Hỏi về trợ cấp thôi việc?

Liên hệ QC

fidaica

Thành viên mới
Tham gia
13/4/09
Bài viết
27
Được thích
14
hiện Công ty tôi sẽ có 1 số trường hợp thôi việc trong tháng tư năm 2009

Năm 2009 cũng là năm áp dụng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Nếu nghỉ trong tháng tư thì Trợ cấp thôi việc tính thế nào? Trường hợp chỉ tính đến hết ngày 31/12/2008 thì NLD thắc mắc thì HR sẽ giải quyết thế nào?

Mong mọi người tư vấn dùm
 
hiện Công ty tôi sẽ có 1 số trường hợp thôi việc trong tháng tư năm 2009

Năm 2009 cũng là năm áp dụng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Nếu nghỉ trong tháng tư thì Trợ cấp thôi việc tính thế nào? Trường hợp chỉ tính đến hết ngày 31/12/2008 thì NLD thắc mắc thì HR sẽ giải quyết thế nào?

Mong mọi người tư vấn dùm

Trích Điều 41 - Nghị Định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 :

Điều 41. Quy định chuyển tiếp theo khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội

1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.
3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã hưởng tiền lương, tiền công được áp dụng các quy định tại Nghị định này.


Theo Quy định này thì bạn đã có căn cứ để giải thích với người lao động v/v chỉ tính Trợ cấp thôi việc đến ngày 31/ 12/ 2008 rồi.

Thân!
 
Từ 1/1, lao động sẽ được hỗ trợ 60% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm.

Theo nghị định 127, người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động.​
005.jpg
Mức trợ cấp thất nghiệp sẽ bằng 60% lương bình quân.
Lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi đăng ký.​
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của lao động.​
Cụ thể lao động hưởng 3 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; hưởng 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng; hưởng 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; hưởng 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.​
Ngoài việc được hỗ trợ tiền do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả, lao động thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm mới và hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.​
Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp gồm: lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công; người sử dụng đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những lao động tham gia loại hình bảo hiểm này, ngân sách hỗ trợ bằng 1% quỹ và tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ...​
 
hiện Công ty tôi sẽ có 1 số trường hợp thôi việc trong tháng tư năm 2009

Năm 2009 cũng là năm áp dụng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Nếu nghỉ trong tháng tư thì Trợ cấp thôi việc tính thế nào? Trường hợp chỉ tính đến hết ngày 31/12/2008 thì NLD thắc mắc thì HR sẽ giải quyết thế nào?

Mong mọi người tư vấn dùm

T­ương tự như trường hợp của bạn. Trường hợp đơn vị có số lao động từ 10 trở lên mới thuộc đối tượng đóng BHTN. Như vậy, nếu đơn vị có dưới 10 lao động thì người lao động sẽ không thuộc đối tượng đóng BHTN. Trợ cấp thôi việc sẽ chỉ tính từ 12/2008 trở về trước. Người lao động sẽ bị thiệt thòi.
Vấn đề này bạn chỉ có hỏi Sở lao động TBXH địa phương bạn mới rõ.

Còn về vấn đề giải thích cho người lao động tôi xin tham gia một chút với bạn như sau:

- Nếu năm 2009 là năm bắt đầu tham gia BHXH thì đối với người lao động thời gian tham gia được tính tròn là nửa năm, và được hưởng trợ cấp BHXH. Trường hợp này NLD được lợi
- Do quy định mới về BHTN là phải đóng đủ 12 tháng thì mới được hưởng. Như vậy NLD đóng 4 tháng hay 11 tháng cũng như nhau không đủ đk hưởng. Nhưng:

"NLD đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi đăng ký."

Có nghĩa là: số tháng đã đóng sẽ được cộng dồn khi NLD tìm được việc làm mới khi đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng thực chất là vẫn còn bảo lưu lại thời gian đóng này cho đến khi đủ đk hưởng
Mức đóng của người lao động chỉ =1/3 số phải đóng: (1%). Quá hời

- BHTN là loại hình bắt buộc. Có những trường hợp sắp về hưu vẫn còn phải đóng BHTN thì vấn đề này là quy định tầm vĩ mô của chính phủ. Cần thiết có sự chia sẻ....

Thân chào bạn.
 
Nhờ giúp đỡ về trợ cấp thôi việc.

Chào tất cả các anh chị.

Hiện tại có trường hợp này em chưa thông lắm nên em đưa lên diễn đàn kính nhờ cô chú, anh chị cụ thể hơn vấn đề này dùm em.


Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.

Theo 2 đoạn trích dẫn trên thì đối với trường hợp sau giải quyết như thế nào:

Công ty ký HĐLĐ từ tháng 02/2008 đến tháng 03/2009 thôi việc.
- Thời gian làm việc liên tục là 01 năm + 01 tháng nếu theo đoạn trích 1 à Đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.
- Nếu theo đoạn trích thứ 2 thì thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là 11 tháng à không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

Có một giả thuyết cho rằng thôi việc từ tháng 03/09 thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc (>12 tháng) nhưng thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là 11 tháng (làm tròn một năm).

Hỏi: Với trường hợp trên có hay không việc công ty phải rả trợ cấp thôi việc?

Chân thành cảm ơn cô chú, anh chị đã quan tâm, giúp đỡ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo mình biết thì người lao động được trả trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc khi làm việc đủ 1 năm trở lên.
* Cách tính trợ cấp thôi việc căn cứ theo nguyên tắc "làm tròn" quy định tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, cụ thể là:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 1/2 năm.
- Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành 1 năm".
* Khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa đủ 1 năm thì sẽ được bhxh bảo lưu và tiếp tục tham gia nếu bạn có việc làm mới.

Theo vd của bạn: Nlđ làm từ tháng 2/2008 đến tháng tháng 03/2009 (làm hết 02/2009 và nghỉ từ 03/2009) là đủ 1 năm 1 tháng làm việc tại công ty nên được hưởng trợ cấp thôi việc (do Công ty thanh toán) và thất nghiệp (do BHXH thanh toán). Cách tính như sau:
- Thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc từ 2/2008 ~ 12/2008 là 11 tháng thì được làm tròn thành 1 năm và được hưởng 0.5 tháng lương cơ bản và phụ cấp lương (nếu có).
- Thời gian hưởng trơ cấp thất nghiệp từ 1/2009~2/2009 là 2 tháng, chưa đủ 1 năm sẽ không được thanh toán trợ cấp thất nghiệp nhưng sẽ được bảo lưu và tiếp tục tham gia tiếp khi nlđ tiếp tục tham gia BHXH khi có việc làm mới.

Nếu mình hiểu sai, nhờ mấy bạn phản hồi giúp nha, mình cũng rất quan tâm về vấn đề này.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong trường hợp này thì cty trả trợ cấp thôi việc cho người lao động cứ 1 năm làm việc thì tính 0.5 tháng lương. Nếu làm trên 6 tháng, ta làm tròn thành 1 năm làm việc. Việc công ty chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động được tính từ 31.12.2008 trở về trước.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Công ty mình cũng đã gặp trường hợp này rồi. Mình đã hỏi chuyên viên vụ việc làm thì được tư vấn là thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc chưa đủ 12 tháng thì cũng chưa được hưởng trợ cấp thôi việc.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo mình biết thì người lao động được trả trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc khi làm việc đủ 1 năm trở lên.
* Cách tính trợ cấp thôi việc căn cứ theo nguyên tắc "làm tròn" quy định tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, cụ thể là:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 1/2 năm.
- Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành 1 năm".
* Khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa đủ 1 năm thì sẽ được bhxh bảo lưu và tiếp tục tham gia nếu bạn có việc làm mới.

Theo vd của bạn: Nlđ làm từ tháng 2/2008 đến tháng tháng 03/2009 (làm hết 02/2009 và nghỉ từ 03/2009) là đủ 1 năm 1 tháng làm việc tại công ty nên được hưởng trợ cấp thôi việc (do Công ty thanh toán) và thất nghiệp (do BHXH thanh toán). Cách tính như sau:
- Thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc từ 2/2008 ~ 12/2008 là 11 tháng thì được làm tròn thành 1 năm và được hưởng 0.5 tháng lương cơ bản và phụ cấp lương (nếu có).
- Thời gian hưởng trơ cấp thất nghiệp từ 1/2009~2/2009 là 2 tháng, chưa đủ 1 năm sẽ không được thanh toán trợ cấp thất nghiệp nhưng sẽ được bảo lưu và tiếp tục tham gia tiếp khi nlđ tiếp tục tham gia BHXH khi có việc làm mới.

Nếu mình hiểu sai, nhờ mấy bạn phản hồi giúp nha, mình cũng rất quan tâm về vấn đề này.
Chào bạn,
có lẽ bạn đã hiểu sai vấn đề, mình xin được giải thích tí nhé:
- Đối với năm làm việc đầu tiên, thì phải được tính đủ năm thì mới được trợ cấp thôi việc. Sang năm thứ hai trở đi, thời gian làm việc sẽ được tính tròn như bạn nói ở trên.
Thực ra, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng như mọi người đang bàn ở đây. Nhưng, theo mình thấy, thì mình nên tính trung bình cho những ai làm việc trong thời gian này thì hay và công bằng nhất:
VD: Lao động tham gia làm việc từ tháng 2/08 đến hết tháng 3/09, nên tính như sau:
+ Từ tháng 2/08 đến tháng 12/08: 11 tháng làm việc
=> (LCB+phụ cấp nếu có)*0.5/12* 11.

Từ tháng 1/09 đến tháng 3/09: Bảo lưu BHTN

Mình thấy cách tính này không có vấn đề gì khó khăn, có điều các doanh nghiệp cứ lấy đó làm cái cớ để tránh chi trả cho người lao động mà thôi. Trong trường hợp này, người làm công tác nhân sự rất quan trọng trong việc tư vấn cho BGĐ hiểu ra vấn đề.

Tuy nhiên, cách tính của mình chỉ dựa theo quan điểm công bằng mà thôi, thực ra đến thời điểm này, chưa có một quyết định nào về việc thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động trong trường hợp này hết.
 
Theo mình biết thì người lao động được trả trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc khi làm việc đủ 1 năm trở lên.
* Cách tính trợ cấp thôi việc căn cứ theo nguyên tắc "làm tròn" quy định tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, cụ thể là:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 1/2 năm.
- Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành 1 năm".
* Khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa đủ 1 năm thì sẽ được bhxh bảo lưu và tiếp tục tham gia nếu bạn có việc làm mới.

Theo vd của bạn: Nlđ làm từ tháng 2/2008 đến tháng tháng 03/2009 (làm hết 02/2009 và nghỉ từ 03/2009) là đủ 1 năm 1 tháng làm việc tại công ty nên được hưởng trợ cấp thôi việc (do Công ty thanh toán) và thất nghiệp (do BHXH thanh toán). Cách tính như sau:
- Thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc từ 2/2008 ~ 12/2008 là 11 tháng thì được làm tròn thành 1 năm và được hưởng 0.5 tháng lương cơ bản và phụ cấp lương (nếu có).
- Thời gian hưởng trơ cấp thất nghiệp từ 1/2009~2/2009 là 2 tháng, chưa đủ 1 năm sẽ không được thanh toán trợ cấp thất nghiệp nhưng sẽ được bảo lưu và tiếp tục tham gia tiếp khi nlđ tiếp tục tham gia BHXH khi có việc làm mới.

Nếu mình hiểu sai, nhờ mấy bạn phản hồi giúp nha, mình cũng rất quan tâm về vấn đề này.

Đồng chí này trích dẫn về cách tính thời gian thiếu, và hiểu nhầm cách tính rồi; nó phải như thế này:
Tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, ghi như sau:
5. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau:
- Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc;
- Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Theo trường hợp nêu trên thì không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc do công ty trả.
 
Làm tròn thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ ngày 01/01/2009, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ ngày 01/01/2009, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn. Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được làm tròn thành ½ năm, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn 01 năm. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động (kể cả các khoản phụ cấp nếu có), được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động/.

(http://www.bhxhhcm.org.vn/News.aspx?NewsId=516)

Theo mình thì trường hợp này vẫn tính Trợ cấp thôi việc, vì người lao động này đã làm việc trong doanh nghiệp hơn 12 tháng, nhưng thời gian tính TCTV là 11 tháng, làm tròn thành 1 năm chứ không phải 13 tháng làm tròn 1,5 năm.
 
Tranh luận về vấn đề này, đến nay vẫn chưa có trả lời chính thức từ cơ quan chức năng
các bạn nên đợi.

Ngày 28.4, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết, bộ đang soạn thảo văn bản gửi sở LĐTBXH và LĐLĐ các tỉnh, thành cả nước, để hướng dẫn chung việc thực hiện một "gút mắc" của DN và CĐCS mà Bộ luật Lao động (cùng các văn bản pháp quy) và Luật BHXH chưa làm rõ.

Cụ thể: Đối với những trường hợp NLĐ đã làm việc đủ 12 tháng, nhưng có một số tháng thuộc về năm 2008, nay nghỉ việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc? Trước đó vào ngày 13.4, ông Phạm Minh Huân với tư cách Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền công Bộ LĐTBXH, đã ký hàng loạt công văn (số 1131, 1132, 1134, 1135, 1136...) trả lời các DN đang gặp "gút mắc" nêu trên.

Nội dung các công văn thể hiện nguyên tắc liên kết các quan hệ pháp lý của các điều luật để giải quyết "kẽ hở" luật pháp, trong đó nói rõ: "Tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ quy định khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong DN, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng LĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương nếu có.

Tại khoản 2 Điều 102 Luật BHXH và khoản 1 điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12.12.2008 thì thời gian NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc.

Theo quy định tại khoản 2 điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12.12.2008 thì tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Như vậy, theo các quy định trên thì từ 1.1.2009 trở đi, NLĐ có thời gian làm việc tại DN theo HĐLĐ từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, phần thời gian còn lại được tính hưởng trợ cấp thôi việc và theo nguyên tắc "làm tròn" quy định tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, cụ thể: Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 1/2 năm. Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành 1 năm".
]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong quá trình tìm hiểu để rõ hơn trường hợp này em có đọc được công văn này nên gởi lên diễn đàn, bạn nào rơi vào trường hợp này giống mình thì tham khảo nha.

Các anh chị xem nội dung cv trong file đính kèm nha.

bộ lao động - thương binh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

và xã hội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 1208/LĐTBXH-LĐTL

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2009

V/v hướng dẫn pháp luật lao động

Kính gửi: Công ty TNHH ắc quy GS Việt Nam
(số 18 đường số 3 KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương)

Trả lời công văn số 0204/GSV-HC09 ngày 8 tháng 4 năm 2009 của quý Công ty về việc ghi tại trích yếu, sau khi xem xét, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, từ ngày 01/01/2009 trở đi, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 để tính hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:

- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được làm tròn thành 1/2 năm;

- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành một năm.

Ví dụ, nhân viên A làm việc cho Công ty B từ ngày 02/4/2008 đến ngày 02/4/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 02/4/2009 nhân viên A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, nhân viên A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 8 tháng (12 tháng làm việc - 4 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm để tính trợ cấp thôi việc theo quy định.

2. Theo quy định tại khoản 2, Điều 41, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ thì tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo pháp luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để quý Công ty được biết và thực hiện./.

tl. Bộ trưởng
kt. vụ trưởng vụ lao động - tiền lương
phó vụ trưởng

Lê Xuân Thành
 

File đính kèm

  • 1208LĐTBXH-LĐTB.pdf
    957.9 KB · Đọc: 81
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đồng chí này trích dẫn về cách tính thời gian thiếu, và hiểu nhầm cách tính rồi; nó phải như thế này:
Tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, ghi như sau:
5. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau:
- Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc;
- Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Theo trường hợp nêu trên thì không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc do công ty trả.
Thật ra trước 1/1/2009 Công ty mình vẫn áp dụng tính như cách bạn nói, và mình cũng hiểu khá rõ về vấn đề này, nhưng giờ có trợ cấp thất nghiệp và mình đọc trên mạng thấy họ hướng dẫn như vậy nên mình chia sẻ như vậy thôi, giờ nhiều ý kiến quá mình không biết hiểu sao cho đúng cả, nhưng nếu theo cách bạn hiểu thì sẽ thiệt thòi trợ cấp thôi việc cho người lao động vì tính đến hết T12/2008 vẫn chưa đủ năm.

Chào bạn,
có lẽ bạn đã hiểu sai vấn đề, mình xin được giải thích tí nhé:
- Đối với năm làm việc đầu tiên, thì phải được tính đủ năm thì mới được trợ cấp thôi việc. Sang năm thứ hai trở đi, thời gian làm việc sẽ được tính tròn như bạn nói ở trên.
Thực ra, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng như mọi người đang bàn ở đây. Nhưng, theo mình thấy, thì mình nên tính trung bình cho những ai làm việc trong thời gian này thì hay và công bằng nhất:
VD: Lao động tham gia làm việc từ tháng 2/08 đến hết tháng 3/09, nên tính như sau:
+ Từ tháng 2/08 đến tháng 12/08: 11 tháng làm việc
=> (LCB+phụ cấp nếu có)*0.5/12* 11.

Từ tháng 1/09 đến tháng 3/09: Bảo lưu BHTN

Mình thấy cách tính này không có vấn đề gì khó khăn, có điều các doanh nghiệp cứ lấy đó làm cái cớ để tránh chi trả cho người lao động mà thôi. Trong trường hợp này, người làm công tác nhân sự rất quan trọng trong việc tư vấn cho BGĐ hiểu ra vấn đề.

Tuy nhiên, cách tính của mình chỉ dựa theo quan điểm công bằng mà thôi, thực ra đến thời điểm này, chưa có một quyết định nào về việc thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động trong trường hợp này hết.
Theo mình thì không thể tự ý tính trung bình hay gì được, nó có luật hết đó bạn, nếu bạn tính trợ cấp thôi việc mà có lợi cho người lao động thì không sao mà tính sai (ít hơn)là sai pháp luật, mình vẫn biết cách tính cũ là như bạn nói, nhưng từ t1/2009 thì tính khác đi một xíu. Dù gì cũng nhiều ý kiến quá, các bạn cùng chia sẻ để làm cho đúng luật mắc côgn lại thiệt thòi cho người lao động.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
...
Ví dụ, nhân viên A làm việc cho Công ty B từ ngày 02/4/2008 đến ngày 02/4/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 02/4/2009 nhân viên A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, nhân viên A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 8 tháng (12 tháng làm việc - 4 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm để tính trợ cấp thôi việc theo quy định.
...

Em chưa hiểu rõ lắm về "Bảo hiểm thất nghiệp". Bảo hiểm này do bên sử dụng lao động mua bằng cách trừ vào lương hay là bảo hiểm do người lao động tự nguyện mua ? Em chỉ biết Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội của em được công ty mua. Mỗi tháng em nhận được khoảng lương đúng với con số trên hợp đồng + trợ cấp di chuyển . Vậy có nghĩa là em chưa mua "Bảo hiểm thất nghiệp"?
 
Em chưa hiểu rõ lắm về "Bảo hiểm thất nghiệp". Bảo hiểm này do bên sử dụng lao động mua bằng cách trừ vào lương hay là bảo hiểm do người lao động tự nguyện mua ? Em chỉ biết Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội của em được công ty mua. Mỗi tháng em nhận được khoảng lương đúng với con số trên hợp đồng + trợ cấp di chuyển . Vậy có nghĩa là em chưa mua "Bảo hiểm thất nghiệp"?

Mời bạn xem BÀI NÀY nha.
 
Thật ra trước 1/1/2009 Công ty mình vẫn áp dụng tính như cách bạn nói, và mình cũng hiểu khá rõ về vấn đề này, nhưng giờ có trợ cấp thất nghiệp và mình đọc trên mạng thấy họ hướng dẫn như vậy nên mình chia sẻ như vậy thôi, giờ nhiều ý kiến quá mình không biết hiểu sao cho đúng cả, nhưng nếu theo cách bạn hiểu thì sẽ thiệt thòi trợ cấp thôi việc cho người lao động vì tính đến hết T12/2008 vẫn chưa đủ năm.


Theo mình thì không thể tự ý tính trung bình hay gì được, nó có luật hết đó bạn, nếu bạn tính trợ cấp thôi việc mà có lợi cho người lao động thì không sao mà tính sai (ít hơn)là sai pháp luật, mình vẫn biết cách tính cũ là như bạn nói, nhưng từ t1/2009 thì tính khác đi một xíu. Dù gì cũng nhiều ý kiến quá, các bạn cùng chia sẻ để làm cho đúng luật mắc côgn lại thiệt thòi cho người lao động.
Hì hì, theo như bạn trả lời thì những người làm việc trong năm 2008 mà hổng đủ năm thì sẽ bị thiệt thòi rùi, vì làm việc hổng đủ năm thì sẽ hổng được hưởng trợ cấp thôi việc rồi. Mấy anh nước ngoài sẽ rất khoái dzụ này vì khỏi phải trả tiền cho người thôi việc cho những ai làm việc trong thời gian nì.

Đồng ý là luật đưa ra, nhưng cũng có nhiều điểm bất cập cho người lao động, và cũng có nhiều điểm bất lợi cho người sử dụng lao động. Người làm công tác nhân sự nên làm thế nào để đem đến sự hài lòng cho cả hai bên. Cách tính mà mình nói ở trên, chỉ dành cho những ai vào làm việc trong năm 2008 và tính đến hết tháng 12/08 mà vẫn chưa đủ 1 năm. Còn sau năm 2009 thì mình không có ý kiến. Mình không biết cách tính từ năm 2009 thế nào, nhưng đến nay, mình vẫn chưa nhận được thông tư nào nói về việc thay đổi cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Ps. cho mình ý kiến tí nhé (nếu có jì mích lòng các bác kế toán, xin bỏ quá cho, hì hì)
Thông thường, trong một công ty, mặc dù phòng nhân sự nắm chủ chốt, mọi việc đểu đổ dồn lên phòng nhân sự. Nhưng, hầu hết các giám đốc hoặc các CEO đều tin tưởng vào lời nói của các bác kế toán trưởng hơn. Cho nên, tuy trưởng phòng nhân sự có uy thiệt, nhưng kế toán trưởng lại là người có quyền quyết định, vì mấy ông CEO chỉ nghe theo lời tư vấn của kế toán trưởng mà thôi (đây là do kinh nghịm mình ghi nhận lại). Chính vì vậy, đa số các công ty thường xảy ra trường hợp, Phòng nhân sự đánh trống xuôi, phòng kế toán thổi kèn ngược lại. Gây sự hiểu nhầm cho nhau và dẫn đến việc mất hoà khí anh em.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em chưa hiểu rõ lắm về "Bảo hiểm thất nghiệp". Bảo hiểm này do bên sử dụng lao động mua bằng cách trừ vào lương hay là bảo hiểm do người lao động tự nguyện mua ? Em chỉ biết Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội của em được công ty mua. Mỗi tháng em nhận được khoảng lương đúng với con số trên hợp đồng + trợ cấp di chuyển . Vậy có nghĩa là em chưa mua "Bảo hiểm thất nghiệp"?
* Theo mình biết thì có hai chính sách mà nhiều công ty đang áp dụng:
1 - Nếu Công ty đã thỏa thuận trả lương Net với bạn (chính sách từng công ty khác nhau) khi bạn mới vào làm và tất cả chi phí khác Công ty chịu bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, PIT,.. và như vậy thì nếu lương Net bạn là 5tr thì tháng nào cũng cứ như vậy, không cần lo lắng nhiều về vấn đề này.
2 - Nếu Công ty không có chính sách đó thì cứ chiếu theo luật mà làm:
Công ty sẽ trích tiền BHTN 3% từ lương cơ bản của bạn theo tỷ lệ đóng như sau:
+ Công ty 1%
+ Người lao động 1%
+ Nhà nước hổ trợ 1%
Như vậy, từ 1/1/2009 hàng tháng bạn sẽ bị trích lương 7% đóng cho BHXH bao gồm: 5%(BHXH) + 1%(BHYT) + 1%(BHTN).
 
Xin lỗi bác suhri mến yêu của gia đình GPE,

Bác nói thế, tội và oan cho các vị kế toán trưởng. Cuộc đời ai cũng muốn đi con đường bằng phẳng cả bác à. Tội gì mang cái khó, cái khổ vào lòng để cho nội bộ trong 1 doanh nghiệp không đoàn kết.(Quan hệ giữa con người)

Đã có phòng nhân sự, tất nhiên việc đó phòng nhân sự phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về các mặt : tuyển dụng, đào tạo, tính lương, BHXH,..... tất tần tật gọi chung những gì liên quan đến con người. Tất nhiên vị phụ trách nhân sự phải am hiểu về luật lao động, luật công đoàn, luật an toàn lao động,...

Vế mặt kế toán chỉ tham mưu cho Giám Đốc về đường hướng, hoạch định chính sách tài chính, quản lý trên cơ sở pháp luật qui định.

Hai bộ phận làm việc vẫn đọc lập cần phải có hỗ trợ cho nhau.
Chắc bác đang ấm ức gì đó nên bác nói các vị kế toán lấn sân qua mãng bác chăng ? Muốn thế, bác hãy chứng tỏ những việc mình làm đúng trên các văn bản pháp luật hiện hành, có thế "tâm phục khẩu phục" bác à.
Tôi thì nghĩ khác bác, tôi đi về sớm vào muộn, mà bác nhân sự cứ chăm chăm vào tôi là hãy đợi đấy. Mỗi người một công việc. Công việc của tôi chỉ chịu trách nhiệm duy nhất đó là Giám Đốc, còn các Phó Giám Đốc và các trưởng phòng là sự phối hợp công việc.

Xem chừng các bác nhà mình đi lạc đề rồi đấy. Hãy quay lại chủ đề chính.
Cần thảo luận thêm, xin mở 1 topic - Sẻ chia về các mối tương quan giữa các đồng nghiệp, bộ phận.

Thân
 
Mình xin lỗi nếu làm cho bạn hiểu nhầm, nhưng theo mình thì cách tính trợ cấp thôi việc trung bình của Công ty bạn thì người lao động được hưởng chưa đủ 1 năm, trong khi đúng ra phải được làm tròn là 1 năm =0.5 tháng lương 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT
Back
Top Bottom