tiền kếch xù cho bà ở cuối đời nhưng trớ trêu thay cuốn sổ tiết kiệm này nếu được chi trả sẽ chỉ là một món tiền cỏn con. Nguyên do là bà mở sổ tiết kiệm vào giai đoạn lạm phát phi mã thập niên 50 bên Trung Quốc khi mà một số tiền to trong sổ lúc đó thực chất có giá trị không đáng kể. Sau đó, chính phủ Trung Quốc nhiều lần thực hiện việc “đổi tiền” nhằm hoán đổi các đồng tiền có mệnh giá lớn nhưng có giá trị thấp về những đồng tiền mới có mệnh giá nhỏ hơn với giá trị quy đổi tương đương. (chẳng hạn 100đ cũ chuyển về 10đ mới). Thế là niềm tự hào về giải pháp kinh tế độc đáo do người Việt nghĩ ra suốt trong gần 15 năm của tôi tan tành.
Cách đây cũng tầm chục năm, nhiều báo khác nhau nói đến tình trạng học sinh Việt viết chữ rất xấu. Trong hàng loại nguyên nhân được đề cập, một lý do được coi là chính yếu gây ra tình trạng này là do chương trình “cải cách chữ viết” được đưa ra vào năm 1981 mà thế hệ cuối 7x trở về sau chính là những người được áp dụng. Cải cách chữ viết ở đây là việc loại các nét nối giữa mỗi ký tự trọng cùng một từ (gọi nôm na là bỏ chữ có đuôi, chữ có móc) và viết theo kiểu chữ in. Bằng việc loại bỏ các nét bị coi là thừa này, các nhà cải cách giáo dục Việt Nam cho rằng học sinh sẽ viết nhanh hơn, đẹp hơn (như in). Tuy nhiên thực tế khi loại bỏ các nét nối giữa các ký tự, nét chữ sẽ mất đi sự mềm mại uyển chuyển và các chữ rời rạc theo kiểu chữ in sẽ giảm tốc độ viết.
Khi hay biết chuyện giản tiện chữ viết này, tôi bỗng nhiên liên tưởng ngay đến chuyện Trung Quốc tạo ra bộ chữ “Giản Thể” là hình thức giản lược bớt các nét trong bộ chữ Hán truyền thống (gọi là Phồn thể) ở thập niên 50 nhằm mục đích dễ học và viết nhanh hơn. Chả biết liệu câu chuyện cải cách chữ viết bên ta (1981) có gì đó liên hệ ngẫu nhiên với bên bển (1949) hay không?
Ngoại những sự trùng hợp ngẫu nhiên đem tới những chuyện bi hài thì cũng có những chuyện tương đồng nhưng có kết quả tích cực. Chẳng hạn việc nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế vào những thập niên 90 diễn ra sau khi Trung Quốc mở cửa kinh tế chào đón các nhà đầu tư nước ngoài từ cuối thập niên 70. Phải nói là chính sách mở cửa đã khiến cho Trung Quốc có những bước nhẩy thần kỳ trở thành cường quốc kinh tế, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Với Việt Nam nhờ “mở cửa kinh tế” dù có muộn hơn mươi năm, nước ta thoát ra khỏi tình trạng thiếu thốn chuyển qua đủ ăn và dần dà trở thành một nước xuất khẩu.
Tôi hy vọng là trong tương lai, sẽ không còn gặp lại những sự trùng hợp tréo ngoe này nữa. Nếu có xẩy ra trùng hợp dù là ngẫu nhiên thì rất hy vọng chúng ta là người đi trước chứ hổng phải đi sau để ít ra tôi lại có dịp trào dâng một cảm giác tự hào gì đó về phát kiến của người Việt Nam

Lần chỉnh sửa cuối: