Hỏi về cách tính lương sau này khi đóng bảo hiểm xã hội và y tế trên tổng lương

Liên hệ QC

DOAN QUANG

Thành viên mới
Tham gia
10/1/12
Bài viết
5
Được thích
2
Chào các anh chị!

Em hiện đang làm việc cho văn phòng nước ngoài tại Hà Nội và đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội và y tế được 3 năm.

Bên em thuê một công ty tư vấn luật thực hiện việc đăng ký, chuẩn bị hồ sơ theo từng tháng để Giám đốc em ký rồi em thanh toán hàng tháng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội và y tế được tính trên tổng lương của em sau khi giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

Lương sau khi trừ thuế = 15,051,140
+ Bảo hiểm xã hội = 3,311,251 (22.0%)
+ Bảo hiểm y tế = 677,301 (4.5%)
Tổng cộng hàng tháng em đóng là = 3,988,552


Anh chị cho em hỏi cách tính lương hưu của em sau này sẽ được tính như thế nào? có được tính dựa trên mức đóng bảo hiểm thực tế của em không?

Em cảm ơn
 
Công ty tư vấn tính BHXH, BHYT sai rồi.

tiletrichBHXH.jpg
 
Về hệ số thì họ tính năm 2011 (26.5%)

Tháng 1 năm 2012 em phải đóng khoảng 4,3 triệu.

Em băn khoăn là mình đóng như vậy thì sau này bảo hiểm họ sẽ tính lương hưu sau này của em ra sao? Cho dù sổ bảo hiểm xã hội của em vẫn ghi đầy đủ đúng theo số tiền em đóng (bảo hiểm bắt buộc) nhưng em không biết cách tính lương sau này.

Anh chị nào đã gặp cách tính bảo hiểm trên tổng lương theo kiểu này chưa
 
1.- Tôi cũng lưu ý việc tính trích nộp BHXH của DN bạn được cty tư vấn là không đúng

2.- Trả lời về lương hưu cho bạn theo quy định của Luật BHXH

Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.



Điều 53. Điều chỉnh lương hưu

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.


Điều 54. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
 
Em phân vân quá chẵng nhẽ từ trước đến giờ họ làm sai hết, mà quyết định của Giám đốc bảo hiểm Quận cũng sai à?

Trong quyết định có đề cập đến:

- Tổng quỹ lương: 15.000.000 (khác hàng tháng do giá USD)
- Tỷ lệ trích nộp: 26.5%
- Đơn vị thuộc diện đóng BHXH-BHYT: Hàng tháng
- Về kinh phí chi trả BHXH ngắn hạn (2%): Thanh quyết toán theo số phát sinh

Những nội dung trên có ý nghĩa gì, em không có chuyên môn nên mù mờ lắm, anh chị em nào tư vấn giúp em cái
 
Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.

Cho em hỏi "mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội" ở đây nghĩa là gì? Có phải được hiểu là (ví dụ như 45% của tổng lương đóng bảo hiểm xã hội, y tế của em 15,051,140) hay không?

Chẵng nhẽ họ tính đồng đều về mức lương tối thiểu thì em thiệt quá?
 
Anh chị cho em hỏi lại "mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội" ở đây có phải là mức bình quân tiền lương tính bảo hiểm xã hội hay số tiền mình đóng bảo hiểm xã hội.

Ví như một bạn em làm công ty nhà nước thu nhập cũng như em nhưng chỉ phải đóng bảo hiểm y tế, xã hội hàng tháng có mấy trăm nghìn do mức đóng được tính trên thang bảng lương.

Trong trường hợp này thì sau này mức tính lương hưu của em với bạn em khác nhau ra sao? cách tính như thế nào?

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh chị em
 
NămNgười sử dụng lao động (%)Người sử dụng lao động (%)Người sử dụng lao động (%)Người lao động (%)Người lao động (%)Người lao động (%)Tổng cộng (%)
BHXHBHYTBHTNBHXHBHYTBHTN
Từ 01/2007152 51 23
Từ 01/2009152151125
Từ 01/2010 – 12/2011163161,5128,5
Từ 01/2012 – 12/2013173171,5130,5
Từ 01/2014 trở đi183181,5132,5

Kể từ ngày 01/01/2012 tỉ lệ đóng BHXH là 24%; BHTN là 2%, BHYT 4.5%. Trong đó,
Người sử dụng lao động đóng: 17% BHXH; 1% BHTN, 3% BHYT và
người lao động đóng: 7% BHXH; 1% BHTN, 1,5% BHYT.
Tổng cộng là 30.5% - Người sử dụng lao động: 21% và Người lao động: 9,5%

Ngày 02 tháng 02 năm 201, cơ quan BHXH-TP.HCM có Thông báo 357/TB-BHXH về việc điều chỉnh tỷ lệ đóng BHXH, tại đây

THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thông báo đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố như sau:
Kể từ ngày 01/01/2012 tỷ lệ đóng BHXH là 24%; BHTN là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% BHXH; 1% BHTN, người lao động đóng 7% BHXH; 1% BHTN.
(Lưu ý: Tỷ lệ đóng BHYT vẫn thực hiện theo văn bản hướng dẫn trước đây).
 
cho mình hỏi lương tính bảo hiểm xã hội phải giống với lương để tính thuế TNCN à
 
mình nằm viện từ 26/6 đến ngày 02/07/2013 khi ra viện bác sỹ cho mình nghỉ thêm 05 ngày , theo bạn thì mình được hưởng lương ốm là mấy ngày & số tiền bảo hiểm xã hội chi trả cho mình là bao nhiêu!
 
mình nằm viện từ 26/6 đến ngày 02/07/2013 khi ra viện bác sỹ cho mình nghỉ thêm 05 ngày , theo bạn thì mình được hưởng lương ốm là mấy ngày & số tiền bảo hiểm xã hội chi trả cho mình là bao nhiêu!

Quy định về chế độ ốm đau còn tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ nữa bạn a.
II- QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:
1- Thời gian hưởng:
a/ Bản thân ốm đau:
Trong điều kiện bình thường
- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).
- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
- 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).
Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
- Tối đa 180 ngày/năm trong một năm.
- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

*Bạn được hưởng lương ốm mấy ngày còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ bệnh nặng nhẹ của bạn.
*số tiền chi trả bao nhiêu còn tùy thuộc vào mức lương BHXH của ban

Bạn đưa thông tin chung chung chẳng có gì thì ai mà tính giúp ban được???

Bạn tham khảo thêm cái này!
2- Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày:
Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH (trong 180 ngày/năm đầu tiên). Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau:
- Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
* Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu. Nếu nghỉ lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.
 
Web KT
Back
Top Bottom