Tản mạn về tên nước (5 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Status
Không mở trả lời sau này.
Hôm qua đọc được bài "Bác tên địa danh TQ đặt: Nhà khoa học Việt nói thẳng" và ngẫm lại ý kiến của nhiều anh/chị trong chủ đề "Tản mạn tên nước", tôi thấy các bác giáo sư chúng ta đúng rảnh rỗi qua. Như tên nước ta vốn do vua Trung Quốc dù vua nước ta không ưng nhưng rồi phổ biến quốc tế đến nay thì chúng ta mặc nhiên chấp nhận thậm chí còn yêu quý sâu nặng. Nay mấy quần đảo Trung Quốc đặt tên và dần dà cũng được quốc tế chập nhận trong khi tên đặt của chúng ta thì chỉ mỗi chúng ta gọi (chuyện này cũng y như tình cảnh mấy quốc hiệu nước ta thời kỳ độc lập cũng chỉ dùng nội bộ trong nước). Thế thì việc gì chúng ta cứ phải nằng nặc đòi bỏ cái tên Trung Quốc đó làm gì? Có đặt theo tên ta thì Trung Quốc cũng có trả lại đảo cho chúng ta không?

Đúng là tưởng vua xưa có tư tương kỳ khôi thế chứ ngày nay mấy ông mang danh giáo sư cũng không khá hơn các anh/chị nhỉ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tản mạn về "Quần đảo Senkaku"

cũng gọi là qun đo Điếu Ngư hay qun đo Điếu Ngư Đài hay cũng gọi đơn giản là đảo Điếu Ngư hay qun đo Pinnacle, là một nhóm gồm các đảo không người ở do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông. Các đảo nằm về phía đông của Trung Quốc đại lục, về phía đông bắc của Đài Loan, về phía tây của đảo Okinawa, và ở phía bắc cực tây nam của quần đảo Ryukyu (đảo Yonaguni).

Từ khi Hoa Kỳ trao quyền quản lý các đảo cho Nhật Bản năm 1971, quyền sở hữu các đảo bị tranh chấp giữa Nhật Bản với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phát hiện và kiểm soát các đảo từ thế kỷ 14. Nhật Bản đã kiểm soát các đảo từ năm 1895 cho đến khi đầu hàng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ quản lý quần đảo như là một phần của Chính quyền dân sự Hoa Kỳ tại quần đảo Ryukyu từ năm 1945 đến năm 1972, khi chúng được trao cho Nhật Bản theo Hiệp ước trao trả Okinawa giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Quần đảo là một vấn đề trong quan hệ giữa Nhật Bản và CHND Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và THDQ. Mặc dù có sự phức tạp giữa quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, CHND Trung Hoa và THDQ đều chấp thuận rằng các đảo là một phần của huyện Nghi Lan thuộc tỉnh Đài Loan. Nhật Bản không công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền,[SUP][3][/SUP] và coi quần đảo là một phần của thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa và không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của CHND Trung Hoa và THDQ đối với các đảo.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Senkaku)


Ngày 10 tháng 4 năm 1971, 9 tuyển thủ bóng bàn Mỹ cùng bốn quan chức và hai người vợ và 10 nhà báo đi tháp tùng đã từ Hồng Kông tiến vào Trung Quốc đại lục, mở ra thời đại "Ngoại giao Bóng bàn". Chuyến đi kéo dài 8 ngày này thể hiện mong muốn chung là giảm bớt căng thẳng trước đó giữa Washington và B. Kinh.
Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4, đội tuyển Mỹ đã thi đấu nhiều trận giao hữu, thăm Vạn lí Trường Thành và Di Hòa Viên tại Bắc Kinh, gặp gỡ với sinh viên & công nhân Trung Quốc, và tham dự các sự kiện xã hội ở các thành phố lớn của Trung Quốc.
Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn khách Mỹ đang ở thăm tại Đại Lễ Đường ở Bắc Kinh ngày 14 tháng 4, Thủ tướng Chu nói:
Quý vị đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng bước khởi đầu mối quan hệ hữu nghị này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân hai nước chúng ta.
Để đáp lại tín hiệu đó, cùng ngày, Chính phủ Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 20 năm chống Trung Hoa Cộng sản của Mao Trạch Đông. Một năm sau các tay vợt Trung Quốc cũng đã sang thăm Mỹ, chơi hàng loạt trận đấu giao hữu thể hiện "tình hữu nghị là trên hết".
Thực ra, Mỹ và Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành các cuộc đàm phán bí mật để cải thiện quan hệ giữa 2 nước, vì hai bên đều muốn cải thiện quan hệ trong bối cảnh thái độ Liên Xô lúc bấy giờ . Năm 1971 cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ là H. Kissinger đã hai lần bí mật viếng thăm Trung Quốc để lập lại mối quan hệ hữu nghị và mùa hè năm đó, sau thiện chí được xây dựng nhờ ngoại giao bóng bàn, Tổng Thống R Nixon cũng tuyên bố rằng ông sẽ tới thăm Trung Quốc năm sau để tiến hành các cuộc đàm phán chính thức nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có khi nào thấy quốc tế xài Nam Sa phổ biến quá rồi chúng ta cũng gọi theo thế không nhỉ? (như chuyện tên nước ta có thuở là Đại Việt, Đại Nam nhưng cứ bị Tây gọi theo tên Tàu gọi là An Nam/Việt Nam rồi nghiễm nhiên thành tên nước ta luôn...--=0).

Thấy bây giờ cứ bị cấm đoán dùng cái tên đó chính thức (trừ chú giải), không biết ngày xưa vua Minh Mạng có cấm đoán dân chúng dùng cái tên VN do bác Gia Khánh vua nhà Thanh "ngự ban" cho nước ta không biết --=0.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thớt này đọc qua lại mấy lần thấy cũng có nhiều bài viết.
Đọc xong rồi cho đến giờ chả hiểu "tản mạn" là cái gì
 
" Trước tương lai, sao thể iên lòng?"

Đã từ lâu, với thế hệ chúng ta, ngày 2-9 là ngày Quốc khánh thiêng liêng của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Tổ quốc thiêng liêng được vun đắp bởi xương máu và mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam...

Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát 
không thể yên lòng.

Ai là người đủ dũng cảm để gột sạch những vết nhem nhuốc?

...Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy ban 
Kinh tế Quốc hội năm 2012.

Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ.

Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.

Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, thấy thấp thoáng “bóng dáng” của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao.

Với đội ngũ hùng hậu hơn 4,5 triệu đảng viên hiện nay, đặc biệt là trong ban lãnh đạo, ai là những người đủ dũng cảm để gột sạch những vết nhem nhuốc làm vấy bẩn đội ngũ của chúng ta.

Trong cuộc đấu tranh trước đây, để bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích nhân dân, chúng ta dám chấp nhận hi sinh mạng sống của mình, thì hôm nay cũng phải dám vượt qua cám dỗ, thậm chí phải có dũng khí thấy cái đúng phải lên tiếng ủng hộ, thấy cái sai phải kiên quyết bài trừ.

Ai không đảm đương được công việc, hãy tự trao mái chèo

Ngoài những điều đã sáng rõ và sự thống nhất cao về những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân sẽ tập trung thực hiện, Đại hội Đảng lần thứ XII đã chứng tỏ còn là một đại hội ghi dấu ấn đặc biệt quan trọng trong tập trung thống nhất về quyền lực của lãnh đạo cấp cao của toàn Đảng - tạo thêm những điều kiện cần và đủ để ban lãnh đạo mới có thể chỉ đạo làm đến cùng và rốt ráo những việc nguy cấp, nổi cộm mà ở những giai đoạn trước không làm nổi.

Cũng vì thế mà từ Đại hội Đảng lần này đang dấy lên sự hi vọng trong toàn Đảng, toàn dân về sự trở lại của niềm tin của Dân với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.

5 năm một nhiệm kỳ chỉ là cái chớp mắt của lịch sử, nhưng cũng chính vào lúc này, Đảng phải chứng minh cho nhân dân thấy được rằng bằng việc làm đúng đắn hôm nay, những đảng viên chân chính sẽ giữ cho con thuyền cách mạng không bị chệch hướng trong tương lai.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những tiêu cực trong lựa chọn cán bộ, đó là: thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, những hành động mạnh mẽ gần đây của các cơ quan chức năng là những dấu hiệu tốt, thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, chỉnh đốn Đảng và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.

Không có cách nào khác, trước sự tồn vong của Đảng, của đất nước, với sự ủng hộ của hơn 90 triệu nhân dân, trách nhiệm với lịch sử và tương lai đang đè nặng lên vai những người được tin tưởng nắm giữ vai trò chèo lái; phải lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân bằng cách hành động, bằng tính tiên phong đã được chứng minh trong thực tiễn đấu tranh.

Ai đó cảm thấy không đảm đương được công việc hãy tự nguyện trao lại mái chèo, hoặc Đảng buộc họ phải ra đi.

Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có tài, có liêm sỉ và có khát vọng cống hiến, đó là những phẩm chất mà nhân dân trông đợi vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

(Nguyên Chủ tịch nước TTS)​
 
Thớt này đọc qua lại mấy lần thấy cũng có nhiều bài viết.
Đọc xong rồi cho đến giờ chả hiểu "tản mạn" là cái gì
Bạn có thể tra cứu tự điển nếu thấy khó hiểu mà.
Tản mạn<Tính từ> dàn trải và không có sự liên hệ với nhau, không tập trung vào một vấn đề
Coi như là chúng ta thực hiện đúng "tiêu chí" của từ "tản mạn" rồi. Và vì là "tản mạn" nên chắc sẽ có nhiều dòng bình luận chẳng có ăn nhập với nhau cho lắm . Riêng tôi cố gắng xoay quanh những khía cạnh liên quan cái tên bao gồm cả những sự liên hệ. Chẳng hạn cùng những cái tên nước với tên đảo xuất xứ "made in China" đem ra so sánh thì thấy thái độ của dư luận với mỗi cái tên có vẻ trái ngược và nghịch lý.-0-/.

Ngẫm nghĩ "đồ càng cổ càng quý", và cả cái tên cũng không thoát khỏi "chân lý đồ cổ" đó.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đến tên nước mà chúng ta cũng xài hàng Tàu thì thật hết biết. Chắc hồi đó nước nhà mới độc lập, giặc trong thù ngoài, bề bộn công việc nên không ai mở kho sử nhà Nguyễn ra tra cứu thành ra có cái lịch sử quốc hiệu tréo ngoe. Thôi pó tay chấm cơm luôn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn Bác, một bài viết có tâm huyết
 
Đọc cái bài Phát hiện mộ đá cổ Chợ Lớn ở Bưu điện Phú Thọ có nhắc đến quốc hiệu Đại Nam mà ngậm ngùi quá. Tâm huyết một vị vua giờ đây bị chôn vùi không chỉ bởi thời gian mà còn bởi sự nhập nhèm, à ơ với lịch sử. Hậu thế liệu có ai còn biết đến cái tên tổ quốc do chính ông cha của chúng đặt nếu không có những sự tình cờ này?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cách đây 2 tuần, báo Vnexpress có nhắc đến sự kiện Năm 1803, vua Gia Long có cuộc "Ngự giá Bắc tuần" để nhận tuyên phong của nhà Thanh với quốc hiệu Việt Nam (nhấn vào dòng chữ xanh để xem bài viết đầy đủ). Bác nào còn hoài nghi về nội dung bài viết của tôi thì đã có thêm tư liệu để tham khảo nhé. Mà nghĩ cũng thật buồn cười, rước một cái tên Trung Quốc về mà làm trang trọng thấy kinh quá. :D

Tính ra ông Càn Long không chỉ có vai trò lớn trong lịch sử Trung Quốc (được TQ dựng cả đống phim) mà cũng có dấu ấn sâu sắc trong lịch sử nước Nam ta quá. Nhờ quyết định gửi quân (dù suy yếu rất nhiều sau 3 lần thua tan tác quân Miến Điện) can thiệp giúp nhà Lê mà chúng ta có chiến thắng Kỷ Dậu oanh liệt của vua Quang Trung, và cũng nhờ ổng mà chúng ta có một cái tên tổ quốc thân yêu như hôm nay. :D
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tưởng gì. Nói chuyện Gia Long thì chỉ có phe bảo hoàng mới cố tình quên rằng trong lịch sử ông vua này có đến hơn một lần cõng rắn cắn gà nhà. Rất tiếc là phe bảo hoàng lại hơi đông.

(tôi chỉ xía vào chuyện Gia Long thôi. Còn cài vụ tên nước tôi chả thấy cần bàn tới. Chừng nào có trưng cầu dân ý về cái vụ này tôi mới bàn)
 
Tưởng gì. Nói chuyện Gia Long thì chỉ có phe bảo hoàng mới cố tình quên rằng trong lịch sử ông vua này có đến hơn một lần cõng rắn cắn gà nhà. Rất tiếc là phe bảo hoàng lại hơi đông.

(tôi chỉ xía vào chuyện Gia Long thôi. Còn cài vụ tên nước tôi chả thấy cần bàn tới. Chừng nào có trưng cầu dân ý về cái vụ này tôi mới bàn)
Tôi không hiểu là uyên thâm như anh/chị VetMini có hiểu từ "bảo hoàng" không nhỉ? Nếu ở phe bảo hoàng thì họ sẽ chấp nhận một cái tên của vua Thanh ngoại bang ép buộc hay là cái tên do chính vua nhà Nguyễn khai sinh dùng xuyên suốt 12 trong tổng số 13 đời vua (trừ mỗi đời Gia Long )?

Các đây mấy tuần, bên nước Indonesia láng giềng họ cho đổi lại tên vùng biển phía bắc quần đảo Natuna thành Biển Bắc Natuna thay cho tên "South China" (Nam Hoa) để khẳng định chủ quyền vùng biển này. Hiển nhiên bộ ngoại giao Trung Quốc tỏ ra bực bội và coi đó là hành động vô nghĩa & lố bịch. Từ đó, tôi nghĩ rằng cách đây gần 2 thế kỷ, nhà Thanh chắc hẳn vô cùng tức tối và phẫn nộ vì việc vua Minh Mạng đã bạo gan đổi tên nước Việt Nam mà nhà Thanh sắc phong bằng cái tên Đại Nam mặc kệ nhà Thanh không đồng ý.

Và cũng gần đây, một ông thượng nghĩ sĩ Philipine trình lên quốc hội xem xét lại tên nước vì lý do Philipine vốn đặt theo tên Felipe II của Tây Ban Nha thời đô hộ quốc đảo này cho dù cái tên Philipine đó đã gắn bó với họ gần 5 thế kỷ . Còn tên Việt Nam tính luôn hơn chục năm dưới thời Gia Long thì chỉ mới quen thuộc với chúng ta chưa đầy một thế kỷ (từ năm 1945).

Với nhiều anh chị ở đây hay là với bộ ngoại giao Trung Quốc, cái tên vốn chả có nghĩa lý gì và thậm chí là lố bịch (Đại này với chả đại nọ mà có thấy đại điếc gì đâu????:eek:) nhưng với quốc gia khác, cái tên thể hiện chủ quyền và tính tự quyết (quyền đặt tên lãnh thổ của mình). Và không giống suy nghĩ của những thế hệ hậu sinh tự coi mình là hiện đại, cách đây gần 200 năm vua Minh Mạng, ngoài hoài bão lớn lao với tổ quốc mình ông còn muốn nhổ toẹt vào mặt nhà Thanh rằng "Tên nước tôi, tôi thích đặt gì thì tôi đặt. Anh có đồng ý hay không đồng ý thì tôi mặc kệ. Tưởng tôi báu bở cái tên anh ép buộc cha tôi nhận lắm hả?":p
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ủa lại nói chiện tên nước hả. Đói rã họng, nợ nần chồng chất thì ở đấy phân biệt uyên thâm với nông cạn.
Chứng minh có sự liên hệ giữa tên nước và vận mạng người dân nghèo rồi hãy bàn.
Vạn Niên hay Khiêm Lăng gì thì cũng "thành xây xương lính hào đào máu dân"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ủa lại nói chiện tên nước hả. Đói rã họng, nợ nần chồng chất thì ở đấy phân biệt uyên thâm với nông cạn.
Chứng minh có sự liên hệ giữa tên nước và vận mạng người dân nghèo rồi hãy bàn.
Vạn Niên hay Khiêm Lăng gì thì cũng "thành xây xương lính hào đào máu dân"
Thế ý anh/chị là miễn no nê còn tên gì do ngoại bang đặt cho đều chuẩn rồi phải không? Thế hóa ra ngày xưa vua chúa chúng ta trái ý anh Trung Hoa mà rảnh rỗi đặt tên này tên nọ đúng là vô nghĩa và lố bịch quá đúng không? Tiếc là không phải ai đều có được cái vốn nho học thâm thúy được như anh/chị VetMini để có được nhận thức cao thâm này. :D

Nhưng đặt ngược lại vấn đề, tại sao Trung Quốc là cứ ép buộc nước khác phải dùng tên gọi của họ đặt? Đâu phải chỉ ngày xưa đâu, bây giờ họ cũng tìm cách can thiệp, để thế giới phải thừa nhận tên mà họ đặt cho những hòn đảo trên Biển Đông. Họ bắt thế giới dùng tên Tây Sa thay cho Hoàng Sa, Nam Sa cho Trường Sa còn chúng ta thì lại phản đối quyệt liệt. Làm như thế dân Trung Quốc có no không? Và phản đối thế dân nước Nam ta có thêm được miếng cơm nào không?

Và nếu sợ "thành xây xương lính hào đào máu dân" thì đúng yếu vía quá vì lịch sử xưa nay Trung Quốc chưa bao giờ xử ai vì dám đổi tên họ đặt cho dù rất tức :mad:. Tính ra chỉ có loại ngu thì mới động binh vì cái tên nước khác. Gia Long nhận tên Việt Nam vì sợ Tàu chứ anh Minh Mạng đổi là Đại Nam có bị thằng giặc Tàu nào đụng tới đâu. :D
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Diễn gì ngược ý người ta hết.
Ý của tôi là chuyện đặt tên là chuyện bàn bạc của những người đã no nê. Hiện giờ nhà tôi còn dột, con tôi còn rách áo đói cơm, cái tên chưa phải là chỗ cần thiết của tôi.

Chú: câu "hào đào máu dân" là chuyện nôi bộ, chả liên quan gì đến nước ngoài cả. Tự dưng gán ghép nó với việc "yếu vía" là cố tình xuyên tạc.
 
Sao cái đề tài này dai như đĩa đói vậy ta?
 
Diễn gì ngược ý người ta hết.
Ý của tôi là chuyện đặt tên là chuyện bàn bạc của những người đã no nê. Hiện giờ nhà tôi còn dột, con tôi còn rách áo đói cơm, cái tên chưa phải là chỗ cần thiết của tôi.

Chú: câu "hào đào máu dân" là chuyện nôi bộ, chả liên quan gì đến nước ngoài cả. Tự dưng gán ghép nó với việc "yếu vía" là cố tình xuyên tạc.
Từ đầu đến cuối tôi cũng có bảo đổi tên nước đâu. Tuyệt nhiên không nhé:D. Tôi chỉ đề cập cái xuất xứ "đặc biệt" của tên nước hiện tại ta thôi và sự thăng trầm mà cái tên đó đã trải qua. Có thể từ đó mà ai đó thêm trân trọng và nâng niu giá trị lịch sử. Còn tôi lấy chuyện nước ngoài để một phần nào giải đáp hành động của ông Minh Mạng ngày xưa bên nước mình.

Một đứa trẻ có thể hỏi cha mẹ về ý nghĩa cái tên của nó, thì một dân tộc cũng có thể cần biết về ý nghĩa tên gọi của tổ quốc mình chứ? Tại sao ai cũng ngại thế nhỉ? Thậm chí có anh/chị còn nghĩ đến cả "hào đào máu dân" thì đúng pó tay. Chắc phải là fan cuồng của nhân vật Xuân tóc đỏ thì mới nghĩ ra được đến thế.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom