Ứng dụng excel để tính toán và lập điểm hòa vốn (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter tamvie
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

tamvie

ERP consultant
Tham gia
5/11/06
Bài viết
6
Được thích
8
Giới tính
Nam
Chào mọi người,

Trong quá trình học tập, tôi thấy có rất nhiều bạn học rất tốt môn kế toán chi phí nhưng khi ra trường công ty yêu cầu bạn tính toán điểm hòa vốn cho công ty hoặc cho một dòng sản phẩm nào đó. Các bạn thường không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào?

Nguyên nhân là do từ lý thuyết và bài tập khi học tới thực tế làm việc nó khác xa nhau bạn ạ.

Nhằm giúp các bạn làm quen với cách lập và tính toán điểm hòa vốn, nay mình xin chia sẽ với các bạn file tính điểm hòa vốn của một Công ty chuyên bán áo thun qua mạng.

Các bạn có thể làm nghiên cứu cách tổ chức trong file này để ứng dụng vào mô hình công ty của các bạn nhé.

Chúc các bạn sức khỏe và thành công.
 

File đính kèm

Tôi xem file không thấy điểm hoà vốn
 
Khi bán 4208 áo thì hòa vốn đó bạn. Cảm ơn bạn
Bạn không ghi rõ trong file.
Trường hợp bán áo nhiều size, nhiều nhãn hiệu, nhiều giá thì sao bạn? Rồi nhiều nhóm hàng như quần áo, ba lô, va li?
Bạn đang làm theo kiểu tuyến tính, dù sao cũng là 1 cách
 
Tưởng có bảng tính độ nhạy giá vốn đối với giá bán.
Xem khó hiểu muốn chết. Màu mè bôi tùm lum, không theo một chuẩn nào cả.

Thực sự thì cách tính điểm hoà vốn dựa vào con toán nào? Có phải theo nguyên tắc
điểm hoà vốn: phí lưu dộng + phí cố định = doanh thu
doanh thu = số bán * đơn giá bán
phí lưu động = số bán * đơn giá vốn
(cộng trừ lỉnh kỉnh ba mớ huê hồng, chiết khấu... nằm trong tài khoản nào tuỳ doanh nghiệp)
 
Khi nào cần tính điểm hoà vốn? Thông thường người ta bắt đầu kinh doanh cần biết bán số lượng tối thiểu bao nhiêu và bán giá bao nhiêu thì hoà vốn. Bạn đang làm ngược bằng cách lấy số liệu đã bán trong quá khứ để tính toán và áp đặt cho tương lai. Có thể dùng kết quả để làm chỉ tiêu bán hàng tối thiểu cho tương lai, và hết.

Thí dụ tôi muốn bắt đầu bán bánh canh giò heo (chỉ 1 món và 1 giá cho giống giả định). Tôi sẽ làm như sau:
- Ước lượng giả định là có thể bán được 100 tô (bao gồm hàng xóm, bà con dòng họ, bạn bè GPE thân thiết, và khách vãng lai tối đa)
- Tính định phí và biến phí các loại cho 100 tô Ta có số TCP
- Lấy tổng chi phí 100 tô đó chia cho 100 sẽ ra chi phí cho 1 tô, được đơn giá vốn GV
- Khảo sát biết rằng tối đa có thể bán giá bình dân 25.000/ 1 tô tương ứng với chất lượng vợ nấu (GB), cho ra doanh thu 100 tô là TDT

Điều chỉnh để có hoà vốn:
Điều chỉnh số lượng 100 tô và giữ nguyên giá bán 25.000 sao cho TCP = TDT (hoà vốn kiểu 1)
Điều chỉnh giá bán 25.000 (giảm chứ tăng không ai ăn), giữ nguyên số lượng 100 tô sao cho TCP = TDT (hoà vốn kiểu 2)

So sánh 2 phương án, chọn phương án tốt hơn.

Tiếp theo còn phải tính lợi nhuận mong muốn chứ?

- Lấy tổng chi phí cộng với lợi nhuận mong muốn là mỗi ngày 2 ly cà phê + 1 gói thuốc lá + 500.000 đ cho vợ (làm gì thì làm), ra doanh thu có lãi (DTCL)
- Lấy phương án đã chọn, tính độ nhạy 2 chiều (số lượng & đơn giá) để tìm cặp/ bộ các cặp giá trị tương ứng, đáp ứng DTCL
- Lại chọn 1 cặp số lượng + đơn giá bán phù hợp.
- Nếu số lượng vượt nguồn khách hàng dự kiến, hoặc giá vượt quá giá bình dân, thì điều chỉnh lần 3 giảm con số 500.000 đưa vợ. Ít hơn sợ vợ chửi thì phải điều chỉnh định phí (cắt wifi), giảm biến phí (giảm biến phí tức là giảm chất lượng, giảm chất lượng thì con số 100 phải giảm theo).

Thật ra là tính toán không khó, nhưng việc chọn đúng phương án mới khó. Kết luận là tôi sẽ không bán bánh canh.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình đang làm như sau ko biết keo nó là cách gì nữa .... tự làm lấy ko theo ai cả

1/ VD: mình có 100 mã hàng mỗi mã hàng có 1 loại giá khác nhau... tại thời điểm nhập hàng giá có thể thay đổi lên xuống theo ngày vv
2/ khi bán mình sẻ điều chỉnh bán cao hơn giá nhập tùy theo ngày có ngày giá tốt chỉnh lên 1 chút có ngày hạ xuống 1 chút

3/ Khi mình tính Nhập - xuất - tồn thì mình tính như sau
*** lấy tổng giá trị của 1 mã hàng bán ra - (trừ) tổng giá trị của 1 mã hàng nhập về ra cái tiền lãi thu được
*** khi mình mới làm thì thấy giật mình là tại sao nhập hàng vào nó âm 1 mớ tiền có lúc tăng thêm 1 cục tiền to luôn ... suy nghĩ mấy ngày mới ngộ ra đó là:
Mình tính bình quân giá nhập trên một mã hàng mà giá nhập lúc tăng lúc giản nên nó mới ra thế

4/ từ cách tính trên thì mình chỉ có thể tính bình quân trên mã hàng để xác định điểm hòa vốn bình quân chứ ko chính xác theo ngày nhập hàng giá lên xuống

*** nếu tính nhập trước xuất trước và phải xuất hết xong tính thì nó phát sinh quá nhiều thứ tính rất nhức đầu nên mình bỏ
*** vậy từ đó ta có cách nào tính chính xác điểm hòa vốn mà quản lý tốt hơn hay ko ( cái Này mình hỏi thêm để tham khảo )

5/ Trên Database.accdb Mình tạo rất đơn giản chỉ có 3 tableName
1 tablename là Datanhap
1 tablename là DataXuat
1 tablename là NhapXuatTon

Khi mình nhập hay xuất thì nó lưu vào Table tương ứng trên xong thì từ đó tính bình quân trên mã hàng xong tiếp thì nó lưu vào tablename là NhapXuatTon
tiếp xong từ đó ta muốn tính gì thì tính tiếp

vậy từ Excel khi cần mình truy xuất nhập xuất tồn nó có hình như sau và mình có thể tính theo tháng Or năm cũng được luôn

1597455084171.png

Nhìn vào các con số trên có bạn sẻ cảm thấy gì gì đó ???!!! Nhưng với 1 cty chuyên cung cấp thẻ thì nó quá nhỏ so với những chỗ khác ( nó bắt phải lên cty vì nhiều lý do chứ mình ko có thích)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi @Kiều Mạnh,
Tính điểm hoà vốn từng mặt hàng là có mục đích cho tương lai chứ không phải cho quá khứ. Có thể dựa vào quá khứ để lập kế hoạch cho tương lai nhưng phải xét đến rất nhiều yếu tố có thể xảy ra trong tương lai:
- Mùa bán hàng: tháng tết giá nào, tháng 7 âm lịch giá nào, noel giá nào, tháng covid giá nào
- Sự ổn định của đầu vào: số lượng, chất lượng, giá cả
- Để cạnh tranh có thể chấp nhận bán lỗ 1 kỳ nào đó không? lỗ tối đa bao nhiêu %? Suy ra giá bán tối thiểu.
- Sự biến động khác của khách hàng, thị trường, của đối thủ cạnh tranh
- ... (nhiều thứ khác)
Tất cả những cái trên áp dụng cho từng nhóm hàng, thậm chí cho từng mặt hàng cụ thể. Đâu phải 1 cái gánh chỉ bán 1 món bánh canh giò heo.
 
*** nếu tính nhập trước xuất trước và phải xuất hết xong tính thì nó phát sinh quá nhiều thứ tính rất nhức đầu nên mình bỏ
*** vậy từ đó ta có cách nào tính chính xác mà quản lý tốt hơn hay ko ( cái Này mình hỏi thêm để tham khảo )

Chính xác chỉ có -FIFO Nhập trước xuất trước đó - Nếu thấy khó khăn thì sang phương pháp 2
TÍnh bình quân giá (thường là bình quân gia quyền) cho 1 mã hàng - trong 1 khoảng thời gian tính (kỳ) nào đó cho cả giá nhập giá xuất
 
Gởi @Kiều Mạnh,
Tính điểm hoà vốn từng mặt hàng là có mục đích cho tương lai chứ không phải cho quá khứ. Có thể dựa vào quá khứ để lập kế hoạch cho tương lai nhưng phải xét đến rất nhiều yếu tố có thể xảy ra trong tương lai:
- Mùa bán hàng: tháng tết giá nào, tháng 7 âm lịch giá nào, noel giá nào, tháng covid giá nào
- Sự ổn định của đầu vào: số lượng, chất lượng, giá cả
- Để cạnh tranh có thể chấp nhận bán lỗ 1 kỳ nào đó không? lỗ tối đa bao nhiêu %? Suy ra giá bán tối thiểu.
- Sự biến động khác của khách hàng, thị trường, của đối thủ cạnh tranh
- ... (nhiều thứ khác)
Tất cả những cái trên áp dụng cho từng nhóm hàng, thậm chí cho từng mặt hàng cụ thể. Đâu phải 1 cái gánh chỉ bán 1 món bánh canh giò heo.
Nó phát sinh cách quản lý đó anh đau đầu lắm .... cái Em cần là tính sao và quản lý sao + code sao mới quan trọng còn lại ko cần thiết với Em cho vào thùng rác
 
Chính xác chỉ có -FIFO Nhập trước xuất trước đó - Nếu thấy khó khăn thì sang phương pháp 2
TÍnh bình quân giá (thường là bình quân gia quyền) cho 1 mã hàng - trong 1 khoảng thời gian tính (kỳ) nào đó cho cả giá nhập giá xuất
quan trọng là quản lý hàng ngày và tính toán sao đây ???
 
Mình Úp cái Database.accdb đó cho ai đó thử sức tham khảo xem và đưa ra phương án xử lý và quản lý tốt nhất .... ai cần tiền cứ nói thẳng với mình (nếu giải trình được cách xử lý và quản lý hàng ngày ok ) nếu vui vẻ cứ thớt này ta bàn tiếp
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
quan trọng là quản lý hàng ngày và tính toán sao đây ???
Tính theo khoảng thời gian (kỳ), việc chọn kỳ tính bình quân chọn đủ dài tương ứng với thời gian lưu kho trung bình của mã hàng đó, - thường người ta chọn cho nhóm hàng (mỗi nhóm hàng thường có lưu kho, ví dụ rau thi thường là 1 ngày 2 ngày ...vv) - cái này có thể hỏi kế toán, trong kế toán có đề cập các phương pháp tính giá

Chủ đề này điểm hòa vốn, nên có lẽ hơi khác với cái vấn đề giá đang bàn này
 
Tính theo khoảng thời gian (kỳ), việc chọn kỳ tính bình quân chọn đủ dài tương ứng với thời gian lưu kho trung bình của mã hàng đó, - thường người ta chọn cho nhóm hàng (mỗi nhóm hàng thường có lưu kho, ví dụ rau thi thường là 1 ngày 2 ngày ...vv) - cái này có thể hỏi kế toán, trong kế toán có đề cập các phương pháp tính giá

Chủ đề này điểm hòa vốn, nên có lẽ hơi khác với cái vấn đề giá đang bàn này
cũng có hỏi tính hòa vốn đó bạn ... tính trên toàn bộ nhâp và xuất đó
Còn cái khác ngoài chủ đề thớt này bỏ qua còn ai thích bàn thì cứ tự nhiên xin mời
 
Cách tính điểm hoà vốn của thớt này theo lý thuyết quản lý thì là cách tính thụ động. Người quản lý đã có trước giá mua, giá bán, và bảng phí để tổngt thành phí cố định. Từ đó người quản lý tính ra chỉ tiêu con số cần bán.
Cách tính chủ động liên quan đến những bài toán thay đổi giá mua và giá bán. Cách tính này khá phức tạp. Trong đó mô hình đơn giản nhất là goal seek hoặc lập bảng tính độ nhạy.

Với bài #7 thì cách quản lý hàng hoá thuộc về lĩnh vực khác. Dân chuyên nghiệp lĩnh vực này thường lập thống kê lưu lượng từng mặt hàng (năm ngoái, năm trước nữa, cùng kỳ năm ngoái, cùng kỳ năm trước, ... phí tồn kho, phí ngâm vốn, ...)
Những công cụ minh hoạ cụ thể (chart,...) rất hữu hiệu cho công việc này.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom