Bí ẩn cuộc sống. (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Pansy_flower

...nợ người, nợ đời...
Thành viên danh dự
Tham gia
3/6/06
Bài viết
1,611
Được thích
14,002
Nghề nghiệp
...thiết kế máy bay cho VOI tự lái...^.^
Dấu vân tay tiết lộ thói quen ăn uống của Leonardo da Vinci


51220068453.jpg

dấu vân tay còn sót lại trên một giấy tờ của danh họa người Ý.

Các nhà khoa học Italia tuyên bố họ đã phục hồi thành công dấu vân tay ngón út trái của danh họa Leonardo da Vinci - một phát hiện giúp cung cấp thông tin về đời tư của ông, như Leonardo đã ăn những loại thực phẩm nào và mẹ của họa sĩ có phải là người gốc Ảrập hay không.


Nhà nhân chủng học Luigi Capasso, Giám đốc Viện Nghiên cứu nhân chủng học thuộc ĐH Chieti (Italia) cho biết, việc phục hồi lại dấu vân tay là kết quả 3 sau năm nghiên cứu và có thể giúp giải mã những bức hoạ hoặc những bản thảo gây tranh cãi của họa sĩ bấy lâu nay.

Nghiên cứu hơn 200 dấu vân tay của Leonardo da Vinci, hầu hết được lấy từng phần từ 52 giấy tờ của họa sĩ, kết quả cho thấy, ông thường xuyên ăn trong khi làm việc hoặc đang đi lại trên đường. Các dấu vân tay của ông thường bẩn, đôi khi còn có dấu vết của nước bọt, nước ngọt và các loại thức ăn dính vào.

Dấu vân tay cũng được xem là có thể giúp giải mã những câu hỏi về nguồn gốc của ông, vốn vẫn đang tồn tại một dấu hỏi chấm từ bấy lâu nay. Một số nét đặc trưng được tìm thấy trên dấu vân tay ở nhiều giấy tờ khác nhau chỉ ra rằng danh họa người Ý có nguồn gốc từ các nhóm cư dân thiểu số.



Capasso nói: “Những đường gấp khúc trên các dấu vân tay mà chúng tôi thu được cho thấy 60% Leonardo là người của khối Ảrập và có khả năng mẹ của họa sĩ là người có nguồn gốc từ Trung Đông”.



Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng việc xác định nguồn gốc dựa vào dấu vân tay thường mập mờ không chính xác.
 
Số phận những đứa trẻ... mọc râu!

24112006142814.jpg

Bé Kirk W. ở Cambridge, Massachusetts.

Giữa thế kỷ 16, một nhà tế bần được bí mật dựng lên dưới chân dãy núi An-pơ của Thụy Sĩ chỉ dành riêng cho những đứa trẻ mọc râu. Anh em nhà Grimm đã có lần tới viếng thăm nơi đây, từ đó viết lên câu chuyện cổ nổi tiếng “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”.


Trước thời đại đồ đồng, những đứa trẻ mọc râu luôn bị coi là hiện thân của ma quỷ, nhẹ thì bị bỏ rơi trong rừng giữa móng vuốt thú hoang, nặng thì bị quẳng xuống vực. Thậm chí sang thời trung cổ, tín ngưỡng Cơ đốc giáo còn cho phép thực hiện những vụ tàn sát dã man hơn: hàng trăm sinh linh vô tội bị chất thành đống, sau đó người ta xối dầu và... châm lửa đốt.



Bình minh thời đại công nghiệp là quãng lịch sử đen tối khác của bọn trẻ mọc râu. Chúng bị đẩy tới những công trường có điều kiện làm việc nguy hiểm nhất: khu nạo vét thủy ngân, lò nấu kim loại, mỏ than, nhà máy đun thạch tín... Chúng lớn lên trong sự tủi hổ, luôn cô lập mình với thế giới. Một số đứa nhanh nhẹn biết dùng đá nhọn cắt bớt râu sau đó lang thang đường chợ xin ăn, nhưng rốt cuộc cũng chết trong sự cô đơn và đói rét.



Bị bố mẹ bỏ rơi ngay từ lúc mới chào đời, bọn trẻ mọc râu chỉ còn biết trông cậy vào các nhà tế bần nghèo khó làm chốn nương thân. Một vài trường hợp may mắn hơn thì được các gánh xiếc cưu mang và đem ra trước công chúng làm trò biểu diễn.



Nổi tiếng nhất thời kỳ này là cậu bé Jojo Mặt Chó - người mắc bệnh bẩm sinh có lông phủ kín toàn bộ khuôn mặt. (Ảnh dưới)

jojo-1106.jpg

Jojo - người Mặt Chó

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, một chính sách bí mật của chính phủ Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa việc cắt râu bọn trẻ để... làm chăn đắp cho ngựa. Các khu “chăm sóc” quy mô lớn mọc lên và việc cắt tỉa diễn ra đều đặn hàng tuần. Tuy nhiên ngay trước khi chiến tranh kết cũng, những “viện nuôi dưỡng” này biến mất không dấu vết, bí hiểm và lặng lẽ như lúc nó ra đời. Sự việc tương tự cũng xảy ra hồi Thế Chiến thứ 2.
 
"Ngẫu nhiên": Những bí ẩn không thể giải thích!

16112006103734.jpg

con người bé nhỏ trước bí ẩn của tự nhiên. (ảnh minh họa).


Vụ đắm tàu đầu tiên trên biển xứ Wales xảy ra vào ngày 5/12/1664. Ngày 5/12/1785, con tàu thứ hai chìm vào lòng nước tại đúng vị trí này. 81 năm sau, cũng ngày 5/12 định mệnh, cũng trên chính vùng nước xoáy oan gia, thêm một con tàu khác bị nuốt chửng. Cả 3 lần, chỉ duy nhất 1 người sống sót. Cả 3 lần, người sống sót có tên Hugh Williams.


Williams.Nếu không tin đó là sự sắp đặt của Chúa thì cũng chẳng thể khẳng định đó là cái “ngẫu hứng” của tự nhiên.Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có cách nào đưa ra lời giải thích hợp lý cho những sự kiện trùng hợp lạ kỳ trong lịch sử. Họ chỉ biết trấn an dư luận bằng hai chữ “ngẫu nhiên”, nhưng dù vậy, sự trùng lắp đôi lúc nằm ngoài quy luật của tự nhiên khiến người ta không khỏi nghi ngại: phải chăng có bàn tay xếp đặt của thánh thần?Câu chuyện trùng hợp nổi tiếng nhất nước Mỹ là chuyện về hai đời tổng thống John Kennedy và Abraham Lincoln. Cũng chẳng có gì đáng nói nếu như Kennedy và Abraham chỉ tình cờ là 2 tổng thống duy nhất có họ mang 7 chữ cái. Tuy nhiên số phận hai vị tổng thống này lại gắn kết với nhau bằng những điểm tương đồng khó giải thích:

- Abraham Lincoln vào Quốc hội năm 1846; John F. Kennedy vào Quốc hội năm 1946.

- Lincoln “hụt” đề cử vào chức Phó tổng thống năm 1856. Điều tương tự xảy ra với Kennedy vào năm 1956.



- Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống năm 1860; John F. Kennedy trúng cử năm 1960.



- Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Lincoln chiến thắng đối thủ Stephen Douglas sinh năm 1813. Còn đối thủ của Kennedy là Richard Nixon sinh năm 1913.



- Phu nhân của 2 tổng thống đều bị sẩy thai trong thời gian sống trong Nhà Trắng.



- Cả hai đều bị ám sát vào ngày thứ Sáu. Cả hai đều bị bắn vào đầu.



- Viên thư ký của Lincoln tên là Kennedy. Thư ký của Kennedy tên Lincoln.



- Cả hai đều có Phó tổng thống dưới quyền mang họ Johnson. Họ cũng chính là người kế nhiệm hai ông sau vụ ám sát: Andrew Johnson, kế nhiệm Lincoln, sinh năm 1808 và Lyndon Johnson, kế nhiệm Kennedy, sinh năm 1908.



- John Wilkes Booth, kẻ ám sát Lincoln, sinh năm 1839; còn Lee Harvey Oswald, ám sát Kennedy, sinh năm 1939. Tên của cả hai đều có 15 chữ cái.



- Lincoln bị bắn trước cửa nhà hát “Ford”. Kennedy bị bắn trong xe “Lincoln", do hãng Ford sản xuất.



- Booth tẩu thoát khỏi nhà hát và bị bắt trong 1 nhà kho. Oswald chạy trốn từ nhà kho và bị bắt trong rạp hát.



- Cả Booth và Oswald đều bị ám sát trước khi đưa ra xét xử.



Một câu chuyện khác kém tính “huyền thoại” hơn thường được dân Texas truyền tụng: một đêm hè tháng 7/1930, viên cảnh sát Allan Folby bất ngờ bị đụng xe và vỡ động mạch đùi. Có lẽ ông đã chết vì mất máu nếu như không có một người qua đường ghé lại giúp đỡ. Người đàn ông tên Alfred Smith đã dùng tấm garô giúp Folby cầm máu. Sau khi được đưa về bệnh viện, viên cảnh sát hồi phục nhanh và trở lại công việc bình thường.

5 năm sau, cũng vào một đêm hè nóng nực, Folby nhận một cuộc gọi đến hiện trường một vụ đâm xe. Nạn nhân nằm trên đất với động mạch đùi vỡ nát, máu chảy tràn. Ngạc nhiên hơn cả, ông chính là Alfred Smith - người đã cứu mạng Folby cách đây 5 năm trong một tình huống gần như giống hệt.

Vì sao lại có những sự trùng hợp khó hiểu như vậy? Nhiều người cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự huyễn hoặc của tâm linh, rằng người ta đã nghiêm trọng hóa vấn đề. Nhưng cũng không ít kẻ tin “có bàn tay tác động của thánh thần”. Cách nghĩ này có vẻ “phản khoa học” chăng? Vậy thì giải thích sao đây khi chính trong giới khoa học cũng tồn tại nhiều “ngẫu hứng” thú vị.

Nói riêng trong phạm vi đề tài “ngẫu nhiên”, thuật ngữ “phenomenon of synchronism” (trùng hợp) đã được hai nhà khoa học nổi tiếng cùng phát minh trong hai hòan cảnh hoàn toàn độc lập với nhau. Wolfgang Pauili và Carl Gustaf Jung, một nhà tâm lý học, một nhà phân tâm học, cả hai đều đã từng đạt giải Nobel vật lý, đều đưa ra một kết luận chung: những sự kiện trùng hợp xuất phát từ những căn nguyên không liên quan đến nhau, không thể coi là sự “ngẫu nhiên” đơn thuần.

Sự xuất hiện của chúng bất tuân các quy luật của tự nhiên, bởi vì quy luật tự nhiên không bao giờ đúng tuyệt đối. Jung và Pauli đã giải thích y chang nhau dù không hề quen biết hay nghe nói về công trình nghiên cứu của nhau.
 
Bí ẩn những cơn mưa ếch, cá...

1411200683419.jpg



Đội quân bất ngờ từ trên trời rơi xuống thường gặp nhất là cá, ếch, thi thoảng có chim. Sau cú đổ bộ, phần lớn bọn chúng đều khỏe mạnh an toàn, thậm chí nhiều anh chàng còn chưa hết cơn ngơ ngác.


Theo miêu tả của những người chứng kiến, “đám lâu la” rơi xuống đất với vẻ giật mình choáng váng lộ rõ như thể chưa kịp định thần chuyện gì vừa xảy ra. Rất nhanh sau đó, chúng trở lại trạng thái quẫy đạp, ộp oạp... của bản năng thông thường. Điều này cho thấy: dường như quá trình từ lúc bị “bốc” lên không trung cho đến khi chạm đất chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi.

Cũng không hiếm lần ếch nhái rơi xuống đất khi mình mẩy đã đông cứng, thậm chí còn có băng tuyết bao quanh, chứng tỏ chúng đã chu du lên tận những tầng mây cao tít tắp - nơi nhiệt độ xuống dưới mức 0 độ C rất nhiều lần. Trong trường hợp đó, khó có thể hình dung lực khí tượng - theo giải thích của giới khoa học là thủ phạm gây nên cơn mưa động vật kỳ quái - thể hiện độ mạnh mẽ đến cỡ nào.

Hàng trăm năm nay, hiện tượng mưa ếch nhái, cá, chim... được ghi lại trong lịch sử ở khá nhiều quốc gia trên thế giới. Gần đây nhất là mưa ếch ở Serbia năm 2005, ở Luân Đôn năm 1998; mưa cá ở Ấn Độ tháng 7/ 2006, ở Wales năm 2004.

Độc nhất vô nhị ở Honduras, mưa cá - dân địa phương gọi là hiện tượng Lluvia de Peces - xảy ra đều đặn mỗi năm 1 lần trong hơn thế kỷ nay. Mà nó cũng chỉ xuất hiện ở 1 vùng nhất là thành phố Departamento de Yoro, thường vào khoảng tầm giữa tháng 5 và tháng 6.

Người ta kể rằng trước khi cá trút xuống đất, mây đen vẫn vũ tối sầm cả bầu trời, sấm chớp nổi lên dữ dội, gió mạnh và mưa lớn suốt 2 đến 3 giờ đồng hồ. Mưa ngớt cũng là lúc dân chúng ùa ra đường hốt cá về ăn. Cá nằm la liệt trên đường, vỉa hè, mái nhà... con nào con nấy tươi roi rói.

Bất chấp quả quyết từ các nhà khoa học: hiện tượng mưa cá chẳng qua chỉ là “bài tập thể dục” của một số lực khí tượng dư thừa trong tự nhiên, hàng loạt điều lạ lùng vẫn không sao lý giải: không phải cá biển mà là cá nước ngọt, giống cá này không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong vùng, thường là những con cá nhỏ nhưng sống rất dai, mắt mở tròn thao láo.

Với những người Honduras sùng đạo, họ vẫn tin mưa cá là sự ban lộc Cha José Manuel Subirana - một nhà truyền đạo người Tây Ban Nha sống ở thế kỷ thứ 19, nay đã được phong thánh. Cha José đến Honduras vào năm 1856-1864, đau lòng khi chứng kiến cảnh nghèo khổ của dân chúng, cha đã cầu nguyên suốt 3 ngày 3 đếm xin Chúa rủ lòng thương ban phát lương thực cho dân nghèo. Mưa cá bắt đầu xuất hiện từ đấy.
 
UFO ở Roswell: một sự thật bị che đậy?



1411200682814.jpg



Mọi chuyện bắt đầu từ buổi sớm ngày 25/6/1947, khi phi công Kenneth Arnold báo cáo về căn cứ trung tâm phát hiện một vật thể lạ trên vùng Mt Rainier, Washington. Kể từ lúc đó, thời đại của UFO chính thức ra đời.


Thông tin rò rỉ qua đường điện tín bị giới báo chí chộp đường, và thế là mùa hè năm đó, không chỉ riêng Roswell mà ngay cả nước Mỹ nóng hừng hực bởi những câu chuyện kể đụng độ đĩa bay. Rùm beng nhất trong số đó là “lần chạm trán” ở trại nuôi gia súc Foster ngoại ô Corona, New Mexico.

Đầu tháng 7/1947, sau khi đọc các bài báo về Arnold, ông chủ trang trại Mac Brazel tức tốc tìm gặp Cảnh sát trưởng Hạt Chaves để “khoe” mảnh kim loại kỳ lạ nhặt được trong khu đất nhà mình - mà theo ông quả quyết chắc chắn là một mẩu lớn văng ra từ “đĩa bay”.

Thông tin này ngay lập tức được cảnh sát trưởng George Wilcox báo cáo lên Lực lượng không quân Roswell (Roswell AAF).

Không chậm trễ, thiếu tá tình báo Jessie Marcel lãnh trách nhiệm điều tra tỉ mỉ nội tình vụ việc. Mảnh vỡ được quân cảnh thu hồi tại nhà Wilcox, đưa về Căn cứ không quân số 8 ở Fort Worth, Texas rồi sau đó “bay” sang Washington D.C.

4 giờ chiều cùng ngày hôm ấy, mùng 7/7/1947, Lydia Sleppy - nhân viên đài phát thanh KSWS của Roswell - dùng máy điện báo truyền tin “đĩa bay rơi ở trang trại Foster” về tổng đài, tuy nhiên đường truyền này vô cớ bị gián đoạn, chắc hẳn có bàn tay can thiệp của FBI.

roswell3-1106.jpg

"Mảnh vỡ" của đĩa bay

Sáng ngày 8/7, Đại tá Blanchard của Roswell AAF yêu cầu Trung úy Walter Haut phát đi bản thông cáo báo chí, tuyên bố Quân đội đã bắt được những phần rơi rớt lại của đĩa bay. Liền sau đó, nhất loạt báo chí cả nước lấy lại thông tin này. Dân tình nước Mỹ được phen chấn động với thông tin “từ một nguồn không thể kém tin cậy hơn”.

Ngay trong chiều hôm ấy, Tổng Tư lệnh Clemence McMullen ở Washington hội đàm khẩn cấp qua điện thoại với Ngài đại tá Thomas DuBose - chỉ huy Căn cứ Không quân Fort Worth, ra lệnh nhanh chóng dập tắt câu chuyện rùm beng về chiếc đĩa bay và gửi ngay “mảnh vỡ kỳ lạ” về Washington để xác minh sáng tỏ.

Vậy là chiều muộn hôm 8/7/1947, một cuộc họp báo gấp rút diễn ra tại Sở chỉ huy Lực lượng không quân số 8 tại Fort Worth, đích thân tướng Roger Ramey tuyên bố: vụ đĩa bay rơi ở trang trại Foster chỉ là 1 sự nhầm lẫn đáng tiếc; mảnh vỡ đĩa bay chẳng qua chỉ là quả khí cầu đo thời tiết mang radar được làm bằng nhôm và gỗ balsa. Để lời che đậy thêm phần thuyết phục, ông này đã đưa ra một miếng vỡ nát vụn và khẳng định đó là vật thu thập được ở hiện trường.

Chicago Daily News, Los Angeles Herald Express, San Francisco Examiner và Roswell Daily Record là những tờ báo lớn duy nhất có cơ hội đăng tải bản thông cáo “sai lệch” kia của AAF vì là báo ra buổi tối. Những báo uy tín khác như New York Times, Washington Post hay Chicago Tribune ra lò sáng sớm hôm sau đành ngậm ngùi đưa lên câu chuyện đã được che đậy kĩ càng.

roswell-1106-1.jpg

Thông cáo báo chí của AAF trên tờ Roswell Daily Record ngày 8/7/1947

Một cách khó hiểu, cho đến nay không ai có thể tìm lại bản gốc của bản thông cáo báo chí tai tiếng năm 1947 đó nữa. Cũng may, việc AAF “hiệu đính” nhầm lẫn đã nhanh chóng “hạ sốt” cho dân tình. Đến cuối tuần, tin “đĩa bay Roswell” gần như không còn độc tôn vị trí đầu trang, và cuối năm đó thì sự việc “lặn tăm” như thể chưa bao giờ người ta nhắc đến nó.


Về phần nông dân Mac Brazel, anh này sau đó bị quản thúc trong Căn cứ quân sự suốt 1 tuần, một thời gian sau đó trở về nhà với sự giám sát chặt chẽ của nhân viên an ninh. Cũng từ đó trở đi, Brazel không bao giờ kể về câu chuyện “đĩa bay xuất hiện trong trang trại”, thậm chí còn nói rằng đó là sự nhầm lẫn gây tai tiếng.

Một số hình ảnh "người ngoài hành tinh Roswell"

Roswell6-1106.jpg


Roswell5-1106.jpg
 
Người sâu bướm!

111120069149.jpg

Radian quả thực là tay ăn nói rất có duyên!


Sinh năm 1871 trong một gia đình nô lệ người Ấn tại Guiana, tưởng chừng cậu bé sẽ suốt đời bất hạnh với cơ thể không tay không chân. Ngờ đâu chính nhờ dị tật đó mà sau này, Radian trở thành nhân vật “mua vui” nổi tiếng nước Mỹ suốt một thời gian dài.


Năm 1889, người ta phát hiện ra “sinh vật kỳ dị” Randian và ngay lập tức đưa tới nước Mỹ để thỏa mãn cơn khát của những người nhiều trí tò mò. Từ những cuộc trình diễn rẻ tiền ở gánh xiếc rong cho đến đôi lần ra mắt ấn tượng tại các bảo tàng danh tiếng, đâu đâu “sâu bướm” Radian cũng thu hút cơn phấn khích cao độ từ phía dân tình.

Trước đám đông, Radian thể hiện tài khéo léo bằng vô số động tác phức tạp: viết, vẽ, cạo râu, thậm chí cuộn xì gà, đánh diêm lên hút - tất cả đều dựa trên thân hình uốn éo, cái đầu ngọ nguậy và cái miệng “đa-zi-năng” đến tài tình.

Không giống như các siêu sao khác, trang phục biểu diễn của Randian chỉ có duy nhất 1 cái áo ống bằng len kẻ sọc đơn sơ, cộng với những động tác di chuyển quằn quại trên mặt đất thì nghệ danh “Người sâu bướm” ra đời.

Năm 1932, Radian giành một vai diễn trong se-ri phim kinh dị, trong đó anh thể hiện tài cuốn thuốc lá và phát ra một tràng dài những âm thanh khó hiểu. Ấy thế mà người đời đồn thổi chuyện khó tin: “sâu bướm” biết nói thuần thục đến vài thứ tiếng nước ngoài như Anh, Pháp, Đức... bên cạnh tiếng Hin-đi mẹ đẻ.
 
Mấy bài viết của chị hay quá! Mấy chuyện hấp dẫn như vậy mà bây giờ em mới biết đó chị. Cám ơn chị nhiều nha!
Chị có tin nào hấp dẫn nữa thì chị post lên cho mọi người đọc với nha chị.
 
Bí ẩn về một phụ nữ không thể quên ký ức!


2712200610137.jpg

(Ảnh minh họa: andriaroberto).


Một ngày 6 năm về trước, James McGaugh bất ngờ nhận được thư từ một phụ nữ xa lạ có biệt danh AJ. Câu chuyện của bà về trí nhớ siêu việt, khả năng hồi tưởng quá khứ chính xác đến lạ lùng ngay lập tức kích thích trí tò mò của nhà nghiên cứu thần kinh học lỗi lạc.


Chỉ cần cho bà một ngày tháng cụ thể thì dù có cách hiện tại đến cả chục năm đi chăng nữa, bà vẫn có thể gọi ra chính xác hôm đó là thứ mấy trong tuần, bà đã trải qua những vụ việc gì và thế giới đã có những tin gì chấn động.



Là một nhà khoa học nhiều kinh nghiệm, McGaugh không thể không đặt dấu hỏi nghi ngờ.



Ngay sau đó, ông cùng 2 cộng sự khác ở trường ĐH California ở Irvine (Mỹ) - giáo sư tâm thần học Elizabeth Parker và giáo sư khoa bệnh học thần kinh Larry Cahill - thành lập nhóm nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ về cuộc đời của AJ. Họ đã tiến hành vô số những cuộc phỏng vấn và kiểm tra tâm lý, nhưng ròng rã 6 năm trời, cánh cửa bí mật về người phụ nữ có trí nhớ siêu việt vẫn không hề suy chuyển.



Với thâm niên hàng chục năm nghiên cứu về ảnh hưởng của cảm xúc đối với năng lực trí nhớ, ngay từ lúc ban đầu, ông đã nghĩ đến khả năng não bộ của AJ bị cảm xúc chi phối quá nặng nề, do đó mà không quên được các sự kiện đã trải qua.



Tuy nhiên giả thiết đó nhanh chóng bị bác bỏ, bởi lẽ người phụ nữ “không biết quên” còn gọi ra được từng chi tiết vụn vặt nhất, bâng quơ nhất mà người thường dễ bỏ qua. Hỏi, có những sự kiện gì đã xảy ra vào ngày 16/8/1977, bà trả lời không chút do dự: đó là ngày ca sĩ Elvis Presley qua đời.



Vậy những ngày không hề có sự kiện gì đặc biệt thì sao? Bà vẫn nhớ như in, rằng ngày 6/6/1978 bang California thông qua luật thuế, rồi đến ngày 25/5 năm sau thì một vụ tai nạn máy bay nho nhỏ xảy ra trên bầu trời Chicago... Rất nhiều vụ việc trong số đó chẳng mảy may liên quan đến đời sống riêng tư của bà.



Hành trình khám phá của McGaugh tưởng chừng đi vào bế tắc thì đột nhiên, bước ngoặt lớn bất thần xuất hiện: vào một ngày, ông bất chợt quay sang hỏi AJ “Bà có nhớ Bing Crosby là ai không?”



“Quả thực khi ấy tôi chắc mẩm mình đã làm khó AJ, bởi người phụ nữ chưa đến tuổi 40, cách quá xa cái thời của ca sĩ dòng nhạc trữ tình những năm đầu thế kỷ”.



Ấy thế mà AJ nhớ.



“Chị có biết ông ấy chết ở đâu không?” - “Trên một sân golf ở Tây Ban Nha”. AJ cũng không quên kể vanh vách ngày tháng ông ca sĩ đột tử, thậm chí còn nhớ đó là thứ mấy trong tuần.



Mức độ thâm cùng trong trí nhớ siêu việt của AJ chợt khiến McGaugh nảy ra giả thiết: phải chăng, người phụ nữ này mang biệt tài “phân loại hồi ức”?



Với nhiều người, việc nhớ lại các sự kiện đã qua sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu chúng được phân loại thành các chủ đề và sắp xếp và các tầng lớp có chung điểm tương đồng. Những người dẫn chương trình trên truyền hình thường áp dụng cách này để phát huy tối đa khả năng nhớ sự kiện.



Quả thực, cuộc sống của AJ cực kỳ chỉn chu, nề nếp và gọn gàng. “Từ khi còn nhỏ, cô ấy đã biết sắp đặt mọi đồ đạc trong phòng vào từng vị trí riêng ngay ngắn, không bao giờ di chuyển chúng lung tung và đặc biệt ghét người khác làm lộn xộn” - McGaugh cho biết.



“Với các sự kiện cũng vậy, AJ phân loại chúng tỉ mẩn theo ngày tháng. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giải thích hết vì sao trí nhớ của cô đạt tới trình độ phi thường đến vậy”.



Trường hợp của AJ cũng không hề giống với một số nhân vật đặc biệt có trí nhớ đáng nể trong một lĩnh vực nhất định nào đó, ví dụ như âm nhạc, nghệ thuật...



“Những người này có thể nhớ từng chi tiết cụ thể, tỉ mỉ trong khuôn khổ chủ đề họ quan tâm, tuy nhiên phạm vi đó thường khá hạn hẹp” - McGaugh kể về một “hiện tượng” đã từng làm rùm beng giới nghệ sĩ bằng khả năng ghi nhớ bản nhạc gần như ngay lập tức, nhưng lại không thể tự đi xe buýt 1 mình vì chẳng bao giờ nhớ nổi mình đang đứng ở đâu.



AJ thì ngược lại. “Người phụ nữ ấy sở hữu một trí nhớ hoàn hảo đến bất thường”.



Hiện nhóm nghiên cứu Irvine đang chuẩn bị chuyển hướng điều tra sang cách tiếp cận khác. Rất có khả năng bộ não của AJ không hoạt động theo cơ chế thông thường - McGaugh hy vọng điều này có thể phản ánh qua các hình chụp từ cộng hưởng. Những cuộc thử nghiệm mới sẽ chính thức tiến hành vào nửa năm sau.



Và nếu theo như lời của McGaugh: “Chúng tôi quyết tâm làm lại từ đầu”, thì có lẽ lâu lắm bí ẩn về trí nhớ không tì vết mới có lời giải đáp.
 
Câu chuyện có thật về một con gà không đầu!

610200614156.jpg


Nhẽ ra Mike đã có một cái chết rất... ý nghĩa vào ngày 10/09/1945, bởi hôm đó ông chủ Lloyd Olsen quyết định “thịt” gà trống để thết đãi mẹ vợ. Thế nhưng, nghe có vẻ như “bịa”, nghị lực sống phi thường đã giúp cậu sống sót thêm được 18 tháng, không cần đầu.


Câu chuyện tưởng như hoang đường nhưng hoàn toàn có thật này đã xảy ra cách đây hơn sáu chục năm, tại một trang trại ở Fruita thung lũng Colorado, Mỹ.


Biết mẹ vợ rất thích ăn món cổ gà, chàng rể Lloyd đã ướm đường dao chính xác hơn hẳn ngày thường, dự định chỉ một nhát là đủ kết liễu anh gà đang thảm thiết từng cơn ngắc ngoải. Nhát chém giáng xuống, con gà giật bắn mình và còn kịp la toáng lên một tiếng thất thanh trước khi đầu lìa khỏi cổ. Lạ lùng thay, không hiểu sức lực phi thường nào đã khiến nó vùng vẫy ra khỏi “pháp trường” đẫm máu, chạy một mạch với chiếc cổ ngắc ngư không đầu.


Và thế là Mike (cũng không hiểu từ lúc nào người ta bắt đầu gọi nó bằng cái tên ấy) thoát khỏi chuyến “lên đĩa” kinh hoàng. Nó lại trở về với công việc của một con gà trống: cái cần cổ lúc gật gù như đang mổ thóc, lúc ngoáy ngó sang hai bên như muốn rỉa lông..., chỉ duy nhất một điều không ai lý giải nổi: nó vẫn sống mà không cần đầu.


Sáng hôm sau, bà chủ Clara Olsen phát hiện ra Mike đứng ngủ ngon lành với cái đầu - nói đúng hơn là cái cổ dài ngoẵng - dúi dụi vào trong lớp cánh. Nếu nó đã có niềm ham sống mãnh liệt đến vậy, Clara quyết định, cứ để cho số phận của nó an bài trong tay chúa Trời.

mike-2-1006.jpg

Thơ thẩn bên chuồng gà mái

Vì không còn mỏ để mổ thóc nên mỗi ngày, người ta dùng ống xịt để đưa nước và gạo nghiền nát vào cổ họng Mike. Sau một tuần như vậy, ông chủ Olsen quyết định đưa cậu chàng vượt qua 250 dặm đường đất để tới trường ĐH Utah ở thành phố Salt Lake. Ở đây, các nhà khoa học hàng đầu đã giúp anh tìm ra câu trả lời thỏa đáng về nghị lực sống phi thường đến kỳ lạ của con vật nặng chưa đầy 2kg.


Cách giải thích duy nhất được chấp nhận: nhát dao của Olsen hôm ấy dù mạnh nhưng vẫn chưa chạm tới huyết quản của Mike, thêm nữa lại có cục máu nghẽn lại khiến Mike không bị mất máu cho tới chết. Mặc dù đầu cu cậu đã lìa khỏi cổ nhưng hầu hết các cuống não và một bên tai vẫn còn dính ở lại. Sở dĩ Mike còn sống được khỏe mạnh là nhờ đặc điểm của loài gà: tất cả các phản xạ đều do cuống não điều khiển.


Trong 18 tháng sống trong ánh hào quang của sự nổi tiếng, Mike - “Gà không đầu huyền bí” - vẫn tiếp tục phát triển cơ bắp và cân nặng, từ hơn 1 kg đến 4 kg.

mike-4-1006.jpg

Rỉa lông cánh - thói quen khó bỏ

Sau đó gà Mike còn “thuê” hẳn quản lý riêng, cùng với ông chủ Olsens đi “lưu diễn” vòng quanh nước Mỹ. Dân tình chẳng ai tiếc 25 xu lẻ chỉ để chiêm ngưỡng con gà không đầu có một không hai. Cũng thời điểm ấy, gà Mike được định giá 10 ngàn USD và được mua bảo hiểm với số tiền tương đương, thậm chí còn vinh dự bước lên trang bìa tạp chí Life and Time.

Một đêm nghỉ tại khách sạn ven đường giữa sa mạc Arizona, Mike bắt đầu lên cơn co giật. Người ta không thể tìm đâu ra dụng cụ chuyên làm sạch thực quản và đành nuối tiếc nhìn con vật qua đời.

Cho đến ngày nay, người dân thị trấn Fruita bang Colorado vẫn làm lễ tưởng nhớ linh hồn gà Mike, vào dịp cuối tuần thứ 3 của tháng 5 hàng năm
 
6.000 năm ôm nhau không rời !

Các nhà khoa học nước Ý vừa phát hiện di tích khảo cổ hiếm lạ nhất từ trước đến nay: bộ hài cốt nguyên vẹn của một đôi nam nữ chôn cách đây 5.000 - 6.000 năm, vẫn trong tư thế ôm chặt không rời.

om-vinh-cuu1-0207.jpg


“Đây là trường hợp cực kỳ hi hữu” - tiến sĩ Elena Menotti, trưởng nhóm tiến hành khai quật ở phía bắc thành phố Mantova - khẳng định. “Vào thời kỳ đồ đá hoang sơ như vậy, hiếm có đôi trai gái nào được chôn bên cạnh nhau, chứ đừng nói chôn trong khi vẫn còn ôm nhau chặt”.

Menotti cho biết, gần như chắc chắn cặp đôi này là một nam một nữ; họ chết khi tuổi đời còn rất trẻ - bởi hàm răng họ còn rất chắc và nguyên vẹn.

om-vinh-cuu-0207.jpg


“Tôi đã làm công việc khảo cổ suốt 25 năm nay, đã từng khai quật ở Pompeii và nhiều địa danh nổi tiếng khác nhưng chưa bao giờ được chứng kiến một di tích đặc biệt cảm động như thế này”.

Hiện người ta đang cố gắng xác định chính xác tuổi đời của đôi tình nhân vĩnh cửu cũng như khoảng thời gian hài cốt của họ bị chôn vùi


Theo Dân Trí​
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom