Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2009 như thế nào ?

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Xin phép được tạo topic này để mọi thành viên cùng theo dõi, tìm hiểu và trao đổi.


Chưa chốt phương án quyết toán thuế thu nhập cá nhân


Bộ Tài chính đang hoàn tất phương án quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009 để trình Chính phủ xem xét. Một trong những phương án được tính đến là chỉ tính thuế đối với các khoản thu nhập trong 6 tháng cuối năm.

Theo nguyên tắc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, các khoản thu nhập tính thuế là thu nhập bình quân tháng trong năm (tổng thu nhập trong cả năm, bất kể tháng có hay không có thu nhập sau đó chia đều cho 12 tháng). Tuy nhiên, theo một quan chức Bộ Tài chính, 2009 là năm có đặc thù, thuế thu nhập cá nhân được miễn trong sáu tháng đầu năm và nộp trong sáu tháng cuối năm. Do vậy, việc quyết toán thuế như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người dân và tránh việc lợi dụng cần được tính toán thận trọng.

Có ý kiến đề xuất áp dụng cách quyết toán cũ - lấy thu nhập của cả năm chia đều ra 12 tháng. Khoản thu nhập bình quân này sẽ được nhân với 6 tháng cuối năm để cho ra số thu nhập phải nộp thuế. Với cách quyết toán này, cho dù người lao động được trả thưởng sớm trong 6 tháng đầu năm, vẫn không thể "tránh" thuế.

Một phương án khác được tính đến là miễn toàn bộ thuế trong 6 tháng đầu năm. Chỉ những khoản thu nhập phát sinh trong 6 tháng cuối năm mới phải tính thuế.

Phương án cuối cùng về việc quyết toán thuế sẽ do Chính phủ xem xét quyết định.

b.jpg

Mỗi cá nhân nộp thuế thu nhập được trừ 4 triệu đồng cho bản thân. Ảnh: Hoàng Hà.​

Từ hôm nay 1/7, các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công bắt đầu bị tính thuế thu nhập cá nhân sau 6 tháng đầu năm được miễn. Riêng các loại thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đầu tư cổ phiếu, nhượng quyền thương mại… tiếp tục được miễn thuế đến hết năm.

Như vậy, dù có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 song Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập cao chính thức đi vào cuộc sống từ hôm nay sau nhiều ngày Quốc hội cân nhắc các phương án miễn giảm thuế để hỗ trợ cho người dân trong bối cảnh khủng hoảng, nền kinh tế gặp khó khăn.

So với Pháp lệnh thuế thu nhập cao, điểm quan trọng nhất của Luật là các vấn đề liên quan tới khoản tiền giảm trừ cho chính đối tượng nộp thuế với mức tối đa 4 triệu đồng một tháng (tương đương với 48 triệu đồng một năm) và 1,6 triệu đồng một tháng cho mỗi cá nhân phụ thuộc như cha mẹ già, người tàn tật, vợ, con nhỏ dưới 18 tuổi...

Việc xác định người phụ thuộc chủ yếu dựa trên các giấy tờ, hồ sơ đã có của người phụ thuộc như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe, khả năng lao động... Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tính đến việc cấp mã số thuế cho tất cả cá nhân là người VN, kể cả trẻ em mới chào đời. Mã số này sẽ gắn với những cá nhân suốt đời.

Việc đăng ký cấp mã số thuế phải hoàn thành trước ngày 31/12/2009, riêng các trường hợp tổ chức, cá nhân đã có mã số thuế sẽ không phải khai báo lại. Căn cứ vào đó, cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc chiết trừ gia cảnh cho người nộp thuế.

Dự kiến, có khoảng 15 triệu người sẽ phải đăng ký cấp mã số thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân mới. Trong số này có khoảng 11-11,5 triệu người làm công ăn lương, số còn lại là các cá nhân đầu tư, chuyển nhượng vốn...

Tại thời điểm xây dựng Luật Thuế, Bộ Tài chính tính toán sẽ có khoảng 2,3 triệu người phải nộp thuế với khoản thu gần 13.000 tỷ đồng, chiếm hơn 4% GDP của cả năm. Trên 2 triệu người dự kiến nằm trong diện nộp thuế này phải hoàn tất các thủ tục đăng ký mã số thuế, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để khấu trừ thuế gồm vợ chồng, con cái, cha mẹ già, anh chị em ruột, bố dượng mẹ kế…

Nhằm tạo điều kiện Theo quy định hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải hoàn tất trước ngày 30/6. Tuy nhiên, theo báo cáo của chi cục thuế các địa phương hiện còn rất nhiều người chưa hoàn tất hồ sơ kê khai chứng minh khoản giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nên Tổng cục Thuế quyết định lùi thời hạn hoàn tất hồ sơ đến hết năm.

Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:


Bậc thuế​
|
Thu nhập tính thuế một năm (triệu đồng)​
|
Thu nhập tính thuế một tháng (triệu đồng)​
|
Thuế suất (%)​
|
1​
|Đến 60|Đến 5|
5​
|
2​
|Trên 60 đến 120|Trên 5 đến 10|
10​
|
3​
|Trên 120 đến 216|Trên 10 đến 18|
15​
|
4​
|Trên 216 đến 384|Trên 18 đến 32|
20​
|
5​
|Trên 384 đến 624|Trên 32 đến 52|
25​
|
6​
|Trên 624 đến 960|Trên 52 đến 80|
30​
|
7​
|Trên 960|Trên 80|
0.35​
|


Tác giả : Hồng Anh - Nguồn : http://www.vnexpress.net
 
Cám ơn thông tin hữu ích của Bác. Bác cho cháu hỏi có văn bản nào hướng dẫn thi hành về việc này không ạ ? Nếu có Bác có thể share để mọi người cùng tham khảo.
Chúc Bác sức khỏe !
 
Bộ Tài chính đang hoàn tất phương án quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009 để trình Chính phủ xem xét.
 
Bộ Tài chính đang hoàn tất phương án quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009 để trình Chính phủ xem xét.
Xin lỗi đến giờ em cũng còn mù mờ chưa nắm được cách tính như thế nào, giảm trừ gia cảnh ra sao. Bác có thể cho em xin ví dụ cụ thể được không ạ.
VD: lương là 5.000.000*5%=250.000 phải nộp
Hay là (5.000.000-4.000.000)*5%=50.000 phải nộp
Em cám ơn trước.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin lỗi đến giờ em cũng còn mù mờ chưa nắm được cách tính như thế nào, giảm trừ gia cảnh ra sao. Bác có thể cho em xin ví dụ cụ thể được không ạ.
VD: lương là 5.000.000*5%=250.000 phải nộp
Hay là (5.000.000-4.000.000)*5%=50.000 phải nộp
Em cám ơn trước.

Tiền lương sau khi khấu trừ các khoản : BHXH, BHYT và BHTN. phần còn lại mới tính ra thu nhập chịu thuế. Từ thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh mới ra thu nhập tính thuế. Giảm trừ gia cảnh gồm giảm trừ 4.000.000 cho cá nhân (khoản thu nhập bắt đầu chịu thuế TNCN), còn có giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Từ đó tính ra thuế TNCN phải nộp

Trong trường hợp bạ nêu trên thì không có nguwòi phụ thuộc, bạn theo cách tính 2. Túc là nộp 50.000. Nhưng lưu ý : biểu thuế lũy tiến này áp dụng khi bạn có HDLĐ
 
Trong trường hợp bạ nêu trên thì không có nguwòi phụ thuộc, bạn theo cách tính 2. Túc là nộp 50.000. Nhưng lưu ý : biểu thuế lũy tiến này áp dụng khi bạn có HDLĐ

Nói vậy có nghĩa là tất cả người lao động phải có hợp đồng lao động sao. Trong khi luật lao động lại nói là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng (bao gồm thử việc và hợp đồng xác định thời hạn) mà người sử dụng không tiếp tục ký hợp đồng mà vẫn để cho người lao động làm thì đó được coi là hợp đồng không xác định thời hạn. Tôi nằm trong số đó, khi bước chân vào làm, công ty không ký hợp đồng lao động nhưng vẫn để cho tôi làm, như vậy trường hợp của tôi được coi là không xác định thời hạn rồi, nhưng lại không có hợp đồng lao động. Liệu thuế có chấp nhận không?
 
Xin lỗi đến giờ em cũng còn mù mờ chưa nắm được cách tính như thế nào, giảm trừ gia cảnh ra sao. Bác có thể cho em xin ví dụ cụ thể được không ạ.
VD: lương là 5.000.000*5%=250.000 phải nộp
Hay là (5.000.000-4.000.000)*5%=50.000 phải nộp
Em cám ơn trước.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế - Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ
(giảm trừ gia cảnh, giảm
trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo)​

Vd :Lương 5.000.000 triệu đồng đã đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo qui định.

Cách tính

thu nhập tính thuế = 5.000.000 -4.000.000=1.000.000 triệu đồng

Thuế TNCN Phải nộp = 1.000.000 x 5% =50.000 đồng. (Bản thân được trừ :4.000.000 đồng.)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như vậy Ví dụ mình có thu nhập chịu thuế là 10.000.000

Có phải thuế phải nộp = (5.000.000-4.000.000)*5%+(10.000.000-5.000.000)*10%=550.000 ???

Càng đọc càng không hiểu. Mình tìm trên diễn đàn có lúc là 750.000, có lúc là 350.000, và bây giờ thì không hiểu gì hết. +-+-+-+

Các anh chị có thể giúp em được không,
Xin lỗi do chậm tiêu và không update kịp, nhưng trể vẫn còn hơn dốt cả đời :-=
Em xin cám ơn trước.
P/S: To Bacbinhtieuthu: (Bản thân được trừ :4.000.000 triệu đồng.) => Bản thân được trườ nhiều thế, vậy anh khỏi đóng nhé :-=
 
Lần chỉnh sửa cuối:
domfootwear :Như vậy Ví dụ mình có thu nhập chịu thuế là 10.000.000

Có phải thuế phải nộp = (5.000.000-4.000.000)*5%+(10.000.000-5.000.000)*10%=550.000 ???

Càng đọc càng không hiểu. Mình tìm trên diễn đàn có lúc là 750.000, có lúc là 350.000, và bây giờ thì không hiểu gì hết.

Các anh chị có thể giúp em được không,
Xin lỗi do chậm tiêu và không update kịp, nhưng trể vẫn còn hơn dốt cả đời
Em xin cám ơn trước.



Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:

Bậc thuế​
|
Thu nhập tính thuế một năm (triệu đồng)​
|
Thu nhập tính thuế một tháng (triệu đồng)​
|
Thuế suất (%)​
|
1​
|Đến 60|Đến 5|
5​
|
2​
|Trên 60 đến 120|Trên 5 đến 10|
10​
|
3​
|Trên 120 đến 216|Trên 10 đến 18|
15​
|
4​
|Trên 216 đến 384|Trên 18 đến 32|
20​
|
5​
|Trên 384 đến 624|Trên 32 đến 52|
25​
|
6​
|Trên 624 đến 960|Trên 52 đến 80|
30​
|
7​
|Trên 960|Trên 80|
0.35​
|


Với thu nhập chịu thuế:10.000.000 đồng. Anh tính như sau:


Thu nhập tính thuế 6.000.000 đồng = (10.000.000 – 4.000.000)

Số thuế phải nộp được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần cụ thể :

- Bậc 1 : thu nhập đến 5.000.000đ thuế suất 5%

+ số thuế phải nộp là : 5.000.000 x 5% = 250.000 đồng

- Bậc 2 : thu nhập trên 5.000.000đ đến 10.000.000đ thuế suất 10%

+ số thuế phải nộp là : (6.000.000 đ – 5.000.000đ) x 10% = 100.000 đồng


Tổng số thuế phải nộp = 250.000 + 100.000 = 350.000 đồng
 
Minh co cong thuc tinh thue. Cac ban tham khao nha
 

File đính kèm

  • Personal income tax -2009.xls
    24 KB · Đọc: 541
Miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm: Tính theo phương pháp nào?

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, ngân sách nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ năm 2009 và miễn, giảm thuế thu nhập các nhân (TNCN), trong đó tại điều 4 của Nghị quyết qui định: “Miễn toàn bộ số thuế TNCN từ tháng 01/2009 đến hết tháng 6/2009 đã giãn cho các đối tượng; Tiếp tục miễn số thuế TNCN từ ngày 01/7/2009 đến hết năm 2009 đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại".

Như vậy, 6 tháng đầu năm 2009, toàn bộ số thuế TNCN đã xử lý giãn thuộc diện sẽ được miễn nộp. Tuy nhiên, việc kê khai số thuế TNCN được miễn như thế nào cho khoa học, hợp lý và hiệu quả là vấn đề cần xem xét.

Theo thông tư số 27/2009/TT-BTC, ngày 06/2/2009 của Bộ Tài chính, đối tượng được giãn nộp thuế TNCN bao gồm:

“- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng;

- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại.”

Trong các loại thu nhập được miễn trên, chỉ có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương là hai khoản thu nhập tính thuế theo năm, áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần và được tính giảm trừ gia cảnh. Còn đối với khoản thu nhập từ kinh doanh, cá nhân trong năm tạm kê khai nộp thuế theo quí, đối với khoản thu nhập từ tiền lương, trong năm cơ quan trả thu nhập kê khai khấu trừ (nộp thay). Cuối năm cá nhân tổng hợp các khoản thu nhập chịu thuế, xác định chính xác người phụ thuộc, các khoản chi từ thiện (nếu có) để xác định thu nhập tính thuế, từ đó tính được số thuế TNCN phải nộp.

Thông tư 27 cũng đã hướng dẫn các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế (thu nhập từ tiền lương), theo đó tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập hàng tháng vẫn phải lập tờ khai số thuế đã khấu trừ theo quy định hiện hành và nộp tờ khai để cơ quan thuế nắm số thuế phát sinh nhưng được giãn nộp. Căn cứ vào đó, trong 6 tháng đầu năm dựa trên số thu nhập thực trả, số đăng ký về người phụ thuộc, cơ quan trả thu nhập hay cá nhân kinh doanh đã nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Như vậy, quyết định miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm sẽ dẫn đến 2 cách tính số thuế được miễn:

Thứ nhất: Căn cứ số thu nhập thực trả của 6 tháng đầu năm, các tờ khai giảm trừ gia cảnh của từng cá nhân mà cơ quan chi trả đã khấu trừ, số thuế cơ quan trả thu nhập kê khai hoặc cá nhân khai thuộc diện được miễn thuế.

Cách tính này đơn giản, nhưng chưa chính xác vì loại thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo năm. Cơ quan trả thu nhập dễ lợi dụng tránh thuế bằng cách tập trung trả thu nhập trước vào 6 tháng đầu năm.

Thứ hai: Tổng hợp thu nhập năm 2009, cá nhân quyết toán về người phụ thuộc, chứng từ đóng góp từ thiện (nếu có) xác định thu nhập tính thuế. Căn cứ biểu thuế luỹ tiến từng phần tính số thuế phải nộp của năm 2009. Miễn thuế 6 tháng đầu năm, tức là giảm 50% số thuế phải nộp của năm 2009.

Cách tính này đảm bảo đúng theo Luật Thuế TNCN hiện hành vì thu nhập tính theo năm, số nhận trong năm chỉ là tạm nộp. Cách tính thứ 2 cũng hợp lý cả đối với những người đầu năm không có thu nhập, nhưng cuối năm có thu nhập hoặc trong năm có một số tháng có thu nhập, một số tháng lại không có, vừa hạn chế được sự gian lận trong kê khai thu nhập, vừa đảm bảo sự minh bạch khi xử lý miễn thuế TNCN.

Sau đây là ví dụ so sánh 2 phương pháp:

Cá nhân A làm tại Công ty Tư vấn X lương mỗi tháng là 10 triệu đồng, tháng 1/2009 nhận tiền lương tháng 13 của năm 2008 là 10 triệu đồng, tháng 2 nhận khoản tiền thưởng nhân dịp Tết là 15 triệu đồng. Cá nhân A có con đang học đại học, tháng 8/2009 con ra trường đi làm và có thu nhập mỗi tháng là 5 triệu đồng. Đầu năm cá nhân A đăng ký giảm trừ cho con là 1,6 triệu đồng, đến tháng 8/2009 thì khai bổ sung không đăng ký giảm trừ cho con nữa.

Nếu tính thuế theo cách 1: Cá nhân A có thu nhập 6 tháng đầu năm 2009: (10 tr. x 6 tháng) + 10 tr. + 15 tr. = 85 tr

Thu nhập tính thuế: 85 tr. - (4 tr. x 6 tháng) + (1,6 tr. x 6 tháng) = 51,4 tr.

Thu nhập tính thuế bình quân tháng 51,4 tr/ 6tháng = 8,566 tr

Thuế phải nộp 6 tháng đầu năm cũng là số thuế được miễn:

[(5 tr. x 5%) + ( 8,566 tr. - 5 tr.) x 10%] x 6 tháng = 3,960 tr

Nếu tính theo cách 2: khi khai quyết toán năm, cá nhân A không được trừ vì con có thu nhập trên 6 triệu đồng/năm (20 triệu đồng). Do đó cá nhân A có thu nhập tính thuế:

[(10 tr. x 12 tháng) + 10 tr. + 15 tr. ] - 48 tr = 97 tr

Thuế phải nộp cả năm là:

(60 tr. x5%) + (97 tr. - 60 tr.) x 10% = 6,7 tr

Miễn thuế 6 tháng đầu năm: 6,7 triệu/2 = 3,35 tr

Như vậy, nếu tính theo cách 1 số thuế TNCN được miễn nhiều hơn so với cách 2. Nhưng nếu trường hợp cá nhân A trong 6 tháng đầu năm không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, 6 tháng cuối năm có thu nhập phải đóng thuế thì tính theo cách 2 họ mới được hưởng lợi ích miễn, giảm thuế. Việc hướng dẫn quyết toán số thuế được miễn, giảm đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công theo phương pháp 2 là hợp lý. Thực tế, trong thời gian áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng đã hướng dẫn nguyên tắc quyết toán số thuế phải nộp theo hai biểu thuế giống như cách 2. Vì vậy thiết nghĩ các tính số thuế TNCN được miễn theo cách thứ 2 là hiệu quả hơn, xét cả trên góc độ quyền lợi người lao động và số thu cho NSNN. Tuy nhiên, cùng cần cân nhắc thêm về tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật. Bởi Nghị quyết của Quốc hội đã quy định miễn thuế TNCN trong 6 tháng đầu năm, chứ không phải là giảm 50% số thuế TNCN phải nộp cả năm./.

Tạp chí Thuế - 31/07/2009
 
Lần chỉnh sửa cuối:
........
Sau đây là ví dụ so sánh 2 phương pháp:

Cá nhân A làm tại Công ty Tư vấn X lương mỗi tháng là 10 triệu đồng, tháng 1/2009 nhận tiền lương tháng 13 của năm 2008 là 10 triệu đồng, tháng 2 nhận khoản tiền thưởng nhân dịp Tết là 15 triệu đồng. Cá nhân A có con đang học đại học, tháng 8/2009 con ra trường đi làm và có thu nhập mỗi tháng là 5 triệu đồng. Đầu năm cá nhân A đăng ký giảm trừ cho con là 1,6 triệu đồng, đến tháng 8/2009 thì khai bổ sung không đăng ký giảm trừ cho con nữa.

Nếu tính thuế theo cách 1: Cá nhân A có thu nhập 6 tháng đầu năm 2009: (10 tr. x 6 tháng) + 10 tr. + 15 tr. = 85 tr

Thu nhập tính thuế: 85 tr. - (4 tr. x 6 tháng) + (1,6 tr. x 6 tháng) = 51,4 tr.

Thu nhập tính thuế bình quân tháng 51,4 tr/ 6tháng = 8,566 tr

Thuế phải nộp 6 tháng đầu năm cũng là số thuế được miễn:

[(5 tr. x 5%) + ( 8,566 tr. - 5 tr.) x 10%] x 6 tháng = 3,960 tr

Nếu tính theo cách 2: khi khai quyết toán năm, cá nhân A không được trừ vì con có thu nhập trên 6 triệu đồng/năm (20 triệu đồng). Do đó cá nhân A có thu nhập tính thuế:

[(10 tr. x 12 tháng) + 10 tr. + 15 tr. ] - 48 tr = 97 tr

Thuế phải nộp cả năm là:

(60 tr. x5%) + (97 tr. - 60 tr.) x 10% = 6,7 tr

Miễn thuế 6 tháng đầu năm: 6,7 triệu/2 = 3,35 tr

Như vậy, nếu tính theo cách 1 số thuế TNCN được miễn nhiều hơn so với cách 2. Nhưng nếu trường hợp cá nhân A trong 6 tháng đầu năm không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, 6 tháng cuối năm có thu nhập phải đóng thuế thì tính theo cách 2 họ mới được hưởng lợi ích miễn, giảm thuế. Việc hướng dẫn quyết toán số thuế được miễn, giảm đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công theo phương pháp 2 là hợp lý. Thực tế, trong thời gian áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng đã hướng dẫn nguyên tắc quyết toán số thuế phải nộp theo hai biểu thuế giống như cách 2. Vì vậy thiết nghĩ các tính số thuế TNCN được miễn theo cách thứ 2 là hiệu quả hơn, xét cả trên góc độ quyền lợi người lao động và số thu cho NSNN. Tuy nhiên, cùng cần cân nhắc thêm về tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật. Bởi Nghị quyết của Quốc hội đã quy định miễn thuế TNCN trong 6 tháng đầu năm, chứ không phải là giảm 50% số thuế TNCN phải nộp cả năm./.

Tạp chí Thuế - 31/07/2009

Vừa nhận thư của con gái, phản ánh chỗ tính :

Thuế phải nộp 6 tháng đầu năm cũng là số thuế được miễn:

[(5 tr. x 5%) + ( 8,566 tr. - 5 tr.) x 10%] x 6 tháng = 3,960 tr


Bố ơi?
Con tính, Kết quả phải là : = 3,639,600 hổng phải 3,960,000
[(5 tr. x 5%) + ( 8,566 tr. - 5 tr.) x 10%] x 6 tháng = 3,639,600 đồng.
 
Em xin bổ sung thêm thông tin về Quyết toán thuế.

Thứ Ba, 04-08-2009
Miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009 theo nguồn gốc phát sinh-và vướng mắc nảy sinh

Tại công văn số 5048/VPCP-KTTH ngày 27.7.2009, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 10255/BTC-TCT ngày 20.7.2009 và giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Theo công văn đề nghị số 10255/BTC-TCT ngày 20.7.2009 của Bộ Tài chính thì miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009 căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thu nhập chứ không căn cứ vào thời điểm chi trả thu nhập.
Như vậy, tất cả các khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2009 dù được chi trả sau ngày 30.6.2009 vẫn được miễn thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, những khoản thu nhập được chi trả trong 6 tháng đầu năm nhưng có nguồn gốc phát sinh trong 6 tháng cuối năm sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên có một điểm sẽ gây lúng túng cho các doanh nghiệp là: khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh năm 2008 và được chi trả trong 6 tháng đầu năm 2009 thì sẽ xử lý như thế nào? Vì theo Công văn số 1845/BTC-TCT ngày 18.2.2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về giãn nộp thuế thu nhập cá nhân thì: Tiền lương, tiền công được giãn nộp thuế là khoản được chi trả từ ngày 01.01.2009 đến hết ngày 31.5.2009 không phân biệt khoản thu nhập này có nguồn gốc phát sinh năm 2009 hay từ năm 2008 trở về trước.
Mặt khác, theo quy định của Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 06.2.2009 của Bộ Tài chính thì đối với số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp thì cá nhân có thu nhập được giữ lại. Theo Nghị quyết số 32/2009/QH 12 thì được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp trong 6 tháng đầu năm.

Như vậy, căn cứ theo các quy định thì đối với các khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh năm 2008 và được chi trả trong 6 tháng đầu năm 2009, doanh nghiệp đã chi trả cho người lao động mà không được chặn trừ số thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Nếu khoản thuế thu nhập cá nhân phải được truy thu cho khoản thu nhập này thì doanh nghiệp phải xử lý như thế nào?

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần phải đợi hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.

Xuân Thuỷ, ACCA


Thanks.
Anh Tú.
"Love is beautiful when it's unconclusive"

From : Kế toán già gân

Nếu được, Anh Tú vui lòng trích dẫn nguồn dùm. Xin cám ơn
Nguồn tại đây : http://thue.thanhnien.com.vn/tuvanthue/web/news/news_detail.jsp?news_type=News_TNCN&news_id=384
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quyết toán thuế TNCN thế nào khi sang năm sau nhận lương

Chào các bạn
Trường hợp kế hoạch lương của năm 2009 nhưng sang năm 2010 người lao động mới nhận tiền thì quyết toán thuế TNCN năm 2009 có tính vào không . Ở đây cho là không tính cho năm 2009 mà phải tính khi nào nhận tiền (tức là 2010) . Tôi không yên tâm lắm nên nhờ các bạn giúp làm rõ điều này
Cảm ơn
 
Chào các bạn
Trường hợp kế hoạch lương của năm 2009 nhưng sang năm 2010 người lao động mới nhận tiền thì quyết toán thuế TNCN năm 2009 có tính vào không . Ở đây cho là không tính cho năm 2009 mà phải tính khi nào nhận tiền (tức là 2010) . Tôi không yên tâm lắm nên nhờ các bạn giúp làm rõ điều này
Cảm ơn

Kế hoạch lương 2009 là sao bác?

Phát sinh tại thời điểm nào thì quyết toán tại thời điểm đó. Như lương tháng 13 của năm 2009 phải trả cho CBNV thì 2011 sẽ quyết toán thuế TNCN của năm 2010 trong đó có lương tháng 13 của năm 2009.

Bác xem thêm bài này: Lương, thưởng, những khoản chưa thanh toán 2009 -> trả vào 2010???
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=215988&postcount=79
 
Mình cũng có công thức tính thuế TNCN, các bạn có thể tham khảo thêm, đây là chương trình mới nhất mình học ở trường đó!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
cho em hỏi thêm:
nếu lương của em chỉ có 3,500,000 đồng/ tháng.
và có ký hợp đồng lao động 2 năm tại cty khi thực hiện khấu trừ phải theo cách nào:
nếu khấu trừ 10% (tức 350,000 đồng) nhưng cách này chỉ giành cho những người không ký hợp đồng lao động.
nhưng nếu khấu trừ theo biễu thuế từng phần thì không đủ để tính vì : 3,500,000 - 4,000,000 = (-500,000). rồi làm sao nhân với thuế suất (vì TNTT bị âm).
xin các pác nói rỏ hơn cách thứ 2 được không ạ.
và nếu em làm tờ cam kết mẫu số 23/TNCN thì em không phải khấu trừ 10% (tức 350,000) và cty cũng không phải nộp 10% đó cho cơ quan thuế đúng không ạ.
xin các pác giúp giùm em.
em xin cảm ơn.
 
cho em hỏi thêm:
nếu lương của em chỉ có 3,500,000 đồng/ tháng.
và có ký hợp đồng lao động 2 năm tại cty khi thực hiện khấu trừ phải theo cách nào:
nếu khấu trừ 10% (tức 350,000 đồng) nhưng cách này chỉ giành cho những người không ký hợp đồng lao động.
nhưng nếu khấu trừ theo biễu thuế từng phần thì không đủ để tính vì : 3,500,000 - 4,000,000 = (-500,000). rồi làm sao nhân với thuế suất (vì TNTT bị âm).
xin các pác nói rỏ hơn cách thứ 2 được không ạ.
và nếu em làm tờ cam kết mẫu số 23/TNCN thì em không phải khấu trừ 10% (tức 350,000) và cty cũng không phải nộp 10% đó cho cơ quan thuế đúng không ạ.
xin các pác giúp giùm em.
em xin cảm ơn.

Cách 1 --> mình hỏng biết
Cách 2 --> chuyện bình thường và bạn không phải đóng thuế TNCN tuy nhiên bạn vẫn phải thực hiện quyết toán đối với cơ quan thuế.
 
cho em hỏi thêm:
nếu lương của em chỉ có 3,500,000 đồng/ tháng.
và có ký hợp đồng lao động 2 năm tại cty
==> Không khấu trừ thuế TNCN nhưng phải quyết toán thuế TNCN

cho em hỏi thêm:
nếu lương của em chỉ có 3,500,000 đồng/ tháng. và ...không ký hợp đồng lao động.
Khi thực hiện khấu trừ phải theo cách nào:
==> tạm khấu trừ 10%. Sau đó khi quyết toán sẽ hoàn lại nếu nộp thừa.
Trong trường hợp này, lương 3,500,000<4,000,000 (nghĩa là thấp hơn mức khấu trừ cá nhân). Khi quyết toán sẽ không phát sinh thuế TNCN phải nộp, do đó sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế đã tạm nộp.
 
cho em hỏi thêm:
nếu lương của em chỉ có 3,500,000 đồng/ tháng.
và có ký hợp đồng lao động 2 năm tại cty khi thực hiện khấu trừ phải theo cách nào:
nếu khấu trừ 10% (tức 350,000 đồng) nhưng cách này chỉ giành cho những người không ký hợp đồng lao động.
nhưng nếu khấu trừ theo biễu thuế từng phần thì không đủ để tính vì : 3,500,000 - 4,000,000 = (-500,000). rồi làm sao nhân với thuế suất (vì TNTT bị âm).
xin các pác nói rỏ hơn cách thứ 2 được không ạ.
và nếu em làm tờ cam kết mẫu số 23/TNCN thì em không phải khấu trừ 10% (tức 350,000) và cty cũng không phải nộp 10% đó cho cơ quan thuế đúng không ạ.
xin các pác giúp giùm em.
em xin cảm ơn.
Chào bạn,
Trước tiên, phải giả sử bạn chỉ có 1 nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công duy nhất tại cty này thì:
Nếu bạn đã có ký HĐLĐ 2 năm thì bạn sẽ phải thực hiện nộp thuế TNCN theo cách tính 2 (theo biểu thuế lũy tiến), tuy nhiên do thu nhập hàng tháng của bạn thấp hơn 4triệu nên hàng tháng bạn không bị khấu trừ thuế TNCN, không phải làm cam kết mẫu 23/TNCN (mẫu này chỉ dành cho trường hợp 1) và cũng không cần phải kê khai quyết toán thuế TNCN nếu như tổng thu nhập trong năm nhỏ hơn 48 triệu (giả sử bạn chỉ giảm trừ gia cảnh cho bản thân); riêng năm 2009 là 24 triệu/6tháng.
Thân chào.
 
Web KT
Back
Top Bottom