Có phải bắt buộc trợ cấp thôi việc

Liên hệ QC

bich

Thành viên mới
Tham gia
28/10/06
Bài viết
45
Được thích
4
Chào các bạn!
Các bạn cho mình hỏi, mình thấy có 1 số công ty, khi nhân viên nghỉ việc, công ty có trợ cấp thôi việc, nhưng 1 số cty không có trợ cấp vấn đề này. Vậy các cty này có vi phạm luật lao động ko?
 
Mình có ý kiến này không biết đúng không, pakòn chỉ giáo thêm nha.
Bình thường khi hai bên thực hiện ký kết HĐLĐ chính thức, nếu trong HĐ có ghi thỏa thuận giữa hai bên là khi bên NLĐ chấm dứt HĐLĐ mà không vi phạm thỏa ước giữa hai bên, và NLĐ làm việc đủ từ 12 tháng trở lên thì NSLĐ phải có nghĩa vụ thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho NLĐ với thời gian mà NLĐ làm việc tại đơn vị theo đúng quy định của PL. Còn nếu họ không thỏa thuận gì về vấn đề này trong HĐLĐ khi giao kết giữa hai bên thì NSDLĐ vẫn có thể không trả trợ cấp thôi việc cho NLD khi NLĐ nghỉ việc tại đơn vị mà không vi phạm gì cả.
 
Bạn vui lòng xem thêm Thông tư số: 17 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 của BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.

Load file tại đây

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia BH thất nghiệp (<10 lao động) thì doanh nghiệp phải trợ cấp thôi việc cho người lao động; và nếu được thì trong tiền lương phải tính (phụ cấp) thêm 1% BHTN cho người lao động.
 
Mình có ý kiến này không biết đúng không, pakòn chỉ giáo thêm nha.
Bình thường khi hai bên thực hiện ký kết HĐLĐ chính thức, nếu trong HĐ có ghi thỏa thuận giữa hai bên là khi bên NLĐ chấm dứt HĐLĐ mà không vi phạm thỏa ước giữa hai bên, và NLĐ làm việc đủ từ 12 tháng trở lên thì NSLĐ phải có nghĩa vụ thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho NLĐ với thời gian mà NLĐ làm việc tại đơn vị theo đúng quy định của PL. Còn nếu họ không thỏa thuận gì về vấn đề này trong HĐLĐ khi giao kết giữa hai bên thì NSDLĐ vẫn có thể không trả trợ cấp thôi việc cho NLD khi NLĐ nghỉ việc tại đơn vị mà không vi phạm gì cả.

Bạn vui lòng trích dẫn thông tư, nghị định hộ.
 
Theo Điều 42 Bộ Luật Lao động:

1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Như vậy, không có chuyện không đề cập trong hợp đồng lao động thì không trợ cấp thôi việc. Không trợ cấp thôi việc cho người lao động là trái với Bộ Luật Lao động.

Người lao động được trợ cấp thôi việc hay không được trợ cấp thôi việc khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 41 và điều 85, điểm 1, khoản a và b như sau:

Điều 41
1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật này.

2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.

3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường phí đào tạo nếu có, theo quy định của Chính phủ.

4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Điều 85
1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;
Mức trợ cấp thôi việc được quy định mới nhất tại thông tư [FONT=&quot]17/2009/TT-BLĐTBXH[/FONT] (xem đính kèm)
 

File đính kèm

  • 17_2009_TT-LDTBXH Tro Cap Thoi Viec.doc
    82.8 KB · Đọc: 105
Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia BH thất nghiệp (<10 lao động) thì doanh nghiệp phải trợ cấp thôi việc cho người lao động; và nếu được thì trong tiền lương phải tính (phụ cấp) thêm 1% BHTN cho người lao động.

Em thấy trong thông tư 17/2009 có nội dung như trên đâu! Nếu em không nhầm thì đơn vị nào cũng phải trợ cấp thôi việc khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động( trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật lao động). Có đúng không các bác!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia BH thất nghiệp (<10 lao động) thì doanh nghiệp phải trợ cấp thôi việc cho người lao động; và nếu được thì trong tiền lương phải tính (phụ cấp) thêm 1% BHTN cho người lao động.

Em thấy trong thông tư 17/2009 có nội dung như trên đâu! Nếu em không nhầm thì đơn vị nào cũng phải trợ cấp thôi việc khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động( trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật lao động). Có đúng không các bác!

Đúng là trong thông tư không có qui định bắt buộc khoản tính thêm 1% BHTN vào lương cho những doanh nghiệp có lao động dưới 10 người.
Nhưng chủ trương chính sách của chủ doanh nghiệp nếu có làm được vấn đề này thì tốt cho người lao động. Đây cũng lá cái tình và cái lý khi chủ doanh nghiệp có quan tâm đến người lao động để người lao động yên tâm công tác và càng gắn bó với doanh nghiệp.

Thân
 
Mình thấy trả trợ cấp thôi việc cho những người xin nghỉ việc (họ chuyển đi nơi khác làm việc) thật là không hợp lý. Nhưng mình không thấy quy định riêng cho những trường hợp chuyển công tác!
Họ có bị thất nghiệp ngày nào đâu mà khi xin nghỉ việc họ lại được trợ cấp. Mà nhất là những người đã làm việc lâu năm rồi mà xin nghỉ việc - cứ sau 45 ngày thông báo trước - tiền trợ cấp có khi đến 20-30 triệu đồng! thật là vô lý hết sức!
Tất nhiên vấn đề trợ cấp thôi việc có cả nội dung nhân đạo của nhà nước bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
Nhưng mọi người thử nghĩ xem - Trong khi anh em công nhân làm việc vất vả trong thời kỳ suy thoái còn chưa được lĩnh lương kịp thời hạn! vậy mà doanh nghiệp lại phải bỏ ra một khoản ngân quỹ không nhỏ cho vấn đề trợ cấp!
Minh cũng là người lao động thôi có thể một ngày nào đó mình cũng chuyển công ty, Nhưng mình thấy quy định như vây không thỏa đáng lắm. Có ai biết có quy định nào về việc không phải trả trợ cấp cho người chuyển công tác không????
 
Mình thấy trả trợ cấp thôi việc cho những người xin nghỉ việc (họ chuyển đi nơi khác làm việc) thật là không hợp lý. Nhưng mình không thấy quy định riêng cho những trường hợp chuyển công tác!
Họ có bị thất nghiệp ngày nào đâu mà khi xin nghỉ việc họ lại được trợ cấp. Mà nhất là những người đã làm việc lâu năm rồi mà xin nghỉ việc - cứ sau 45 ngày thông báo trước - tiền trợ cấp có khi đến 20-30 triệu đồng! thật là vô lý hết sức!
Tất nhiên vấn đề trợ cấp thôi việc có cả nội dung nhân đạo của nhà nước bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
Nhưng mọi người thử nghĩ xem - Trong khi anh em công nhân làm việc vất vả trong thời kỳ suy thoái còn chưa được lĩnh lương kịp thời hạn! vậy mà doanh nghiệp lại phải bỏ ra một khoản ngân quỹ không nhỏ cho vấn đề trợ cấp!
Minh cũng là người lao động thôi có thể một ngày nào đó mình cũng chuyển công ty, Nhưng mình thấy quy định như vây không thỏa đáng lắm. Có ai biết có quy định nào về việc không phải trả trợ cấp cho người chuyển công tác không????

Có. DN sẽ ko phải trả TCTV cho người chuyển công tác từ DN cũ sang DN mới trong trường hợp: DN đó là DNNN ==> NLĐ nghỉ việc tại DN mới thì DN mới sẽ trả TCTV (cộng luôn cả phần trợ cấp của DN cũ). Khà khà,, huề zốn :-= Khi nào rảnh, để lục lại NĐ hdẫn.
 
Mình thấy trả trợ cấp thôi việc cho những người xin nghỉ việc (họ chuyển đi nơi khác làm việc) thật là không hợp lý. Nhưng mình không thấy quy định riêng cho những trường hợp chuyển công tác!
Họ có bị thất nghiệp ngày nào đâu mà khi xin nghỉ việc họ lại được trợ cấp. Mà nhất là những người đã làm việc lâu năm rồi mà xin nghỉ việc - cứ sau 45 ngày thông báo trước - tiền trợ cấp có khi đến 20-30 triệu đồng! thật là vô lý hết sức!
Tất nhiên vấn đề trợ cấp thôi việc có cả nội dung nhân đạo của nhà nước bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
Nhưng mọi người thử nghĩ xem - Trong khi anh em công nhân làm việc vất vả trong thời kỳ suy thoái còn chưa được lĩnh lương kịp thời hạn! vậy mà doanh nghiệp lại phải bỏ ra một khoản ngân quỹ không nhỏ cho vấn đề trợ cấp!
Minh cũng là người lao động thôi có thể một ngày nào đó mình cũng chuyển công ty, Nhưng mình thấy quy định như vây không thỏa đáng lắm. Có ai biết có quy định nào về việc không phải trả trợ cấp cho người chuyển công tác không????
mình ko bàn sâu trong vấn đề cảm nhận của bạn trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên bạn hãy phân biệt cho rõ: trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.
 
Chào Hong Gam và Baby 1982!
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới đề tài chủa mình.
- Mình hiểu trợ cấp thất nghiệp! Giờ mình vẫn tính trả trợ cấp thôi việc đối với những người xin nghỉ chấm dứt hợp đồng chỉ đến thời điểm 31/12/2008. từ năm 2009, công ty mình đã thu và trả tiền bảo hiểm thất nghiệp cho BHXH nên từ 01/1/2009 đến thời điểm này không được tính vào thời gian tính trả trợ cấp.
- Trường hợp để doanh nghiệp sau trả trợ cấp cho mình thì có khi còn thiệt hơn. bởi họ sẽ có công văn đòi hỏi mình trả họ tiền chi hộ, không trốn được đâu!. Thậm chí họ chi trả trợ cấp thôi việc vô điều kiện không giảm trừ được một số điều kiện của công ty mình để được hưởng trợ cấp!
- Mình muốn hỏi có phải tất cả các trường hợp xin chấm dứt hợp đồng lao động - không kể vì lý do gì - chỉ cần họ đáp ứng về thời gian thông báo trước - đều được hưởng trợ cấp thôi việc???
???
 
Bạn đọc nhé:

Điều 37
1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c: ít nhất ba ngày;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất ba mươi ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.
3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Chắc có lẽ khi liên kết các Khoản trong Điều này, bạn sẽ thấy thật dễ dàng cho câu hỏi cuối của bạn.

Phải nói cụ thể hơn là, NLĐ không vi phạm khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Và "không kể vì lý do gì" thì ko đúng lắm.

Bạn xem Điểm d Khoản 1 Điều 37, khi đó NLĐ phải chứng minh được rằng hoàn cảnh gia đình mình phải "thật sự" khó khăn nhé. Và cái khái niệm "thật sự" trong Khoản này thì cũng chưa thấy BLĐTBXH định nghĩa cụ thể. Nhưng theo cá nhân tôi nghĩ, NSDLĐ chắc cũng ko khó khăn lắm v/v cho họ nghĩ việc đâu nếu họ nêu được hoàn cảnh khó khăn của mình cho BGĐ hoặc bộ phận TCHC biết (trừ trường hợp có xung đột cá nhân dẫn đến mâu thuẫn thôi). Lúc đó thì chỉ cần nhờ Phường xác nhận ==> Khà khà, quá dễ phải hok? :)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom