Khấu hao TSCĐ

Liên hệ QC

salam

Thành viên gắn bó
Tham gia
4/11/06
Bài viết
1,945
Được thích
1,896
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Accountant
Em chuyển xây dựng cơ bản sang tài sản thì phát hiện một số công trình, tài sản đã sử dụng từ rất lâu rồi (VD: tháng 3/2007) nhưng vẫn để ở XDCB. Khi em chuyển sang tài sản thì trích khấu hao của những tài sản này như thế nào.
Mong các Bác chỉ giúp.
Cám ơn mọi người.
 
Em chuyển xây dựng cơ bản sang tài sản thì phát hiện một số công trình, tài sản đã sử dụng từ rất lâu rồi (VD: tháng 3/2007) nhưng vẫn để ở XDCB. Khi em chuyển sang tài sản thì trích khấu hao của những tài sản này như thế nào.
Mong các Bác chỉ giúp.
Cám ơn mọi người.


Những tài sản đã sử dụng bác đã nghiệm thu chưa?

Mình nghĩ giờ bác kết chuyển thành TS và khấu hao theo QĐ 206.
 
Những tài sản đã sử dụng bác đã nghiệm thu chưa?

Mình nghĩ giờ bác kết chuyển thành TS và khấu hao theo QĐ 206.
Những TS này đã nghiệm thu, văn bản nghiệm thu giờ mình mới có. Trong văn bản nghiệm thu có nhiều TS đã hoàn thành và đưa vào sử dụngt từ rất lâu rồi có TS năm 2006, 2007. Mình muốn biết trích khấu hao cho những TS này bắt đầu từ khi nào, Từ khi đưa vào sử dụng hay là tại thời điểm bây giờ (Khi nhận được biên bản nghiệm thu).
 
Em chuyển xây dựng cơ bản sang tài sản thì phát hiện một số công trình, tài sản đã sử dụng từ rất lâu rồi (VD: tháng 3/2007) nhưng vẫn để ở XDCB. Khi em chuyển sang tài sản thì trích khấu hao của những tài sản này như thế nào.
Mong các Bác chỉ giúp.
Cám ơn mọi người.

Điều đầu tiên, muốn xác định được khoản trích khấu hao của từng loại tài sản thì phải xác định được nguyên giá và thời gian sử dụng của Tài sản đó.

Đối với nguyên giá TSCĐ hữu hình: Theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính
Điều 4: Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. Tài sản cố định hữu hình mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.

b. Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định hữu hình tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đem trao đổi.

c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).

d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.
........................

Nếu chưa có biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình, thanh lý hợp đồng thì căn cứ vào đâu để xác định được tổng trị giá phát sinh thực tế của tài sản đó (để xác định nguyên giá của TSCĐ) ??



Đối với việc trích khấu hao TSCĐ, thời gian trích khấu hao được quy định như sau:
Điều 10: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
.......................................................
3. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;
- Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản...);
- Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định.

4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định...) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.

Đối với tài sản hình thành từ xây dựng cơ bản (như bạn đề cập) thì theo mình, loại tài sản đó nằm trong nhóm Nhà cửa, vật kiến trúc, mà riêng nhóm này sẽ được đánh giá thời gian sử dụng như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định​
|
Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)​
|
Thời gian sử dụng tối đa (năm)​
|
F- Nhà cửa, vật kiến trúc |||
1. Nhà cửa loại kiên cố (1)|
25​
|
50​
|
2. Nhà cửa khác (1)|
6​
|
25​
|
3. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường; bãi đỗ, sân phơi...|
5​
|
20​
|
4. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu...|
6​
|
30​
|
Ghi chú:
(1) Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.

Bạn thấy đó, nếu không có biên bản nghiệm thu và xác nhận công trình, kèm theo bảng đánh giá xây dựng (minh không nhớ rõ lắm văn bản này tên gì, nhưng nó là do Sở Tài Nguyên Môi Trường cấp) là Tài Sản của bạn thuộc nhóm mấy/bậc mấy để xác định thời gian khấu hao? Vậy làm sao khấu hao đây!?


Cho nên, nói tóm lại, muốn trích khấu hao thi phải xác định được nguyên giá và thời gian khấu hao!
Và nguyên giá TSCĐ và thời gian khấu hao được xác định bởi:
- Hợp đồng cung cấp TSCĐ;
- Hóa đơn cung cấp/bán TSCĐ của người bán;
- Giấy phép xây dựng (nếu có);
- Báo cáo xây dựng công trình (xác định nhà xưởng thuộc độ bền vững bậc mấy! Mình không nhớ chính xác tên gọi)
- Biên bản nghiệm thu công trình;
- Biên bản bàn giao công trình;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Biên lai nộp lệ phí trước bạ (nếu có);
Vài lời tâm sự!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chắc chắn là khấu hao từ thời điểm này rồi.Các năm cũ khấu hao thì hạch toán vào đâu, vì quyết toán ăn chia xong rồi. Hơn nữa, đến thời điểm này nó mới hội đủ điều kiện là TSCĐ.
Chắc ăn hơn, bạn phải làm bảng kê đăng ký bổ xung bản đăng ký khấu hao TSCĐ với Cơ quan thuế (Kèm theo tờ khai thuế hàng năm) Như vậy, mức và hình thức khấu hao đã đăng ký cơ quan thuế không có ý kiến thì mặc nhiên áp dụng.
Còn thời gian sử dụng từ bao giờ không quan tâm mà quan tâm thời điểm nghiệm thu bàn giao đưa công trình chính thức vào sử dụng (Vì chuyện đã rồi). Có ai cấm tạm sử dụng TSCĐ chưa hoàn thành đâu (Trừ phi nó có liên quan tới an toàn, tiêu chuẩn sử dụng...)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom