Lại bàn về chuyện dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 51 về in hoá đơn GTGT ??? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

laianhtu

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
4/1/07
Bài viết
635
Được thích
858
Nghề nghiệp
Finance and Accountancy field, Tax consultant, tax
Trước hết, Nghị định 51 ban hành ngày 14-5-2010 và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2011. Nhưng cho đến nay, cuối tháng 8, thông tư hướng dẫn vẫn chưa được ban hành là quá chậm.
Thời gian còn lại quá ngắn, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở in hóa đơn chắc chắn sẽ “trở tay không kịp”. Điều gì sẽ xảy ra nếu vào ngày 1-1-2011, doanh nghiệp chưa thể tự in hoặc đặt in được hóa đơn và cơ quan quản lý thuế kiên quyết không bán hóa đơn cho các doanh nghiệp nữa?
Thứ hai, khi đặt in hóa đơn thì những nội dung gì bắt buộc phải in sẵn?
Khoản 1 điều 4 của Dự thảo Thông tư quy định về “Nội dung bắt buộc trên hóa đơn”. Những quy định trong Dự thảo Thông tư nếu là bắt buộc khi phát hành thì hợp lý, nhưng nếu là bắt buộc khi đặt in thì không hợp lý. Bởi lẽ, khi đặt in, chưa thể có các thông tin cụ thể như: tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ...
Trong khi đó, khoản 1 điều 8 của Dự thảo Thông tư lại quy định: “Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn có nội dung theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 4 thông tư này”. Đó là quy định không có tính khả thi, các doanh nghiệp sẽ không thể đặt in hóa đơn được vì không thể cung cấp được những thông tin chưa có.
Thứ ba, một vấn đề không kém phần quan trọng đối với các thông tin bắt buộc phải có khi đặt in hóa đơn là “địa chỉ của người bán”. Nếu bắt buộc phải in địa chỉ của người bán vào hóa đơn ngay khi in chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều hóa đơn bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và phức tạp cho quản lý. Bởi lẽ, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang phải thuê trụ sở làm việc. Những doanh nghiệp này thường phải di chuyển rất bất ngờ do chủ nhà cho thuê chấm dứt hợp đồng hoặc vì những lý do khách quan khác.
Do đó, nhiều ý kiến đề nghị cho phép chỉ in tên, mã số thuế của doanh nghiệp, còn địa chỉ doanh nghiệp sẽ khắc dấu và đóng vào hóa đơn hoặc in từ máy tính khi phát hành. Như vậy, doanh nghiệp có thể đặt in với số lượng lớn và sử dụng được ngay cả khi có thay đổi địa chỉ trụ sở.
Thứ tư, tiết 2.1 và 2.2 của khoản 2 điều 4 Dự thảo Thông tư quy định: “Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo logo, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo; Kích cỡ chữ của các thông tin tạo thêm phải nhỏ hơn kích cỡ chữ nhỏ nhất của các nội dung bắt buộc”. Quy định nêu trên cho thấy, tiết 2.1 là mở và tiết 2.2 là đóng và đánh đố doanh nghiệp. Bởi lẽ, chẳng hạn, cỡ chữ nhỏ nhất của nội dung bắt buộc là 12, thì logo của doanh nghiệp sao có thể nhỏ hơn?
Thứ năm, tiết 1.1, khoản 1 điều 6 Dự thảo Thông tư quy định về đối tượng được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; b) Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; c) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán từ 10 tỉ đồng trở lên.
Chúng tôi đề nghị xem lại tính hợp lý của quy định: “Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán từ 10 tỉ đồng trở lên” bởi vì:
- Không có tài liệu nào chứng minh rằng, vốn điều lệ của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng phát hành nhiều hóa đơn. Trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp đang chứng minh ngược lại. Một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm có vốn điều lệ 5 tỉ đồng, một tháng sử dụng tới 5 quyển hóa đơn bằng 250 số; trong khi một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ 50 tỉ đồng, một năm chỉ sử dụng chưa hết 50 số hóa đơn.
- Quy định có số vốn 10 tỉ đồng trở lên mới được tự in hóa đơn là một điều kiện kinh doanh. Số vốn điều lệ thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Song, Luật Doanh nghiệp không có điều khoản nào quy định quy mô doanh nghiệp là điều kiện kinh doanh. Do đó, quy định điều kiện kinh doanh như trên là không có cơ sở pháp lý;
- Với quy định “mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán” thì câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để xác nhận được đó là số vốn “đã được hạch toán kế toán”? Bởi lẽ, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đều chưa bắt buộc phải kiểm toán. Các cán bộ thuế có đủ khả năng và thời gian để kiểm tra điều đó không? Điều gì sẽ xảy ra khi phải tổ chức việc kiểm tra xác minh chỉ tiêu đó để cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn?
Từ những lý do trên, đề nghị bỏ điều kiện về mức vốn điều lệ như dự thảo.
Thứ sáu, tiết 1.2, khoản 2 điều 6 Dự thảo quy định: “1.2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ các trường hợp nêu tại điểm 1.1 được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh...”.
Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều tập trung đề nghị làm rõ: Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ là hệ thống bao gồm những thiết bị gì? Có cần những điều kiện gì khi trang bị không? Phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh là phần mềm kế toán nào? Thủ tục xác nhận phần mềm đó đạt tiêu chuẩn như thế nào? Liệu có phát sinh những vấn đề gì đằng sau việc lựa chọn phần mềm này?
Thứ bảy, tiết 2.2 khoản 2 điều 8 Dự thảo Thông tư quy định: “2.2. Cục Thuế đặt in hóa đơn để cơ quan thuế bán cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương”.
Đề nghị làm rõ hơn khái niệm: Các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh? Bởi lẽ, ở nước ta hiện nay có rất nhiều tổ chức kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp nhưng lại kinh doanh với quy mô lớn. Chẳng hạn, các đơn vị thuộc Liên minh các HTX Việt Nam với 360.000 tổ hợp tác, 18.244 HTX, 53 Liên hiệp HTX; các tổ chức khoa học công nghệ, các cơ sở kinh doanh nhưng được gọi là “Cơ sở ngoài công lập”...
Nếu những tổ chức này được Cục Thuế đặt in hóa đơn và bán cho cơ sở, còn các doanh nghiệp siêu nhỏ, thành lập theo Luật Doanh nghiệp lại phải đặt in hóa đơn liệu có là công bằng? Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sử dụng hóa đơn không nhiều sẽ xin mua hóa đơn do Cục Thuế bán, chấp nhận mất thời gian và chi phí vì như vậy vẫn có hiệu quả hơn khi phải đầu tư máy móc, thiết bị, phần mềm... để in hóa đơn. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại vấn đề này.


Luật gia Vũ Xuân Tiền (*) Thứ Năm, 26/8/2010.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn).
 
Hoá đơn tự in tiếng Việt không có dấu?

Như anh chị cũng rõ, hình thức hoá đơn theo Nghị định số: 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gồm 3 loại:

1.- Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá/dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo Luật giao dịch điện tử

2.- Hoá đơn tự in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in trên thiết bị tin học, máy tính tiền, hoặc máy khác khi bán hàng hoá, dịch vụ

3.- Hoá đơn đặt in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hay bán

Hiện tổ chức kinh doanh tôi sử dựng phần mềm ngoại và khi in các hoá đơn tự in ra thì tiếng Việt không có dấu thì có được không? Cầu trời khẩn phật có văn bản nào hướng dẫn gỡ rối tình huống này, không nhẻ tiền của của tổ chức tôi đỗ vào đây như đem đỗ sông vứt biển chăng?
Hiện có văn bản nào hướng dẫn cho việc trên không? Mong được trợ giúp. Xin cám ơn chia sẻ của các bạn
 
Như anh chị cũng rõ, hình thức hoá đơn theo Nghị định số: 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gồm 3 loại:

1.- Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá/dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo Luật giao dịch điện tử

2.- Hoá đơn tự in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in trên thiết bị tin học, máy tính tiền, hoặc máy khác khi bán hàng hoá, dịch vụ

3.- Hoá đơn đặt in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hay bán

Hiện tổ chức kinh doanh tôi sử dựng phần mềm ngoại và khi in các hoá đơn tự in ra thì tiếng Việt không có dấu thì có được không? Cầu trời khẩn phật có văn bản nào hướng dẫn gỡ rối tình huống này, không nhẻ tiền của của tổ chức tôi đỗ vào đây như đem đỗ sông vứt biển chăng?
Hiện có văn bản nào hướng dẫn cho việc trên không? Mong được trợ giúp. Xin cám ơn chia sẻ của các bạn

Dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 51 mới nhất có qui định là hóa đơn cho dù bất cứ hình thức nào cũng phải là tiếng việt (có dấu) và có thể có tiếng nước ngoài nhưng phải ghi bằng 1/2 chữ tiếng viết bên phải chữ tiếng việt.
 
Dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 51 mới nhất có qui định là hóa đơn cho dù bất cứ hình thức nào cũng phải là tiếng việt (có dấu) và có thể có tiếng nước ngoài nhưng phải ghi bằng 1/2 chữ tiếng viết bên phải chữ tiếng việt.

Cám ơn anh đã quan tâm trả lời nhanh chóng. Thế là tiền của của tổ chức em đành phải đem ra cửa biển Đông đỗ chăng? Mong sao vẫn còn cứu giãn tình thế vì sáng nay em có tham dự tập huấn tại Thông Tấn Xã Việt Nam thì được biết nếu cần thì gấp rút gởi văn bản ra Tổng Cục Thuế để xem xét bổ sung cho dự thảo lần 2 ngày 30/08/2010.
Chứ trong dự thảo lần hai này tại tiết c điểm 3 Điều 3. Loại và hình thức hoá đơn được ghi như sau:

Ngôn ngữ sử dụng trên hoá đơn xuất khẩu là tiếng Anh hoặc tiếng Việt nhưng không nhất thiết phải sử dụng tiếng Việt.

Phải hiểu tiếng Việt tất nhiên là phải có dấu rồi, thế chết toi tổ chức em rồi, hụ hụ hụ

e) Đồng tiền ghi trên hoá đơn
Đồng tiền ghi trên hoá đơn là Đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được phép bán hàng thu ngoại tệ thì tổng tiền thanh toán được ghi phần số bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.
(Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp cụ thể tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
 
Gửi bạn một số quy định về hóa đơn bán hàng ( tài liệu tuyên truyền của Cục thuế TP.HCM).

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
1) CÁC LOẠI HOÁ ĐƠN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH
- Hoá đơn giá trị gia tăng - mẫu 01 GTGT
- Hoá đơn bán hàng thông thường - mẫu 02 GTTT
- Hoá đơn cho thuê tài chính - mẫu 05 TTC
- Hoá đơn do Cơ sở kinh doanh tự in theo văn bản chấp thuận của Tổng Cục thuế, Cục Thuế, đã đăng ký sử dụng theo quy định

2) ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
- Tất cả các Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế khi bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ phải lập và giao hoá đơn hợp pháp cho khách hàng. Nếu không lập và giao hoá đơn hoặc lập và giao hoá đơn không hợp pháp cho khách hàng là hành vi trốn thuế .
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ hoặc trao đổi sản phẩm có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán hàng lập và giao hoá đơn hợp pháp để sử dụng
3) THỜI ĐIỂM LẬP HOÁ ĐƠN
- Hoá đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Việc lập hoá đơn có thể viết bằng tay, đánh máy 1 lần in sang các liên có nội dung như nhau
4) HOÁ ĐƠN HỢP PHÁP
Hoá đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí được trừ, thanh toán phải là
- Hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng)
- Hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn, không rách hoặc nhầu nát
- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xoá, sửa chữa
5) SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
- Hoá đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách quyển, cách số, không được ghi lùi ngày.
- Sử dụng hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành phải ghi (đóng dấu) tên, địa chỉ, mã sô thuế trên liên 2 (liên giao khách hàng), ghi đúng, đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế của khách hàng, tên hàng hoá, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT (nếu có), tổng cộng tiền thanh toán. Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT, giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT. Trường hợp Cơ sở kinh doanh niêm yết giá bán không ghi rõ giá gồm thuế hay không bao gồm thuế GTGT, thì khi lập hoá đơn, giá niêm yết là giá gồm thuế. Cơ sở kinh doanh không được tính thêm thuế GTGT trên giá niêm yết .
- Trường hợp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị dưới 100.000 đồng mỗi lần thu tiền, nếu người mua không yêu cầu lập và giao hoá đơn thì không bắt buộc phải lập hóa đơn, nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày, phân loại hàng hóa dịch vụ theo từng nhóm hàng hóa dịch vụ có cùng thuế suất, tổng hợp doanh thu, thuế GTGT lập một hóa đơn chung làm căn cứ kê khai thuế. Nếu người mua hàng yêu cầu giao hoá đơn thì người bán hàng vẫn phải lập và giao hoá đơn theo đúng quy định.
- Trường hợp bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 100.000 đồng trở lên dù người mua không yêu cầu, người bán hàng vẫn phải xuất hoá đơn cho khách hàng theo quy định.
- Các Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng tiền từ Ngân sách nhà nước cần phải hạch tóan kế tóan thì khi mua hàng hóa dịch vụ có giá trị thấp vẫn phải yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn theo đúng quy định để làm cơ sở kê khai tính thuế, thanh toán tiền.
6) BÁO CÁO MẤT HOÁ ĐƠN
Các tổ chức, cá nhân bị mất hoá đơn (Kể cả hoá đơn mua của Cơ quan Thuế và hoá đơn tự in) phải báo cáo ngay Cơ quan Thuế nơi mua hoá đơn hoặc nơi đăng ký hoá đơn tự in
7) BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN, THANH QUYẾT TOÁN SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
Các tổ chức, cá nhân có sử dụng hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành, hoá đơn tự in phải lập Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn hàng tháng chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp sau tháng sử dụng, Báo cáo thanh quyết toán sử dụng hoá đơn hàng năm gởi Cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước ngày 25/02 năm sau
8) LƯU TRỮ BẢO QUẢN HOÁ ĐƠN
- Hóa đơn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng phải được bảo quản an tòan, không để mất mát, hư hỏng.
- Hoá đơn đã sử dụng phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian sử dụng và lưu trữ theo quy định về lưu trữ của Nhà nước (tối thiểu là 5 năm). Trường hợp tháo rời hoá đơn để đánh máy hoặc in hoá đơn trên máy vi tính, các liên lưu của hoá đơn phải được đóng thành quyển theo số thứ tự để lưu giữ bảo quản.


9) HOÁ ĐƠN ĐƯỢC COI LÀ KHÔNG HỢP PHÁP
- Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định , trừ trường hợp mua hoá đơn do Cơ quan thuế phát hành
- Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc mua bán hàng hoá, dịch vụ kèm theo
- Mua, sử dụng hoá đơn gỉa, hoá đơn của Cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế
- Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn
- Mua, bán, sử dụng hóa đơn đã hết giá trị sử dụng
- Hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định Cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo Thông báo của Cơ quan thuế nhưng Cơ quan Thuế, Cơ quan Công An và các Cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hóa dịch vụ phát sinh tuy chưa có Thông báo của Cơ quan thuế về việc Cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng Cơ quan Thuế, Cơ quan Công An và các Cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp
10) CÁC HÀNH VI NGHIÊM CẤM
- Bán hàng không lập và giao hóa đơn hoặc lập và giao hóa đơn bất hợp pháp cho khách hàng
- Lập hóa đơn không đầy đủ nội dung, chỉ tiêu quy định
- Hủy bỏ hóa đơn không đúng quy định
- Không báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định
- In hóa đơn giả để sử dụng hoặc bán cho người khác sử dụng
- Mua hóa đơn không phải từ Cơ quan thuế để bán hàng hoặc thanh tóan tài chính
- Tự in hóa đơn chưa được sự chấp thuận của Cơ quan thuế có thẩm quyền hoặc in không đúng mẫu hóa đơn đã được Cơ quan Thuế chấp thuận
- Sử dụng hóa đơn khống
- Sử dụng hóa đơn của Tổ chức, cá nhân khác
- Lập hóa đơn chênh lệch giá trị giữa liên 1 và liên 2 cho khách hàng
- Làm mất hóa đơn
 

File đính kèm

Cám ơn anh đã quan tâm trả lời nhanh chóng. Thế là tiền của của tổ chức em đành phải đem ra cửa biển Đông đỗ chăng? Mong sao vẫn còn cứu giãn tình thế vì sáng nay em có tham dự tập huấn tại Thông Tấn Xã Việt Nam thì được biết nếu cần thì gấp rút gởi văn bản ra Tổng Cục Thuế để xem xét bổ sung cho dự thảo lần 2 ngày 30/08/2010.
Chứ trong dự thảo lần hai này tại tiết c điểm 3 Điều 3. Loại và hình thức hoá đơn được ghi như sau


Phải hiểu tiếng Việt tất nhiên là phải có dấu rồi, thế chết toi tổ chức em rồi, hụ hụ hụ

Theo em tập huấn thì dự thảo mới nhất là lần thứ 4 rồi đó chị Cẩm Tú ah.

@ laianhtu: Sau này là làm theo nghị định 51 mà anh.
 
Theo em tập huấn thì dự thảo mới nhất là lần thứ 4 rồi đó chị Cẩm Tú ah.

@ laianhtu: Sau này là làm theo nghị định 51 mà anh.

Mới gì anh yêu, mần chi có cái dự thảo lần thứ 4 lấy thông tin đâu ra vậy, hãy đưa link cho chị xem.

@ Anh Laianhtu: cái của anh là xưa rồi. Dự thảo mới này cũng sẽ dựa trên TT129 về sử dụng hoá đơn và Quy định mức phạt mới rồi.
 
Hiện dự thảo đang dầu sôi lửa bóng tại đây nè anh Tùng ơi - http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang-chu/Tin-tuc/News?contentId=132772&location=tct&location=tct

135318_Chuyen_muc_HD.gif
 
Xưa rồi nhưng mà hiện tại các DN vẫn đang phải tuân thủ các quy định về hóa đơn bán hàng, còn dự thảo là dự thảo chưa có thông tư hướng dẫn NĐ51 gì hết sao mà làm chứ ????

Gửi bạn ý kiến của các Doanh nghiệp trích từ THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN ngày 14/09/2010 :

Nỗi lo lắng của doanh nghiệp Nguyễn Thị Mỹ Linh
Bản thân mình thấy nghị định 51 ban hành làm tăng áp lực của doanh nghiệp. Công ty mình chuyên về xây dựng một năm sử dụng vài chục tờ hóa đơn, chưa đến 1 quyển. Nay phải đặt in chi phí quá tốn kém, lại thêm vào đó khâu quản lý, sợ bị giả mạo hóa đơn nữa. Theo mình thấy, Tổng cục Thuế nên có hướng giải quyết bán hóa đơn cho những doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hóa đơn nhiều để hạn chế chi phí, và tránh lãng phí.

Người tiêu dùng khó nhận biết được hóa đơn giả
Phan Thu Hương
Theo Nghị định 51 và trả lời của Cục thuế, tôi thấy việc làm này chỉ làm tăng áp lực cho cơ quan thuế và doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí khá lớn để in ấn. Như đơn vị tôi một năm chỉ dùng tối đa 20 cuốn hóa đơn, nhiều công ty khác chỉ dùng 2-3 quyển thì yêu cầu tự in hóa đơn rất là tốn kém không chính đáng. Cơ quan thuế phát ra còn không quản được thì khi các doanh nghiệp phát ra cơ quan thuế quản lý thế nào; người mua nhận biết hoá đơn thật giả là không thể.


Những băn khoăn của doanh nghiệp
Đoàn Thị Duyên
Tôi thấy chủ trương cải cách này rất hay nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề hạn chế. Vì các doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít hóa đơn thì việc in hóa đơn và in điện tử sẽ tốn nhiều chi phí. Cùng với thắc mắc trên là việc trùng lặp các số hoá đơn, các chất liệu in hóa đơn và màu mực in hóa đơn có phải quy định cụ thể không. Tại sao Tổng cục Thuế không hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm về việc tự in hóa đơn, như thế Tổng cục Thuế sẽ quản lý chặt chẽ hơn, đỡ lãng phí cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng mong muốn được thảo luận và học tập các khóa học do Chi cục Thuế tại tỉnh thành đơn vị tổ chức.


Bước đột phá tạo ra nhiều rắc rối
Ngô Đức Chính
Qua nghiên cứu nghị định 51 và trả lời của cục thuế, tôi thấy việc làm này chỉ làm giảm áp lực lên các chi cục thuế mà trả áp lực lại cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí khá lớn để in ấn, thử hỏi nếu là doanh nghiệp nhỏ một năm chỉ xài tối đa 20 cuốn hóa đơn thì chi phí để làm hóa đơn như yêu cầu thì không chính đáng. Mặc khác, nếu để doanh nghiệp tự cho số series thì chắc chắn hóa đơn sẽ bị trùng rất nhiều, hỏi thử cục thuế có quản lý được không.

Tôi có đóng góp thêm, chỉ cần cục thuế lập một chương trình quản lý hóa đơn từ việc cấp số series, cũng như hóa đơn điện tử... doanh nghiệp chỉ cần đăng ký online rồi sử dụng thì doanh nghiệp sẽ đỡ tốn chi phí cũng như cục thuế sẽ quản lý chặt chẽ hơn.


Ngành thuế nên hướng dẫn doanh nghiệp ngay từ đầu
Lê Quốc Văn
Tôi thấy chủ trương này rất hay nhưng giai đoạn đầu nghành thuế phải hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ: như giới thiệu các đơn vị được phép in hóa đơn để các doanh nghiệp chủ động liên hệ... tránh rối ngay thời gian đầu.



Mới gì anh yêu, mần chi có cái dự thảo lần thứ 4 lấy thông tin đâu ra vậy, hãy đưa link cho chị xem.

@ Anh Laianhtu: cái của anh là xưa rồi. Dự thảo mới này cũng sẽ dựa trên TT129 về sử dụng hoá đơn và Quy định mức phạt mới rồi.
 
Lại bàn về chuyện hóa đơn "đỏ" tự in theo NĐ 51 !

Mua hàng không lấy hóa đơn là thông đồng trốn thuế

TTO - Tháng 8 tới đây, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết nghị định 51 để doanh nghiệp tự in, quản lý và tự chịu trách nhiệm về hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp mình thay vì phải đi mua hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành.
> Chưa có cơ sở - làm sao tính thuế?
Nghị định 51 của Chính phủ ban hành ngày 14-5-2010 thay thế nghị định 89 (ban hành năm 2002) sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2011.

Trao đổi với ông Lê Xuân Dương - phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM ngày 28-7, ông cho biết:

- Theo nghị định 51, việc tự in hóa đơn là một quan điểm mới trong công tác quản lý thuế. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc lập hóa đơn của mình. Và như vậy họ phải có trách nhiệm trong việc in hóa đơn của họ. Trước kia việc phát hành hóa đơn thuộc về cơ quan tài chính phụ trách.

Mặc dù có những phản ảnh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ rất bức xúc vì lượng hóa đơn sử dụng hằng tháng không nhiều nên họ cho rằng việc tự in hóa đơn là lãng phí nhưng Chính phủ và Bộ Tài chính đã thống nhất trong cả nước về việc các doanh nghiệp khi ra kinh doanh phải có năng lực và phải tự in hóa đơn, cho dù chi phí bỏ ra để tự in hóa đơn không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải có kế hoạch để làm sao việc đặt in hóa đơn hay tự in hóa đơn sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tránh lãng phí...

Ở các nước hiện nay cũng đều làm như vậy chứ không phải riêng gì Việt Nam.

Nếu trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện người tiêu dùng không yêu cầu đơn vị bán xuất hóa đơn cũng sẽ được xếp vào hành vi thông đồng trốn thuế nhà nước.
* Theo ông, các doanh nghiệp sắp tới sẽ chuẩn bị gì?

- Hiện nay, Cục Thuế TP.HCM chưa triển khai sâu rộng đối với nghị định 51 vì phải chờ thông tư hướng dẫn cụ thể hơn, sau đó Cục Thuế TP.HCM sẽ tập huấn, triển khai cho các doanh nghiệp.

Chúng tôi biết rằng nhiều doanh nghiệp bức xúc nhất là trách nhiệm của họ đối với việc tự in hóa đơn. Nhưng việc tự in hóa đơn là đương nhiên và phải thực hiện theo lộ trình.

Các doanh nghiệp sợ rằng khi tự in hóa đơn sẽ bị đánh cắp mẫu hóa đơn của doanh nghiệp mình để sử dụng vào mục đích phi pháp, thế nhưng thật sự khi in hóa đơn các doanh nghiệp phải quy định mã khóa của mình.

Bên cạnh đó, trên hóa đơn tự in, các doanh nghiệp phải đóng dấu tròn của doanh nghiệp trên đó thì các đơn vị khác sẽ khó lòng nhái mẫu hóa đơn của mình để thực hiện hành vi gian lận được.

Về mặt chi phí, các doanh nghiệp khi ra kinh doanh phải có những chi phí để thành lập doanh nghiệp. Ở đây, chi phí in hóa đơn để kinh doanh cũng được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Theo quy định, các doanh nghiệp nhỏ sử dụng số lượng hóa đơn ít có thể sẽ gặp khó khăn do phải đầu tư một khoản chi phí lớn cho việc thiết kế mẫu, in hóa đơn khi nghị định 51 có hiệu lực. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn lâu nay đã sử dụng hóa đơn đặc thù sẽ không gặp vấn đề gì.

Từ bây giờ, các doanh nghiệp phải tự xác định doanh nghiệp mình sẽ sử dụng loại hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in hay hóa đơn điện tử và đăng ký sớm với cơ quan thuế. Doanh nghiệp phải tự thiết kế mẫu hóa đơn, biện pháp bảo mật để tránh bị giả mạo. Nghị định 51 cũng quy định trách nhiệm quản lý hóa đơn thuộc về các doanh nghiệp.

* Còn những doanh nghiệp dùng ít hóa đơn có cần phải tự in hóa đơn, thưa ông?

- Như tôi đã nói, các doanh nghiệp dù rất nhỏ, nếu một tháng sử dụng chừng 2 quyển hóa đơn thì cũng vẫn phải tự in hóa đơn. Vì họ in hóa đơn để sử dụng cho cả một thời gian dài chứ không nhất thiết chỉ sử dụng trong một năm. Tôi nghĩ những băn khoăn này của doanh nghiệp không phải là lớn.

* Thưa ông, hiện nay nhiều công ty thương mại kinh doanh máy tính xách tay ngoại nhập sử dụng phiếu xuất kho thay cho hóa đơn và khi bán hàng xong, khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn thì những công ty này thường đòi thêm 10% thuế giá trị gia tăng. Ông cho biết đối với trường hợp này sẽ được xử lý như thế nào?

- Chúng tôi nói lại một lần nữa: tất cả các đơn vị kinh doanh đều phải thực hiện việc xuất hóa đơn khi bán hàng. Cho nên việc bán hàng mà không xuất hóa đơn là hành vi gian lận thuế. Phiếu xuất kho không phải là một chứng từ hợp lệ trong mua bán. Chúng tôi đã thông báo với các doanh nghiệp trên địa bàn rồi.

Giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng trong việc giao dịch. Khi người mua trả tiền thì số tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp không thể buộc người mua trả thêm 10% (nếu muốn có hóa đơn) sau khi đã thanh toán tiền được.

Như vậy theo nghị định 51, việc bán hàng trên 200.000 đồng phải xuất hóa đơn. Đây là trách nhiệm của bên bán nhưng bên mua hàng dù là người tiêu dùng hay doanh nghiệp đều phải yêu cầu bên bán xuất hóa đơn.

Nếu trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện người tiêu dùng không yêu cầu đơn vị bán xuất hóa đơn cũng sẽ được xếp vào hành vi thông đồng trốn thuế nhà nước.

Đối với các siêu thị bán lẻ, nếu người tiêu dùng không yêu cầu xuất hóa đơn thì cũng phải xuất hóa đơn và tập hợp lại vào cuối ngày làm việc để báo cáo thuế.


(Theo Tuổi trẻ online)
 
Doanh nghiệp bắt đầu được tự in hóa đơn ???????

Thứ Bảy, 02/10/2010, 08:03 (GMT+7)
Doanh nghiệp bắt đầu được tự in hóa đơn
TT - Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 153/2010 hướng dẫn việc tự in hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 5 tỉ đồng trở lên. Nếu không thuộc dạng trên, tổ chức, doanh nghiệp vẫn được tự in hóa đơn khi đáp ứng các điều kiện: đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền); là đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc bị xử phạt nhưng đã chấp hành xử phạt với tổng số tiền dưới 20 triệu đồng trong vòng 365 ngày.
Với tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn sẽ vẫn được mua hóa đơn của cơ quan thuế đến hết năm 2011. Đến năm 2012 trở đi, đối tượng trên phải tự tạo hóa đơn.
Theo quy định mới của Bộ Tài chính, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trả thay lương cho người lao động... nhưng nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá dưới 200.000 đồng/lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu.
Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn ngay từ ngày 1-1-2011 được tự in hóa đơn ngay từ năm 2010 để có thể sử dụng vào đầu năm sau.
C.V.KÌNH
(Theo tuoitre.com.vn)


Bạn nào có thông tư 153/2010 thì post lên chia sẽ anh em với nhé !
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom