Vô danh Tiểu tốt
Thành viên tiêu biểu

- Tham gia
- 22/1/14
- Bài viết
- 430
- Được thích
- 547
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều quá quen thuộc với cái tên Việt Nam. Ngay từ tấm bé, cứ mỗi sáng tôi lại được nghe cái loa của đội xây dựng nơi có khu nhà tập thể mà gia đình tôi sống phát sang sảng "Đây là đài tiếng nói Việt Nam, phát thành từ nước CHXHCN Việt Nam...". Có lẽ đấy là những ấn tượng đầu tiên của tôi về tên nước dù rằng tôi cũng chưa có nổi khái niệm "quốc hiệu" là gì trong đầu.
Rồi theo năm tháng lớn lên, hai chữ Việt Nam cứ ăn sâu dần trong tâm thức của tôi. Cuốn học vần năm nào nói cho tôi biết đó là tên đất nước mà mình đang sống, một đất nước vốn có mấy năm văn hiến cùng với một lịch sử chống ngoại xâm lẫy lừng. Mỗi ngày hầu như mọi tờ báo, mọi cuốn sách, mọi chương trình tivi đều dùng hai từ rất đỗi quen thuộc ấy trong các chuyên đề về lịch sử, chính trị, văn hóa hoặc đơn giản là những tin tức thời sự các buổi. Phải nói hai từ ấy dường như là quen thuộc với mọi người đến mức hầu như ai cũng mặc nhiên nghĩ rằng "Việt Nam" phải là một cái tên hiển nhiên và vốn có y như thuở hồng hoang đã có trời và đất vậy. Nhưng bỗng dưng một ngày tôi được nghe một chuyện...
Tôi không nhớ lần đầu tiên tôi nghe điều đó ở đâu, hình như là trên một chuyên mục giải đáp về lịch sử trên đài phát thanh Tp.HCM, một nhà sử học đã lý giải về sự ra đời của hai chữ Việt Nam thân yêu của chúng ta với ý sau:
Theo tôi, cái tên Nam Việt hàm ý về một nước Việt ở phương nam (phân biệt với nước Việt của Câu Tiễn) dùng đúng theo quy tắc cấu tạo từ Hán. Tuy nhiên nếu ai có sự tìm hiểu về lịch sử đều biết rằng đã từng tồn tại một quốc gia mang tên Nam Việt vốn là một nước hùng mạnh thời cổ đại từng sở hữu một lãnh thổ rộng lớn bên Trung Quốc và có cả một phần lãnh thổ nước ta ngày xưa.
Vua nhà Thanh lấy lý do có sự nhập nhằng về quốc hiệu nên đổi Nam Việt thành Việt Nam. Tôi nghĩ rằng nhầm lẫn về quốc hiệu chỉ là cái cớ, chính xác là ông ấy sợ sự tái sinh và kế tục của Nam Việt - một triều đại từng phân chia đất nước Trung Quốc rộng lớn thời Triệu Đà.
Lo lắng của Gia Khánh quả có lý do. Nguyễn Ánh - người may mắn thoát khỏi cuộc thanh trừng thân thích chúa Nguyễn dưới thời Tây Sơn cùng với mấy mươi tùy tùng, bao phen trốn chui trốn nhủi nơi đất khách lại có thể xóa sổ một triều đại Tây Sơn lẫy lừng từng đánh tan 30 vạn quân Thanh của nhà Thanh năm xưa, rồi nhổ tận gốc triều Lê tồn tại đã mấy trăm năm để làm chủ phương Nam.
Theo tôi nghĩ, xét về mặt ngữ nghĩa Nam Việt tương tự như cách đặt quốc hiệu Nam Tống, Nam Hán... thời xưa bên Trung Quốc hàm ý về một quốc gia ở phương Nam, còn theo wiki, Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường" (lý lẽ nhằm đánh lừa Gia Khánh chăng?). Còn với Việt Nam thì nếu có nghĩa thì lại thành là phương Nam của người Việt. Nói cách khác tên này không thể hiện sự tồn tại của một quốc gia. Đây phải nói là một cách chơi chữ rất thâm thúy của một vị vua biết nhiều chữ nghĩa triều nhà Thanh.
Từng xem phim về các buổi chầu vua thời xưa bên Trung Quốc, tôi có thể tượng tưởng ra cái cảnh phái đoàn sứ thần nước mình khúm núm, cung kính trình bản quốc thư xin phê chuẩn tên nước, và rồi cũng lại là các bác sứ thần ấy sung sướng, xúc động, dập đầu lạy tạ vua Thanh vì đã ngự ban "chữ vàng ngọc" cho tên nước mình.
Cái cách ra đời của quốc hiệu được ghi rõ trong sử sách có lẽ làm cho nhiều nhà sử học cảm thấy khó ăn nói với dư luận và họ cố tìm ra một tý manh mối để có thể lý lẽ rằng tên Việt Nam vốn đã ra đời trước đó. Và họ dẫn ra một số tài liệu nhằm thuyết phục cho luận điểm này.
Chắc rằng Gia Long đã điên tiết khi đoàn sứ thần của ông hý hửng đem về cái tên ương ương dở dở ngược với cái tên đầy hàm ý của ông. Tuy nhiên do sợ mang tiếng phản kháng nhà Thanh, Gia Long đã đắng lòng chấp thuận quốc hiệu được Gia Khánh ban. Chi tiết này không được sử đề cập trong biên sử nhà Nguyễn có thể vì tránh mích lòng nhà Thanh. Tuy nhiên những dẫn chứng lịch sử sau sẽ giúp sáng tỏ sự việc đó.
Minh Mạng là người kế nghiệp Nguyễn Ánh (con trai thứ tư của vua Gia Long), được xem là một ông vua năng động và quyết đoán. Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Dưới thời vua Minh Mạng, cương thổ của chúng ta mở rộng tới tận biên giới Thái Lan.
Tôi đặt ra giả thiết rằng, dù không phải con trưởng nhưng bằng sự tinh thường Gia Long đã nhận thấy tài năng của con trai thứ tư và lựa chọn Minh Mạng kế nghiệp của mình. Có thể Gia Long đã gửi gắm lại cho con trai hoài bão dang dở mà ông chưa thực hiện được trong đó có cả việc được tự đặt tên tổ quốc mà ông làm chủ.
Như vậy trước năm 1945, quốc hiệu Việt Nam chỉ tồn tại miễn cưỡng trong 31 năm ngắn ngủi (1804-1835) và được thay thế bởi quốc hiệu Đại Nam suốt 110 năm (1835 - 1945). Sau năm 1945, với chế độ mới quốc hiệu Đại Nam lại được xóa sổ cùng với triều đại nhà Nguyễn và cái tên Việt Nam lại trở về.
Tôi tự hỏi
Việt Nam được lựa chọn là quốc hiệu có thể vì những đặc điểm sau:
Mang hàm ý vừa đủ về chủng tộc lẫn nơi chốn (tộc Việt và phương Nam)
Một cái tên trung dung và an toàn. Tâm lý của các thế hệ trước khi đặt tên là rất kỵ các tên mỹ miều. Vậy nên một cái tên không cần đẹp, ít tham vọng là lựa chọn phù hợp.
Lý do cuối cùng cũng là lý do quan trọng nhất là quốc hiệu Việt Nam được quốc tế sử dụng rộng rãi tại thời điểm đó. Dù không được nhà Nguyễn thừa nhận, nhưng giữa nhà Thanh với các nước lớn khác bấy giờ, Việt Nam là danh xưng chính thức để chỉ đất nước ta thời đó và cái tên đó cũng trở thành một cái tên quốc tế thông tục. (tương tự việc chúng ta dùng tên biển Đông nhưng quốc tế lại dùng biển Nam Hoa gần với cách gọi Nam Hải của Trung Quốc). An Nam cũng là một cái tên thông tục khác hay được dùng thời Pháp đô hộ nhưng danh xưng này ra đời thời Bắc thuộc nên không được sử dụng.
Tuy nhiên cách đặt tên thế này khác hẳn với cách đặt tên chứa đựng nhiều ý nghĩa vốn có từ ngày đất nước ta dành được quyền tự chủ. Nếu:
Vạn Xuân là mơ ước đất nước thanh bình, tươi đẹp muôn năm
Đại Cồ Việt, Đại Việt là hoài bão về một nước Việt cường thịnh
Đại Nam là sự khẳng định một nước Nam hùng mạnh, rộng lớn ở phía Nam sánh vai cùng Đại Thanh ở phương bắc.
Dường như cái tên cuối cùng được chọn lại có vẻ lành tính và không hề có chút hoài bão... Chẳng nhẽ mới mấy mươi năm dưới ách cai trị của thực dân Pháp, chúng ta đã để quên lãng đi những tâm nguyện còn chưa trọn vẹn của những bậc tiền nhân?
Trên đây là một vài chia sẻ câu chuyện lịch sử lẫn một số ý kiến riêng của bản thân. Những vấn đề tôi đề cập đều đã thuộc về lịch sử (đã là câu chuyện của quá khứ) và chắc hẳn chúng ta sẽ không thể thay đổi hay dịch chuyển lại nó như cách chúng ta mong muốn.
Rồi theo năm tháng lớn lên, hai chữ Việt Nam cứ ăn sâu dần trong tâm thức của tôi. Cuốn học vần năm nào nói cho tôi biết đó là tên đất nước mà mình đang sống, một đất nước vốn có mấy năm văn hiến cùng với một lịch sử chống ngoại xâm lẫy lừng. Mỗi ngày hầu như mọi tờ báo, mọi cuốn sách, mọi chương trình tivi đều dùng hai từ rất đỗi quen thuộc ấy trong các chuyên đề về lịch sử, chính trị, văn hóa hoặc đơn giản là những tin tức thời sự các buổi. Phải nói hai từ ấy dường như là quen thuộc với mọi người đến mức hầu như ai cũng mặc nhiên nghĩ rằng "Việt Nam" phải là một cái tên hiển nhiên và vốn có y như thuở hồng hoang đã có trời và đất vậy. Nhưng bỗng dưng một ngày tôi được nghe một chuyện...
Tôi không nhớ lần đầu tiên tôi nghe điều đó ở đâu, hình như là trên một chuyên mục giải đáp về lịch sử trên đài phát thanh Tp.HCM, một nhà sử học đã lý giải về sự ra đời của hai chữ Việt Nam thân yêu của chúng ta với ý sau:
Đó là câu chuyện mà tôi được nghe từ buổi phát thanh đó. Và khỏi phải nói tâm trạng của tôi lúc bấy giờ... Sau này học lên trung học, được học về từ ngữ, rồi có điều tiếp xúc với những tài liệu lịch ngoài sách giáo khoa, tôi cũng dần tìm cho mình những ý kiến riêng.Sau khi thống nhất đất nước từ nam chí bắc, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long và định tên nước là Nam Việt. Vốn thần phục nhà Thanh, ông cho sứ thần qua chầu vua Thanh bấy giờ là Gia Khánh để xin được chấp thuận. Vua Thanh lấy lý do từ có nước Nam Việt thời cổ đại nên đảo lại thứ tự hai chữ Nam Việt và cái tên Việt Nam ra đời vào lúc đó hay nói cách khác Việt Nam là cái tên do một vị vua Trung Hoa xưa khai sinh ra.
Theo tôi, cái tên Nam Việt hàm ý về một nước Việt ở phương nam (phân biệt với nước Việt của Câu Tiễn) dùng đúng theo quy tắc cấu tạo từ Hán. Tuy nhiên nếu ai có sự tìm hiểu về lịch sử đều biết rằng đã từng tồn tại một quốc gia mang tên Nam Việt vốn là một nước hùng mạnh thời cổ đại từng sở hữu một lãnh thổ rộng lớn bên Trung Quốc và có cả một phần lãnh thổ nước ta ngày xưa.
Vua nhà Thanh lấy lý do có sự nhập nhằng về quốc hiệu nên đổi Nam Việt thành Việt Nam. Tôi nghĩ rằng nhầm lẫn về quốc hiệu chỉ là cái cớ, chính xác là ông ấy sợ sự tái sinh và kế tục của Nam Việt - một triều đại từng phân chia đất nước Trung Quốc rộng lớn thời Triệu Đà.
Lo lắng của Gia Khánh quả có lý do. Nguyễn Ánh - người may mắn thoát khỏi cuộc thanh trừng thân thích chúa Nguyễn dưới thời Tây Sơn cùng với mấy mươi tùy tùng, bao phen trốn chui trốn nhủi nơi đất khách lại có thể xóa sổ một triều đại Tây Sơn lẫy lừng từng đánh tan 30 vạn quân Thanh của nhà Thanh năm xưa, rồi nhổ tận gốc triều Lê tồn tại đã mấy trăm năm để làm chủ phương Nam.
Theo tôi nghĩ, xét về mặt ngữ nghĩa Nam Việt tương tự như cách đặt quốc hiệu Nam Tống, Nam Hán... thời xưa bên Trung Quốc hàm ý về một quốc gia ở phương Nam, còn theo wiki, Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường" (lý lẽ nhằm đánh lừa Gia Khánh chăng?). Còn với Việt Nam thì nếu có nghĩa thì lại thành là phương Nam của người Việt. Nói cách khác tên này không thể hiện sự tồn tại của một quốc gia. Đây phải nói là một cách chơi chữ rất thâm thúy của một vị vua biết nhiều chữ nghĩa triều nhà Thanh.
Từng xem phim về các buổi chầu vua thời xưa bên Trung Quốc, tôi có thể tượng tưởng ra cái cảnh phái đoàn sứ thần nước mình khúm núm, cung kính trình bản quốc thư xin phê chuẩn tên nước, và rồi cũng lại là các bác sứ thần ấy sung sướng, xúc động, dập đầu lạy tạ vua Thanh vì đã ngự ban "chữ vàng ngọc" cho tên nước mình.
Cái cách ra đời của quốc hiệu được ghi rõ trong sử sách có lẽ làm cho nhiều nhà sử học cảm thấy khó ăn nói với dư luận và họ cố tìm ra một tý manh mối để có thể lý lẽ rằng tên Việt Nam vốn đã ra đời trước đó. Và họ dẫn ra một số tài liệu nhằm thuyết phục cho luận điểm này.
Lý lẽ là vậy nhưng ở những thời điểm đã nêu, nước ta đang mang quốc hiệu Đại Việt nên chắc chắn không thể tồn tại song song thêm một quốc hiệu thứ hai cũng như danh xưng đó chỉ tồn tại trong các tài liệu ghi chép cá nhân trong khi đó sự kiện vua Gia Long phái sứ thần sang Đại Thanh xin chuẩn y tên nước được ghi chép rõ trong sách sử (trừ SGK).wikipedia đã viết:Tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).
Chắc rằng Gia Long đã điên tiết khi đoàn sứ thần của ông hý hửng đem về cái tên ương ương dở dở ngược với cái tên đầy hàm ý của ông. Tuy nhiên do sợ mang tiếng phản kháng nhà Thanh, Gia Long đã đắng lòng chấp thuận quốc hiệu được Gia Khánh ban. Chi tiết này không được sử đề cập trong biên sử nhà Nguyễn có thể vì tránh mích lòng nhà Thanh. Tuy nhiên những dẫn chứng lịch sử sau sẽ giúp sáng tỏ sự việc đó.
Minh Mạng là người kế nghiệp Nguyễn Ánh (con trai thứ tư của vua Gia Long), được xem là một ông vua năng động và quyết đoán. Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Dưới thời vua Minh Mạng, cương thổ của chúng ta mở rộng tới tận biên giới Thái Lan.
Phải nói là với cái tên lộ tham vọng quá rõ, nhà Thanh sẽ thẳng thừng bác bỏ cái tên "Đại Nam" thế nhưng tại sao Minh Mạng vẫn cương quyết giữ tên này? Và trong lịch sử Việt Nam, việc thay đổi quốc hiệu là cấm kỵ trừ khi nhằm mục đích xóa sổ mối liên hệ với triều đại liền trước (như tiền Lê với nhà Đinh, nhà Hồ với nhà Trần, nhà Lê với nhà Hồ hay nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn) trong khi Minh Mạng kế thừa vương triều từ cha mình (cũng là ông tổ triều Nguyễn), liệu rằng ông có sợ mang tội phản phúc không?wikipedia đã viết:Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Tôi đặt ra giả thiết rằng, dù không phải con trưởng nhưng bằng sự tinh thường Gia Long đã nhận thấy tài năng của con trai thứ tư và lựa chọn Minh Mạng kế nghiệp của mình. Có thể Gia Long đã gửi gắm lại cho con trai hoài bão dang dở mà ông chưa thực hiện được trong đó có cả việc được tự đặt tên tổ quốc mà ông làm chủ.
Như vậy trước năm 1945, quốc hiệu Việt Nam chỉ tồn tại miễn cưỡng trong 31 năm ngắn ngủi (1804-1835) và được thay thế bởi quốc hiệu Đại Nam suốt 110 năm (1835 - 1945). Sau năm 1945, với chế độ mới quốc hiệu Đại Nam lại được xóa sổ cùng với triều đại nhà Nguyễn và cái tên Việt Nam lại trở về.
Tôi tự hỏi
Trước tiên, Đại Nam gắn liền với triều đại phong kiến nhà Nguyễn vừa xóa sổ hiển nhiên theo truyền thống lịch sử sẽ bị loại đầu tiên. Còn những cái tên đẹp khác thì sao? Có thể là vì sự tôn trọng tiền nhân? Nhưng với Việt Nam thì sao?Nếu dùng lại một quốc hiệu cũ tại sao lại là Việt Nam mà không phải Đại Nam, Đại Việt, Vạn Xuân nhưng cái tên đầy hoài bão và gắn liền với lịch sử hào hùng hay như Văn Lang, Âu Lạc... những cái tên do chính dân tộc ta đặt nên.
Việt Nam được lựa chọn là quốc hiệu có thể vì những đặc điểm sau:
Mang hàm ý vừa đủ về chủng tộc lẫn nơi chốn (tộc Việt và phương Nam)
Một cái tên trung dung và an toàn. Tâm lý của các thế hệ trước khi đặt tên là rất kỵ các tên mỹ miều. Vậy nên một cái tên không cần đẹp, ít tham vọng là lựa chọn phù hợp.
Lý do cuối cùng cũng là lý do quan trọng nhất là quốc hiệu Việt Nam được quốc tế sử dụng rộng rãi tại thời điểm đó. Dù không được nhà Nguyễn thừa nhận, nhưng giữa nhà Thanh với các nước lớn khác bấy giờ, Việt Nam là danh xưng chính thức để chỉ đất nước ta thời đó và cái tên đó cũng trở thành một cái tên quốc tế thông tục. (tương tự việc chúng ta dùng tên biển Đông nhưng quốc tế lại dùng biển Nam Hoa gần với cách gọi Nam Hải của Trung Quốc). An Nam cũng là một cái tên thông tục khác hay được dùng thời Pháp đô hộ nhưng danh xưng này ra đời thời Bắc thuộc nên không được sử dụng.
Tuy nhiên cách đặt tên thế này khác hẳn với cách đặt tên chứa đựng nhiều ý nghĩa vốn có từ ngày đất nước ta dành được quyền tự chủ. Nếu:
Vạn Xuân là mơ ước đất nước thanh bình, tươi đẹp muôn năm
Đại Cồ Việt, Đại Việt là hoài bão về một nước Việt cường thịnh
Đại Nam là sự khẳng định một nước Nam hùng mạnh, rộng lớn ở phía Nam sánh vai cùng Đại Thanh ở phương bắc.
Dường như cái tên cuối cùng được chọn lại có vẻ lành tính và không hề có chút hoài bão... Chẳng nhẽ mới mấy mươi năm dưới ách cai trị của thực dân Pháp, chúng ta đã để quên lãng đi những tâm nguyện còn chưa trọn vẹn của những bậc tiền nhân?
Trên đây là một vài chia sẻ câu chuyện lịch sử lẫn một số ý kiến riêng của bản thân. Những vấn đề tôi đề cập đều đã thuộc về lịch sử (đã là câu chuyện của quá khứ) và chắc hẳn chúng ta sẽ không thể thay đổi hay dịch chuyển lại nó như cách chúng ta mong muốn.
Lần chỉnh sửa cuối: