Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter batca
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

batca

Thành viên mới
Tham gia
10/6/13
Bài viết
1
Được thích
0
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Là thu nhập tính thuế và thuế suất.

3. Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

4. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

5. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
a. Trừ các khoản chi doanh nghiệp được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;
- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
- Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.
c. Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ.

6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại điểm b và Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
b. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
 
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Là thu nhập tính thuế và thuế suất.

3. Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

4. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

5. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
a. Trừ các khoản chi doanh nghiệp được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;
- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
- Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.
c. Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ.

6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại điểm b và Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
b. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Không có thời gian, mới đọc qua loa, thấy đoạn màu đỏ thấy kỳ kỳ.
 
Không có thời gian, mới đọc qua loa, thấy đoạn màu đỏ thấy kỳ kỳ.
Chắc bạn ấy nhầm, ghi luật thuế TNDN thành TNCN. Hơn nữa, thuế suất thuế TNDN và một số nội dung sửa đổi mới về nó có sự thay đổi từ 01/07/2013. Đọc thông tin tóm tắt sau đây:

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNDN


Trong những năm qua, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã đi vào cuộc sống. Theo đó, đã phát huy tác động tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện và góp phần thúc đẩy việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng đã ảnh hưởng không ít đến kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện chính sách thuế TNDN cũng nảy sinh một số vấn đề mới từ thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước trong môi trường cạnh tranh gay gắt, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh, thu hút đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNDN là hết sức cấp bách và cần thiết. Mặt khác, để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNDN cho phù hợp thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển SXKD, có thêm nhiều cơ hội để cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, dự thảo trình Quốc hội về Luật Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung lần này có một số nội dung mới như sau:

1. Về khái niệm cơ sở thường trú. Sửa đổi khái niệm về cơ sở thường trú (bỏ cụm từ "mang lại thu nhập").

2. Về thu nhập chịu thuế. Bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Ngoài ra loại khoản "hoàn nhập dự phòng" ra khỏi thu nhập khác (chuyển vào hạch toán giảm chi phí).

3. Về thu nhập được miễn thuế. Dự thảo Luật sửa đổi đã bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với: Thu nhập từ sản xuất muối của HTX; Thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của DN được cấp chứng chỉ; Thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước của Ngân hàng phát triển Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội, thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thu nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá (XHH) trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực XHH khác để lại để đầu tư phát triển; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của HTX được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật HTX.

4. Về xác định thu nhập tính thuế và chuyển lỗ đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập mới phát sinh: Bổ sung quy định phép bù trừ một chiều số lỗ của chuyển nhượng BĐS (chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) với số lãi của hoạt động kinh doanh chính.

5. Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Bổ sung thêm một số nội dung: Quy định phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; Nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%, đồng thời loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế; Bổ sung khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ đối với khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Bổ sung quy định về khoản chi đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ mang tính an sinh xã hội là khoản chi được trừ; Bổ sung nguyên tắc xác định chi phí hợp lý của một số lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số,...); Bỏ quy định việc doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá và thông báo với cơ quan thuế.

6. Về thuế suất thuế TNDN. Thuế suất thuế TNDN phổ thông là 22%, áp dụng từ ngày 01/01/2014; Thuế suất này được giảm xuống 20% từ ngày 01/01/2016;

Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/07/2013.

Thuế suất thuế TNDN ưu đãi 20% sẽ giảm xuống còn 17% từ ngày 01/01/2016.


7. Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN.

* Về đối tượng và nguyên tắc ưu đãi thuế: Chuyển từ ưu đãi theo Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sang ưu đãi theo dự án đầu tư mới của doanh nghiệp; Bổ sung quy định trường hợp Doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động SXKD được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp; đồng thời bổ sung quy định rõ trường hợp trong cùng một thời gian, nếu Doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.

* Về lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế TNDN: Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội những năm tới, Luật thuế TNDN sửa đổi đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi, cụ thể:

- Bổ sung vào diện áp dụng thuế ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm đối với: Thu nhập của Doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; Thu nhập của Doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí:

+ Quy mô vốn đầu tư trên 6 nghìn tỷ đồng, giải ngân dưới 3 năm, có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.

+ Quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động.

Thu nhập của DN công nghệ cao, DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.

- Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10% đối với các khoản thu nhập sau: Thu nhập của Doanh nghiệp từ dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in); Thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản; Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn KT-XH khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối của HTX thuộc diện miễn thuế; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm; Thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn KT-XH khó khăn và địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn.

- Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi 20%, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm đối với: Thu nhập của Doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống.

- Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi 20% đối với Tổ chức tài chính vi mô.

- Bổ sung quy định ưu đãi thuế TNDN đối với Khu công nghiệp: thu nhập của Doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại KCN (trừ KCN nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) được miễn thuế trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

- Bổ sung quy định Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được giảm 50% số thuế TNDN tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

8. Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng (ĐTMR). Luật thuế TNDN sửa đổi đã bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với ĐTMR; Theo đó quy định tiêu chí của ĐTMR (phải đáp ứng một trong ba tiêu chí:

+ Nguyên giá TSCĐ tăng thêm tối thiểu từ 20 tỷ đồng (đối với dự án ĐTMR thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN) hoặc từ 10 tỷ đồng (đối với các dự án ĐTMR thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn);

+ Tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá TSCĐ trước khi đầu tư;

+ Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư).

Về mức ưu đãi: Doanh nghiệp ĐTMR vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế TNDN mà đáp ứng một trong 3 tiêu chí trên thì phần thu nhập tăng thêm do ĐTMR được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế TNDN của đầu tư mới. Trường hợp Doanh nghiệp ĐTMR mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí nêu trên thì ưu đãi thuế TNDN thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).

9. Quy định cụ thể một số khoản thu nhập không được ưu đãi thuế TNDN và nguyên tắc ưu đãi thuế TNDN. Luật thuế TNDN sửa đổi, bổ sung lần này quy định cụ thể một số khoản thu nhập không được ưu đãi thuế: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ nhà ở xã hội), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quí hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Quy định rõ một số trường hợp không thuộc diện hưởng ưu đãi thuế TNDN như diện Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới: các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức Doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu…

Với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung như nêu trên, khi Luật Thuế TNDN được công bố chính thức và có hiệu lực thi hành sẽ tạo thuận lợi cho DN có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ, tái đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời thu hút và khuyến khích đầu tư mới, đầu tư mở rộng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế./.

Website: TCT
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom