Trợ cấp thất nghiệp từ 1-1-2009

Liên hệ QC

tieulongnu.duongqua

Thành viên chính thức
Tham gia
8/12/08
Bài viết
77
Được thích
168
Nghề nghiệp
....
Từ 2009, người thất nghiệp được trợ cấp
Theo chinhphu.vn (16/12/08)


Từ 1/1, lao động sẽ được hỗ trợ 60% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm.



Theo nghị định 127 Thủ tướng vừa ký ban hành, người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động.


Lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi đăng ký.

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của lao động.

Cụ thể lao động hưởng 3 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; hưởng 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng; hưởng 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; hưởng 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

Ngoài việc được hỗ trợ tiền do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả, lao động thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm mới và hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp gồm: lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công; người sử dụng đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những lao động tham gia loại hình bảo hiểm này, ngân sách hỗ trợ bằng 1% quỹ và tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ...



 
hình như cái này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư thôi. Còn doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì không được áp dụng thì phải.
 
Nghị định 127/2008/NĐ-CP

Nghị Định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Xem chi tiết ở file đính kèm.
 

File đính kèm

  • Nghi_dinh_127.2008.CP.pdf
    227.5 KB · Đọc: 458
Luật ra rồi, nghị định ra rồi, nhưng thông tư hướng dẫn thi hành thì chưa thấy ra (vì trong nghị định nhiều đìều còn chưa hướng dẫn cụ thể + chưa có biểu mẫu theo nghị định quy định). Chưa thấy thông tư ra / mặc dù 01/01/2009 là phải áp dụng rồi.

Ôi!

Mình mới rút gọn nội dung của nghị định 127 này thành cái thông báo để triển khai nội bộ trong công ty.
(vì người lao động ngại đọc nhiều và chỉ quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của chính mình cần phải thực hiện thế nào thôi).

Gửi lên đây file này để các bạn tham khảo!
 

File đính kèm

  • Thong bao ap dung che do bao hiem that nghiep.pdf
    242.3 KB · Đọc: 321
Lần chỉnh sửa cuối:
Cách tính trợ cấp thất nghiệp

Dear all

Nếu nhân viên vào tháng 8/2008 đến tháng 9/2009 nhân viên này nghỉ việc. Thời gian làm hơn 01 năm. Vậy tiền trợ cấp thất nghiệp của nhân viên được tính như thế nào ?


Cám ơn //**/
 
Dear all

Nếu nhân viên vào tháng 8/2008 đến tháng 9/2009 nhân viên này nghỉ việc. Thời gian làm hơn 01 năm. Vậy tiền trợ cấp thất nghiệp của nhân viên được tính như thế nào ?


Cám ơn //**/

Tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) chưa được tính, vì điều kiện là phải đóng đủ từ 12 tháng trở lên. Trong trường hợp bạn đưa ra thì chỉ bắt đầu đóng TCTN từ 01/01/2009 đến tháng 09/2009, chỉ mới đóng được 9 tháng => không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong lần này.
(Căn cứ nghị định 127/2008/NĐ-CP)
 
Dear all

Nếu nhân viên vào tháng 8/2008 đến tháng 9/2009 nhân viên này nghỉ việc. Thời gian làm hơn 01 năm. Vậy tiền trợ cấp thất nghiệp của nhân viên được tính như thế nào ?
Cám ơn //**/
Cái này ăn thua gì, Mình đi làm từ tháng 10/2002, lỡ mà đến Noel năm sau 24/12/2009, đùng một cái bị đuổi việc, một đồng trợ cấp thất nghiệp không biết có hay không?
Không biết thời gian công tác có được tính quy tròn như BHXH hay không? Lúc đó 9 tháng được quy tròn thành 1 năm, may ra thì được!
 
Các bác xem lại nhé, đóng đủ 1 năm nhưng trong vòng 24 tháng mà các bác nhỉ???
 
Các bác xem lại nhé, đóng đủ 1 năm nhưng trong vòng 24 tháng mà các bác nhỉ???

Theo mình hiểu, câu này là đóng đủ 12 tháng liên tục / hoặc không liên tục (có thể là gián đoạn, được cộng dồn) nhưng trong khoảng thời gian là 24 tháng.
 
Tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) chưa được tính, vì điều kiện là phải đóng đủ từ 12 tháng trở lên. Trong trường hợp bạn đưa ra thì chỉ bắt đầu đóng TCTN từ 01/01/2009 đến tháng 09/2009, chỉ mới đóng được 9 tháng => không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong lần này.
(Căn cứ nghị định 127/2008/NĐ-CP)

Vậy người lao động thiệt và Nhà nước được lợi à.

Cái này ăn thua gì, Mình đi làm từ tháng 10/2002, lỡ mà đến Noel năm sau 24/12/2009, đùng một cái bị đuổi việc, một đồng trợ cấp thất nghiệp không biết có hay không?
Không biết thời gian công tác có được tính quy tròn như BHXH hay không? Lúc đó 9 tháng được quy tròn thành 1 năm, may ra thì được!

Người lao động đang có thắc mắc như bạn, nhưng chưa tìm được câu trả lời.


Theo mình hiểu, câu này là đóng đủ 12 tháng liên tục / hoặc không liên tục (có thể là gián đoạn, được cộng dồn) nhưng trong khoảng thời gian là 24 tháng.

Bạn dựa vào căn cứ đâu nói vậy ? Mình cần bạn có trích dẫn bằng văn bản rõ ràng. Nếu chỉ dựa vào suy đoán mà nói vậy rất nguy hiểm.
 
Bạn dựa vào căn cứ đâu nói vậy ? Mình cần bạn có trích dẫn bằng văn bản rõ ràng. Nếu chỉ dựa vào suy đoán mà nói vậy rất nguy hiểm.

Vậy bạn hiểu vấn đề nêu trên ra sao? Bạn nói nguy hiểm là nguy hiểm thế nào nhỉ??

Tôi hiểu vấn đề bằng cách đọc các văn bản đàng hoàng:
Bạn xem nhé:
Luật Bảo Hiểm Xã Hội - Năm 2006 đã viết:
Điều 81. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Và đây nữa:
Nghị định 127/2008/NĐ-CP đã viết:
Chương III
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP​
Điều 15. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười năm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Và nếu bạn còn phân vân thì xem thêm tại đây tiếp, người của cơ quan có thẩm quyền nói rõ ràng hơn:
Xem trả lời của cơ quan chức năng tại đây: đã viết:


Còn nếu muốn cụ thể hơn, chắc chắn hơn thì chúng ta phải:

  1. Chờ tiếp xem thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 127 (chưa ban hành), và;
  2. Nếu chưa đáp ứng, thì phải làm văn bản hỏi cơ quan có thẩm quyền trả lời thôi nhé.
Chúc giáng sinh vui vẻ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi xin hỏi như sau: cứ theo các nội dung trên thì từ ngày chúng ta có đóng BHTN thì mới đựơc BHTN. Vd, tôi làm ở KV nhà nước được 10 năm, 4 năm làm ở KV TN nhưng chỉ tham gia BHXH có 2 năm. Trước giờ chưa bao giờ đóng BHTN. Vậy th 6/2009 bị TN thì có được tính BHTN.
 
Cho em hỏi 1% đóng BHTN này có được trừ đi khi tính thu nhập chịu thuế TNCN không? (Theo em thì được trừ nhưng không có hướng dẫn nào về việc này hết, anh chị nào biết giúp em với)
 
Cho em hỏi 1% đóng BHTN này có được trừ đi khi tính thu nhập chịu thuế TNCN không? (Theo em thì được trừ nhưng không có hướng dẫn nào về việc này hết, anh chị nào biết giúp em với)

Em hiểu đúng rồi đó, còn văn bản thì đã có thông tư 84/2008/TT-BTC, nêu rõ rồi - em xem nhé:

84/2008/TT-BTC đã viết:
2.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:
a) Phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công, bao gồm: phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, cho thân nhân liệt sỹ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng; phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
b) Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
c) Các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm:
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
- Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
d) Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi.
- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.
- Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.
- Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả.
đ) Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực nhà nước để tính trừ. Các trường hợp chi cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định trên thì phần chi vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Chúc em giáng sinh vui vẻ, bình an & Hạnh phúc!
 
Tôi xin hỏi như sau: cứ theo các nội dung trên thì từ ngày chúng ta có đóng BHTN thì mới đựơc BHTN. Vd, tôi làm ở KV nhà nước được 10 năm, 4 năm làm ở KV TN nhưng chỉ tham gia BHXH có 2 năm. Trước giờ chưa bao giờ đóng BHTN. Vậy th 6/2009 bị TN thì có được tính BHTN.
Bác ThuNghi ơi, Luật BHXH và thông tư nói rõ rồi mà là phải đóng đủ 12 tháng BHTN mới được trợ cấp khi aất việc hay hết hạn HDLĐ. Đến T6.2009, nếu công ty bác không nợ tiền BH của cơ quan BH thì cũng chỉ mới đóng được có 6 tháng tiền BHTN thôi.
 
Bác ThuNghi ơi, Luật BHXH và thông tư nói rõ rồi mà là phải đóng đủ 12 tháng BHTN mới được trợ cấp khi aất việc hay hết hạn HDLĐ. Đến T6.2009, nếu công ty bác không nợ tiền BH của cơ quan BH thì cũng chỉ mới đóng được có 6 tháng tiền BHTN thôi.
Vậy nói chung là tất cả ngừơi lao động ít nhất cũng từ 01/01/2010 mới nhận BHTN nếu TN và có đóng BHTN, làm nlđ cứ tưởng rằng từ nay sẽ hưởng BHTN nếu TN . "vũ như cẩn"
 
Đã gọi là "Bảo Hiểm Thất Nghiệp", có chữ "Bảo Hiểm" là đã có yếu tố rủi ro trong đó, người lao động sợ rủi ro phải thất nghiệp, nên mới tham gia. Tôi không hiểu sao phải đợi đủ 1 năm, cái này giống như: "Muốn thất nghiệp hả, đợi làm việc đủ 1 năm rồi hãy thất nghiệp!" - mà sự thực thì.... nào có phải thế!
 
Vậy bạn hiểu vấn đề nêu trên ra sao? Bạn nói nguy hiểm là nguy hiểm thế nào nhỉ??

Tôi hiểu vấn đề bằng cách đọc các văn bản đàng hoàng:
Bạn xem nhé:


Và đây nữa:


Và nếu bạn còn phân vân thì xem thêm tại đây tiếp, người của cơ quan có thẩm quyền nói rõ ràng hơn:



Còn nếu muốn cụ thể hơn, chắc chắn hơn thì chúng ta phải:

  1. Chờ tiếp xem thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 127 (chưa ban hành), và;
  2. Nếu chưa đáp ứng, thì phải làm văn bản hỏi cơ quan có thẩm quyền trả lời thôi nhé.
Chúc giáng sinh vui vẻ!


Nếu ban đầu bạn nói rõ thế thì mình không thắc mắc. Mới vào nghề còn non lắm nên cần phải rõ ràng bạn ạ !
Vậy câu hỏi của mình tóm lại là chờ Thông tư.
 
(LĐ) - Ngày 25.9, Sở LĐTBXH TPHCM đã nhận được công văn số 3168/LĐTBXH-LĐTL, do Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương Phạm Minh Huân - thừa lệnh Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ký, trả lời công văn thắc mắc của Sở LĐTBXH về chế độ trợ cấp thôi việc của NLĐ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ ngày 1.1.2009.
Trước đó, ngày 16.9, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính từng ký văn bản số 1610/TLĐ gửi Bộ LĐTBXH, nội dung (trích): "Hiện nay, nhiều NLĐ đang hoang mang với thông tin đầu năm 2009, khi thực hiện chế độ BHTN thì sẽ không thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc theo điều 42 BLLĐ. Từ đó, NLĐ có suy nghĩ là sẽ nghỉ việc hàng loạt trước ngày 1.1.2009 để được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc cho những năm đã làm việc ở DN, vì sợ sau này không được hưởng...".

Văn bản của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính và công văn thắc mắc của Sở LĐTBXH TPHCM đều bắt nguồn từ phản ánh của các cấp CĐ ở các tỉnh phía nam, trong đó dự báo sẽ có nguy cơ nổ ra tranh chấp lớn, gây thiệt hại cho hàng vạn DN và gây bất ổn định xã hội, bởi lẽ: Khoản 6, Điều 139 Luật BHXH quy định: "Thời gian NLĐ đóng BHTN theo quy định của luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc...".

Như vậy - theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính - có 3 khúc mắc lớn của NLĐ phải làm rõ trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành chính sách BHTN trình Chính phủ ban hành vào cuối 2008 (thực hiện từ 1.1.2009), cụ thể:

Thứ nhất, những NLĐ có thâm niên làm việc ở DN từ 12 tháng trở lên kể từ trước 1.1.2009, nhưng thời gian đóng BHTN sau đó chưa đủ 12 tháng mà bị thất nghiệp thì có được trả trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 17 BLLĐ?

Thứ hai, những NLĐ có thâm niên làm việc tại DN từ 12 tháng trở lên kể từ trước 1.1.2009, sau đó thôi việc theo Điều 36, 37, 38 BLLĐ (có nghĩa không thất nghiệp) thì khoảng thời gian từ 1.1.2009 trở về trước có được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 BLLĐ?

Thứ ba, những NLĐ có thâm niên nhiều năm làm việc ở DN, sau khi đủ điều kiện hưởng BHTN, mà DN chấm dứt hoạt động hoặc giải thể một bộ phận thì NLĐ có được hưởng trợ cấp mất việc hoặc thôi việc đối với thời gian từ 1.1.2009 trở về trước?

Tại công văn số 3168/LĐTBXH-LĐTL, Bộ LĐTBXH trả lời cụ thể như sau: "Sau ngày 1.1.2009, NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ (tức thôi việc - PV) thì được hưởng các chế độ BHTN đối với thời gian tham gia BHTN và được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc tại DN trước ngày 1.1.2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc".

( lấy từ báo người lao động )



Các bạn tham khảo thêm phần trả lời của Ông Mai Đức Chính nhé ! Phần nào giải đáp được thắc mắc của ca_dafi, các bạn. Ca_dafi yên yên tâm rồi đó, nhận được tiền nhớ khao GPE đó khaaaa

Nhưng trường hợp của mình thì năm 2008 chưa đủ 1 năm, 2009 cũng không đủ @$@!^%.
 
Bảo hiểm thất nghiệp - http://www.bhxhhcm.org.vn/News.aspx?NewsId=423
Ngày 12/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Mức đóng như sau: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN, thời điểm đóng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định. Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN.

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan lao động để đăng ký. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người thất nghiệp phải đến thông báo với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm.

Người thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau: Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng BHTN của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được thực hiện như sau: 03 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 06 tháng, nếu có từ đủ 36 đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng, nếu có từ đủ một 144 tháng đóng BHTN trở lên.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 06 tháng tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng; được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm; được hưởng chế độ bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng... Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không thực hiện thông báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm hoặc bị tạm giam. Nếu sau 02 lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp./.

Ngọc Sương.


Trợ cấp thôi việc trước ngày 01/01/2009 - Nguồn : http://www.bhxhhcm.org.vn/News.aspx?NewsId=428

Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, người lao động và đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khi không có việc làm (nghỉ việc) sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Thời gian làm việc trước ngày 01/01/2009 khi nghỉ việc vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm do doanh nghiệp chi trả.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đóng 1% mức tiền lương, tiền công hàng tháng; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công và Nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đơn vị sử dụng lao động là người đại diện đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho người lao động. Cơ quan BHXH là nơi chịu trách nhiệm thu bảo hiểm thất nghiệp.

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng trợ cấp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp 3 tháng, nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng; hưởng 6 tháng, nếu đóng đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng; hưởng 9 tháng nếu đóng đủ 72 tháng đến dưới 140 tháng; hưởng 12 tháng, nếu đóng từ đủ 140 tháng trở lên. Được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 6 tháng. Hỗ trợ tìm việc làm, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Thời gian hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng). Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng BHYT.

Những người làm việc trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng và cán bộ công chức nhà nước không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
 
Web KT
Back
Top Bottom