Bạn có ly hôn vợ chỉ vì vợ bạn không sanh được con trai không ?

Liên hệ QC

Xuyên đảo băng hồ

Vouloir c'est pouvoir
Tham gia
23/10/18
Bài viết
17
Được thích
34
Bạn nghĩ sao nếu tôi mơ ước sẽ cưới được người vợ biết bay, có 3 đầu 6 tay, hay phải biết hót như chim, không thì tôi sẽ ly dị...?

Chắc đa số các bạn cũng kệ tôi phải không, vì hoặc tôi sẽ cưới được vợ ở 1 thế giới khác, hoặc tôi sẽ ế cả đời..., thế thôi, chả ai chửi bới gì tôi cho mệt, cùng lắm nói tôi Điên là cùng...

Thế nên 1 cô gái muốn có chồng phải đẹp trai biết cho tiền cô ấy, cô ấy chia tay nếu cha mẹ anh ta bệnh, cô ấy sẽ chia tay nếu anh ta phá sản…..! Hay 1 anh muốn cô vợ khắt khe, bắt ngồi mâm dưới, chia tay nếu không đẻ được con trai... vân vân... thì cũng kệ họ…...

Họ được cái ưu điểm là Trung Thực Thẳng Thắn, hoặc họ sẽ tìm được người hợp với họ, hoặc họ sẽ ế tới khi họ thay đổi, có sao đâu nà, đó là quyền của họ mà!

Chúng ta có thể phê phán những quan điểm sống không phù hợp với ta nhưng hãy hiểu đó là quan điểm chọn lựa của người khác, hãy tôn trọng sự chọn lựa của họ vì nhân quả họ đón nhận chứ mình đâu có liên quan gì đâu!





Các bạn nghĩ sao về ý kiến này.

Ở ngoài đời nếu gặp một chàng trai phát ngôn thế này trước mắt bạn, bạn sẽ làm gì?

1_ Chứi thằng mặt vì phát ngôn tào lao, chửi cho không ngóc đầu lên được luôn….

2_ Cười 1 tiếng rồi thôi, đằng nào đó là sự lựa chọn của anh ta, anh ta sẽ trả giá cho sự lựa chọn của mình (ế cả đời chẳng hạn)….., và cũng vì sự lựa chọn của anh ta không ảnh hưởng túi tiền, không ảnh hưởng kinh tế của mình nên chỉ cười thôi.

3_ Khuyên giải anh ta tư tưởng này là không đúng chỗ này, chỗ kia....……..

4_ Ý kiến khác
(Bài viết không có ý công kích tranh luận, chỉ vì thắc mắc của tác giả về nhân sinh quan, hòa khí trên hết, cảm ơn đã đọc )
 
Tôi thích lấy 1 người vợ có sở thích nghe cải lương giống tôi.
Hai vợ chồng cùng nghe hoặc cùng xem tuồng "Người phu khiêng kiệu cưới" thì thật tuyệt!
 
Tôi thích lấy 1 người vợ có sở thích nghe cải lương giống tôi.
Hai vợ chồng cùng nghe hoặc cùng xem tuồng "Người phu khiêng kiệu cưới" thì thật tuyệt!
Bạn cũng thích xem cải lương à, vậy bạn thích Xuyên Đảo Băng Hồ hay Giang Châu Vĩnh Hạ, hay Cát Mộng Thùy Dương, hay tên tướng cướp Trường Sơn Vũ với cái chết đầy hào hùng và bi tráng....?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi thích lấy 1 người vợ có sở thích nghe cải lương giống tôi.
Hai vợ chồng cùng nghe hoặc cùng xem tuồng "Người phu khiêng kiệu cưới" thì thật tuyệt!
em thì thích nghe cải lương tâm lý xã hội hồi xưa, nó tình nghĩa, nó thấm lắm
còn vợ thì chỉ cần chăm sóc gia đình tốt là được, không cần kiếm tiền giỏi, con nào cũng là con nên không sao con trai con gái đều được, không phải con người khác là ok.
 
Thế nên 1 cô gái muốn có chồng phải đẹp trai biết cho tiền cô ấy, cô ấy chia tay nếu cha mẹ anh ta bệnh, cô ấy sẽ chia tay nếu anh ta phá sản…..! Hay 1 anh muốn cô vợ khắt khe, bắt ngồi mâm dưới, chia tay nếu không đẻ được con trai... vân vân... thì cũng kệ họ…...

Họ được cái ưu điểm là Trung Thực Thẳng Thắn, hoặc họ sẽ tìm được người hợp với họ, hoặc họ sẽ ế tới khi họ thay đổi, có sao đâu nà, đó là quyền của họ mà!
Tôi tin rằng nếu họ trung thực, thẳng thắng với "đối tác" các vấn đề này ngay từ đầu thì họ sẽ KHÔNG tìm được người hợp với họ. Cung có thể nếu cô màu đỏ gặp anh màu xanh thì có khả năng "đạt được thỏa thuận".
 
Chắc nhiều bạn sẽ vô cùng kinh ngạc nếu biết
‘Ba tội bất hiếu, không con nối dõi là lớn nhất’
Phải hơn 20 năm, tôi mới lý giải được thắc mắc sao trong một số phim Trung Quốc về nông thôn hoặc thời phong kiến có chuyện một gia đình không có con trai thì phải mua, thậm chí bắt cóc bằng được một được đứa bé trai về để tiếp tục nỗi dõi tông đường.

Sau gần 2000 năm Nho giáo ngự trị trong giáo dục, tư tưởng, quan điểm này cũng ngấm sâu vào trong "Lễ giáo truyền thống" nước Nam ta. Chính bác Hồ trong một lần động viên một anh cán bộ lập gia đình thời kháng chiến cũng đã nói một câu đại ý là Bác không lập gia đình, sinh con nối dõi là đã phạm cái tội "Đại bất hiếu" (lúc đó mới hiểu nối dõi quan trọng như thế :sweatdrop:). Mà để nối dõi thì phải là con trai vì con sinh ra sẽ lấy họ theo người con trai này đó chính là gốc rễ của cái câu "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Anh người Huế trong clip tai tiếng nói trên cũng đề cập "gia đình anh, đàn ông là trụ cột ngồi mâm trên, còn phụ nữ phải ngồi mâm dưới. Và nam chính muốn giữ gìn truyền thống đó của gia đình.".

Tôi chắc là cũng sắp phạm cái tội "Đại bất hiếu" rồi vì sắp tới trung niên chưa có vợ con gì thưa các bác. :boredom:
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn nghĩ sao nếu tôi mơ ước sẽ cưới được người vợ biết bay, có 3 đầu 6 tay, hay phải biết hót như chim, không thì tôi sẽ ly dị...?
...
Từ "biết bay, 3 đầu 6 tay,..." là bóng gió (tiếng Anh là FlexiGirl) hay thật?
Bóng gió: nhận thức con người có sự tương đối. Đủ yêu thương thì thấy vợ mình biết bay. Còn không đủ thì "ví dầu tình bậu..."
Thật 3 đầu 6 tay: tôi nghĩ bạn muốn 3 vợ. Muốn là một chuyện. Đủ cung ứng cho cả 3 là chuyện khác.

...
Thế nên 1 cô gái muốn có chồng phải đẹp trai biết cho tiền cô ấy, cô ấy chia tay nếu cha mẹ anh ta bệnh, cô ấy sẽ chia tay nếu anh ta phá sản…..! Hay 1 anh muốn cô vợ khắt khe, bắt ngồi mâm dưới, chia tay nếu không đẻ được con trai... vân vân... thì cũng kệ họ…...

Họ được cái ưu điểm là Trung Thực Thẳng Thắn, hoặc họ sẽ tìm được người hợp với họ, hoặc họ sẽ ế tới khi họ thay đổi, có sao đâu nà, đó là quyền của họ mà!
...
Chỗ bội đậm là lý luận chủ quan:
1. chưa chắc khi gặp nhau, người ta đã chịu nói thực cho nhau biết những điều kiện của mình. Bạn nghĩ rằng những người này in sẵn một danh sách điều kiện, mỗi lần gặp một đối tượng thì đưa ra: "anh/em hãy đọc hết những điều kiện sau đây. Nếu đồng ý thì chúng ta sẽ tiến tới..."
2. có nhiều người nghĩ rằng mình thế này thế nọ. Nhưng đến chừng đụng chạm sự thực rồi mới biết rằng mình khác với tính toán ban đầu.

Bạn quá chủ quan về quan niệm "Trung Thực Thẳng Thắn" cho nên bỏ qua yếu tố quan trọng hơn là điểm "Đã Biết Mình Đâu". Cái "thẳng thắn" trước mắt chỉ là sự suy tính. Tính sai là thường tình.

...Chúng ta có thể phê phán những quan điểm sống không phù hợp với ta nhưng hãy hiểu đó là quan điểm chọn lựa của người khác, hãy tôn trọng sự chọn lựa của họ vì nhân quả họ đón nhận chứ mình đâu có liên quan gì đâu!
...
Nhân quả họ đón nhận?
Có thể họ xứng đáng chịu hậu quả việc làm của mình. Nhưng nếu họ có con cái? Những đứa trẻ kia chúng đâu có chọn lựa đâu mà bắt chúng chịu?

Xã hội không thể cấm đoán những lựa chọn nằm trong khuôn khổ pháp lý. Nhưng xã hội có quyền không tôn trọng những lựa chọn nằm ngoài khuôn khổ luân lý.
Tôi không thể cấm cô/cậu thiếu niên hàng xóm chơi bời lang bạt. Nhưng tôi có quyền đem đấy ra làm gương xấu để răn dạy con tôi.

Các bạn nghĩ sao về ý kiến này.

Ở ngoài đời nếu gặp một chàng trai phát ngôn thế này trước mắt bạn, bạn sẽ làm gì?

1_ Chứi thằng mặt vì phát ngôn tào lao, chửi cho không ngóc đầu lên được luôn….

2_ Cười 1 tiếng rồi thôi, đằng nào đó là sự lựa chọn của anh ta, anh ta sẽ trả giá cho sự lựa chọn của mình (ế cả đời chẳng hạn)….., và cũng vì sự lựa chọn của anh ta không ảnh hưởng túi tiền, không ảnh hưởng kinh tế của mình nên chỉ cười thôi.

3_ Khuyên giải anh ta tư tưởng này là không đúng chỗ này, chỗ kia....……..

4_ Ý kiến khác
(Bài viết không có ý công kích tranh luận, chỉ vì thắc mắc của tác giả về nhân sinh quan, hòa khí trên hết, cảm ơn đã đọc )

1. chửi thẳng mặt: chơi dại. "chàng trai" đã có mặt dầy phát ngôn như thế thì chửi hắn, hắn uýnh cho bỏ mẹ.

2. cười 1 tiếng rồi thôi: đã không dám chửi mà còn cố cười thì chỉ là hèn. Thà im luôn cho xong.

3. khuyên giải: nếu anh ta chỉ có ý định thì mình còn bàn, còn khuyên giải. Nhưng nếu đã là quyết định thì chủ ý của anh ta chỉ là khoe khoang mình thôi. Khuyên mốc gì.

4. ý kiến khác: như đã nói trên. Người viết bài cần phân biệt "pháp lý" và "luân lý", phân biệt "tự do trong xã hội" và "trách nhiệm với xã hội", phân biệt "nhân sinh quan" và "tình cảm".
 
Từ "biết bay, 3 đầu 6 tay,..." là bóng gió (tiếng Anh là FlexiGirl) hay thật?
Bóng gió: nhận thức con người có sự tương đối. Đủ yêu thương thì thấy vợ mình biết bay. Còn không đủ thì "ví dầu tình bậu..."
Thật 3 đầu 6 tay: tôi nghĩ bạn muốn 3 vợ. Muốn là một chuyện. Đủ cung ứng cho cả 3 là chuyện khác.


Chỗ bội đậm là lý luận chủ quan:
1. chưa chắc khi gặp nhau, người ta đã chịu nói thực cho nhau biết những điều kiện của mình. Bạn nghĩ rằng những người này in sẵn một danh sách điều kiện, mỗi lần gặp một đối tượng thì đưa ra: "anh/em hãy đọc hết những điều kiện sau đây. Nếu đồng ý thì chúng ta sẽ tiến tới..."
2. có nhiều người nghĩ rằng mình thế này thế nọ. Nhưng đến chừng đụng chạm sự thực rồi mới biết rằng mình khác với tính toán ban đầu.

Bạn quá chủ quan về quan niệm "Trung Thực Thẳng Thắn" cho nên bỏ qua yếu tố quan trọng hơn là điểm "Đã Biết Mình Đâu". Cái "thẳng thắn" trước mắt chỉ là sự suy tính. Tính sai là thường tình.


Nhân quả họ đón nhận?
Có thể họ xứng đáng chịu hậu quả việc làm của mình. Nhưng nếu họ có con cái? Những đứa trẻ kia chúng đâu có chọn lựa đâu mà bắt chúng chịu?

Xã hội không thể cấm đoán những lựa chọn nằm trong khuôn khổ pháp lý. Nhưng xã hội có quyền không tôn trọng những lựa chọn nằm ngoài khuôn khổ luân lý.
Tôi không thể cấm cô/cậu thiếu niên hàng xóm chơi bời lang bạt. Nhưng tôi có quyền đem đấy ra làm gương xấu để răn dạy con tôi.



1. chửi thẳng mặt: chơi dại. "chàng trai" đã có mặt dầy phát ngôn như thế thì chửi hắn, hắn uýnh cho bỏ mẹ.

2. cười 1 tiếng rồi thôi: đã không dám chửi mà còn cố cười thì chỉ là hèn. Thà im luôn cho xong.

3. khuyên giải: nếu anh ta chỉ có ý định thì mình còn bàn, còn khuyên giải. Nhưng nếu đã là quyết định thì chủ ý của anh ta chỉ là khoe khoang mình thôi. Khuyên mốc gì.

4. ý kiến khác: như đã nói trên. Người viết bài cần phân biệt "pháp lý" và "luân lý", phân biệt "tự do trong xã hội" và "trách nhiệm với xã hội", phân biệt "nhân sinh quan" và "tình cảm".
Phân tích ghê quá, từng câu từng chữ luôn. Bác phân tích thật có tâm...............
 
Web KT
Back
Top Bottom