Giải thích giúp mình vấn đề thanh tra thuế (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

kiredesune

Thành viên hoạt động
Tham gia
28/5/08
Bài viết
118
Được thích
227
Nghề nghiệp
Freelance
Chào các bạn,

Mình đang làm hồ sơ cho một doanh nghiệp từ 2005 đến nay để mời cơ quan thuế đến thanh tra. Mình có một vài vướng mắc muốn nhờ các bạn chỉ giúp:

1. Các văn bản luật liên quan đến vấn đề thanh tra thuế

2. Khi thanh tra thuế đến thanh tra thì họ thường thanh tra những gì (các điểm mấu chốt họ hay hỏi doanh nghiệp)

3. Mình muốn văn bản luật trước năm 2009 qui định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, quản lý sử dụng hoá đơn, qui định phiếu thu chi hợp lý hợp lệ, và qui định về thanh quyết toán công trình xây dựng cơ bản cho nhà dân và khu công nghiệp

4. Ngoài ra cho mình hỏi thêm văn bản luật qui định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong tổ thanh tra.

Mình muốn các bạn chỉ giúp mình số văn bản, ngày ban hành cần đọc nhất. Mình có qua web Cục Thuế nhưng thấy tràn lan quá, không thể đọc nổi nên muốn hỏi một số thứ cần thiết nhất để đọc trước.

Hiện doanh nghiệp đang làm tư vấn cho họ, mình thấy họ lủng củng khoản phiếu thu phiếu chi hợp lý hợp lệ, việc sử dụng hoá đơn rất lôm kôm, việc thanh quyết toán công trình xây dựng và hợp đồng không được khớp với thanh toán.

Vì chứng từ của họ lôm côm như vậy nên kế toán của họ cũng hạch toán sai khá nhiều. Và nếu làm quyết toán thuế thì phải sửa đổi bổ sung thêm chứng từ. Ngoài ra khi thanh tra thuế vào thanh tra họ sẽ thanh tra hết cả luôn báo cáo tài chính từ năm mới thành lập doanh nghiệp (2005) và thuế từ các năm đó.

Các bạn giúp mình số văn bản nhé!

À, cho mình hỏi thêm: Bên quản lý thuế, họ chỉ đảm bảo làm sao doanh nghiệp không chốn thuế? Vậy vấn đề hạch toán sai chi phí, tài sản cố định (một chút) thì họ có quá care đến không? Nếu bên mình chấp nhận nộp thuế đầy đủ (theo luật định)?

Thank a lot!
 

1.- Bạn có thể tim hiểu thêm các qui định tại Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2006 ở thư viện webketoan

2.- Luật kế toán - Thư viện webketoan

3.- Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế về thanh tra, kiểm tra

4.- Ngày 13 tháng 02 năm 2009, Chính Phủ có ban hành Nghị Định số 13/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Tóm tắt nội dung
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế - Sẽ phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn hoặc gian lận là tinh thần của Nghị định số 13/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, được Chính phủ ban hành ngày 13/02/2009.
Cụ thể, bổ sung quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Cũng theo quy định mới, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh cũng sẽ thuộc đối tượng bị phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận.
Ngoài ra, Nghị định 13/2009/NĐ-CP còn sửa đổi điều 18 Nghị định 98/2007/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thu thuế; sửa đổi điều 22 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về lập biên bản vi phạm pháp luật về thuế; sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 Nghị định 98/2007/NĐ-CP về hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2009.
Thân
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Mình không rõ mình đang làm tư vấn cái gì cho doanh nghiệp này:

1. Filing chứng từ cho bộ nào đi với bộ đó thành 1 bộ hoàn chỉnh
2. Chuẩn bị chứng từ để Thuế vào thanh tra, giải trình với Thuế (nếu cần)
3. Làm quyết toán thuế 2008

Khó khăn mình gặp:

1. Tìm lại chứng từ và sắp xếp bộ nào đi với bộ đó hoàn chỉnh (Đầu vào và đầu ra)
2. Xem lại vấn đề báo cáo thuế hàng tháng từ trước năm 2008
3. Giải trình khúc mắc trong làm báo cáo thuế (trước khi cơ quan Thanh tra tới, do mình có đọc một chút về thanh tra thuế, không nhớ văn bản nào thấy nói doanh nghiệp cần có giải trình điều chỉnh thuế trước khi cơ quan Thanh tra quyết định thanh tra)

Ngoài ra, mình tớ cũng gặp khó khăn vấn đề thuật ngữ khi xem xét hồ sơ doanh nghiệp xây dựng:

Có lúc họ quyết toán, có lúc họ đối chiếu công nợ trên khối lượng giá trị công trình, có lúc lại nghiệm thu từng phấn, thanh toán của họ cứ từng phần từng phần nhưng hóa đơn xuất 1 lần và công trình nhiều khi chưa xong.

Tôi Tớ muốn filing 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để trình với thanh tra và cũng để quản lý đầu việc. Do vậy muốn biết nội dung thanh tra, các chứng từ sẽ có thể bị thanh tra.

Cám ơn bác KTGG, chắc là mình cần những văn bản luật cũ trước năm 2008 và làm theo những qui định cũ. Vì công việc đang làm là sắp xếp lại quá khứ của doanh nghiệp.

Vấn đề của doanh nghiệp này là họ có kế toán làm báo cáo tài chính riêng, còn làm báo cáo thuế thì lại thuê ngoài và rất hay thay đổi kế toán do vậy bây giờ không tài nào lấy được tin thống nhất. Mặt khác, các bản mềm quản trị số liệu tài chính hầu như không có, họ chỉ lưu giấy tờ bản hardcopy, vì tất cả công việc kế toán họ đều thuê ngắn hạn mỗi người làm một phần. Bây giờ cần vào qui trình và tổng thanh tra 1 lần để chốt quá khứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cám ơn bác KTGG, chắc là mình cần những văn bản luật cũ trước năm 2008 và làm theo những qui định cũ. Vì công việc đang làm là sắp xếp lại quá khứ của doanh nghiệp.

Mình đã cung cấp các thông tin cho bạn rồi đấy :
- Luật quản lý thuế
- Luật kế toán

Còn thông tin này nhằm để bổ sung cho bạn và hiệu lực Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2009:

Ngày 13 tháng 02 năm 2009, Chính Phủ có ban hành Nghị Định số 13/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Tôi rất vui khi bạn thực sự cần trao đổi sẻ chia kinh nghiệm thực tế, tôi sẵn sàng ủng hộ bạn.

Thân
 
- Chức năng thanh tra thuế chỉ từ cấp Cục trở lên. Cấp chi cục chỉ là kiểm tra thuế.

- Không phải bạn cứ mời là cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra-thanh tra. Chỉ khi phát hiện sự sai phạm thì tất yếu cơ quan thuế sẽ xuống, lúc đó không cần mời đấy.

- Khi tiến hành kiểm tra-thanh tra thuế thì mọi lĩnh vực từ thuế đến kế toán, thậm chí BHXH cơ quan thuế đều để mắt đến trong quá trình làm việc.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Chức năng thanh tra thuế chỉ từ cấp Cục trở lên. Cấp chi cục chỉ là kiểm tra thuế.

- Không phải bạn cứ mời là cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra-thanh tra. Chỉ khi phát hiện sự sai phạm thì tất yếu cơ quan thuế sẽ xuống, lúc đó không cần mời đấy.

- Khi tiến hành kiểm tra-thanh tra thuế thì mọi lĩnh vực từ thuế đến kế toán, thậm chí BHXH cơ quan thuế đều để mắt đến trong quá trình làm việc.

Cám ơn ý kiến bạn!

Thực ra mình cũng không rõ mưu đồ của sếp lắm, nhưng nói chung sếp muốn có một cái dấu của bên thanh tra thuế xác nhận cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ 2008 trở về trước (năm 2005). Và chắc là sếp sẽ chủ động mời thanh tra tới khi có đợt thanh tra.

Hoặc làm hoàn thuế giá trị gia tăng gì đó thì không rõ! Cái đó sếp làm! Nhưng dù gì thì tớ cần làm cái hồ sơ chứng từ doanh nghiệp cho nó hợp lệ nhất trong phạm vi có thể. Nếu có thể bổ sung chứng từ nào thì sẽ cố liên lạc bổ sung, nếu cần bỏ bớt chứng từ nào ra thì sẽ rút ra lưu riêng.

Nhưng mà cần biết xem mức độ nghiệp vụ thanh tra tới đâu để mình hoàn thiện hồ sơ thận trọng tới đó.

Tớ hỏi thêm:

* Hợp đồng kinh tế mà không có dấu đỏ của bên B thì có ổn không? Có chữ ký tươi không phải của Tổng giám đốc hay giám đốc mà chỉ là chữ ký tươi của một anh đội trưởng và khôgn có con dấu. Sếp tớ (giám đốc) ký với đối tác (đội trưởng xí nghiệp)

* Thời gian lưu chứng từ liên quan đến thuế là trong bao lâu? Nghĩa là trong bao lâu thì doanh nghiệp có thể thanh lý chứng từ? Ví dụ trước tớ làm bên hải quan quản lý thuế xuất nhập khẩu thì cần lưu trong 6 năm gì đó và trong 2 năm thì sẽ phúc tập hồ sơ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vẫn luẩn quẩn quanh bộ chứng từ, có thể do mình chưa hiểu kỹ lắm về thuế, kế toán, mục tiêu doanh nghiệp....Nhưng có một điều mình phát hiện ra là: bên A (trong hợp đồng xây dựng- bên có công trình cần xây) đều có yêu cầu chung là muốn bên nhà thầu (bên B) xuất hóa đơn đơn xây dựng công trình vào năm 2008 nhưng không quyết toán công trình (vì chưa xong) và không thanh lý hợp đồng (vì công trình chưa xong). Do luật mới qui định năm 2009 chỉ hoàn thuế VAT cho các hoạt động có thanh toán qua ngân hàng.

Rõ ràng làm như vậy bên B phải có lợi về thuế đầu vào đầu ra. Tuy nhiên mình thấy thuế VAT dù khai trước khai sau thì nó vẫn về túi mình, chỉ có điều nếu số thuế đầu ra quá lớn thì mới cần gấp gáp như vậy và sợ cơ quan thuế chiếm dụng vốn của mình khi đầu ra quá lớn.

Vậy, ngoài chuyện lợi về sử dụng tiền thuế đáng ra phải nộp thì bên B còn có lợi gì nữa từ việc nhận được hóa đơn trước khi quyết toán và nghiệm thu công trình?

Bên A có hại gì ngoài việc đầu ra lớn hơn đầu vào?

Có phải việc làm này chỉ là luân chuyển gánh nặng thuế từ bên B sang bên A không? Hay còn chuyện gì khác nữa?

Tớ muốn tham khảo thêm một chút ý kiến các bạn có nhiều kinh nghiệm kế toán công trình xây dựng, dự án xây dựng! Có phải doanh nghiệp phải làm thế do luật mới ban hành đã ép họ phải làm không?

Thank you.
 
CTy mình xây dựng công trình thủy lợi nạo vét kênh mương, toàn làm bằng thủ công, thuê nhà và thuê máy bơm của những người dân khu đó nên không có HĐ, chỉ có HĐồng viết tay, cho mình hỏi liệu có đưa vào chi phí hợp lý được không? Mình cám ơn nhiều
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom