Xin tham khảo thông tin về Phần Mềm ERP

Liên hệ QC

sweet_girl

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
10/2/09
Bài viết
467
Được thích
2,967
Nghề nghiệp
sales
Em đang làm sales ERP, và đang trong thời gian thử việc, em đã đọc tài liệu, và hiện giờ vẫn còn đang thu thập thông tin của khách hàng, vậy các bác đang sử dụng PM ERP rồi, các bác giúp em phân tích từng vấn đề một nhé,

Đầu tiên là lợi ích của ERP với nhà quản lý

"Nó giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đứa ra các quyết định dựa trên cơ sở đầy đủ thông tin, vì nếu không có hệ thống ERP, 1 nhà quản lý phải dựa vào nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, rất mất thời gian mới có được những thông tin cần thiết cho việc phân tích tài chính và hoạt động của công ty"

Bác nào đang sử dụng và đã có nhận xét chi tiết, cụ thể xin vui lòng chia sẻ cùng em. Xin cám ơn ạ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em sweet_girl có thể tìm hiểu thêm thông tin ERP tại đây, hoặc đây

Bên trang www.webketoan.vn có 1 box chuyên đề : ERP - Enterprise Resource Planning - Em có thể tìm hiểu thêm tại đây

Hoặc em có thể trao đổi trực tiếp với Mr. hai2hai để chia sẻ kinh nghiệm, học tập thêm.

Chúc buổi sáng an lành, vui khỏe.

Thân
 
Em sweet_girl có thể tìm hiểu thêm thông tin ERP tại đây, hoặc đây

Bên trang www.webketoan.vn có 1 box chuyên đề : ERP - Enterprise Resource Planning - Em có thể tìm hiểu thêm tại đây

Hoặc em có thể trao đổi trực tiếp với Mr. hai2hai để chia sẻ kinh nghiệm, học tập thêm.

Chúc buổi sáng an lành, vui khỏe.

Thân
Anh ơi đây là em đang xin ý kiến của người đã trực tiếp dùng rồi, chứ không phải là người viết. Còn bên www.webketoan.vn em đã xem rồi.
 
Vấn đề của em muốn hỏi không nhất thiết phải là người lãnh đạo mới trả lời được. Dù sao đây cũng là tham khảo nhận xét của người sử dụng, nhờ các anh chị nhận xét thế nào thì góp ý cho em thế ấy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình không có nhiều kinh nghiệm về ERP, nhưng công việc mình dùng đến nó nhiều nên mạo muội có một vài ý tham khảo với bạn thế này.

Đúng như anh Hai2hai nói đó bạn à, phải tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của DN đó thì mới có những giải pháp tối ưu được. Nhưng thường thì phải là các DN lớn thì họ mới sử dụng ERP, vì mức độ xử lý thông tin rất nhiều và cũng vì một user sử dụng một tháng cũng mất đâu khoảng trên dưới 2000USD thì phải (ko rõ lắm ^^). Thực chất ERP nâng cấp nên từ SAP, tuỳ từng doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà cần có các module thích hợp. Vì trong ERP có rất nhiều các module để làm việc. Đôi khi một Power-user thì cũng chỉ có thể có quyền vào những module mà thuộc quyền hạn của mình quản lý thôi. Còn đương nhiên một end-user thì chỉ vào đc vài phân hệ thôi. Vì vậy nếu bạn làm mảng nào thuộc module nào thì chỉ cần làm tốt cái đó cũng là tốt rồi, vì trong đó có nhiều cái hệ thống tự xử lý nên không hiểu hết bản chất của nó được. Còn muốn hiểu sâu hơn thì chắc phải là những người học chuyên ngành về lập trình có lẽ hiểu hơn.

Còn cá nhân mình khi tiếp cận và làm việc với nó thì thấy hệ thống làm việc rất tiện lợi, truy xuất được nhiều thông tin mình cần, phân tách, phân quyền rõ ràng theo từng module, cùng làm online được nhiều user một lúc, nói chung là tiện lợi. Với nhà quản lý mình nghĩ là tiện lợi rồi vì mọi hoạt động data phải vào hệ thống và truy xuất ra từ hệ thống, rồi trong quá trình làm việc thì đều bị ghi lại trong hệ thống nên dễ dàng quản lý và tìm hiểu khi cần thiết. Cũng như bản thân hệ thống đòi hỏi tính bảo mật cao, nên bảo đảm hạn chế rất nhiều trong việc bảo mật thông tin của DN.

Hy vọng một vài lời chia sẻ giúp bạn hiểu thêm phần nào về ERP.

Thân ái,

NHT
 
Qua các ý kiến của các bạn, có lẽ đi xa với câu hỏi của tác giả là: Lợi ích của ERP với nhà quản lý? Chứ không phải: Làm sao sử dụng ERP hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp?

Tôi xin có vài ý như sau:

Đầu tiên, phải hiểu ERP là gì? ERP đơn thuần chỉ là một công cụ để quản lý doanh nghiệp. Áp dụng ERP trong doanh nghiệp sẽ yêu cầu rất chặt chẽ về cơ sở hạ tầng (công nghệ thông tin), nguồn lực, và các hoạt động phải mang tính quy trình (có thủ tục và trình tự xử lý các phần hành). Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên, áp dụng ERP sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

1. Tính nhất quán: Các công việc của các bộ phận sẽ được thực hiện xuyên suốt từ khâu này đến khâu kia theo một trình tự thống nhất. Giúp cho người quản lý có thể đánh giá được kết quả hoặc sai sót của từng khâu.

2. Tính kiểm tra: Tất cả các bộ phận sẽ hoạt động dựa vào quy trình thống nhất, và việc kiểm tra hoạt động được thực hiện bằng hệ thống ERP, con người thiết kế lược đồ kiểm tra và giao phó việc kiểm tra cho ERP. Không ai có thể làm sai quy trình dù đó là người đưa ra quy trình. Việc thay đổi quy trình cần phải được cập nhật vào hệ thống.

3. Tính tập hợp: Các dữ liệu được tập hợp tại trung tâm cơ sở dữ liệu, và có thể được sử dụng và phân tích theo nhiều yêu cầu khác nhau tùy theo mục đích của nhà quản lý.

4. Tính bảo mật: Dữ liệu, thông tin được kiểm soát và bảo mật cho từng đối tượng sử dụng.

5. Tính kịp thời: Với ERP, việc thu thập dữ liệu sẽ không giới hạn về không gian, thời gian. Giúp cho nhà quản lý có thể có được những thông tin một các kịp thời, nhanh chóng nhất.
 
Ô là là, mấy cái này là cái benefits mà mình đọc chỗ nào cũng thấy nói như thế cả mà. Rất giống với chủ đề "ERP là gì và lợi ích của ERP"

Tóm lại, ERP ko chỉ là cái phần mềm bé xíu để 1 vài end-users đánh giá nhận xét. Lợi ích thật hay những lời hoa mỹ có thực sự đến hay ko là tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp áp dụng. DN A khi áp dụng ERP thấy có mấy lợi ích này, nhưng DN B chưa chắc thu được những lợi ích đó. Còn các lợi ích "chung chung" (mang tính hiển nhiên) do 1 Infomation System đem lại, nhất là ERP thì đương nhiên rồi. Chú VinhVC (erpvn) trước kia suốt ngày đi nói trên mọi bài ở Internet vể ERP, nào là Centralized database, nào là Integration chứ ko còn independence nữa, v.v... nói suốt từ những ngày ERP mới xuất hiện ở VN chứ có phải bây giờ mới nói đâu.

He he, thôi ko tham gia món này nữa.

Tôi đồng ý với anh ở phần tô màu đỏ này. Nhưng dù sao tên của Topic này "Xin tham khảo thông tin về Phần Mềm ERP" Vậy cần thiết phải đưa ra những cái lợi ích "chung chung" như theo anh nói chính vì lý do là đâu có danh nghiệp nào giống danh nghiệp nào.
Còn cách thức sử dụng như thế nào cho hiệu quả thì đúng là tùy vào đặt điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp.
 
Ý của em là vì sao dẫn đến lợi ích như vậy, cái này phải đi sâu vào phân tích quy trình, từng phân hệ
 
Thật ra ý em là phân tích quy trình của từng phân hệ (cái này chắc hơi dài và chi tiết) và khi các phân hệ này này liên kết với nhau này nó sẽ như thế nào?
Vấn đề anh Hải nói thì đúng, nhưng em chưa phải làm bước đó, cái đấ sếp em vấn làm
Em mới vào đây làm, khi vào sếp chỉ vài trang trên mạng bảo đọc đi, sau một tuần thì gọi cho khách hàng để tạo nhu cầu, tài liệu trên mạng chỉ có định nghĩa và đưa ra những tổng kết của ERP còn quy trình thì không có hoặc rất ít.
Cái em gặp khó khăn đó là em chưa làm kế toán bao giờ, chỉ học mà cái em cần tìm hiểu trước tiên là quy trình kế toán bình thường khi dùng các phần mềm kt khác với ERP như thế nào, như vậy mới có thể nói chuyện với khách hàng ERP là gì được, vì vậy em đang phải nghiền ngẫm cả hai, chưa nói đến việc phân tích ERP với từng mô hình doanh nghiệp khi đi tư vấn trực tiếp, em đang thử việc, không biết có sống sót nổi không, thấy nan giải lắm các Bác ạ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Điều quan trọng để áp dụng ERP trong một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thiết lập một quy trình & thủ tục. ERP là một công cụ để doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát quy trình đó, đảm bảo các nghiệp vụ (không chỉ riêng nghiệp vụ kế toán) được thực hiện đúng theo quy trình mà doanh nghiệp đã thiết lập.

Do vậy, để hiểu được tất cả các bước trong việc áp dụng ERP trong doanh nghiệp, tôi sẽ lần lượt trình bày các phần hành (có liên quan đến ERP) theo một quy trình cơ bản (có thể khác với các doanh nghiệp khác) để thấy được vai trò và lợi ích của ERP trong quản lý doanh nghiệp.

Các phần hành sẽ được giới thiệu lần lượt như sau:
- Quản lý hàng tồn kho
- Quản lý sản xuất
- Quản lý bán hàng và công nợ
- Quản lý mua hàng và công nợ
- Quản lý nhân sự và tiền lương
- Quản lý tài sản cố định và đầu tư dài hạn
 
Tôi chưa từng sử dụng PM ERP nhưng đọc các khái niệm về nói thì tôi hiểu là
+ ERP nó là công cụ hướng hoạt động SXKD của DN theo quy trình, kiểu như ISO
+ ERP cung cấp đầy đủ các công cụ để kiểm soát các hoạt động trong DN: Tài chính, Nhân sự, Marketing, Khách hàng, ...
+ ERP cung cấp hệ thống các báo cáo phân tích về các hoạt động: Tài chính, Nhân sự, Marketing, Khách hàng, ...

....

Còn nhiều ý nữa nhưng tôi hiểu vai trò chủ yếu của ERP là như trên.
Ý của em là vì sao dẫn đến lợi ích như vậy, cái này phải đi sâu vào phân tích quy trình, từng phân hệ

Từ những vai trờ như trên thì có thể hiểu, một nhà lãnh đạo hiểu về quản trị, sử dụng hiệu quả các công cụ quản trị để thực hiện và ra quyết thì DN sẽ có thể đạt được các lợi ích mình đề ra (ERP chỉ là một trong những công cụ) .

Nói chung ERP động vào các khía cạnh của hoạt động SXKD nên để hiểu nó và vận dụng thì con người cần chuẩn bị trước về kiến thức:

+ Tài chính
+ Nhân sự
+ Marketing
+ Quản trị
...

Ai đó đã từng học về ngành QTKD hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý DN thì tiếp cận đó không phải là khó.
 
1. Tổ chức doanh nghiệp
- Các phòng ban trong DN, định nghĩa vai trò của từng phòng ban: Từ ban lãnh đạo, phòng kinh doanh, phòng tổ chức, phòng kế hoạch, phòng kế toán (tổng hợp, chi tiết), các bộ phận SX, các bộ phận chức năng khác....
- Các vai trò trong doanh nghiệp: Giám đốc điều hành, giám tài chính, giám đốc CNTT, Kế toán trường, trưởng, kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ, ..., trưởng phòng tổ chức, quản đốc phân xưởng, v.v... tới từng vị trí nhỏ nhất của doanh nghiệp
Cái này thì em đang đọc rồi
nh gợi ý đọc sách:
- Accounting Information System
- Principle of Accounting
- The Goal
Cái này em học mà, học ở trưởng, học ACCA, dù không sử dụng đến nhưng thực tế là một chuyện, sách vở là một chuyện
Em ví dụ thế này nhé
Em gọi điện cho một khách hàng về sản xuất chẳng hạn, đa phần khách hàng sẽ nói họ đang dùng đang dùng rất ổn, khi đó mình phải biết quy trình kinh doanh của công ty họ, gợi mở ra việc họ khó khăn ở những vấn đề gì, mà ERP sẽ giải quyết cho họ, như việc tính giá thành cho từng công đoạn của sản phẩm chẳng hạn như một doanh nghiệp sản xuất nước ngọt chẳng hạn, em sẽ phải nói cho họ biết việc tính giá thành từ việc ủ hoa, tạo ra xiro sau đó đến đóng nước, chi phí bỏ vào từng công đoạn như thế nào? một cách chi tiết nhất có thể. ...Theo ly thuyết kế toán em đã học, em chỉ biết là công đoạn ủ hoa mình phải tính giá thành, tiếp đó đến công đoan tạo ra xiro, rồi đóng chai....Nhưng đi sâu vào chi tiết hơn, em lại không biết. Cái đó đòi hỏi em phải có kiến thức thực tế một chút để có thể nói được.
Với doanh nghiệp sản xuất em còn nói một chút, với doanh nghiệp xây dựng, vận chuyển ... chả biết nói gì.
Và với ERP sự liên kết và chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban sẽ mang lại lợi ích ra sao. Đôi khi hiểu không, không thể nói được, và em chỉ đang ở dạng hiểu một cách sơ sơ. Gọi điện cho khách hàng, nhiều khách hàng vặn vẹo em, làm em lâm vào cảnh dở khóc dở cười

P/S: Em đừng cố gắng phân biệt giữa kế toán và ERP. ERP không thể thiếu kế toán và Kế toán là 1 phần quan trọng của ERP.
Cái này là cái đầu tiên em phải phân biệt vì những người em gọi là kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính. Với ERP module tài chính là xương sống vì vậy người cần tiếp xúc đầu tiên để thuyết phục là các kế toán trưởng, sau khi thuyết phục được họ, mới đến khâu giám đốc.Với lại em không phân biết kế toán với ERP mà cái em muốn biết là quy trình kế toán với ERP.

Cũng không nên quá cố gắng tách biệt giữa phần mềm kế toán và ERP
Cái này anh không hiểu ý em rồi, em phải tách biệt vì đối tượng khách hàng em gọi đến họ đang sử dụng các PM kt thông thường hoặc dùng ERP tự triển khai, để em có thể chỉ ra được cho họ cái gì mà PM KT không làm được nhưng ERP làm được, cái khó nhất là PM quản trị của VN. Như sp bên em cũng có phần mềm ERP tự viết, PM kt thông thường và với ERP của EXact Hà Lan, bên em là đại lý duy nhất của nó, em làm sales ở mảng này thôi.

Và dĩ nhiên em cũng đang đọc rất nhiều tài liệu, và cũng đọc lại cả kiến thức về tài chính. Nhưng người ta có thể học từ nhiều nguồn khác nhau, việc em lên đây cũng là một cách. Một thày dạy từ kiến thức thực tế hơn rất nhiều những cuốn sách.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em làm tele mkting mà nói những vấn đề này? Ngồi với nhau cả buổi cũng không thể nói hết các khâu sản xuất 1 cái áo ba lỗ huống chi là...
Em làm sales, công việc đầu tiên bao giờ cũng khởi đầu từ việc đơn giản nhất. Em tìm kiếm khách hàng nếu họ đồng ý gặp, sếp sẽ đi tư vấn cùng em vài lần, sau đấy em tự đi. Nếu không chuẩn bị từ bây giờ chờ đến bao giờ.

hi em gọi điện giới thiệu cty, giới thiệu SP, giới thiệu em, khách hàng hỏi em những cái đó? --=0
Anh thấy hơi khó hiểu về mục đích công việc gọi điện thoại của em. 1 cuộc điện thoại giới thiệu về mình và lên 1 cuộc hẹn không mất quá 1-2 phút. Nếu quá thời gian đó thì không còn là tele mkting nữa. Chả ai đi giải thích cả công đoạn SX của 1 SP qua ... điện thoại cả.
Một khách hàng không hỏi tất cả về tất cả công đoạn, nhưng mỗi khách hàng hỏi một chút cũng đủ chết rồi. Và một người sales dù chỉ là việc gọi điện cho khách hàng, gợi mở nhu cầu cũng đòi hỏi anh ta lắm chắc kiến thức về sản phẩm, anh ta có thể không phải nói hết tất cả công đoạn một cách chi tiết, nhưng nó cho ta sự tự tin và tính thuyết phục. và đó cũng là nền tảng cho một tương lai nghề nghiệp, cái em tìm kiếm là tương lai của nó
Trước tiên một cuộc điện thoại của tele thời gian bao nhiêu nó phụ thuộc vào sản phẩm, với ERP nó càng mất rất nhiều thời gian, và khi khách hàng nói chuyện lâu với mình có nghĩa là họ quan tâm đến sản phẩm.
Em làm tele mkting mà lại để KH vặn vẹo em là sao? Tại sao em bảo, những vấn đề đó nếu bên cty anh và bên cty em gặp nhau thì sẽ bàn được cụ thể rõ ràng hơn.
Bị vặn là họ đặt ra câu hỏi cho sản phẩm mà mình giới thiệu, đem đến lợi ích gì cho họ? và nhiều câu hỏi em bị vặn em không trả lời được vì em thiếu kiến thức, thiếu kiến thức cho nên bài chủ đề này mới xuất hiện ở đây và không phải cái gì cũng bảo bên em sang bàn cụ thể được. Mình không có gì chỉ ra cho họ thấy, họ chẳng bao giờ gặp mình cả.

P/S: ACCA không phải là mấy món liên quan tới ERP đó em ơi. Trong Accounting Information System
Nó không liên quan anh bảo em đọc mấy cuốn về kiến thức kiến thức về kế toán làm gì, mấy cuốn anh viết bằng tiếng anh ý, máy cuốn đó trong giáo trình ACCA có hết.

Dở khóc dở cười hay không ít nhất em cũng đủ dũng cảm để làm. Và chả ai sinh ra làm sales ERP ngay, vì biết mình dở khóc dở cười mới phải đi tìm hiểu từ cái nhỏ nhât

Đừng có ghét anh khi anh hỏi nhiều, anh chỉ gợi mở mà thôi. Giai đoạn telemkting thì học về ERP ở mức tele mkting thôi đã.
Em hỏi anh, anh đã làm tele ERP bao giờ chưa, và anh biết tele ERP cần những gì? em thực tế em đã làm, và những cái gì em đã viết ở trên là những cái em vấp phải. Nó cho biết em cần phải tìm những gì, ERP là một quy trình liên kết với nhau, ta chảng thể chỉ biết nửa chừng được.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em làm sales, công việc đầu tiên bao giờ cũng khởi đầu từ việc đơn giản nhất. Em tìm kiếm khách hàng nếu họ đồng ý gặp, sếp sẽ đi tư vấn cùng em vài lần, sau đấy em tự đi. Nếu không chuẩn bị từ bây giờ chờ đến bao giờ.

Một khách hàng không hỏi tất cả về tất cả công đoạn, nhưng mỗi khách hàng hỏi một chút cũng đủ chết rồi. Và một người sales dù chỉ là việc gọi điện cho khách hàng, gợi mở nhu cầu cũng đòi hỏi anh ta lắm chắc kiến thức về sản phẩm, anh ta có thể không phải nói hết tất cả công đoạn một cách chi tiết, nhưng nó cho ta sự tự tin và tính thuyết phục. và đó cũng là nền tảng cho một tương lai nghề nghiệp, cái em tìm kiếm là tương lai của nó
Trước tiên một cuộc điện thoại của tele thời gian bao nhiêu nó phụ thuộc vào sản phẩm, với ERP nó càng mất rất nhiều thời gian, và khi khách hàng nói chuyện lâu với mình có nghĩa là họ quan tâm đến sản phẩm.

Bị vặn là họ đặt ra câu hỏi cho sản phẩm mà mình giới thiệu, đem đến lợi ích gì cho họ? và nhiều câu hỏi em bị vặn em không trả lời được vì em thiếu kiến thức, thiếu kiến thức cho nên bài chủ đề này mới xuất hiện ở đây và không phải cái gì cũng bảo bên em sang bàn cụ thể được. Mình không có gì chỉ ra cho họ thấy, họ chẳng bao giờ gặp mình cả.

Nó không liên quan anh bảo em đọc mấy cuốn về kiến thức kiến thức về kế toán làm gì, mấy cuốn anh viết bằng tiếng anh ý, máy cuốn đó trong giáo trình ACCA có hết.

Dở khóc dở cười hay không ít nhất em cũng đủ dũng cảm để làm. Và chả ai sinh ra làm sales ERP ngay, vì biết mình dở khóc dở cười mới phải đi tìm hiểu từ cái nhỏ nhât

Em hỏi anh, anh đã làm tele ERP bao giờ chưa, và anh biết tele ERP cần những gì? em thực tế em đã làm, và những cái gì em đã viết ở trên là những cái em vấp phải. Nó cho biết em cần phải tìm những gì, ERP là một quy trình liên kết với nhau, ta chảng thể chỉ biết nửa chừng được.

Với quan điểm này, tôi tin bạn sẽ sớm trở thành một người làm rất tốt công việc mà mình đang theo đuổi.
 
Sweet tham khảo một số bài viết tại các địa chỉ này để thêm thông tin nhé!

http://eac.vn/cong-ty-tectura-doi-tac-trien-khai-microsoft-dynamic-tai-vn/
http://www.tuvanerp.vn/news.php?act=detail&id=146
http://www.vtit4u.com/VN/News.php?IdNews=14
http://www.tuvanerp.vn/news.php?act=detail&id=145

Phương pháp luận quản trị dự án

Tại các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, quản trị dự án kém là tồn tại lớn nhất. Do vậy, khi triển khai ERP, cần có phương pháp luận quản trị dự án và phải đảm bảo quản trị theo thời gian. Nghĩa là nhà triển khai phải cam kết với DN là khi nào, làm gì và cái gì sẽ xong, với chất lượng như thế nào? Nếu không có phương pháp luận làm việc, dự án có thể sẽ rơi vào cảnh làm không mục đích, không rõ thời gian. Phương pháp luận này phải được nhiều người cùng am hiểu.

Tectura toàn cầu có chung một phương pháp luận và nhân viên tư vấn toàn cầu của Tectura đều dùng phương pháp luận giống nhau (chỉ khác ngôn ngữ) là Tetura Solution Framwork với các bước cụ thể cho mỗi dự án. Tuần tự là: chẩn đoán (Diagnostic), phân tích (Analysis), thiết kế (Design), phát triển (Develop), triển khai (Deploy), hoạt động (Operations).

Phương pháp luận thì hầu hết các nhà triển khai ERP lớn trên thế giới đều có, 60-70% là giống nhau, nhưng cách đưa vào áp dụng dựa vào chất lượng của nhà triển khai. Một yếu tố quan trọng nữa hay gây thất bại là người chủ dự án không có khả năng thuyết phục và tập trung mọi người lại một chỗ để cùng làm. Vì thế người quản trị dự án rất quan trọng.

Ngoài ra, hai bên triển khai ERP và khách hàng cần có sự phối hợp và chia sẻ. Trong quá trình triển khai, tất cả các tiêu chí về nguồn lực, tài chính hay thời gian… khi gặp vấn đề cần phải dừng lại. Có vấn đề xảy ra, nhà cung cấp phải giải thích cho khách hàng hiểu, cùng thống nhất phương pháp luận khi triển khai. Với Tectura, chúng tôi thường tiến hành đào tạo phương pháp luận cho khách hàng trong hai đến năm ngày. Mục tiêu là giúp 2 bên quản trị thời gian tốt hơn: ví dụ, có kế hoạch làm gì trước, làm gì sau; phân tách công việc… Khi dự án chạy được 6 tháng rồi thì cách làm việc có phương pháp sẽ trở thành thói quen (luôn hoạch định làm việc gì trước, việc gì sau; luôn chuẩn bị sẵn nguồn lực cho kế hoạch như ai làm gì, khả năng thực hiện công việc của nguồn lực hiện có…).

Một vấn đề “nhức đầu” khác tại Việt Nam là sếp không quan tâm đến triển khai ứng dụng ERP! Ngoài ra, DN không xác định rõ mục tiêu. Có 70 đến 80% dự án ở Việt Nam triển khai thất bại do đặt ra mục tiêu quá lớn, không định trước được kinh phí cho mục tiêu đặt ra nên dự án mới đi đến giai đoạn 1 đã hết kinh phí.

Cuối cùng, DN triển khai ERP lưu ý cần phải đọc lại, xem kỹ các cam kết về chất lượng rồi mới ký. Việc đánh giá chất lượng dự án chỉ dựa vào 2 yếu tố: cam kết trên giấy tờ và trên công việc.


(Nguồn: http://eac.vn/cong-ty-tectura-doi-tac-trien-khai-microsoft-dynamic-tai-vn/)
 
(....tiếp theo)
Bên dưới là một mẫu PR của Microsoft Dynamic, hy vọng có ích cho Sweet

Trong công tác quản trị doanh nghiệp, bạn thường xuyên phải đau đầu vì không thể có được thông tin kịp thời và chính xác, số liệu báo cáo giữa các bộ phận không khớp nhau; công tác bán hàng gặp nhiều trở ngại và mất nhiều thời gian…


Trong công tác quản trị doanh nghiệp, bạn thường xuyên phải đau đầu vì không thể có được thông tin kịp thời và chính xác, số liệu báo cáo giữa các bộ phận không khớp nhau; công tác bán hàng gặp nhiều trở ngại và mất nhiều thời gian… vì bộ phận bán hàng không thể biết được lượng hàng sẵn sàng của sản phẩm vào thời điểm khách hàng yêu cầu; việc quản lý công nợ và hạn mức tín dụng không được thuận tiện và quản lý chặt chẽ vì công nợ khách hàng không được cập nhật trên toàn hệ thống; bộ phận mua hàng và bộ phận sản xuất thường xuyên bị động trong kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất …

Giải pháp phần mềm ERP hàng đầu thế giới dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Microsoft Dynamics (bao gồm Microsoft Dynamics AX và Microsoft Dynamics Navision ) sẽ giúp bạn tháo gỡ những khó khăn trên, giúp bạn tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các giải pháp ERP này đã được triển khai thành công tại hàng ngàn doanh nghiệp trên 150 quốc gia toàn thế giới với hơn hàng triệu người dùng chính thức. Giải pháp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh dựa trên các kiến thức quản trị mà giải pháp hấp thu được từ tinh hoa quản trị của rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Chức năng của Microsoft Dynamics

Microsoft Dynamics là một bộ các giải pháp quản lý doanh nghiệp hỗ trợ việc quản lý tài chính, mối quan hệ khách hàng và chuối cung ứng. Có thể nâng cấp, hoạt động tương thích và dễ tùy chỉnh theo cách thức làm việc của mỗi nhân viên - các giải pháp này được thiết kế nhằm giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh chuyên biệt của bạn, đưa doanh nghiệp đến với thành công. Ứng dụng Microsoft Dynamics giúp giải quyết các nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp trong:

Quản lý tài chính

Được xem là trụ cột trong một giải pháp quản lý doanh nghiệp, các giải pháp về nghiệp vụ kế toán và tài chính của Microsoft Dynamics giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích thông tin kịp thời. Nhờ đó, bạn có thể quản lý hiệu quả hơn số liệu của sổ cái kế toán, các khoản phải thu và phải trả, hàng tồn kho, quy trình bán và mua hàng, tài sản cố định và lưu chuyển tiền tệ cũng như việc thực hiện đối chiếu số dư và nhờ thu qua ngân hàng.

Phân tích

Cung cấp tầm nhìn chiến lược xuyên suốt tiến trình kinh doanh của bạn bằng các giải pháp thông minh trong việc lập báo cáo, phân tích và lên ngân sách, giúp bạn tự tin đưa ra các quyết định then chốt có tầm ảnh hưởng toàn công ty. Giải pháp này sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn quản lý ngân sách, lập và tổng hợp báo cáo, tìm kiếm các xu hướng mới của thị trường cũng như các mối quan hệ trong các lĩnh vực kinh doanh liên quan.

Quản lý nguồn nhân lực

Các giải pháp quản lý nguồn lực của Microsoft Dynamics hỗ trợ tối đa các công việc hành chính nhân sự từ khâu quản lý thông tin ứng viên/nhân viên, xử lý bảng lương và phúc lợi hàng tháng, sắp xếp quản lý và đào tạo nhân viên theo nhóm kỹ năng, cho đến việc đăng ký/tuyển dụng nhân viên, giúp giải quyết áp lực công việc cho các phòng ban liên quan và giảm thiểu chi phí quản lý hành chính. Với Microsoft Dynamics, doanh nghiệp của bạn luôn được đảm bảo đáp ứng các yêu cầu báo cáo của chính phủ một cách chính xác và kịp thời.

Quản lý dự án và nghiệp vụ kế toán

Các giải pháp về quản lý dự án và nghiệp vụ kế toán giúp kiểm soát nguồn lực doanh nghiệp trong từng dự án, ước tính chi phí và ngân sách, kiểm tra thời gian thực hiện và các khoản chi tiêu, quản lý hợp đồng và việc lập hóa đơn. Với lượng thông tin được cập nhật kịp thời từ một quy trình được quản lý chặt chẽ cho phép giám đốc, kế toán và chuyên viên dự án nâng cao khả năng sinh lời từ dự án và thích ứng nhanh chóng với những điều kiện thay đổi trong kinh doanh.

Quản lý mối quan hệ khách hàng

Microsoft Dynamics giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, rút ngắn chu kỳ bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và kết quả là tăng nhanh doanh thu. Giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng cho phép tự động hóa nhiều công việc thường ngày, dịch vụ khách hàng, kiểm soát hoạt động của nhân viên đi thị trường, trung tâm hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, các dịch vụ marketing chuyên nghiệp, quản lý nhóm khách hàng, lập và tiến hành chiến dịch marketing, theo dõi thói quen tiêu dùng của khách hàng, quản lý chu trình bán hàng và dịch vụ hậu mãi. Đội ngũ nhân viên bán hàng có thể truy cập nguồn dữ liệu của giải pháp này từ Microsoft Outlook và website, giúp họ làm việc không giới hạn, cung cấp những dịch vụ tuyệt hảo thông qua các quy trình kinh doanh hiệu quả.

Sản xuất

Microsoft Dynamics mang đến bộ giải pháp quản lý sản xuất tích hợp, là công cụ đắc lực giúp hoạch định, quản lý và thực hiện các hoạt động sản xuất tầm cỡ thế giới. Nó giúp quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ việc định hình sản phẩm, hoạch định những yêu cầu về năng suất cung ứng, cho đến việc lên kế hoạch và xác định mặt bằng sản xuất.

Quản lý dây chuỗi cung ứng

Microsoft Dynamics giúp cải tiến đáng kể việc quản lý hàng tồn kho, quản lý các kho hàng đặt tại một hoặc nhiều địa điểm khác nhau cũng như việc xử lý đơn hàng, lên kế hoạch và hợp tác trực tuyến với các nhà cung cấp, đảm bảo khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu về hàng hóa của thị trường, gia tăng lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu. Điều này còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt các cơ hội mới trên thị trường và nâng cao khả năng sinh lợi nhờ vào việc hợp tác hiệu quả với các đối tác.

Thương mại điện tử

Microsoft Dynamics cung cấp các giải pháp thương mại điện tử từ đơn giản tới phức tạp, từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp hoặc từ doanh nghiệp tới khách hàng, từ bên mua tới bên bán. Nó cho phép khách hàng và nhà cung cấp được tự do làm việc với bạn bất kỳ lúc nào họ muốn, thông qua các website hoặc bằng cách kết nối trực tiếp hệ thống của họ với hệ thống của bạn.

Phân phối

Các giải pháp quản lý kênh phân phối tích hợp trong Microsoft Dynamics giúp bạn quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, đáp ứng đơn hàng nhanh chóng hơn, cải thiện đáng kể năng suất sử dụng kho bãi và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không giới hạn - tất cả sẽ cùng phối hợp để mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Công cụ tùy chỉnh

Mỗi doanh nghiệp đều cần một giải pháp quản lý có thể tương thích với thực tiễn hoạt động kinh doanh chuyên biệt để sắp xếp các quy trình kinh doanh cụ thể của mình một cách hợp lý xuyên suốt toàn công ty. Vì thế, việc tùy chỉnh giải pháp quản lý và tích hợp tất cả dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp luôn là một yêu cầu bắt buộc. Muốn thực hiện công đoạn này chính xác, bạn cần đúng các công cụ để đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế nhu cầu về chuyên gia IT cao cấp trong công ty. Những công cụ này đạt tiêu chuẩn công nghiệp cao mà hàng triệu chuyên gia phát triển phần mềm đã quen thuộc, giúp tạo khả năng tùy chỉnh và tích hợp hoàn hảo cho giải pháp quản lý doanh nghiệp bạn đang ứng dụng. Khả năng tùy chỉnh cho phép các nhà quản trị hệ thống và lập trình viên dễ dàng trong thao tác thêm chức năng mới và điều chỉnh chức năng hiện
hữu mà không cần phải trải qua công đoạn giải mã phức tạp.

(Nguồn: http://eac.vn/gioi-thieu-microsoft-dynamics-navision/)
 
Mình thấy bạn nói bạn đang làm sale ERP
Mà làm sale ERP thì có những đặc thù rất riêng, khác hẳn so với bán các mặt hàng khác, có thể kể đến:
- thị trường mới
- sản phẩm dịch vụ vô hình
- thói quen của DN VN chưa đầu tư nhiều cho CNTT
- Chi phí lớn
- hàm lượng tư vấn cao
- sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến DN khi triển khai
- rủi ro nhiều
... và còn n cái nữa. chính những điều này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn bán hàng ntn.
sale erp cần hiểu về nghiệp vụ nhưng chỉ cần vừa đủ dùng thôi, không cần thiết tìm hiểu chi tiết, vì còn có presale hỗ trợ. theo mình, nếu muốn sale erp, nên tập trung nhiều hơn vào kỹ năng mềm, vào quan hệ khách hàng. sale thực chất làm nhiệm vụ kết nối, bôi trơn.
Một vài dòng chia sẻ với người cùng nghề :)
 
Web KT
Back
Top Bottom