Có phải chịu thuế TNCN khi được GĐ cho du lịch! (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter ThuNghi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Nhân dịp lễ, Sếp đồng ý cho anh em đi du lịch, phần chi phí do Sếp chịu. Chưa biết hạch tóan tài khỏan nào. Khi du lịch về, có nhận 1 hóa đơn của Cty Du lịch, và kế tóan có ghi sổ nhưng không khai VAT trên HTKK, vì làm gì được khấu trừ.
Xin hỏi trường hợp như vậy người lđ có phải chịu thuế TNCN. Và nên định khỏan thế nào.
N431/C111, 112 hay là N138/ C111,112 và thu lại sếp. C138/N....
Xin cám ơn!
 
Chào bạn,

Trường hợp này cty cho nhân viên đi du lịch bằng quỹ "phúc lợi" công ty và lấy hóa đơn GTGT về hạch toán, ko tính riêng lẻ chi phí đi du lịch cho từng nhân viên trong bảng lương nên trường hợp này vẫn được ghi nhận là chi phí của cty và các cá nhân công ty không chịu tiền thuế PIT. Trường hợp này giống như công ty cho một nhóm nhân viên đi học bồi dưởng nghiệp vụ lấy hóa đơn GTGT cho một nhóm người nên xem như chi phí hợp lý và các cá nhân đi học sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế PIT.

Thanks.
Anh Tú
"Love is beautiful when it's unconclusive".
 
Chào bạn,

Trường hợp này cty cho nhân viên đi du lịch bằng quỹ "phúc lợi" công ty và lấy hóa đơn GTGT về hạch toán, ko tính riêng lẻ chi phí đi du lịch cho từng nhân viên trong bảng lương nên trường hợp này vẫn được ghi nhận là chi phí của cty và các cá nhân công ty không chịu tiền thuế PIT. Trường hợp này giống như công ty cho một nhóm nhân viên đi học bồi dưởng nghiệp vụ lấy hóa đơn GTGT cho một nhóm người nên xem như chi phí hợp lý và các cá nhân đi học sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế PIT.
Cty có lấy hóa đơn chỉ là ghi nhận khảon phí tổn khi đi du lịch, không hạch tóan khấu trừ Vat. Mà nội dung ghi là đi du lịch. Cái này chắc là không thể là chi phí hợp lý rồi. vấn đề này cũng khó nhỉ, sếp cho đi chới TB 10tr/ ng mà phải chịu 10% =1tr thuế thì thà ở nhà.
 
Thầy xem lại dùm em về :
+ Chế độ trong hợp đồng lao động cùng thỏa ước lao động : ---> Có ghi ở mục thỏa thuận khác " được du lịch, tham quan nghỉ mát, lương tháng 13, 14; tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị)
+ và các điều lệ của công ty.---> Có trích các quỹ từ lợi nhuận không ? (Cái này, chắc điều lệ hoạt động doanh nghiệp nào cũng có nhưng có thể tỉ lệ trích khác nhau)

Nếu có trích lập các quỹ :
- Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
+ Tài khoản 4311 - Quỹ khen thưởng;
+ Tài khoản 4312 - Quỹ phúc lợi;
+ Tài khoản 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

Thầy nên dùng quỹ nãy chi, tất nhiên là không có khấu trừ VAT.
Nợ 4312/Có 111-112

Việc có đánh thuế TNCN của cán bộ khi tham quan du lịch thì không,

THÔNG TƯ - Số: 62 /2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2009
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

Điều 1. Bổ sung vào khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:

1. Bổ sung vào tiết 2.1.5 các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú như sau:

a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.

c) Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học.

2. Hướng dẫn cụ thể tiết 2.1.5 như sau: Đối với các khoản lợi ích khác mà người lao động được hưởng thì chỉ tính vào thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp xác định được đối tượng được hưởng; không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đối với các khoản lợi ích không xác định được cụ thể người được hưởng. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

a) Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

b) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.

c) Đối với các khoản phí hội viên như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao... nếu ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì tính vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân sử dụng. Trường hợp được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

d) Đối với các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ... nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Trường hợp không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

đ) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. Trường hợp đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ hoặc không nằm trong kế hoạch của đơn vị thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động.

Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội không quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.

f) Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:

- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

3. Bổ sung vào điểm 2.2 các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau :

Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp,… thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,… này không tính vào thu nhập chịu thuế.


Tội tình chi Thầy phải treo nợ của ông chief qua TK 138, có thể dùng nguồn TK 431 để chi trường hợp âm thì Thầy cứ để đó, sang năm trích tiếp.

Thân
 
Cty có lấy hóa đơn chỉ là ghi nhận khảon phí tổn khi đi du lịch, không hạch tóan khấu trừ Vat. Mà nội dung ghi là đi du lịch. Cái này chắc là không thể là chi phí hợp lý rồi. vấn đề này cũng khó nhỉ, sếp cho đi chới TB 10tr/ ng mà phải chịu 10% =1tr thuế thì thà ở nhà.

Chào bạn ThuNghi ! Mình thấy bạn laianhtu giải thích như vậy là đúng rồi. Còn việc trả VAT là lẽ đương nhiên. Bạn ở nhà thì chắc được chia tiền bỏ túi, càng thích đúng không ?
 
Đúng là cái em cần rồi. Cái tội là không chịu nghiên cứu. Cám ơn Bác nhiều.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom