/)/hững kĩ niêm về ~ người thầy cô giáo & ngày 20/11

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,317
Được thích
22,356
Nghề nghiệp
Nuôi ba ba & trùn quế
"Mùa Đông Nga"
Hồi đó tôi cùng cả lớp được cô giáo ra đề luận. Tựa của nó như sau:
Cảm xúc về mùa đông Nga
Cô còn nói thêm: Lần trước tao cho chúng mày viết về mùa hè của vùng nhiệt đới của chúng mày, Và kết quả rất khả quan;
Tao mong rằng với tựa đề này, chúng mày sẽ làm được như vậy!
Trong khi cả lớp cặm cụi tả phong cảnh đẹp của bông tuyết trắng, ~ sao tuyết trên cữa sổ rất chi là lãng mạn. . . .
(òn tôi, tự nhiên đi nói xâu mùa đông Nga!
Tôi viết rằng có mặt trên mat tư khoa vào ngày lạnh nhất của mùa đông Nga;
Rằng nhiệt độ 20 dưới 0 làm cho 2 lổ mũi có 2 viên băng;
Rằng trên đoạn đường 200 m đến ký túc xá MGU tôi thấu hiểu tại sao Na-Po Lê-Ông & Hít le thua trận. . . . .
Tất nhiên bài viết của tôi vẫn đạt điểm cao;
Nhưng tiết học sau của cô; cô nói với tôi: Tao cho điểm về ngữ pháp & chính tả, ~ ngữ nghĩa trong các câu thôi; Nhưng phải nói với mày một điều rằng chúng tao thắng Hitle cứu cả nhân loại thoát ách phát xít không chỉ nhờ vào mùa đông không đâu, Cũng như đất nước chúng mày không phải thắng Mỷ = cái mùa hè mà bọn Mĩ không chút nào ưa?!

Trong suốt 40 năm qua tôi vẫn còn nhớ sắc mặt của cô giáo lúc ấy! & không tả được, không bao giờ tả được tuy có dùng thời gian cà cuộc đời!

/)/(ình tin chắc các bạn cũng có nhiều ~ mẫu chuyện như vậy, mong các bạn chia sẻ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Câu chuyện trên cũng khá hay, về tính cách của 2 nhân vật: Cô giáo & Học trò. Thông qua câu chuyện, phần nào thấy được Nhân sinh quan của cả Cô Giáo & Học Trò, thấy được sự thẳng thắn (nhưng khá tinh tế), lòng tự hào Dân Tộc, sự am hiểu của người Nga đối với dân tộc Việt.

Tuy nhiên, mới đọc tưởng đùa (vì cách dịch của bác SA về sự xưng hô của Cô đối với Trò): Cô giáo mà lại xưng với học trò rằng "Tao" & "Chúng mày" thì nghe hơi bị zuiiiiiiiiiiii đấy !!!

Hehehe!
 
Vì tiếng Nga cũng như tiếng Anh, chỉ có một đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai (tiếng Nga: я, tiếng Anh: I đều là tôi, tao, tớ, choa... trong tiếng Việt). Đấy cũng là thói quen "dễ thương" của những người Việt đã từng làm việc với người Nga.
 
Cô giáo chấm bài luận văn của... Gs. Đặng Thai Mai

Hồi đó tôi học lớp 11 (năm 1985). Có lần, cô giáo dạy văn cho chúng tôi làm một bài luận, đề bài là "Phân tích tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố". Vì là một bài tổng hợp nên cô cho biết trước đề 2 ngày để cả lớp chuẩn bị, và còn nói là cho xem tài liệu thoải mái, cô chỉ chấm quan điểm và cách viết của học sinh về tác phẩm này mà thôi (tróng đó có ý nói rằng tha hồ mà coi tài liệu, nhưng coi chừng coi nhiều quá không kịp giờ làm bài ráng chịu!)

Vì biết cô giáo của chúng tôi hay "chấm điểm theo tên học sinh", tức là theo một "định kiến" nào đó của cô đối với từng học sinh mà cô cho điểm (hễ ai đã 6 điểm vài lần là sau đó cứ khoảng từ 5,5 đến 6,5 suốt... chả xuống mà cũng chả lên; riêng tôi thì cứ hay trong khoảng từ 6 đến 7,5), nên tôi đã thử...

Trước ngày làm bài 1 ngày, tôi vào thư viện trường, mượn cuốn Tắt Đèn của Ngô Tất Tố đem về nhà. Đến ngày làm bài, vì đã nói trước, nên cô ngồi trên ghế giáo viên... đan áo len, cho học sinh thoải mái làm bài, miễn là trong thinh lặng, và thế là...

Đã chuẩn bị trước, nên tôi lấy cuốn Tắt Đèn ra, chép nguyên si phần mở đầu, đó là một bài bình khá hay của Giáo sư Đặng Thai Mai, nói về tác phẩm Tắt Đèn. Các bạn chắc cũng biết Đặng Thai Mai là một nhà phê bình văn học xuất sắc thời bấy giờ.

Một tuần sau, cô giáo phát lại bài đã chấm. Bài của tôi được 7 điểm (!). Cô giáo của tôi đã chấm điểm Đặng Thai Mai chứ đâu có chấm điểm tôi, tôi chỉ có công chép lại thôi. Không ngờ ông giáo sư này cũng chỉ được có 7 điểm... Tôi cứ nghĩ chắc ông này viết cũng phải được 10 hoặc 9 điểm chứ! Hóa ra, tại vì đó là bài của tôi, nên chỉ được có 7 thôi. Hic, nghĩ mà tội nghiệp cho giáo sư!
.....

Cô ơi, nếu hôm nay cô có đọc bài viết này của em, thì mong cô lượng tình tha thứ cho thằng học trò nghịch nhất lớp 22 năm về trước.
Đồng kính gửi hương hồn giáo sư Đặng Thai Mai, xin bỏ qua cho con, thời "nhất quỳ nhì ma thứ ba học trò"...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ha ha..., chuyện này hay quá. Cho em mở ngoặc một chút: "Tôi" trong câu chuyện này là bác có phải không ạ?
 
Lúc mới vào cổng trường đại học, tôi là một con bé nhút nhát, ít giao lưu tiếp xúc với ai. Ngồi đâu thì chỉ ngồi một chỗ, ai tới bắt chuyện thì cười, nói nhưng sau đó lại im bặt. Nhằm thay đổi bản thân muốn mình hòa nhập hơn với bạn bè, tôi tìm đến các CLB học tập trong trường như: CLB Kinh Tế Trẻ, SFR, Scue,Tax Group...Tham gia tất cả CLB, nhưng cuối cùng tôi chọn một CLB ưng ý và hợp với tính cách của mình nhất đó là CLB TG. Tuy đây là CLB mới thành lập, chưa nổi lắm so với các CLB khác nhưng ở đây các bạn không cạnh tranh nhau theo kiểu hiềm khích, ở đây có sự gắn bó giữa các thành viên, thân nhau như anh em trong gia đình, cùng giúp nhau học tập. Nhờ sinh hoạt đều đặn, chăm chỉ, tích cực tham gia tất cả các hoạt động của CLB nên tôi cũng được bầu chọn vào làm thành viên BĐH. Nhờ vậy, tôi có điều kiện tiếp xúc với các thầy cô trong khoa nhiều hơn. Thầy hướng dẫn nhóm tôi rất trẻ chỉ hơn chúng tôi khoảng 3,4 tuổi. Trên lớp thầy rất nghiêm khắc và khó tính nhưng ở ngoài thầy rất hiền và vui tính. Chúng tôi rất khâm phục về sự hiểu biết rộng của thầy. Vì chuyên nghành của chúng tôi không phải là kế toán-kiểm toán nên thầy và cô phó khoa đã hợp tác mở lớp dạy kèm về kế toán cho chúng tôi ở nhà cô. Thành viên BĐH được học miễn phí. Sau khi học ở trường về, chúng tôi qua nhà cô học thêm. Nếu là buổi trưa thì ở lại ăn trưa với cô. Cô coi chúng tôi như là con vậy, và chúng tôi rất quý mến cô. Thầy cô hướng dẫn chúng tôi từng chi tiết nhỏ, cách ghi sổ sách ra sao, cách sắp xếp chứng từ như thế nào....Thầy cô dạy chúng tôi ghi tay trước sau đó mới dạy cách làm kế toán trên vi tính. Và tôi cũng bước vào thế giới của Excel từ đó!. Khi nắm vững lý thuyết, thầy cô bắt đầu cho chúng tôi thực hành trên những chứng từ thật của các doanh nghiệp là bạn của thầy cô...Lúc đó chúng tôi thấy vui lắm vì dù sang năm thứ 4 mới đi thực tập nhưng chúng tôi lại được thực tập sớm hơn một năm!.

Đến ngày 20/11, chúng tôi tổ chức tại nhà cô. Chỉ có một số thầy cô trong khoa, thầy giáo cũ của cô, một số bạn thân của cô và chúng tôi. Cả thảy khoảng trên 20 người nhưng rất vui và ấm cúng. Chúng tôi cùng nhau nấu ăn, cùng nhau hát hò coi như 1 gia đình lớn. Ngày này đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng mà đến giờ và mãi mãi tôi không thẻ nào quên!.
...

Cô ơi, nhớ lúc em ra trường cô cầm tay em và nói: "Có thể mấy đứa kia ra trường đi làm rồi sẽ quên cô, còn em thì không đúng không?.". Lúc đó em chỉ mỉm cười và không trả lời. Giờ ra trường được gần 4 năm, nhưng em chưa đến thăm cô lần nào. Mặc dù ngày nào cũng đi ngang con đường đến nhà cô nhưng em không thể bước chân vào ghé thăm cô. Vì em chưa làm được điều gì, em vẫn còn thiếu tự tin và tự ti về bản thân mình. Hãy tha lỗi cho em cô nhé. Một ngày nào đó, em sẽ đến thăm cô và sẽ kể cho cô nghe tất cả, tất cả những gì về em và mong cô tha thứ!.

Nhân ngày 20/11 sắp tới chúc cô và thầy luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!.
 
Các bạn nào từng học tại trường ĐHBK TPHCM vào những năm 1975 - 1983, chắc hẳn sẽ biết đến một thày có cái tên khá "kêu" : Lưu San Oanh Liệt. Thày là tiến sĩ Lý ở Mỹ về tháng 03/1975 vì còn một mẹ già ở VN. Tháng 04/1975, đất nước giải phóng, nên thày chưa xây dựng được cho mình một sự nghiệp trước thay đổi lớn của đất nước.

Ngày tôi bước chân vào trường ĐH, tôi biết thày với vì thày khá nổi tiếng, nổi tiếng bởi thày đi dạy chỉ với cái xe đạp cũ kỹ và 2 bộ quần áo bạc màu. Nổi tiếng vì thày là một tiến sĩ trẻ mới ở Mỹ về. Nổi tiếng vì cách giảng dạy có một không hai, nhưng bài giảng thì quả là hay và hấp dẫn lắm

Mở đầu tiết dạy học, thày bảo : "Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau giải bài toán này : Giả sử ta có một đường hầm xuyên tâm trái đất, ta lài xe đi trong đường hầm này...Và cứ thế, thày giảng bằng các phương trình toán học rồi rút gọn thế nào đó, mà khi thày đóng khung đáp số thì kết luận : Đây là nội dung định luật vạn vật hấp dẫn"

Khi kiểm tra, thày nổi tiếng là "Dũng sĩ diệt SV" vì số SV đạt điểm TB của thày đếm chưa hết 10 đầu ngón tay. Các bạn có thể tưởng tượng cái đề thi "quái quỷ " của thày ra sao không ?

Này nhé : Chỉ có 1 câu GK và 1 bài toán nhỏ, tôi còn nhớ như in bài toán đó như sau :

"Giả sử tôi có một tụ điện, công thức tính điện dung của tụ điện có 2 bản song song thì ai cũng biết, nhưng bây giờ, tôi nhấc một bản lên một góc alpha vô cùng bé, tính điện dung của tụ điện..."

Bọn chúng tôi chỉ muốn khóc với cái đề thi này. Thày chẳng cần trông lớp, tụi tôi cứ tự do mở tài liệu, trao đổi với nhau, thày còn cho cả đáp số nữa...nhưng chúng tôi, nào có ai làm được ??? Thuở ấy, bọn SV chúng tôi chỉ còn chờ khoa cứu, chứ không lẽ khoa cho lưu ban hết sao ?

Rồi thời gian qua, thày càng ngày càng trầm cảm, bất mãn nhiều điều nên hay cáu gắt. SV các năm sau hầu như sợ thày lắm, và giờ học của thày chẳng còn hứng thú nữa. Năm 1983, thày qua đời sau phút quỵ ngã trên bục giảng vì u não. Thày nghèo lắm, lúc chết, thày vẫn nghèo, và không lúc nào tôi quên thày được, quên cái ánh mắt u uất của thày, quên cái dáng già trước tuổi của thày, quên bộ quần áo và cái xe đạp cũ kỹ của thày, và nhất là cái tên của thày. Tôi còn biết thày có một cậu con trai tên là Lưu Trần Siêu Việt (ngày thày mất mới lên 3), có lần tôi bắt gặp cái tên này trên báo, tôi đã bùi ngùi nhớ thày không ít
 
Cái vụ BNTT vừa kễ tôi nghĩ hoàn toàn có thật, vì tôi cũng đã từng trải qua kỹ niệm tương tự...
Cô giáo ra đề : "Dùng ca dao tục ngữ đễ dẩn chứng về kinh nghiệm của dân gian trong việc trồng trọt"....
Nói thiệt tôi thuộc dạng tệ môn văn, cũng ko phải là quá ngu nhưng bài làm chưa hề dc điểm 7 bao giờ... Còn thằng bạn tôi thì "siêu" lắm, lúc nào nó cũng dc 8, 9, có lúc còn dc điểm tuyệt đối nữa chứ (có điều tôi ko phục, vì tôi đọc chẳng thấy có gì là hấp dẩn cả)
Vì tối hôm trước tôi và nó ham chơi, ko học bài nên vào lớp nhìn đề mà cứ "tịt"... Thế là tôi "bàn" với nó: "Ê mày! Ca dao tục ngữ giờ hỏng nhớ thì làm sao? Hay tao với mày chế đi"... ha...ha... Ko ngờ thằng bạn tôi chịu liền... Thế là trong vòng 5 phút tôi và nó "chế" ra hàng đóng thứ hằm bà lằng gì đó mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi 1 câu có thể thuộc dạng bất hủ, nó thế này đây:
Lúa xấu thì ta bón phân
Thiếu nước thì ta tưới cho thật nhiều
Ha... ha... Ấy thế mà bài tôi lại dc điểm 5, còn bài của nó thì 8, có bất công ko chứ!... Ac... Ac...
 
Lại 1 kỹ niệm nữa mà đến bây giờ vẫn in đậm trong tim tôi!
Năm 1976 tôi học lớp 4, là học sinh giõi trong lớp do cô giáo chủ nhiệm... Cô dạy giõi nhưng cũng rất nghiêm khắc! Chưa bao giờ có chuyện học sinh đùa giởn nhảm nhí trong giờ của cô! Lúc ấy tôi cảm thấy rất ghét cô vì sự gò bò mà cô đã tạo ra!
Trong 1 tiết nọ, khi cô gọi tôi trã lời câu hỏi thì bất thình lình tôi ngã lăn ra ngất xĩu... Cô và 1 số học sinh lập tức khiêng tôi lên phòng y tế, nằm nghĩ, xoa dầu, cạo gió... rồi cho tôi về... Đến chiều, ko biết cô nghe tin ở đâu mà biết rằng sở dĩ tôi bị ngất là do.. đói quá! Cái thời mới giãi phóng.. kinh tế khó khăn, chuyện nhịn đói đi học là chuyện thường đối với học sinh nghèo như tôi đấy các bạn à...
Thế là chiều hôm ấy cô mang đến nhà tôi 1 bịch gạo, và mấy mét vãi và 5 quyển vở... Cô ko đá động gì đến chuyện ko gạo nhịn đói của tôi cả, cô chỉ bảo rằng đây là quà do nhà trường tặng đột xuất cho những em học sinh học giõi, chỉ thế thôi... Tôi hiểu món quà ấy ý nghĩa thế nào lắm chứ... Mẹ tôi khóc.. và cô cũng khóc...
Kỹ niệm sâu sắc ấy tôi vẫn nhớ như in mà bây giờ muốn đền đáp, dù là 1 tiếng cảm ơn thôi cũng ko còn có cơ hội.. vì cô đã mãi đi xa...
 
Đọc bài của anh Tuấn, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm, cũng là với cô giáo dạy văn, và cũng rơi vào trường hợp gần như tương tự với anh Tuấn.

Tuy tôi là một trong những học sinh nghịch nhất lớp, nhưng được cái (xin đừng hiểu lầm tôi khoe) tôi học cũng được, và được cô giáo này thương (cô dạy văn đồng thời cũng là chủ nhiệm). Vì vậy, hình như cô không để ý đến nội dung bài làm của tôi cho lắm, hoặc chấm bài không kỹ... (xin lỗi cô, em không cố ý nói xấu cô, em chỉ nhắc lại những kỷ niệm hai mươi mấy năm về trước thôi).

Một lần, cô ra đề là hãy viết 10 câu tục ngữ nói về thời tiết. Tôi thuộc được 9 câu rồi, còn thiếu 1 câu nữa, bí quá... tôi bèn làm liều:
Trời đang nắng, hoa gạo trắng thì mưa
Trời đang mưa, hoa quỳ nở thì nắng (!)
Câu ca dao trên thì có thật, nhưng câu dưới, thì là do tôi bịa. Số là ở Dalat, vào mùa cuối năm, hoa quỳ nở rất nhiều (ngày nay thì không còn nhiều như vậy nữa), và thường là cũng hết những trận mưa dai dẳng suốt cả mùa hè... Có thể vì thế chăng, mà... bài của tôi vẫn được 10 điểm!
 
Web KT
Back
Top Bottom