Quy định số ngày oông tính lương như thế nào hợp lý?

Liên hệ QC

Trần Thị Thanh Mai

Giải bài tập Excel
Tham gia
23/7/08
Bài viết
244
Được thích
890
Hiện nay, khi doanh nghiệp áp dụng tính lương đối với nhân viên dựa theo ngày làm việc thưc tế trong tháng. Một yếu tố quyết định đến tiền công cuả nhân viên là Ngày công chuẩn đươc chọn để làm căn cứ tính lương. Thông thường có hai phương pháp để tính ngày công này và tương ứng theo đó là cách tính tiền công cho nhân viên như sau:

1.Phương pháp 1: Tính căn cứ theo Ngày làm việc thực tế trong tháng
Hằng tháng, tùy theo tháng dương lịch và ngày nghỉ hằng tuần mà Doanh nghiệp tính đươc ngày công chuẩn trong tháng.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp quy định ngày nghỉ hằng tuần là Chiều thứ bảy và Ngày Chủ nhật.. Kỳ lương đươc tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc cuả tháng lương đó
-Tháng 06/2008: trừ đi ngày nghỉ hằng tuần, DN tính được ngày công chuẩn là 23 công.
-Tháng 07/2008: trừ đi ngày nghỉ hằng tuần, DN tính được ngày công chuẩn là 25 công.
Lương cuả nhân viên được tính như sau:
(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày công làm việc trong tháng/Ngày công chuẩn

2.Phương pháp 2: Cố định ngày công chuẩn cho các tháng tính lương
Hằng tháng, khi tính lương doanh nghiệp không quan tâm tới tháng dương lịch có bao nhiêu ngày và cố định ngày công chuẩn là một giá trị bất biến.
Ví dụ: ngày công chuẩn quy định trong tháng để tính lương thông thường hiện nay các Doanh nghiệp chọn là 24công
Lương cuả nhân viên được tính như sau:
(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có) – [(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày nghỉ không hưởng lương/Ngày công chuẩn]

Vậy mỗi phương pháp tính có khác nhau gì không? Chúng ta cùng phân tích:
1.Với phương pháp 1: Lương cuả nhân viên sẽ biến động tùy theo từng tháng làm việc do ngày công chuẩn thay đổi nếu giả sử trong mỗi tháng họ đều có nghỉ một ngày không hưởng lương.
Theo ví dụ trên lương cuả nhân viên trong tháng 06/2008 sẽ nhiều hơn tháng 07/2008. Nếu so sánh tháng 02/2008 với tháng 07/2008 thì tiền lương của nhân viên sẽ càng chênh lệch lớn do tháng hai số ngày công chuẩn là nhỏ nhất trong trường hợp tháng hai nhân viên có nghỉ một ngày không hưởng lương dù lương hưởng theo quy định không thay đổi.

2.Với phương pháp 2: Lương của nhân viên sẽ không biến động trong mọi tháng khi có số ngày nghỉ bằng nhau nếu lương hưởng theo quy định không thay đổi

Xét về mặt tổng quỹ lương doanh nghiệp phải chi thì cả hai phương pháp này đều bù trừ qua lại và dẫn tới kết quả như nhau. Tuy nhiên chúng ta đều thấy:
1.Với Phương pháp 1: khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

2.Với Phương pháp 2: rõ ràng hơn, người lao động không hề boăn khoăn vì mức thu nhập cuả mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngươc lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ theo Doanh nghiệp, tuy nhiên khi mà chi phí dành cho Quỹ lương là không khác biệt lắm giữa hai phương pháp trên, thì tính ổn định, rõ ràng trong thu nhập sẽ làm tăng mức độ hài lòng cuả nhân viên và góp phần tạo nên năng suất lao động mà doanh nghiệp mong đợi.

Mong được chia sẻ thêm
 
2.Phương pháp 2: Cố định ngày công chuẩn cho các tháng tính lương
Ví dụ: ngày công chuẩn quy định trong tháng để tính lương thông thường hiện nay các Doanh nghiệp chọn là 24 công
Lương cuả nhân viên được tính như sau:
(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có) – [(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày nghỉ không hưởng lương/Ngày công chuẩn]

Thanh Mai muội,
Muội tính theo cách 2, huynh thấy không ổn tí nào.
Ta thử xét trong 4 tháng liên tiếp như sau:

|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
E​
|
F​
|
G​
|
H​
|
1​
|
Mức lương​
|
Ngày công quy định​
|
Mức lương ngày quy định​
|
Tháng​
|
Số ngày LV theo lịch​
|
Nghỉ​
|
Làm việc​
|
Lương được lãnh​
|
2​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
2​
|
22​
|
2​
|
20​
|
2.200.000​
|
3​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
3​
|
25​
|
5​
|
20​
|
1.900.000​
|
4​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
4​
|
24​
|
4​
|
20​
|
2.000.000​
|
5​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
5​
|
25​
|
24​
|
1​
|
0​
|

Ta thấy trong 3 tháng 2, 3, và 4: Số ngày làm việc như nhau và bằng 20, nhưng số tiền lãnh của mỗi tháng vẫn khác nhau.
Đặc biệt tháng 5, người nào đó nghỉ 24 ngày, đi làm 1 ngày, thì lại bị trừ hết lương không còn đồng nào.

So sánh trên 1 cấp độ khác trong 3 tháng 2, 3, 4 mỗi tháng nghỉ 1 ngày, số ngày đi làm khác nhau, nhưng lương lại lãnh bằng nhau:

|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
E​
|
F​
|
G​
|
H​
|
1​
|
Mức lương​
|
Ngày công quy định​
|
Mức lương ngày quy định​
|
Tháng​
|
Số ngày LV theo lịch​
|
Nghỉ​
|
Làm việc​
|
Lương được lãnh​
|
2​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
2​
|
22​
|
1​
|
21​
|
2.300.000​
|
3​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
3​
|
25​
|
1​
|
24​
|
2.300.000​
|
4​
|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
4​
|
24​
|
1​
|
23​
|
2.300.000​
|

Các dẫn chứng trên cho thấy có sự sai lệch khi tính lương cho người lao động.
Về căn bản thì đơn giá ngày công của mỗi tháng cũng khác nhau dẫn đến chuyện người lao động so đo tính toán khi chọn ngày nghỉ, dẫn đến 1 số đông nghỉ dồn vào 1 tháng nào đó.

Thậm chí khi họ so đo rằng tôi làm 2 ngày chỉ lãnh tiền bằng người kia làm 1 ngày, sẽ gây ra kiện cáo lôi thôi, hoặc tại sao tôi có làm 1 ngày công mà không có đồng nào!

Vấn đề nằm ở chỗ cách tính này dựa trên 1 phương pháp tính sai nguyên tắc: Số tiền được hưởng không tỷ lệ với thời gian làm việc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thử phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lệch

Các dẫn chứng trong bài trên cho thấy có sự sai lệch khi tính lương cho người lao động.

Một thí dụ khác:

|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
E​
|
F​
|
G​
|
H​
|
I​
|
J​
|
1​
|
Họ tên​
|
Mức lương​
|
Ngày công quy định​
|
Mức lương ngày quy định​
|
Tháng​
|
Số ngày LV theo lịch​
|
Nghỉ​
|
Làm việc​
|
Lương được lãnh​
|
Thu nhập thực tế b/q ngày​
|
2​
|Nguyễn Văn A|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
2​
|
22​
|
2​
|
20​
|
2.200.000​
|
110.000​
|
3​
|Nguyễn Văn B|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
2​
|
22​
|
3​
|
19​
|
2.100.000​
|
110.526​
|
4​
|Nguyễn Văn A|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
3​
|
25​
|
2​
|
23​
|
2.200.000​
|
95.652​
|
5​
|Nguyễn Văn B|
2.400.000​
|
24​
|
100.000​
|
3​
|
25​
|
3​
|
22​
|
2.100.000​
|
95.454​
|

Nảy sinh thêm 2 vấn đề:
- Rõ ràng là 2 người cùng 1 mức lương, trong cùng 1 tháng, mà lương bình quân ngày lại khác nhau: không công bằng
- Ngoài ra: Lương bình quân ngày của các tháng vẫn không đều nhau! So với cách 1 không cải thiện được gì mà lại còn tệ hơn.

Các rắc rối nảy sinh do cách tính tiền lương không dựa vào số ngày làm việc mà lại dựa vào số ngày không làm việc!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
cám ơn lời phân tích của bác PMT0412, những vấn đề này trong cty e đã gặp phải, mình cũng phải phân tích rất nhiều để không sử dụng theo phương pháp 2 mà thay bằng phương pháp 1 (vì trước khi mình vào cty thì sd cách tính lương theo phương pháp 2) tuy nhiên sự phân ích ko rõ ràng được như bác PTM
 
Có lẻ sư nương ngocmaipretty để cho muội muội Thanh Mai hằng đêm phải bán đậu phộng luộc với trứng cút đứng ngoài dòm vào rổi luộm lặt bài này bài này để về đây thảo luận đồng thời phát tán 1 lúc để mọi người cùng tham gia tại đây.

Trở lại phân tích của Thầy Mỹ thì hợp lý nhưng cơ sở lý luận của các Thầy đưa ra nếu có thì nên dẫn chứng văn bản luật nào hướng dẫn cách tính lương cho phù hợp, hợp lý vì Thanh Mai cứ thấy văn bản hướng dẫn tính toán cứ là 26 ngày. Mặc dù trong HDLD tại điều 2 - Chế độ làm việc - Thời giờ làm việc như sau:

Làm việc 1 ngày 8 tiếng, 6 ngày/1tuần. ===> Như vậy ngày công quy định có lúc là 24, 25,26, 27 chưa tính tháng 2 tùy theo tháng trồi tháng sụt (28, 29 tháng 2 hoặc 30, 31 của các tháng còn lại)

Làm việc 1 ngày 7 tiếng, 5 ngày/1tuần.
Làm việc 1 ngày 7 1/2 tiếng, 5 ngày/1tuần.

.....
Ngày công Quy định được hiểu là số ngày làm việc quy định theo HDLD bao gồm (các ngày nghỉ lễ/Tết vẫn hưởng lương) trừ các ngày nghỉ theo quy định của HDLD tùy chính sách của cơ quan chọn (Chủ nhật, Thứ bảy hoặc các ngày nào trong tuần)
Do vậy, công tác tính lương để tìm ngày công quy định trong tháng không nhất thiết ở Chủ nhật, thứ 7 nữa mà có thể là 1 ngày nào đó trong tuần. Miễn sao người lao động đảm bảo chế độ làm việc và thời gian làm việc đúng theo điều 2 quy định của HDLD. Từ các điểm nêu trên ta phải tính và quy ra tiền lương cho giờ công có thế thì mới hợp lý hơn.
Mặc khác, như có lần lão già gân đề cập: Người lao động cứ xin nghỉ ngày làm việc trong tuần theo quy định và hễ thấy cơ quan có tăng ca thì xin vào tăng ca cho các ngày chủ nhật lễ/tết và không lẻ lúc bầy chừ vẫn tính phụ cấp ngoài giờ cào bằng như các lao động đảm bảo đủ ngày công sao

Mong được chia sẻ thêm

P/S: Thầy Mỹ ui, giờ muội chuẩn bị đi bán đậu phọng với trứng cút đây. Thầy có cần gì thì nói để muội nghỉ 1 ngày để đàm đạo cùng Thầy mặc dù sở hụi, chi phí của muội rất cao
 
Ngoài 2 fương thức này còn có thể có nhiều fương cách khác không?

Nghĩa là cách nào đó mà người công nhân viên chỉ muốn đi làm, không muốn nghỉ vì giảm thu nhập nhiều lần.

Cách nào đó, mà đội ngũ quản lý chỉ châm bẫm làm hết việc, chứ không làm cho hết giờ. (Có làm nhiều hơn giờ quy định thì ngoài việc không được tính lương còn bị đánh giá iếu năng lực trong công tác quản lý.)

& cuối cùng là khối gián tiếp, fụ trợ hưởng lương theo kết quả của khối trực tiếp đem lại. Khi đó anh/chị chàng mới lo lắng để sao cho sản xuất được duy trì & ổn định ở mức cao.

(*) Lúc đó người lao động nói chung, không "dám" nghĩ ốm mà sẽ chuyển là nghĩ phép hay nghĩ bù nếu có.

(*) Mọi người sau giờ tan tầm biết mình hôm nay thu nhập được bao nhiêu! Lúc đó người lao động luôn đi sớm hay chí ít là đúng giờ quy định.

Tựu chung cái quan trọng hơn, theo mình đó là cách trả lương như thế nào đó để mọi người làm vì thu nhập của mình chứ không fải làm vì Nhà máy, Công ti hay Tổ quốc,. . . hay vì gì gì đó xa với & có fần viễn vong!
 
Thường thì các công ty tư nhân vẫn làm 1 tuần 6 ngày ( nghỉ 1 ngày chủ nhật) và bình quân tháng 30 ngày nên cách tính lương trung bình 26 ngày trong tháng cũng ko sai, nhưng khi mình tính theo số ngày thực tế thì sẽ giảm đi những vấn đề bất cập như bác PTM đã phân tích. Có những cty ngày chủ nhật buộc phải làm nhưng được nghỉ bù vào ngày khác trong tuần và có ghi rõ trong hợp đồng lao động ( đặc biệt là cty kinh doanh dịch vụ) như vậy vẫn đảm bảo đúng luật.
Mặt khác, như có lần lão già gân đề cập: Người lao động cứ xin nghỉ ngày làm việc trong tuần theo quy định và hễ thấy cơ quan có tăng ca thì xin vào tăng ca cho các ngày chủ nhật lễ/tết và không lẻ lúc bầy chừ vẫn tính phụ cấp ngoài giờ cào bằng như các lao động đảm bảo đủ ngày công sao
Vấn đề này là do trong HĐLĐ có quy định ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật thì khi làm thêm giờ vào những ngày này sẽ hưởng lương theo chế độ ngoài giờ. Nếu để hạn chê`1 vấn đề Bác gân đã nói thì Người quản lý phải có cách giải quyết hay thỏa thuận lại với người lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty miễn sao không trái với luật lao động.
 
Gởi Thanh Mai muội,

Muội lạc đề quá xa, hoặc muội đặt tiêu đề của topic sai. Muội đưa ra thảo luận 2 phương pháp tính lương, và muội đưa ra hẳn 1 thí dụ:
1. Phương pháp 1:
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp quy định ngày nghỉ hằng tuần là Chiều thứ bảy và Ngày Chủ nhật.. Kỳ lương đươc tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc cuả tháng lương đó
-Tháng 06/2008: trừ đi ngày nghỉ hằng tuần, DN tính được ngày công chuẩn là 23 công.
-Tháng 07/2008: trừ đi ngày nghỉ hằng tuần, DN tính được ngày công chuẩn là 25 công.
2. Phương pháp 2:
Ví dụ: ngày công chuẩn quy định trong tháng để tính lương thông thường hiện nay các Doanh nghiệp chọn là 24công
Nên huynh dùng ngay cái thí dụ của muội để phân tích, đừng bắt huynh trưng cái thông tư nghị định ra cho khổ lòng huynh.

Vậy thì ở đây chúng ta chỉ bàn về phương pháp tính lương nào là hợp lý, không bàn về con số ngày công quy định trong tuần, trong tháng là bao nhiêu. GPE cũng đã có lần bàn về vấn đê này rồi: "Lựa chọn ngày công trong tháng hợp lý nhất". Mong muội tập trung vào từng vấn đề cho.

Những cái link webkt hay danketoan, nếu muội bán trứng cút đi ngang, muội cũng phát tờ rơi nhắn họ vào đây cùng tranh luận. Mà nhớ dặn họ vào xem từng người một thôi hoặc chia lịch xem, chứ đừng ùa nhau chen chúc như chiều hôm qua thì huynh mang tội với GPE à.

Gởi Bác ChanhTQ,
Phương pháp tính lương hợp lý chỉ có vài cách thôi, tính làm sao công bằng, nhất quán, không phá vỡ nguyên tắc và không phạm luật.
còn những cái Bác nói, đó là những biện pháp kích thích người lao động như thưởng, phạt, các quy định khoán việc, khoán giờ, ...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi Bác ChanhTQ,
Phương pháp tính lương hợp lý chỉ có vài cách thôi, tính làm sao công bằng, nhất quán, không phá vỡ nguyên tắc và không phạm luật.
còn những cái Bác nói, đó là những biện pháp kích thích người lao động như thưởng, phạt, các quy định khoán việc, khoán giờ, ...

Biện fáp lớn thì thành fương fáp?!?

Giống như hợp tác xã làm ăn lời vời & khi khoán hộ cho nông dân thế kỹ trước vậy! Sau đó bộ mặt nông thôn khác hẵn. Lúc đó người nông dân đi sớm về muộn chứ không fải chờ kẻng mới ngưng bát nước chè trước đó.

Nông dân đã vậy, thì giai cấp đại diện cho fương thức sản xuất tiên tiến hơn fải khá hơn nhiều chứ nhỉ.

Thấy không, công nông không ngu; cái ngu này của . . . khà, khà, . . .
 
Trong trường hợp này, biện pháp khác hẳn phương pháp chị HaiYen à.
Thí dụ 1 công ty nào đó đề ra những biện pháp:
- đi sớm về trễ hay đi trễ về sớm không quan trọng, quan trọng là hoànthành công việc. Thì chẳng qua ảnh hưởng đến cách chấm công: 6 giờ, 7 giờ cũng chấm 1 công, 9 giờ 10 giờ cũng chấm 1 công. Rồi tổng số công đó cũng vác lên dùng 1 trong vài phương pháp hợp lý để tính.
- Thưởng hay phạt năng suất, thì cũng phải dùng 1 phương pháp tính, tính xong mới cộng thưởng trừ phạt.
- Cho văn phòng hưởng lương theo tiến độ SX hoặc năng suất SX, thì cũng dùng phương pháp đó tính, có khác là thêm 1 tỷ lệ % vào mức lương chính, hoặc vào kết quả tính, phương pháp vẫn phải áp dụng.

Tóm lại nội dung của bài #1 đưa ra 2 phương pháp tính, chúng ta phân tích hay dở, đúng sai, của từng phương pháp rồi nếu có thể, đề ra 1 phương pháp tính thứ 3. Phương pháp nào phạm luật hoặc vi phạm nguyên tắc thì không chơi.

Mong chị HaiYen hiểu.
 
Hiện nay, khi doanh nghiệp áp dụng tính lương đối với nhân viên dựa theo ngày làm việc thưc tế trong tháng. Một yếu tố quyết định đến tiền công cuả nhân viên là Ngày công chuẩn đươc chọn để làm căn cứ tính lương. Thông thường có hai phương pháp để tính ngày công này và tương ứng theo đó là cách tính tiền công cho nhân viên như sau:

1.Phương pháp 1: Tính căn cứ theo Ngày làm việc thực tế trong tháng

2.Phương pháp 2: Cố định ngày công chuẩn cho các tháng tính lương
Có thể có doanh nghiệp nào đó tính lương không theo ngày công thì sao?

Lúc đó họ tính lương như thế này:

Mỗi dây chuyền sản xuất trong tháng đạt 1 >=vạn SF (sản fẩm) thì đơn giá là 100đ/SF;
Nếu >=1.000 SF thì đơn giá 10 đ/SF
Nếu >=100 SF thì Ođ/SF
Nếu <100 SF thì hưởng đơn giá -10đ/SF

Vậy các bạn có cho việc tính này fạm luật không vậy?

(Tất nhiên để tính được như vậy, người chủ xí nghiệp luôn fải có tối thiểu 1 dây chuyền sơ cua để khỏi bị biểu tình, khà khà. . .)

Chúc cả nhà vui vẻ nhá, nhân cuối tuần!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể có doanh nghiệp nào đó tính lương không theo ngày công thì sao?
Thưa chị HYen, đó là 1 method thuộc cấp parents của 2 method trong bài 1:

Methods.jpg

Vậy các bạn có cho việc tính này fạm luật không vậy?

Đặt chỉ tiêu năng suất và đơn giá nhân công phải bảo đảm 1 mức lương tối thiểu Chị à. Vậy mới không phạm luật. Ngoài ra còn phải đảm bảo có việc cho công nhân làm, và 1 điều khoản kèm theo là nếu không có việc, thì Công nhân phải được hưởng 1 mức là bao nhiêu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom