Bài giảng_Phân tích tài chính doanh nghiệp (3 người xem)

  • Thread starter Thread starter dat2007
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

dat2007

Thành viên tiêu biểu
Thành viên danh dự
Tham gia
14/9/07
Bài viết
456
Được thích
3,731
Tài liệu cung cấp cho các bạn các kiến thức tổng quát về phân tích tài chính doanh nghiệp.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
dat2007 đã viết:
Để ứng dụng được M.E trong phân tích tài chính, trước hết bạn cần phải hiểu được các phương pháp phân tích một Báo cáo tài chính, cách xác định các chỉ tiêu phân tích cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Chủ yếu từ bảng cân đối kế toán)

Để cung cấp cho các bạn các kiến thức tổng quát về Phân tích tài chính doanh nghiệp, các bạn có thể tham khảo một phần bài giảng do tôi biên soạn.http://www.zshare.net/download/3664946c99ada1/

Nội dung bài giảng đang được tôi tiếp tục bổ sung và hoàn thiện ...

Đây là một bài viết rất hay và khá đầy đủ về đánh giá tài chính 1 Cty, DN.

Các bạn làm Kế toán tài chính rất nên tham khảo. (Hạn mức về các chỉ số có thể thay đổi theo từng TH cụ thể, nhưng tổng quát sẽ là như vậy)

Cảm ơn anh rất nhiều.

Thân!
 
Phân tích TCDN

Bài của bạn rất bổ ích cho những bạn mới nhập môn về TC và mới làm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nếu thiết thực hơn bạn nên có một phần tổng kết lại toàn bộ kết quả PTTCDN và đưa ra nhận xét cụ thể tình hình TCDN ( thực trạng về TCDN, những nhận xét mang tính dự báo ... ) trên cơ sở đó chỉ ra giải pháp, biện pháp để khắc phục tình trạng chưa lành mạnh hay biện pháp hạn chế những điểm yếu của DN để DN KD tốt trong thời gian tới.
Một vấn đề nữa là những phân tích , những chỉ số còn phải có số liệu chỉ số chuẩn để so sánh, nhận xét trên cơ sơ trung bình tiên tiến của từng ngành, từng loại hình DN, Quy mô DN ...... thì mới xác đáng.
Tôi không xem được hai trang cuối nếu bạn đã làm được đến bước đó rồi thì bạn bỏ qua nhé và nếu có gì không phải thìo bạn cũng bỏ .... qua luôn vì đây chỉ là ý kiến đóng góp thôi mà.... !
Chào bạn!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Anh dat07 cho tôi hỏi:
Có 1 câu trong bài giảng của anh mà tôi chưa hiểu lắm: trong thời đại lãi suất kinh doanh > lãi suất vay mượn thì tỷ suất lợi nhuận ko dc khuếch đại.
 
Jamie đã viết:
Anh dat07 cho tôi hỏi:
Có 1 câu trong bài giảng của anh mà tôi chưa hiểu lắm: trong thời đại lãi suất kinh doanh > lãi suất vay mượn thì tỷ suất lợi nhuận ko dc khuếch đại.
trả lời theo cách hiểu của tôi quan hệ giữa lãi suất vay và lãi kinh doanh:
- lãi suất kinh doanh > lãi suất đi vay: càng đi vay nhiều càng có lãi nhiều, và vay càng nhiều thì ROE càng lớn. Tuy nhiên để tỷ lệ vay/tỷ lệ vốn CSH quá cao làm tăng nguy cơ rủi ro thanh toán.
 
Câu này các bạn có thể hiểu như sau:
- Khi lãi suất kinh doanh lớn hơn lãi suất vốn vay bình quân trên thị trường có nghĩa là với số vốn đi vay khi đầu tư vào SXKD thì doanh nghiệp vẫn hòan tòan có khả năng thanh toán các khỏan nợ và có lãi. Trong trường hợp này nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để SXKD thì sẽ không tận dụng được hết các nguồn vốn có thể huy động từ bên ngòai làm giảm hiệu quả HĐ SXKD
 
Tác động của đòn cân nợ

Trong lúc chờ đợi Anh Dat2007 có ý kiến chính thức. Tôi xin thay mặt A Dat2007 trả lời câu hỏi của bạn hy vọng giúp bạn được phần nào về vấn đề bạn đang quan tâm.
Như bạn xem File đính kèm đã thấy Nếu nền kinh tế sút giảm cộng với doanh thu của bạn kém đi. Thì lúc đó nợ lại đóng vai trò gia tăng nguy cơ rủi ro cho bạn nhiều hơn là không mượn nợ và ngược lại nếu nền kinh tế tăng trưởng mạnh bạn làm ăn tốt thì chính nợ có tác dụng làm khuếch đại ROE và EPS tăng cao hơn.
Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cấu trúc vốn và những tác động của nó

Nhìn vào bảng cân đối tài sản doanh nghiệp thì bên tay trái là tài sản có, bên tay phải là nguồn gốc tạo ra tài sản có: gồm nợ (các loại) và vốn chủ sỡ hữu cùng với lợi nhuận được giữ lại của chủ sỡ hữu. Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn.

Phần đông doanh nghiệp chúng ta, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận về tỷ lệ này khá đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ, khi nào thì kêu gọi thêm vốn chủ sỡ hữu. Dĩ nhiên những tính tóan đó phần nào cũng có “lý” của người quyết định. Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chánh doanh nghiệp, làm tốn không biết bao nhiêu bút mực của giới học thuật lẫn các nhà quản lý tài chánh kinh nghiệm, thì có lẽ chúng ta sẽ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và sẽ thận trọng hơn trong quyết định của mình.

Nợ: Ưu và khuyết điểm

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Tong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm.

Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. — nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều soi với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy.

Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác mà chúng ta sẽ bàn trong những phần sau.

Vốn: Ưu và khuyết điểm

Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Dĩ nhiên rồi, vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn.

Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn.

Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.

Nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư:

Thực tế từ các thị trường cho thấy, đối với các công ty dồi dào tiền mặt, và không có khả năng tăng trưởng nhanh, các nhà quản lý hay có khuynh hướng đầu tư tiền vào những dự án “ồn ào” nhưng không hiệu quả, hoặc dùng tiền, tăng chi phí để tạo ra tăng trưởng. Dĩ nhiên những đồ án này không tạo ra giá trị cao cho công ty. Thuật ngữ tài chánh gọi việc này là overinvestment — đầu tư thái quá. Nếu công ty không có hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ thì hiệu ứng đầu tư thái quá này này sẽ xảy ra nhiều. Nhưng nếu công ty mượn nợ để tài chánh cho những khoản đầu tư, thì việc phải trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn theo định kỳ sẽ ngăn, hoặc giảm việc đầu tư thái quá này.

Nợ tạo ra chi phí “hao mòn’ doanh nghiệp và phá sản

Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Một công trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí phá sản chiếm khỏan 3% thị giá của tất cả các công ty niêm yết. Nghiên cứu còn cho thấy chi phí “hao mòn” doanh nghiệp (cost of business erosion) còn cao và nghiêm trọng hơn nhiều. Những công ty có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ hội đầu tư. Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu. Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị của doanh nghiệp. Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Nguy cơ càng cao hơn khi sản phẩm của công ty có vòng đời phục vụ và bảo hành lâu dài. Một ví dụ rõ nhất là công ty xe hơi Chrysler đã bị giảm 40% doanh số khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979.

Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng họat động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khôn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức — underinvestment. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào nhhững dự án, rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh.

Theo Nhịp cầu đầu tư​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gửi Dat2007,

Đọc bài giảng phân tích tài chính DN cua bạn, tôi thấy rất hay. Tuy nhiên tôi cũng có một vài góp ý:
- Phần phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HDSXKD: Bạn nên đưa thêm ví dụ vào,
- Phần phân tích lưu chuyển tiền tệ: Tôi thấy bạn phân tích mới chỉ dựa trên bảng lưu chuyển tiền tệ theo PP trực tiếp, bạn nên nghiên cứu phân tích dựa trên cả bảng lưu chuyển theo PP gián tiếp.

Chúc bạn hoàn thiện bài giảng của minh và cảm ơn bạn đã gửi để tôi có cơ hội được đọc bài giảng của bạn. Mong nhận được phần tiếp theo của bạn.

Truyền
 
Phân tích tài chính

Bài viết của Bạn hay nhưng còn 1 số điều mình muốn góp ý :
1/Về lí thuyết :
+ưu điểm : bạn nói rõ hơn ưu điểm dành cho nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ …
+hạn chế của phân tích tài chính DN, xét theo nghĩa hẹp là phân tích BCTC có hạn chế gì, nhất là trong thời kỳ kinh doanh cổ phiếu người ta chỉ được biết công ty qua các số liệu phân tích? có thể do số liệu trong BCTC bị bóp mép theo ý chủ quan của Ban Giám Đốc hay trình độ hạn chế của kiểm toán viên, hay do họ lách đúng luật,đúng chuẩn mực kế toán…(VD :Công ty CP Bông Bạch Tuyết lỗ 2 năm liền nhưng kiểm toán trước đó vẫn kiểm toán lãi, hoạt động có hiệu quả…trong khi đó công ty kinh doanh kém hiệu quả,nợ quá hạn nhiều và có nguy cơ bị phát mãi tài sản thế chấp tại ngân hàng? gần đây các nhà đầu tư chới với khi biết tin )…
2/Về phần phân tích :
a/Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của DN bạn nên đưa các chỉ tiêu phân tích
hệ số khả năng trả ngắn hạn và hệ số trả lãi vào phần phân tích tình hình thanh toán(2.7), vì khi ngân lưu từ HĐKD/ nợ ngắn hạn >0 :tốt, DN đủ khả năng trả nợ từ ngân lưu từ HĐKD;còn hệ số này <0: xấu, cực xấu
b/nếu bạn muốn phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của DN thì nên phân tích ngân lưu từ hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư,hoạt động tài chính,tổng ngân lưu ròng xem xét từng giai đoạn thứ tự --+,+-+,++-,++-
Qua đó thấy được DN đang phát triển, mở rộng, hay đã phát triển đỉnh cao,hay bắt đầu đi xuống…
Bạn viết thêm phần hướng dẫn lập lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
theo thực thu thực chi,hay gián tiếp, theo quan điểm tổng đầu tư, chủ sở hữu…
c/hệ số thanh toán ngắn hạn thường >1
trừ siêu thị <1 : vay ngắn hạn đầu tư dài hạn
d/Bạn viết bổ sung thêm công thức tổng quát Dupont để thấy được hệ số vòng quay tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính…thêm chỉ tiêu EPS,P/E,P/B…
c/Bạn hướng dẫn sinh viên tự phân tích các BCTC các công ty cổ phần qua web để tập quen dần với thực tế, vì giữa lí thuyết và thực tế có khoảng cách xa www.hastc.org.vn;[URL="http://www.acbs.com.vn"]www.acbs.com.vn... [/URL]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bạn, bài viết rất hay và thực sự hữu ích, nhưng tôi mạo muội có ý kiến bổ sung thế này: Về chỉ tiêu ROA ( Tỷ suất sinh lợi của tài sản ) thưởng được tính bằng: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế chia cho tổng tài sản bình quân. Xuất phát từ những lý do sau:
1. Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Nó là thước đo cho biết tài sản được doanh nghiệp sử dụng hiệu quả như thế nào, và cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập.
2. Cộng lãi vay vào lợi nhuận trước thuế, chúng ta có tổng thu nhập trước khi phân phối cho cả chủ nợ và cổ đông. Lý do làm như vậy vì: Mẫu số bao gồm các nguồn do cổ đông cung cấp và cả người cho vay ( Tức là tài sản dùng vào hoạt động bao gồm cả VCSH và vốn vay )
3. Chỉ tiêu này còn khá quan trọng đối với người cho vay vì: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế là nguồn để chi trả lãi vay. Nếu ROA > Lãi xuất vay, thì doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, và có khả năng thanh toán được lãi vay và ngược lại.
 
Tại trang 7 của tài liệu có công thức: Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn. Em muốn tìm hiểu bản chất của công thức trên tại sao với cách tính trên thì tên gọi của nó lại là Nhu cầu VLĐ thường xuyên. Rất mong các anh chị giải thích hộ em rõ hơn. Em cảm ơn nhiều.
 
anh ah!Em tìm được bài viết này của anh nhưng k tài nào download được, anh có thể gửi tài liệu này qua mail: lananhbuikt@gmail.com được k ah! Em rất mong muốn được đọc tài liệu này của anh Em cảm ơn anh nhé.%#^#$
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom