Đương đầu với cuộc “tổng tấn công”của hàng Trung Quốc (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,201
Được thích
24,664
Mời các bác xem bài dưới đây để có thể thay đổi hành vi tiêu dùng. Điều lo ngại này đã được dự báo từ lâu.

Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/7144/index.aspx

Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ đô năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.

Từ góc nhìn của một doanh nghiệp Việt…

Anh Đào Xuân Anh là giám đốc một công ty kinh doanh hóa mỹ phẩm ở Hà Nội. Đăng ký chức năng hoạt động là sản xuất và phân phối (bán lẻ) các loại hóa mỹ phẩm chăm sóc tóc, nhưng 4-5 năm nay, công ty của anh chỉ tập trung nguồn lực vào nhập hàng từ Trung Quốc về bán. Lý do rất đơn giản: Nhập hàng Trung Quốc có lợi hơn.

Cái lợi ở đây, anh giải thích, gồm nhiều mặt: Chi phí nhập khẩu (tính cả mua hàng lẫn vận chuyển) rẻ hơn là tự sản xuất, quy trình làm việc đơn giản và ít phải suy nghĩ hơn. “Nếu tôi mở xưởng chẳng hạn, sẽ có muôn vàn thứ phải tính: địa điểm, nhân lực, thuế má, và vô số loại chi phí không tiện nêu tên nữa.

Trong các ngành khác thì không biết thế nào, chứ trong ngành này, tất cả các sản phẩm - từ thuốc nhuộm, tới dầu xả, dầu dưỡng v.v. - nhập từ Trung Quốc về đều rẻ hơn và giản tiện hơn tự sản xuất. Danh mục này chỉ trừ dầu gội đầu, nhưng ngay cả sản xuất dầu gội thì cũng có một số nguyên liệu phải nhập từ Trung Quốc”.

Anh nói thêm: “Đấy là tôi còn chưa kể, làm việc với phía Trung Quốc cũng khá thoải mái. Sản phẩm của họ chất lượng tốt, giá lại rẻ, mua càng nhiều càng rẻ. Họ giữ chữ tín và chiều chuộng đối tác - ít ra cho đến lúc này tôi vẫn thấy như vậy. Ở ta thì làm giám đốc doanh nghiệp nhỏ, như tôi, phải đương đầu với quá nhiều chuyện: thuế vụ, đại lý o ép, đối tác không đáng tin cậy v.v.”.

Chiến lược kinh doanh của anh Đào Xuân Anh tỏ ra hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao. Trong khi đó, giá hàng Trung Quốc vẫn được duy trì ở mức thấp, chất lượng vẫn đảm bảo (hoặc nếu không đảm bảo thì cũng chẳng ai biết).

Và như vậy, với một công ty quy mô nhỏ, không đầy một chục người, giải pháp khôn ngoan nhất là: Cả sếp và nhân viên cùng kéo nhau sang Trung Quốc xách hàng về bán.

… tới con số nhập siêu kỷ lục của nền kinh tế

10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng 23,25 lần, đạt tới con số 15.652 tỷ đồng vào năm ngoái. Cùng trong thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu của ta theo chiều ngược lại tăng vỏn vẹn 6,08 lần, chỉ đạt 4.536 tỷ đồng năm 2008.

Kết quả là con số thâm hụt thương mại kỷ lục của Việt Nam trước Trung Quốc: hơn 11 tỷ đô. Điều đáng sợ là không có dấu hiệu nào cho thấy con số này sẽ giảm đi.

Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Thương mại, Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vô cùng to lớn tại đất nước hơn 1 tỷ dân này.

Từ năm 2004, lãnh đạo hai nước đã xác định: Với lợi thế địa lý số 1 - có chung đường biên giới trên bộ dài đến hàng ngàn km - với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy tương đối thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, hoạt động buôn bán qua biên giới giữa hai nước là một bộ phận cấu thành của quan hệ kinh tế.

Trên thực tế, có cơ sở để tin rằng thị trường hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc là một mảnh đất màu mỡ, luôn “khát hàng”; và trên thực tế, Trung Quốc đã “qua mặt Mỹ để trở thành người tiêu dùng lớn nhất thế giới ở một số mặt hàng then chốt”. (*)

Riêng trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Trung Quốc có nhu cầu cao đối với nhiều mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như: rau quả, thủy sản, cao su, đồ gỗ, than đá…

Với tất cả những “lợi thế” đã chỉ ra đó, Việt Nam vẫn phải gánh chịu thâm hụt thương mại khổng lồ trước Trung Quốc, doanh nghiệp ta vẫn lép vế thảm hại ngay trên sân nhà, và khủng hoảng kinh tế càng kéo dài thì ta càng “thua trắng bụng”. Vì đâu?

Tầm nhìn chiến lược của người Trung Quốc

Nhìn vào những chính sách và quy định pháp luật của Trung Quốc về mậu dịch với các nước có chung đường biên giới, trong đó có Việt Nam, mới thấy không khỏi giật mình.

Theo TS Phạm Trí Hùng (Viện Marketing và Quản trị Việt Nam), từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa nền kinh tế, đã xác định “mở cửa toàn diện, nhiều hình thức, nhiều tầng”, trong đó có mở cửa ven biên giới đất liền.

“Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới là: lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh là mục tiêu”.

TS Hùng cho biết, riêng trong cơ cấu thị trường, ngay từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là “đột phá khẩu” và có những chính sách quản lý rất rõ ràng, thống nhất, hướng vào việc đẩy mạnh mậu dịch biên giới, nhằm cải thiện đời sống của cư dân vùng biên giới, phát triển kinh tế vùng biên.

Chẳng hạn, Trung Quốc thực hiện những chính sách ưu đãi như: xóa bỏ mọi sự hạn chế về hình thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới; xóa bỏ mọi sự hạn chế, ràng buộc của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu dịch biên giới; xóa bỏ sự hạn chế về kim ngạch, đảm bảo các giao dịch của mậu dịch biên giới qua một cửa; thực hiện việc miễn thuế, giấy phép xuất nhập khẩu đối với những hàng hóa bình thường....

Bắc Kinh còn giao quyền cho chính quyền địa phương tự định ra các mức thuế suất phải thu theo nguyên tắc: mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh quy định phải thấp hơn mức thuế của Trung ương; cấp huyện, thị quy định phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do hải quan thu và nộp về ngân sách trung ương.

Trung Quốc cũng đầu tư làm tốt công tác kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu vào nước mình, bởi họ xác định đó là “vấn đề quan trọng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và nhân dân, trực tiếp liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước”.

Những gì Bắc Kinh thực hiện cho thấy một chiến lược lâu dài, bài bản của chính phủ nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp lớn nhỏ, thuộc mọi thành phần kinh tế, cùng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó đặc biệt ưu tiên mậu dịch biên giới. Nó cũng chứng tỏ rằng, trong việc xuất khẩu hàng hóa, chiếm lĩnh thị trường nước khác, doanh nghiệp không thể đơn lẻ.

Đừng để doanh nghiệp Việt Nam đơn độc

Ở đây phải nhấn mạnh, Nhà nước không thể đứng ngoài công cuộc hỗ trợ cho doanh nghiệp (“hỗ trợ” chứ không phải “quản lý”).

Một khi Việt Nam đã gia nhập WTO, những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp quá trực tiếp, “lộ liễu” không còn được chấp nhận nữa vì có thể vi phạm điều lệ. Nhưng vẫn có những việc Chính phủ có thể làm – và làm tốt – để giúp doanh nghiệp nội đương đầu với hàng ngoại.

Ví dụ như cung cấp thông tin về thị trường Trung Quốc và các chính sách của Bắc Kinh đối với các thị trường láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam. Sao cho không còn những vụ như vụ dưa hấu Việt Nam bị ách ở cửa khẩu Tân Thanh vì doanh nghiệp không cập nhật được những thay đổi trong luật kiểm dịch của Trung Quốc.

Bên cạnh đó là việc thực thi pháp luật để tiêu diệt vấn nạn hàng lậu. Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh “than” hộ doanh nghiệp: “Đã đành là tự do cạnh tranh, doanh nghiệp làm ăn yếu kém, không hiệu quả, thì phải chịu, Chính phủ không cứu được. Nhưng buôn lậu là cái có thể ngăn chặn được chứ đâu phải vô phương chống đỡ? Vấn đề là hình như chúng ta không làm gì cả”.

Về ý kiến cho rằng vì cơ cấu xuất khẩu của ta có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc nên khó xác định được những ngành có lợi thế cạnh tranh, ông Bùi Trinh nhận xét: “Thực ra từ trước đến giờ Việt Nam chưa có chính sách xác định cụ thể một ngành nào là cần ưu tiên. Đúng hơn là ta có xác định, nhưng đều chỉ một thời gian lại thay đổi: nào dệt may, nào mía đường, nào thép… Tôi thấy cứ như thể chúng ta chưa thực sự quan tâm tới ngành nào cả”.
 
Doanh nghiệp VN: Phải tự cứu mình

Trước làn sóng hàng Trung Quốc, không còn thời gian để mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong ngành có liên quan bình tâm chờ đợi một chiến lược hay vài chính sách “hỗ trợ” từ phía Nhà nước. Cải tiến thiết kế, đẩy mạnh hoạt động marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng, là những việc doanh nghiệp ta có thể thực hiện ngay trên thị trường nội địa.

“Rõ ràng là thị trường trong nước không cung cấp đủ hàng hóa, dân có nhu cầu thì họ mua của Trung Quốc là phải” – chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nói.

Sự chủ động, xông pha thị trường với tinh thần sáng tạo, “sẵn sàng tự do cạnh tranh”, xem ra không phải tố chất có thừa ở các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng ông Bùi Trinh cho biết, từ ngày có chủ trương kích cầu, “nhiều công ty đang dồn nỗ lực vào việc kiếm được một khoản tiền hỗ trợ Nhà nước rót. Có công ty còn đem tiền ấy cho vay lại, kiếm lãi, thay vì tập trung vào đầu tư, sản xuất”.

Còn trong việc xuất khẩu hàng theo hướng… ngược lại, sang Trung Quốc, hơn ai hết, doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên thông tin về thị trường nhập khẩu, chủ động xúc tiến thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh. Một số chuyên gia khuyến cáo: Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi nhẹ vấn đề kiểm dịch, nên hay bị phía đối tác Trung Quốc lợi dụng ép giá. Đây cũng là điều các nhà xuất khẩu phải lưu tâm.

Biểu tình ở Seoul phản đối thỏa thuận nhập khẩu thịt bò Mỹ, tháng 6/2008. (Nguồn ảnh: VNN)

Và cuối cùng, người tiêu dùng…

Trong sự thảm bại của hàng Việt Nam trên sân nhà, có lẽ người tiêu dùng là ít đáng trách nhất. Ở Việt Nam, thu nhập đầu người thấp, hàng hóa nội địa yếu cả về số lượng và chất lượng, người tiêu dùng quay sang hàng Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Nhưng dẫu sao thì, việc hàng nghìn người tiêu dùng Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối thỏa thuận nhập khẩu thịt bò Mỹ (“món” này cũng bị người Nhật Bản tẩy chay), người tiêu dùng Trung Quốc tổ chức những phong trào bài hàng hóa Nhật, cũng khiến chúng ta nên xem xét đôi chút về tinh thần dân tộc. Dĩ nhiên, đó lại là một câu chuyện khác rồi.
Đoan Trang
 
Tôi chỉ ngán nhất là hàng Việt Nam nhất là hàng ẩm thực mà dùng nguyên liệu TQ thì chẳng biết đâu mà lần. Mà bà con nông dân lại khổ, nhất là cái vụ nguyên liệu sữa thế mà giá sữa vẫn cắt cổ con cháu chúng ta cơ chứ. Ta dù hay bia rượu nhưng cũng có lúc uống sữa, mà đã uống thì uống nhiều, giá cả như vậy thì đến nhà mới thoát nghèo lại quay trở lại nghèo vậy.
 
Tôi chỉ ngán nhất là hàng Việt Nam nhất là hàng ẩm thực mà dùng nguyên liệu TQ thì chẳng biết đâu mà lần. Mà bà con nông dân lại khổ, nhất là cái vụ nguyên liệu sữa thế mà giá sữa vẫn cắt cổ con cháu chúng ta cơ chứ. Ta dù hay bia rượu nhưng cũng có lúc uống sữa, mà đã uống thì uống nhiều, giá cả như vậy thì đến nhà mới thoát nghèo lại quay trở lại nghèo vậy.

Em cố gắng tránh mua hàng TQ trừ trường hợp bất đắc dĩ. Nếu có hàng VN tương tự thì em sẽ không bao giờ mua hàng TQ.
 
Em cố gắng tránh mua hàng TQ trừ trường hợp bất đắc dĩ. Nếu có hàng VN tương tự thì em sẽ không bao giờ mua hàng TQ.
E rằng tất cả mọi người tiêu dùng sẽ không nghĩ như thầy đâu! Cái nào tốt thì mua (không cần biết nó xuất xứ từ đâu)
Vậy nên nếu người ta không thèm mua hàng VN mà cứ phang TQ thì các doanh nghiệp VN cũng nên tự xem lại mình! Sản xuất ra hàng tốt, giá hợp lý thì chẳng lo gì không cạnh tranh nổi ---> Mà ở VN thì thiếu gì doanh nghiệp làm được như thế (Kymdan, Duyloi, Trung Nguyen... chẳng hạn...)
Hô hào ũng hộ hàng VN trong khi sản xuất ra hàng toàn thứ bỏ đi thì hô hào cũng chẳng nghĩa lý gì ---> Tự trọng dân tộc cũng phải thực tế
Hãy xem Hàn Quốc và Nhật đấy, họ cũng tự trọng dân tộc (toàn xài hàng mình sản xuất ra) ---> Tuy nhiên nếu hàng của họ mà tệ như "vợ thằng đậu" thì chắc họ cũng xài hàng Mỹ thôi
Phải nói như vầy: Nếu hàng của VN sản xuất ra mà có chất lượng ngang bằng với hàng TQ (hoặc nếu có kém cũng chỉ kém đôi chút), lại có giá cả = hàng TQ thì đương nhiên tôi sẽ xài hàng VN
Vậy mới là hợp lý!
 
E rằng tất cả mọi người tiêu dùng sẽ không nghĩ như thầy đâu! Cái nào tốt thì mua (không cần biết nó xuất xứ từ đâu)
Vậy nên nếu người ta không thèm mua hàng VN mà cứ phang TQ thì các doanh nghiệp VN cũng nên tự xem lại mình! Sản xuất ra hàng tốt, giá hợp lý thì chẳng lo gì không cạnh tranh nổi ---> Mà ở VN thì thiếu gì doanh nghiệp làm được như thế (Kymdan, Duyloi, Trung Nguyen... chẳng hạn...)
Hô hào ũng hộ hàng VN trong khi sản xuất ra hàng toàn thứ bỏ đi thì hô hào cũng chẳng nghĩa lý gì ---> Tự trọng dân tộc cũng phải thực tế
Hãy xem Hàn Quốc và Nhật đấy, họ cũng tự trọng dân tộc (toàn xài hàng mình sản xuất ra) ---> Tuy nhiên nếu hàng của họ mà tệ như "vợ thằng đậu" thì chắc họ cũng xài hàng Mỹ thôi
Phải nói như vầy: Nếu hàng của VN sản xuất ra mà có chất lượng ngang bằng với hàng TQ (hoặc nếu có kém cũng chỉ kém đôi chút), lại có giá cả = hàng TQ thì đương nhiên tôi sẽ xài hàng VN
Vậy mới là hợp lý!

Ủng hộ ý kiến của bác!

Hàng Việt Nam chỉ được 1 số ít 20/80% có thể chấp nhận được, còn lại toàn là thứ chẳng chấp nhận được, cái gì cũng qua loa, chất lượng thì thật là tệ, trong khi giá cả cao hơn hàng TQ, mẫu mà thì... nhìn là biết liền...

Đơn cử trong nhiều thứ: Tôi mua một cái quạt máy, của một công ty đã được "nhiều năm là hàng Việt Nam chất lượng cao" do người tiêu dùng bình chọn (tôi thì chả bao giờ được 1 cái phiếu nào bình chọn cho loại sản phẩm này). Quạt mới nguyên hộp, về ráp vào với nhau để sử dụng. Ngay từ những con ốc đầu tiên, cái thì bị lờn, cái thì bị ngắn, khắc khe tiếp giáp vỏ sản phẩm thì hở "hênh hếch", bực nhất là cái dây nguồn điện của quạt, ngắn được khoảng 1m, khi cắm vào lỗ ổ phích điện nếu đặt trên cao thì xem như vô hiệu, thế là phải nối dây nguồn hoặc phải đi mua thêm một ổ nối trung gian... bực. Chưa hết, dùng quạt được gần 1 năm thì tiếng kêu cứ ken két, tức quá, vứt luôn. Ra mua một cây quạt Trung Quốc, rẻ bằng 2/3 giá cây quạt kia, về dùng đến nay 3 năm... vẫn còn chạy vô tư.

Hàng Mỹ, hàng Nhật thì khỏi phải bàn về chất lượng, vì họ đã xây dựng được uy tín dựa trên cách thức quản trị hệ thống một cách khoa học, bài bản đồng thời trú trọng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết từng nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng cụ thể nhất của khách hàng để cho đầu ra của một hệ thống quản lý sản xuất sẽ là những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng. Chính vì vậy đã có những thương hiệu sản phẩm ngoại nhập đã đánh dấu một cách đậm nét vào tiềm thức, mà chúng sẽ quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam.

Phải công nhận người Tung Của (TQ) rất giỏi, bất cứ thứ gì trên thế giới làm ra, chỉ sau một thời gian cực ngắn họ đã có thể đưa ra những sản phẩm "nhái" một cách y chang (về hình thức, còn chất lượng thì... chắc chắn không bằng rồi), trong khi giá cả có thứ chỉ rẻ bằng 1/5 sản phẩm chính hãng, kinh thật!

Chính vì vậy mà bây giờ ra đường, 80% là xe Trung Quốc, chứng tỏ nó phù hợp với phần lớn đối tượng tiêu dùng người Việt (Yếu tố chính là giá cả, và công năng của sản phẩm).

Nói như vậy không phải hoàn toàn ủng hộ cho hàng TQ, trên thị trường rộng lớn về sản phẩm TQ, cũng nhiều thứ sản phẩm bát nháo, phải cẩn thận khi mua và sử dụng...
 
E rằng tất cả mọi người tiêu dùng sẽ không nghĩ như thầy đâu! Cái nào tốt thì mua (không cần biết nó xuất xứ từ đâu)
Vậy nên nếu người ta không thèm mua hàng VN mà cứ phang TQ thì các doanh nghiệp VN cũng nên tự xem lại mình! Sản xuất ra hàng tốt, giá hợp lý thì chẳng lo gì không cạnh tranh nổi ---> Mà ở VN thì thiếu gì doanh nghiệp làm được như thế (Kymdan, Duyloi, Trung Nguyen... chẳng hạn...)
Hô hào ũng hộ hàng VN trong khi sản xuất ra hàng toàn thứ bỏ đi thì hô hào cũng chẳng nghĩa lý gì ---> Tự trọng dân tộc cũng phải thực tế
Hãy xem Hàn Quốc và Nhật đấy, họ cũng tự trọng dân tộc (toàn xài hàng mình sản xuất ra) ---> Tuy nhiên nếu hàng của họ mà tệ như "vợ thằng đậu" thì chắc họ cũng xài hàng Mỹ thôi
Phải nói như vầy: Nếu hàng của VN sản xuất ra mà có chất lượng ngang bằng với hàng TQ (hoặc nếu có kém cũng chỉ kém đôi chút), lại có giá cả = hàng TQ thì đương nhiên tôi sẽ xài hàng VN
Vậy mới là hợp lý!

Em có qua Vân Nam - TQ, định mua đồ chơi về cho con, nhưng không nghĩ đồ chơi ở đó đắt quá ---> hóa ra đồ nó cho sang VN chủ yếu là hàng rẻ tiền, chất lượng kém (có thể còn chứa các chất độc hại), còn có thể có ý đồ chính trị nữa !$@!!. Điều đó mới đáng lo ngại, mà chúng ta chỉ chú ý đến hàng TQ, còn hàng các nước khác còn chưa đề cập tới.
Hàng VN bây giờ không ít hàng có chất lượng tốt + giá cả hợp lý. Thời kỳ làm ăn giả dối dần sẽ qua thôi (đã và đang trả giá mà). Nói thế là các bác hiểu...
 
E rằng tất cả mọi người tiêu dùng sẽ không nghĩ như thầy đâu! Cái nào tốt thì mua (không cần biết nó xuất xứ từ đâu)
Vậy nên nếu người ta không thèm mua hàng VN mà cứ phang TQ thì các doanh nghiệp VN cũng nên tự xem lại mình! Sản xuất ra hàng tốt, giá hợp lý thì chẳng lo gì không cạnh tranh nổi ---> Mà ở VN thì thiếu gì doanh nghiệp làm được như thế (Kymdan, Duyloi, Trung Nguyen... chẳng hạn...)
Hô hào ũng hộ hàng VN trong khi sản xuất ra hàng toàn thứ bỏ đi thì hô hào cũng chẳng nghĩa lý gì ---> Tự trọng dân tộc cũng phải thực tế
Hãy xem Hàn Quốc và Nhật đấy, họ cũng tự trọng dân tộc (toàn xài hàng mình sản xuất ra) ---> Tuy nhiên nếu hàng của họ mà tệ như "vợ thằng đậu" thì chắc họ cũng xài hàng Mỹ thôi
Phải nói như vầy: Nếu hàng của VN sản xuất ra mà có chất lượng ngang bằng với hàng TQ (hoặc nếu có kém cũng chỉ kém đôi chút), lại có giá cả = hàng TQ thì đương nhiên tôi sẽ xài hàng VN
Vậy mới là hợp lý!

Hiiiiiii
nói như anh cũng phải nghĩ lại , a và nhiều người chúng ta, GPE này đang tiếp tay quảng cáo cho Microsoft đó anh á, giúp họ quảng bá chức năng thương hiệu excel,

hiiiiii, nguy hiểm thật, thế này ai dám xd riêng phần mềm bảng tính riêng nữa???
có phải không?
 
Hiiiiiii
nói như anh cũng phải nghĩ lại , a và nhiều người chúng ta, GPE này đang tiếp tay quảng cáo cho Microsoft đó anh á, giúp họ quảng bá chức năng thương hiệu excel,

hiiiiii, nguy hiểm thật, thế này ai dám xd riêng phần mềm bảng tính riêng nữa???
có phải không?
Thì như tôi đã nói ở trên: Cái nào tốt thì ta xài... Nếu vì thế mà vô tình "tiếp tay" thì đó không phải do chúng ta cố ý ---> Bản chất sản phẩm "tốt", nó mặc nhiên phải được toàn thể cộng đồng công nhận
Đâu thể phủ nhận sự tiện dụng của Office ---> vậy nên các nhà cung cấp khác nếu muốn được người dùng công nhận phải cố gắng vượt qua MS Office (ít nhất là bằng) ---> Cũng như hàng VN, muốn được người dùng công nhận, ít nhất hãy tự khẳng định mình!
 
Cũng tham gia cái cho vui cửa zui nhà!

Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Thương mại, Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vô cùng to lớn tại đất nước hơn 1 tỷ dân này.
. . . . .
Trên thực tế, có cơ sở để tin rằng thị trường hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc là một mảnh đất màu mỡ, luôn “khát hàng”; và trên thực tế, Trung Quốc đã “qua mặt Mỹ để trở thành người tiêu dùng lớn nhất thế giới ở một số mặt hàng then chốt”. (*)

Riêng trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Trung Quốc có nhu cầu cao đối với nhiều mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như: rau quả, thủy sản, cao su, đồ gỗ, than đá…
Tôi nghi ngờ những câu này quá!

Các mặt hàng mà tôi tô đậm bện trên chiếm tỉ trọng thế nào trong xuất khẩu của nước ta?
Nó có ăn nhập gì với thị trường trọng điểm nói trên không?

Nói về thủy hải sản, Trung quốc & các nước khác như Tây Âu & Bắc Mĩ đúng là khí hậu không thuận như ở Viết nam nên chúng ta xuất khẩu cái ni là đúng;
Nhưng chúng ta nên xuất sang Tây Âu & Bắc mĩ hơn, vì hiễn nhiên một điều, các tháng có tuyết họ không nuôi trồng được thủy sản nhiều!

Còn cao su, than đá, họ nhập về để làm gì? Có phải họ nhập vể để tỉ dân họ xài (?) Họ nhập về xài, nhưng theo tôi là để làm ra hàng hóa, chứ không để tiêu dùng ở các hộ dân.
Hai chuyện này tôi cho là khác nhau; Chính vậy cho phép tôi được nghi ngờ í kiến của Bộ TN, nếu đó đúng là í kiến của Bộ.

Còn đồ gỗ ư; Cổ xúy cái này thì sẽ càng lụt lội, lũ quét, Hà nội, Hải phòng & nhiều thành phố khác ngập chìm trong biển nước . . .Nói ra mà cười buồn(!).
Nếu được phép, tôi sẽ đánh thuế thật cao, giống như thuế nhập xa xĩ phẩm khi ai muốn xuất mặt hàng này!

Còn rau củ quả ư, chuyện buồn mà Bộ TN chưa thấm ư

(Tôi xin phép được nhắc lại: Nếu đó là ý kiến xuất phát từ Bộ TN & tác giả bài báo trích dẫn nghiêm túc, chứ không phải cây viết lá cải)

Xin nghe các ý kiến từ các bạn!
 
Em có qua Vân Nam - TQ, định mua đồ chơi về cho con, nhưng không nghĩ đồ chơi ở đó đắt quá ---> hóa ra đồ nó cho sang VN chủ yếu là hàng rẻ tiền, chất lượng kém (có thể còn chứa các chất độc hại), còn có thể có ý đồ chính trị nữa !$@!!. Điều đó mới đáng lo ngại, mà chúng ta chỉ chú ý đến hàng TQ, còn hàng các nước khác còn chưa đề cập tới.
Hàng VN bây giờ không ít hàng có chất lượng tốt + giá cả hợp lý. Thời kỳ làm ăn giả dối dần sẽ qua thôi (đã và đang trả giá mà). Nói thế là các bác hiểu...

Thế hả bác, em toàn mua cho nhóc chơi đồ chơi nhựa của trung quốc thôi, nó lại cú cho vô miệng mút "chùn chụt" cơ chứ!
Nguy hiểm thật, mai chắc em bỏ vô sọt giác hết thôi, từ nay cạch, nhưng tìm hàng việt nam mà giá hợp lý khó lắm!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi nghi ngờ những câu này quá!

Các mặt hàng mà tôi tô đậm bện trên chiếm tỉ trọng thế nào trong xuất khẩu của nước ta?
Nó có ăn nhập gì với thị trường trọng điểm nói trên không?

Nói về thủy hải sản, Trung quốc & các nước khác như Tây Âu & Bắc Mĩ đúng là khí hậu không thuận như ở Viết nam nên chúng ta xuất khẩu cái ni là đúng;
Nhưng chúng ta nên xuất sang Tây Âu & Bắc mĩ hơn, vì hiễn nhiên một điều, các tháng có tuyết họ không nuôi trồng được thủy sản nhiều!

Còn cao su, than đá, họ nhập về để làm gì? Có phải họ nhập vể để tỉ dân họ xài (?) Họ nhập về xài, nhưng theo tôi là để làm ra hàng hóa, chứ không để tiêu dùng ở các hộ dân.

Hai chuyện này tôi cho là khác nhau; Chính vậy cho phép tôi được nghi ngờ í kiến của Bộ TN, nếu đó đúng là í kiến của Bộ.

Còn đồ gỗ ư; Cổ xúy cái này thì sẽ càng lụt lội, lũ quét, Hà nội, Hải phòng & nhiều thành phố khác ngập chìm trong biển nước . . .Nói ra mà cười buồn(!).
Nếu được phép, tôi sẽ đánh thuế thật cao, giống như thuế nhập xa xĩ phẩm khi ai muốn xuất mặt hàng này!

Còn rau củ quả ư, chuyện buồn mà Bộ TN chưa thấm ư

(Tôi xin phép được nhắc lại: Nếu đó là ý kiến xuất phát từ Bộ TN & tác giả bài báo trích dẫn nghiêm túc, chứ không phải cây viết lá cải)

Xin nghe các ý kiến từ các bạn!


VN hiện đang khai thác ồ ạt khoáng sản và bán sang TQ, TQ nó mua và chất đống, chưa thèm dùng. Một số kẻ thành đại gia nhưng tương lai cạn kiệt khoáng sản của đất nước + môi trường bị tàn phá đã nhìn thấy rõ.
 
Bộ Chính trị vận động người Việt dùng hàng Việt

Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang vừa ký ban hành văn bản thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trong đó nêu rõ trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Mục đích của cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản thực hiện cuộc vận động:

- Đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm người tiêu dùng trong nước và ngoài nước nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.

- Rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách bảo vệ thị trường người tiêu dùng trong nước, sản xuất trong nước không trái với các quy định của WTO...

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong một số hoạt động...

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường, hải quan, thuế...

Thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động ở hai cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố và tương đương. Tổ chức phát động cuộc vận động vào tháng 8/2009. Định kỳ hằng năm tiến hành sơ kết; từ 3-5 năm tiến hành tổng kết cuộc vận động.

Theo TTXVN

Nguồn http://dantri.com.vn/c76/s76-342309/bo-chinh-tri-van-dong-nguoi-viet-dung-hang-viet.htm
 
Thượng sách

22/01/2011 0:24


Sau nghi án trái cây Trung Quốc có dư lượng hóa chất còn chưa được các cơ quan chức năng làm rõ, chuyện đồ chơi nhựa chứa hàm lượng chì cao, quần áo có chứa chất gây ung thư formaldehyde chưa nguôi thì nay, thông tin ly, cốc Trung Quốc nhiễm độc dường như làm cho người tiêu dùng Việt Nam quá oải.
Người tiêu dùng bức xúc chính không phải vì hàng Trung quốc có độc mà vì, quản lý nhà nước với bộ máy hùng hậu từ trung ương tới địa phương nhưng lại phản ứng rất yếu ớt trước những thông tin chết người này. Ngay khi rộ lên thông tin đồ chơi Trung Quốc bị nhiễm độc tố catmi, Ấn Độ đã lệnh ngừng nhập đồ chơi từ Trung Quốc; tại Mỹ, Tập đoàn Walmart đã lập tức gỡ bỏ toàn bộ đồ chơi Trung Quốc bị cho là nhiễm độc catmi. Thái độ trách nhiệm với người tiêu dùng là rất rõ ràng và quyết liệt.
Còn ở ta, khi phát hiện hầu hết các mẫu xét nghiệm quần áo trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc đều chứa chất formadehyde và hóa chất độc hại với hàm lượng cao có thể gây ung thư, không có bất kỳ một cơ quan quản lý nhà nước nào lên tiếng chính thức, bày tỏ thái độ. Thông tin trên báo chí vào thời điểm đó cũng chỉ là một vài phát biểu của một vài nhà khoa học hoặc một số quan chức thuộc cơ quan chuyên môn nhưng nói “với tư cách cá nhân”. Một cán bộ quản lý thị trường khi bị truy hỏi nói rằng: sở dĩ cơ quan quản lý không đưa ra được biện pháp xử lý cụ thể vì chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) để đánh giá mức độ xâm hại và ngưỡng cho phép có trong quần áo trẻ em nhập khẩu (?). Và thật khó chấp nhận vì các nhà quản lý, các nhà chuyên môn khi được hỏi đến giải pháp lại khuyến cáo rằng: Hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng mua, không sử dụng các sản phẩm độc hại để bảo vệ sức khỏe.
Thực ra, viện dẫn do thiếu TCVN nên chưa thể xử lý thỏa đáng hàng nhập độc hại là một viện dẫn né tránh trách nhiệm. Bởi lẽ, kể cả trong khi Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật trong các lĩnh vực này thì các nước trên thế giới và ngay cả Trung Quốc đã ban hành và kiểm soát rất nghiêm ngặt sự có mặt của những hóa chất nguy hiểm trong các sản phẩm hàng hóa. Và như vậy cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể căn cứ Luật Chất lượng hàng hóa sản phẩm, Pháp lệnh về An toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế để xử lý các vi phạm, vì quyền lợi người tiêu dùng.
Nhưng có lẽ, nếu tiếp tục thừa nhận tình trạng 75% - 80% hàng Trung Quốc trên thị trường hiện nay là hàng nhập lậu thì dù có bao nhiêu TCVN đi chăng nữa người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải chịu thiệt. Vậy thì, người Việt dùng hàng Việt là thượng sách!

Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201104/20110122002433.aspx

 
Cảnh báo thịt lợn Trung Quốc nhiễm độc Clenbuterol

Clenbuterol hay người dân Trung Quốc đơn giản gọi là "bột thịt nạc" đã bị cấm sử dụng. Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người vẫn trộn chất này vào trong thức ăn gia súc để sớm đưa thịt đi bán.
Clenbuterol giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ, có thể uống để giảm cân hoặc như một chất doping trong giới vận động viên. Tuy nhiên, nếu quá liều có thể gây bệnh, thậm chí tử vong. Chất này thường lưu lại nhiều ở các nội tạng như gan, phổi.
Theo AP, hiện chưa có con số thống kê chính xác số lượng thịt Trung Quốc bị nhiễm độc chất này. Tuy nhiên theo giới quan sát, ít nhất là ở vùng nông thôn, chất này đang được sử dụng tràn lan.
Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thừa nhận đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.
"Khá ít thông tin về chuyện này được công bố công khai nên nhiều người nghĩ nó không quan trọng. Tôi nghĩ rất nhiều người sống ở thành phố có thể đã tiếp xúc nhiều với chất này nếu họ ăn thức ăn đường phố", Pan nói.

Việc trộn chất này vào thức ăn chăn nuôi lợn giúp tạo thịt nạc hơn, lượng mỡ của cơ thể chỉ còn là một lớp rất mỏng. Điều này cũng tạo cho thịt có vẻ ngoài tươi hơn trong một thời gian dài.
Để đối phó với những mối quan ngại về chất lượng, nhiều người dân đã chọn cách không ăn thịt lợn. Pan cho biết cô chủ yếu ăn rau và khi ăn thịt thì cô thường tránh thịt lợn mà mua thịt bò hoặc bê.
Trước đó tháng 2/2009, 70 người tại Quảng Châu đã phải nhập viện với những triệu chứng đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn phải nội tạng lợn nhiễm độc. Năm ngoái tại Thâm Quyến, 13 người cũng đã nhập viện vì ăn phải thịt rắn bị nhiễm độc Clenbuterol.

Phương Trang


Nguồn http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/01/3ba25d83/
 
Ngay cả người VN, sx ra hàng hóa, thực phẩm cho chính cộng đồng mà dân ta gọi thân mật là "đồng bào" sử dụng mà còn chẳng ra gì thì trách sao đc TQ?!

Kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm được đưa về trong quá trình thanh kiểm tra những mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán, Thanh tra Sở Y tế TPHCM phát hiện 3 mẫu mứt có chứa Na2SO4 - một loại hóa chất tẩy trắng trong công nghiệp.

Thông tin trên đã được Ban thanh tra Sở Y tế thành phố cho biết vào chiều nay 26/1. Trước đó, trong quá trình thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên toàn thành phố, các đoàn thanh tra đã tiến hành lấy mẫu những sản phẩm nghi ngờ không đảm bảo chất lượng mang đi kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm tra các mẫu mứt tết cho thấy có ba loại mứt của hai hộ kinh doanh chứa hóa chất tẩy trắng trong công nghiệp Na2SO4.
muttet2612011.JPG

Na2SO4 rất độc hại nhưng đã được sử dụng để tẩy trắng nguyên liệu mứt

Hàm lượng chất tẩy trắng công nghiệp trong mứt bí (NSX: 09/1/2011, HSD 17/02/2011) của hộ kinh doanh Tân Hồng Phát tại địa chỉ 174/30 Thái Phiên, phường 8, quận 11 lên tới 306,2mg/kg. Mẫu mứt củ năng của cơ sở này (NSX 22/12/2010, HSD 22/01/2011) cũng chứa chất tẩy trắng công nghiệp với hàm lượng 224,3mg/kg.
Kết quả xét nghiệm mẫu mứt bí không ngày sản xuất, không hạn sử dụng của hộ kinh doanh Trường Thọ địa chỉ tại số 28/13, khu phố Trương Phước Phan, phường Bình Trị Đông, quận Tân Bình khiến không ít người phải giật mình. Hàm lượng Na2SO4 của mẫu mứt này lên tới 1.905,2mg/kg.
Thanh tra Sở Y tế đã đình chỉ sản xuất kinh doanh của cả hai cơ sở nói trên, đồng thời buộc hai cơ sở phải thu hồi toàn bộ sản phẩm vi phạm chất lượng VSATTP đã tung ra thị trường và lên phương án tiêu hủy. Đối với sản phẩm còn lại tại cơ sở, Thanh tra tiến hành lấy mẫu xét nghiệm lại. Các cơ sở không được phép xuất bán sản phẩm khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Vân Sơn
(Báo dân trí)
 
HYen17;Còn [I đã viết:
cao su, than đá[/I], họ nhập về để làm gì? Có phải họ nhập vể để tỉ dân họ xài (?) Họ nhập về xài, nhưng theo tôi là để làm ra hàng hóa, chứ không để tiêu dùng ở các hộ dân.
Hai chuyện này tôi cho là khác nhau; Chính vậy cho phép tôi được nghi ngờ í kiến của Bộ TN, nếu đó đúng là í kiến của Bộ.

Xin nghe các ý kiến từ các bạn!
Tôi có nghe nói đễn năm 202... gì gì đó việt nam sẽ không còn than để xuất khẩu.Như vậy lúc đó thị trường than đá trung quốc sẽ không còn đối thủ cạnh tranh.
trung quốc bây giờ mua than của việt nam dùng, để than trung quốc lại dự trữ. khi việt nam không còn tài nguyên để bán, thì trung quốc tha hồ mà tung hoành thị trường.
cách đây hơn 10 năm , thị trường may mặc ở trung quốc phải nói thuộc diện bèo nhất thế giới, tất cả các nhà đầu tư đổ xô vào trung quốc, với các dự án 30-50 năm
với lý do giá nhân công trung quốc rẻ bèo, sẽ có lợi nhuận cao. khi các dự án đã đông đếm không xuể . thì Trung quốc bắt đầu tăng giá gia công , giá nhân công,thế là các nhà đầu tư cắn răng mà chịu. bây giờ ai giám đưa hàng đi gia công sang trung quốc nữa không.các bạn biết bây giờ lợi nhuận thuộc về TQ . đó là 1 trong 100000 lý do khiến trung quốc có nền khinh tế như hiện nay.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom