- Tham gia
- 4/6/06
- Bài viết
- 901
- Được thích
- 2,717
BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG HAY BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN?
Việc chọn sai biểu đồ cho dữ liệu của bạn rất dễ xảy ra, nhất là khi biểu đồ đường và biểu đồ phân tán trông khá giống nhau, đặc biệt hơn nữa là biểu đồ phân tán còn được hiển thị với các đường kết nối. Nhưng có 1 sự khác biệt lớn trong cách hiển thị của 2 biểu đồ, đó là sự phân bổ dữ liệu theo trục tung và trục hoành.
Giả sử, ta có bảng dữ liệu sau để tạo ra biểu đồ đường và biểu đồ phân tán. Rõ ràng các dữ liệu được phân bổ khác nhau ở mỗi biểu đồ. Chúng ta thường lựa chọn biểu đồ đường, nhưng không hay biết rằng, biểu đồ phân tán sẽ tốt hơn.
Trong biểu đồ đường, giá trị lượng mưa hàng ngày và hạt mưa được hiển thị như 2 đường riêng biệt và được phân bổ đều dọc theo trục hoành. Đó là vì trong biểu đồ đường, trục tung là trục thể hiện giá trị, và trục hoành là trục thể hiện các danh mục. Trục hoành thể hiện danh mục sẽ hiển thị khoảng cách đồng đều giữa các nhóm (danh mục) dữ liệu. Nhưng dữ liệu của chúng ta chỉ có giá trị mà không có danh mục. Vì vậy, Excel sẽ tự động đánh số từ 1 đến 9 cho truc hoành trong biểu đồ đường dưới đây:
Mặt khác, một biểu đồ phân tán sẽ có 2 trục giá trị. Trục hoành sẽ thể hiện giá trị chứ không phải là danh mục. Vì vậy, sử dụng biểu đồ phân tán để hiển thị giá trị lượng mưa hàng ngày (giá trị x) trên trục hoành, và giá trị hạt mưa (giá trị y) trên trục tung. Vì loại biểu đồ này có 2 trục giá trị, nên có thể hiển thị 1 điểm dữ liệu đơn tại giao điểm của mỗi giá trị x và y (đó là lý do vì sao loại biểu đồ này thường được gọi là biểu đồ xy). Tùy thuộc vào dữ liệu, các điểm dữ liệu được phân bổ đều hay không đều trên trục hoành.
So sánh 2 biểu đồ trên, bạn có thể thấy biểu đồ phân tán mô tả bảng dữ liệu trên tốt hơn nhiều so với biểu đồ đường.
Vậy, làm thế nào để biết khi nào cần sử dụng biểu đồ đường, khi nào cần sử dụng biểu đồ phân tán?
Biểu đồ đường có thể hiển thị dữ liệu theo thời gian, thiết lập theo 1 thang đo chung, rất lý tưởng cho thấy xu hướng dữ liệu ở các khoảng thời gian hoặc theo thời gian. Trong biểu đồ đường, danh mục dữ liệu được phân bổ đều dọc theo trục hoành, và tất cả giá trị dữ liệu phân bổ đều dọc theo trục tung. Trong khi, biểu đồ phân tán thường được sử dụng để hiển thị và so sánh các giá trị số, chẳng hạn như về dữ liệu khoa học thống kê,kỹ thuật. Những biểu đồ dạng này rất hữu ích để hiển thị mối quan hệ giữa các giá trị trong 1 loạt giá trị, và ta có thể vẽ 2 nhóm số như vẽ tọa độ xy.
Quy tắc chung, sử dụng biểu đồ đường khi dữ liệu của bạn bao gồm cả dữ liệu không có số (danh mục). Nếu dữ liệu của bạn chỉ chứa giá trị số, thì biểu đồ phân tán là lựa chọn tốt hơn. Xem thêm bảng so sánh sau để hiểu rõ hơn và ra quyết định loại biểu đồ cho phù hợp với dữ liệu của bạn:
Nguyễn Bảo Khanh.
Một số bài viết có liên quan:
1/ 30 mẹo siêu đơn giản giúp hoàn thiện biểu đồ (phần 2)
2/ 30 mẹo siêu đơn giản giúp hoàn thiện biểu đồ (phần 1)
3/ Đánh dấu điểm MAX và MIN trong biểu đồ Excel
Việc chọn sai biểu đồ cho dữ liệu của bạn rất dễ xảy ra, nhất là khi biểu đồ đường và biểu đồ phân tán trông khá giống nhau, đặc biệt hơn nữa là biểu đồ phân tán còn được hiển thị với các đường kết nối. Nhưng có 1 sự khác biệt lớn trong cách hiển thị của 2 biểu đồ, đó là sự phân bổ dữ liệu theo trục tung và trục hoành.
Giả sử, ta có bảng dữ liệu sau để tạo ra biểu đồ đường và biểu đồ phân tán. Rõ ràng các dữ liệu được phân bổ khác nhau ở mỗi biểu đồ. Chúng ta thường lựa chọn biểu đồ đường, nhưng không hay biết rằng, biểu đồ phân tán sẽ tốt hơn.
Trong biểu đồ đường, giá trị lượng mưa hàng ngày và hạt mưa được hiển thị như 2 đường riêng biệt và được phân bổ đều dọc theo trục hoành. Đó là vì trong biểu đồ đường, trục tung là trục thể hiện giá trị, và trục hoành là trục thể hiện các danh mục. Trục hoành thể hiện danh mục sẽ hiển thị khoảng cách đồng đều giữa các nhóm (danh mục) dữ liệu. Nhưng dữ liệu của chúng ta chỉ có giá trị mà không có danh mục. Vì vậy, Excel sẽ tự động đánh số từ 1 đến 9 cho truc hoành trong biểu đồ đường dưới đây:
Mặt khác, một biểu đồ phân tán sẽ có 2 trục giá trị. Trục hoành sẽ thể hiện giá trị chứ không phải là danh mục. Vì vậy, sử dụng biểu đồ phân tán để hiển thị giá trị lượng mưa hàng ngày (giá trị x) trên trục hoành, và giá trị hạt mưa (giá trị y) trên trục tung. Vì loại biểu đồ này có 2 trục giá trị, nên có thể hiển thị 1 điểm dữ liệu đơn tại giao điểm của mỗi giá trị x và y (đó là lý do vì sao loại biểu đồ này thường được gọi là biểu đồ xy). Tùy thuộc vào dữ liệu, các điểm dữ liệu được phân bổ đều hay không đều trên trục hoành.
So sánh 2 biểu đồ trên, bạn có thể thấy biểu đồ phân tán mô tả bảng dữ liệu trên tốt hơn nhiều so với biểu đồ đường.
Vậy, làm thế nào để biết khi nào cần sử dụng biểu đồ đường, khi nào cần sử dụng biểu đồ phân tán?
Biểu đồ đường có thể hiển thị dữ liệu theo thời gian, thiết lập theo 1 thang đo chung, rất lý tưởng cho thấy xu hướng dữ liệu ở các khoảng thời gian hoặc theo thời gian. Trong biểu đồ đường, danh mục dữ liệu được phân bổ đều dọc theo trục hoành, và tất cả giá trị dữ liệu phân bổ đều dọc theo trục tung. Trong khi, biểu đồ phân tán thường được sử dụng để hiển thị và so sánh các giá trị số, chẳng hạn như về dữ liệu khoa học thống kê,kỹ thuật. Những biểu đồ dạng này rất hữu ích để hiển thị mối quan hệ giữa các giá trị trong 1 loạt giá trị, và ta có thể vẽ 2 nhóm số như vẽ tọa độ xy.
Quy tắc chung, sử dụng biểu đồ đường khi dữ liệu của bạn bao gồm cả dữ liệu không có số (danh mục). Nếu dữ liệu của bạn chỉ chứa giá trị số, thì biểu đồ phân tán là lựa chọn tốt hơn. Xem thêm bảng so sánh sau để hiểu rõ hơn và ra quyết định loại biểu đồ cho phù hợp với dữ liệu của bạn:
Nguyễn Bảo Khanh.
Một số bài viết có liên quan:
1/ 30 mẹo siêu đơn giản giúp hoàn thiện biểu đồ (phần 2)
2/ 30 mẹo siêu đơn giản giúp hoàn thiện biểu đồ (phần 1)
3/ Đánh dấu điểm MAX và MIN trong biểu đồ Excel
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote
0