Audio Club! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,199
Được thích
24,656
Do có chút ham hố món nhạc nhẽo xem phim đa kênh nên tôi mở thớt này cho những ai cũng sở thích trao đổi. Nội dung trao đổi về kiến thức âm nhạc, loa, amply, sự phối ghép, nhạc số.... --=0

Ghi chú: Chống chỉ định loa máy tính, nguồn nhạc mp3 chất lượng kém./-*+/
 
Các thành viên GPE bận cơm, áo, gạo tiền hay sao mà chưa thấy í kiến gì nhể --=0
 
1. Đầu tư bộ âm thanh:

Để có 1 bộ âm thanh thì kiểu gì cũng có. Từ bộ vi tính đến dàn mini, dàn trung, dài đại (thường là đồ Nhật), dàn ghép, hi-end,... Giá cả từ vài trăm nghìn, vài triệu, vài chục triệu, hàng trăm triệu, .... đến 1 vài tỷ, hàng chục tỷ.

Món này thật vô cùng, phụ thuộc nhiều yếu tố như sự đam mê, khả năng thưởng thức, sự khó tính của đôi tai (tôi thì dễ dãi không à )*&^)), điều kiện nghe (phòng làm việc, phòng ngủ, phòng riêng chuyên phục vụ giải trí) và điều kiện kinh tế. Có những người đam mê đầu tư hẳn cả 1 phòng dành riêng cho nghe, nhìn.

Rồi có người sử dụng nguồn nhạc là CD, còn với tôi là nhạc số. Nguồn nhạc này được chuyển đổi từ CD sang (gọi là RIP) với chất lượng gần tương tự CD thành các tập tin (đuôi nguyên gốc chất lượng cao như wav, flac). Kiểu chơi này dành cho dân lười, dân yêu công nghệ, tính có mọi thứ từ laptop... -\\/.

Sự nghiệp này nếu dấn sâu vào thì rất gian nan, mệt mỏi, tốn kém. Khó ai dính vào rồi dừng lại, không nâng cấp tiếp... Do vậy tôi chỉ dám bàn luận ở mức độ bình dân, hợp lý và phù hợp với số đông thôi! --=0

Theo các mức độ đầu tư như sau (tương đối thôi):

- Cấp 1: Bộ loa vi tính, thường dùng ở văn phòng, đa số kô có thương hiệu và sx tại khựa. Dùng để phát ra âm thanh, ưu điểm là rẻ. Cho dù cố gắng nâng cấp, nhưng chất lượng bộ vi tính loai xịn nhất hiện nay chỉ gần tương đương với dàn mini là cùng. Loại này gọi là nghe có tiếng chống cháy. Giá khoảng 1.2 đến 3.0 triệu.

- Cấp 2: Dàn mini của Nhật có chất lượng khá cao. Chất lượng hàng nội địa của Nhật hơn hẳn hàng xuất, vì nó coi trọng dân (ngược lại ở VN !$@!!). Gồm có size mini, trung và đại. Những bộ này nghe tạm được đến khá hay (càng đắt thì âm thanh càng hay). Vì là combo nên đỡ phối ghép lằng nhằng. Yếu điểm của dàn mini là tiếng bass thường yếu và nông. Dàn trung và đại thì có cải thiện hơn về tiếng bass nhưng độ chi tiết cũng kém. Giá cả từ khoảng 2, 3 triệu đến hơn 10 triệu. Một số thương hiệu làm khá kỹ và đẹp như:

- Sony (D3000, D7000, MD-99, 919, 77, 777, 888...). Khủng nhất là F3000, F5000 với giá rất đắt.
- Pioneer (R9, R99 với bàn DJ, N901, N902...)
- Denon (6.5L, 7.5L, F88, F100, F10G...)
- Kenwood (1001, 5002, 7002, K1, K270, K7000...)
- Onkyo (các dòng A, N, NX, V, 911, 275, dòng 275 limited vốn nổi tiếng về nhạc trữ tình). Onkyo đúng là vua của dàn mini tại Nhật vì nhiều sản phẩm nhất.
- Victor (là thương hiệu JVC, tiếng bass thường rất tốt)
- Sansui anpha 7, 9, 10...

Mấy con này thì nội thất khủng, đẳng cấp Nhật Bản. Đa số có đầu đọc MD (Mini Disc) vốn khá thịnh hành ở Nhật hơn 10 năm về trước. Những bộ này thường chỉ nghe ở phòng ngủ.
Sau này do công nghệ xem phim phát triển nên các dàn âm thanh có xu hướng tích hợp vừa nghe nhạc, vừa xem phim. Điển hình là các bộ 2.1 (2 loa cánh 2 bên + 1 sub) như Denon S102, S301, Denon S302, Bose PS321, Bose RA8 và RA18.
Tuy đồ nội địa Nhật rất bền nhưng không có nghĩa là không hỏng. Một số linh kiện hỏng rất khó thay thế...

- Cấp 3: Ghép đầu phát (CD, đầu HD) + DAC + Amply + Loa. Đây là kiểu chơi phổ biến cho anh em yêu quý audio, nhưng đòi hỏi sự phối ghép và tốn kém hơn. Giá tiền cũng rất phong phú, từ khoảng 10 triệu đến hàng tỷ đồng. Tuy Nhật có thương hiệu về đồ điện tử nhưng so với Âu, Mỹ thì dần có phần lép vế, nhất là dòng Hi-end.
Với người yêu công nghệ thì thích chơi nhạc số qua nguồn phát là đầu HD, laptop, tivi... cắm vào amply (kỹ hơn thì dùng qua DAC hoặc MD cũ rồi mới cắm vào amply).

(Còn nữa - Nội dung theo quan điểm cá nhân)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
2. Các dạng âm thanh số:

Nguồn âm thanh hiện nay rất đa dạng trên mạng. Đa số chúng có nguồn gốc từ CD (chỉ đề cập 16bit) và được RIP (hiểu đơn giản là chuyển thành file nhạc). Gồm các dạng phổ biến sau:

- Nhạc chất lượng cao (wav, lossless): wav là sản phẩm trực tiếp RIP từ CD (hiện có dung lượng lớn nhất - tầm 50-60MB/bài). Còn lossless (flac...) chủ yếu được nén lại từ wav, chất lượng tương tự nhưng dung lượng nhỏ hơn, khoảng 30-40MB/bài. Khi dùng pm Spek kiểm tra, tần số thông thường > 20kHz. Nếu duới thì là hàng fake!!!


- Nhạc chất lượng thấp: Phổ biến nhất là mp3, bản thân trong mp3 cũng có chất lượng khác nhau. Chất lượng nhất là 320kbps (khoảng 10-12MB/bài), và còn nhiều bản thấp hơn với khoảng 5-6MB/bài. Mp3 - 320kbps cho tần số khoảng 20kHz, còn với 128kbps thì chỉ đạt hơn 15kHz.

Như vậy, với nhạc pmp3 chúng ta sẽ thấy mất dải cao âm thanh sẽ không dày. Với bộ dàn âm thanh tốt và tai thính sẽ dễ dàng phân biệt.

Nguồn từ 1 bài và được lưu với các định dạng khác nhau (chú ý về dung lượng):


658346-115878-type-of-music-zpsfwmposvh-8hcd_owxydtqqgwcqnlg.png


- Mp3 - 128 (dải trên 15kHz bị gọt hết):

658347-115878-mp3-128-bitrate-zpsvxm9c6iu-gfvgf9shukitkdxt1n66.png




- WAV (thể hiện lên đến 22kHz):

658351-115878-wav-rip-from-cd-zpslfjf0iho-3zfumukpv0v17-wwhpjs.png


- Flac (thể hiện lên đến 22kHz, giống Wav nhưng dung lượng tập tin được tối ưu hơn):

658352-115878-flac-lossless-zpsu4czofni-wuq9obukkhexytwmustl.png


Tham khảo thêm về nhạc chất lượng cao:

http://nghenhinvietnam.vn/xu-huong/dsd-direct-stream-digital-nhung-dieu-can-biet-81.html
 
Lần chỉnh sửa cuối:
2. Các dạng âm thanh số:

Nguồn âm thanh hiện nay rất đa dạng trên mạng. Đa số chúng có nguồn gốc từ CD (chỉ đề cập 16bit) và được RIP (hiểu đơn giản là chuyển thành file nhạc). Gồm các dạng phổ biến sau:

- Nhạc chất lượng cao (wav, lossless): wav là sản phẩm trực tiếp RIP từ CD (hiện có dung lượng lớn nhất - tầm 50-60MB/bài). Còn lossless (flac...) chủ yếu được nén lại từ wav, chất lượng tương tự nhưng dung lượng nhỏ hơn, khoảng 30-40MB/bài. Khi dùng pm Spek kiểm tra, tần số thông thường > 20kHz. Nếu duới thì là hàng fake!!!

Có chỗ này em chưa đồng tình với anh. Em có album file flac, dung lượng của nó rất cao, cao hơn file wav. Anh xem hình đính kèm.2016-04-26 (2).jpg
 
Hiện nay, tôi có khoảng 3TB nhạc số, nguồn chủ yếu từ hdvietnam, đã test và lọc cẩn thận. Chủ yếu nhạc Việt từ vàng, bolero, cải lương tân cổ, hải ngoại, nhạc trẻ thì ít vì nghe không vào tai.
 
Anh Hướng có thú chơi tao nhã ghê. Vụ audio này đầu tư tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, không mấy người có đủ điều kiện để chơi.
 
E đang muốn mua 1 đôi loa để kết nối vs ti vi phục vụ việc xem phim nghe nhạc,
Bác chủ thớt tư vấn e nên mua loại nào thì được ạ?
 
E đang muốn mua 1 đôi loa để kết nối vs ti vi phục vụ việc xem phim nghe nhạc,
Bác chủ thớt tư vấn e nên mua loại nào thì được ạ?

Bác nên chơi dòng 2.1 vừa nghe nhạc, vừa xem phim (tàm tạm thôi). Ví dụ Bose PS321, Denon 301, 302... Ngân khố khoảng 7÷8 triệu.
Nếu có điều kiện nên tách 2 bộ mới hay được.
 
Anh Hướng có thú chơi tao nhã ghê. Vụ audio này đầu tư tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, không mấy người có đủ điều kiện để chơi.

Do sk kém, chả ăn nhậu được nên chuyển hướng dù hơi tốn kém 1 chút :(
 
Dàn mini Sony MD-919, D7000, MD-99 mà tôi từng chơi qua.
 

File đính kèm

  • [008894].jpg
    [008894].jpg
    992.5 KB · Đọc: 25
  • 20170511_200412.jpg
    20170511_200412.jpg
    4.3 MB · Đọc: 27
  • FB_IMG_1515649572355.jpg
    FB_IMG_1515649572355.jpg
    185.1 KB · Đọc: 28
có app nào chỉnh giọng nói thu âm không các bác
 
Lâu cho tý hình ảnh thêm khí thế :)

20190210_084800-3547x1995.jpg
 
Dân chơi âm thanh xe hơi có số tại Việt Nam (cách đây hơn 10 năm:

20200527_141305_copy_1470x714.jpg20200527_141336_copy_1470x714.jpg
 
Amply cỏ nhưng tiếng rất ổn khi nghe nhạc trữ tình.
 

File đính kèm

  • 20160119_182844_LLS.jpg
    20160119_182844_LLS.jpg
    93.3 KB · Đọc: 6
Giờ lại ham mê thêm món này nữa :)
20210501_153142_HDR.jpg
 
May là còn có món đồ chơi này trong mùa dịch, chứ ở nhà mãi chán quá rồi :(20210630_232730~2.jpg
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom