Bán hàng không xuất hóa đơn chờ nghiệm thu hợp đồng giải quyết sao ? (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter laianhtu
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

laianhtu

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
4/1/07
Bài viết
635
Được thích
858
Nghề nghiệp
Finance and Accountancy field, Tax consultant, tax
Hiện tại hầu hết các DN khi bán hàng đều chờ biên bản nghiệm thu/thông báo,... của người mua thì phòng Sales mới thông tin cho kế toán để xuất hóa đơn, mặc dù phòng kế toán đã nêu ra quy định bán hàng ko xuất hóa đơn theo ND51 và TT153 thì sẽ bị phạt nặng. Nhưng giải pháp này thì hầu hết các kế toán của các DN đều "chịu thua" nhân viên Sales vì thường sếp "chìu"theo Sales. Các Anh/Chị trên GPE làm kế toán rất nhiều, có giải pháp nào hay để giải quyết vấn đề này cho nhân viên kế toán cuối năm đối chiếu công nợ đỡ vất vả không ?
 
1.- Muội không rành kế toán lắm, nếu không có dữ liệu (hoá đơn) thì lấy đâu làm cơ sở đối chiếu công nợ. Hỏi vậy có bằng thưà không?

2.- Còn nói có ghi nhận bởi các chứng từ như phiếu tạm giao hàng, phiếu xuất kho,....thì lại lâm vào tình trạng trốn thuế và hệ quả như sau:

Trốn thuế gây hậu quả như thế nào? (Theo Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Phó TGĐ PriceWaterHouseCoopers Việt Nam)

Trước tiên, ngoài việc ngân sách nhà nước bị thất thu, việc cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế có một hệ quả dễ thấy là sự không bình đẳng. Cùng một thu nhập nhưng người thì phải đóng thuế, người khác thì không. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng.

Do việc trốn thuế là phổ biến nên các chính sách của các cơ quan quản lý đưa ra phải chặt chẽ hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho thủ tục kê khai thuế, cấp hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp, hoàn thuế... bị phàn nàn là phiền hà, nhiêu khê. Thậm chí ở một số biện pháp quản lý còn có tư tưởng là nhìn đâu cũng thấy kẻ gian và áp dụng các biện pháp dành cho kẻ gian. Như vậy, vô hình trung người ngay cũng bị áp dụng các biện pháp dành cho kẻ gian.

Khi trốn thuế, nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng trong khi nhu cầu chi tiêu của Chính phủ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội vẫn phải đáp ứng đủ nên thực tế nếu nguồn thu này bị ảnh hưởng thì phải tìm nguồn thu khác để bù vào. Ví dụ: nếu có 1 triệu người nộp thuế đầy đủ thì mức thuế sẽ khác nhưng do chỉ có 400.000 người nộp thuế thì mức thuế sẽ phải khác hoặc ngành thuế sẽ phải tìm một nguồn thuế khác để bù đắp phần thiếu hụt... Như vậy, ngoài việc gây ra sự không bình đẳng về nghĩa vụ thuế, việc trốn thuế của người này còn gây gánh nặng về thuế lớn hơn cho những người khác.

Chưa hết, khi trốn thuế được coi là "thông minh" thì doanh nghiệp cũng vô tình "bật đèn xanh" cho nhân viên của mình thực hiện các thủ đoạn gian dối để trốn thuế. Họ sẽ làm tha hóa chính nhân viên của mình ở mọi tầng lớp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lớn mạnh sẽ không làm như thế. Nhìn rộng hơn, nếu như việc trốn thuế được mọi người coi là "thông minh" thì cả nền kinh tế này sẽ bị tha hóa. Không một xã hội nào, một nền kinh tế nào có thể phát triển được với tư duy như vậy.



3.- Hiện tại hầu hết các DN khi bán hàng đều chờ biên bản nghiệm thu/thông báo,... của người mua thì phòng Sales mới thông tin cho kế toán để xuất hóa đơn

Cần phải xây dựng và luôn rà soát, đối chiếu, cập nhật lại các quy trình xử lý công việc của DN (Xuất nhập hàng hoá,....), trên cơ sở đó hàng hoá ra khỏi cổng DN phải tuân thủ quy trình đã ban hành. Còn ai vi phạm không tuân thủ sẽ kỷ luật, cắt chức, cho ra khỏi tổ chức đoàn thể (Đảng, Đoàn), nếu không có thì hàng hoá lúc nào không cánh thì bay. Hỏng chừng cái nhà của DN cũng bay không chừng.

4.-Trốn thuế để... “tăng sức cạnh tranh”?

Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh văn phòng phẩm tại Hà Nội cho biết: "Chắc chắn tất cả các khoản doanh thu không phải xuất hóa đơn sẽ không được doanh nghiệp kê khai thuế. Lý do giấu bớt doanh thu thì ai cũng biết là bớt các khoản đóng góp thì mình có thêm tiền, có khả năng giảm giá bán để cạnh tranh. Vậy thì tội gì mà khai đủ để phải đóng thuế nhiều trong khi mình bán cho cá nhân thì họ không cần mình xuất hóa đơn?". Nhân viên kế toán của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ trên phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) thì giải thích về lý do giấu doanh thu để trốn thuế: "Thực tế thì nếu đóng thuế đầy đủ, các doanh nghiệp kiểu cửa hàng nhỏ, công ty nhỏ sẽ rất khó cạnh tranh nên họ phải tìm cách để tồn tại. Thực ra, giấu doanh thu để trốn thuế là vi phạm pháp luật, chúng tôi biết rõ như vậy nhưng nếu không giấu doanh thu, trốn thuế thì sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh, tồn tại".

Giám đốc tài chính của một công ty quy mô lớn trong ngành công nghệ thông tin bình luận: "Dư luận xã hội về việc trốn thuế cũng góp phần làm cho việc trốn thuế trở nên phổ biến". Theo ông này, ở Việt Nam, đối với rất nhiều người, trốn thuế được coi là một hành vi không bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Ông này đưa ra một nhận xét rất thú vị: "Ở Mỹ, cũng như ở Việt Nam, tội hiếp dâm bị kết tội nặng và bị xã hội khinh bỉ như nhau. Cũng ở Mỹ, tội trốn thuế bị xử rất nặng, nhưng ở Việt Nam, tội trốn thuế có vẻ được xã hội nhìn nhận nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nếu người ta có cùng chung cái nhìn về tội trốn thuế như tội hiếp dâm thì mọi việc sẽ rất khác".

Nhận xét của muội: Khi các DN đối tác mua bán cho nhau, nếu không xuất hoá đơn, có hợp đồng mua bán, thương mại rõ ràng liệu khi có hữu sự (quỵ (i)t nợ) thì lấu cơ sở nào để nhờ các tổ chức hữu quan can thiệp.

Suy gẫm thêm: vì lợi ích của Tiền thuế dùng để xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và tiền thuế cũng nên dùng đúng mục đích như khẩu hiệu, chủ trương của Chính Phủ đã đưa ra.
 
Bời vậy, khi DN này thuê Cty kiểm toán thì khi họ rà soát việc bán hàng ko xuất hóa đơn này và yêu cầu kế toán phải trích trước tiền thuế VAT đầu ra (Sau này DN xuất hóa đơn thì sẽ offset số tiền thuế này). Rõ ràng kế toán lại vất vả theo dõi số tiền này ở tk treo 335 để chờ xử lý sau !!!!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom