Hàm đếm số vòng cuộn vải

Liên hệ QC
Thực tế thôi, lấy cọng dây bất kì rồi đo chiều dài, sau đó nối cọng dây đó thành hình tròn đo đường kính rồi tính chu vi Pi*D xem nó bằng chiều dài cọng dây không?

Đã vẽ ra giấy và so sánh chưa? Hãy trả lời: D0 là gì, D0 + t là gì và D0 + 2t là gì?
 
Đã vẽ ra giấy và so sánh chưa? Hãy trả lời: D0 là gì, D0 + t là gì và D0 + 2t là gì?
Nói chuyện lịch sự quá, giống như quan và lính ???
Vậy nãy có đọc hết bài tôi chưa mà đưa ra kết luận sai vậy, kết luận người khác sai thì hãy đưa ra lập luận chứng minh đi, nói tôi sai mà đưa ra cách tính chiều dài mà chỉ dựa vào đường kính thì đủ hiểu rồi., chắc cũng chẳng hiểu chu vi là chiều dai của lớp vải??
Dừng thôi bạn ạ, nói nữa chẳng tới đâu đâu!!!
 
Cầm một mảnh xốp dầy, cuốn lại. Sẽ thấy khi cạnh mặt trong chạm nhau thì cạnh mặt ngoài vẫn chưa chạm.
Nếu muốn dùng ví dụ sợi dây thì dùng thử một sợi dây thừng lớn, cắt mặt thật phẳng. Lúc quấn nó lên 1 ống tròn thì đường kính bên ngoài có tin cậy được không?

Người có học qua cơ học đều biết, khi cuốn cong thì phần ngoài bị giãn ra và phần trong bị ép lại. Chỉ có phần khoảng giữa (*) là thể hiện gần nhất với độ dài ban đầu.

(*) thực ra, theo cơ khí, cái tỷ lệ ở giữa còn tuỳ theo vật liệu. Hầu hết các loại vật liệu cứng có khả năng giãn nhiều hơn ép, cho ra tỷ lệ gần phần trong hơn. Ngược lại các vật liệu mềm ép dễ hơn giãn, và tỷ lệ gần phần ngoài hơn.
 
Thực tế thôi, lấy cọng dây bất kì rồi đo chiều dài, sau đó nối cọng dây đó thành hình tròn đo đường kính rồi tính chu vi Pi*D xem nó bằng chiều dài cọng dây không?
Trong bài tôi có nói Vì độ dày lớp vải 2mm, nên đường kính của mỗi lớp vải sẽ giảm đi 2*M =4, tức là nếu tính từ vòng tròn ngoài thì các vòng tròn còn lại sẽ là D-4*n (n>=1), nếu tính từ đường tròn lõi thì đường kính các đường tròn còn lại sẽ là D1+n*4 (n>=1). Tính chiều dài cua hình tròn thì tức là tính chu vi hình tròn đó D*Pi, trong D không không phải là chiều dài hình tròn.
Bạn nói là độ dày làm có sai số cao , hãy đưa ra ví dụ thực tế xem nào? cọng dây dày 2mm dài 100mm và cọng dây dài 10mm dài 100mm khi nối thành hình tròn thì đường kính khác nhau???
Bạn có nghe các khái niệm: Đường kính trong, đường kính ngoài, độ dày thành ống chưa?
Nếu muốn nói thực tế thì bạn thử nối một đoạn dây có chiều dài nhỏ hơn hai lần đường kính tiết diện xem có được không. Ví dụ đoạn dây có đường kính tiết diện là 10mm và dài 10mm, so với đoạn dây có đường kính tiết diện 1mm và dài 10mm.
 
Bạn có nghe các khái niệm: Đường kính trong, đường kính ngoài, độ dày thành ống chưa?
Nếu muốn nói thực tế thì bạn thử nối một đoạn dây có chiều dài nhỏ hơn hai lần đường kính tiết diện xem có được không. Ví dụ đoạn dây có đường kính tiết diện là 10mm và dài 10mm, so với đoạn dây có đường kính tiết diện 1mm và dài 10mm.
Vậy bạn cho tôi hỏi tính chiều dài đoạn đây thì dùng đường kính trong hay đường kính ngoài, nếu dùng đường kính trong thì độ dày cọng dây có ảnh hưởng???
 
Vậy bạn cho tôi hỏi tính chiều dài đoạn đây thì dùng đường kính trong hay đường kính ngoài, nếu dùng đường kính trong thì độ dày cọng dây có ảnh hưởng???
Về hình học, đoạn dây là hình trụ tròn, chỉ có đường kính (đáy) và chiều cao chứ không có đường kính trong hay ngoài.
 
Về hình học, đoạn dây là hình trụ tròn, chỉ có đường kính (đáy) và chiều cao chứ không có đường kính trong hay ngoài.
Vậy do tôi nghĩ khác, ví dụ cọng dây dài 100mm, dày 5mm, khi nối thành hình tròn thì đường kính để tính chiều dài của đoạn dây là 100/Pi chứ không phải là 100/Pi+5mm, nên độ dày cọng dây sẽ không ảnh hưởng tới chiều dài, vì là điều kiện hoàn hảo nên các yêu tố lực, co giãn...không ảnh hưởng, nếu không mọi cách tính chỉ là ước lượng, cám ơn đã chia sẽ!!!
 
Vậy do tôi nghĩ khác, ví dụ cọng dây dài 100mm, dày 5mm, khi nối thành hình tròn thì đường kính để tính chiều dài của đoạn dây là 100/Pi chứ không phải là 100/Pi+5mm, nên độ dày cọng dây sẽ không ảnh hưởng tới chiều dài, vì là điều kiện hoàn hảo nên các yêu tố lực, co giãn...không ảnh hưởng, nếu không mọi cách tính chỉ là ước lượng, cám ơn đã chia sẽ!!!
Điều kiện hoàn hảo phải hiểu là độ co, dãn tại tất cả các điểm dọc chiều dài đoạn dây là như nhau. Đường kính trong luôn nhỏ hơn đường kính ngoài mà các đường sinh của hình trụ tròn là bằng nhau nên hiện tượng co dãn là chắc chắn có.
 
Vậy bạn cho tôi hỏi tính chiều dài đoạn đây thì dùng đường kính trong hay đường kính ngoài, nếu dùng đường kính trong thì độ dày cọng dây có ảnh hưởng???

Nếu cọng dây lớn đủ thì muốn cuộn lại thành một vòng tròn khép kín thì bắt buộc phải vạt đầu hơi xéo 1 chút. Cắt đầu thẳng chắc chắn sẽ bị hở. Cái chỗ xéo ấy chính là sai số giữa đường kính ngoài và đường kính trong của hình vành khuyên

Muón thử cọng dây thì như vầy:
Dùng một mảnh xốp dầy, cuốn lại thành hình tròn.
Dung một sợi chỉ, cuốn qaunh cuộn kia, và đánh dấu cho chính xác.
Mở cuộn xốp ra, đo lại sẽ thấy mảnh chỉ dài hơn miếng xốp một chút.
 
Điều kiện hoàn hảo phải hiểu là độ co, dãn tại tất cả các điểm dọc chiều dài đoạn dây là như nhau. Đường kính trong luôn nhỏ hơn đường kính ngoài mà các đường sinh của hình trụ tròn là bằng nhau nên hiện tượng co dãn là chắc chắn có.

Điều kiện lý tưởng là ta có thể giả sử bên co cân bằng bên giãn, mỗi bên gánh 1/2 để có thể chuyển dạng dài thành cong. Giả sử này cho phép ta dùng đường kính trung bình.

Cái đèn Trung Thu xếp là ví dụ điển hình của trường hợp cực ngoài. Nếu chiếc đèn xếp thật đúng thì chu vi nó sẽ bằng chiều dài tờ giấy ban đầu. Nhưng đó là vì trước khi uốn cong, người ta đã xếp dợn tờ giấy theo chiều ngang (chiều đứng dùng để xếp, không tính ở đây). Đó chính là trường hợp phần trong gánh tất cả các phần nhún và phần ngoài không cần giãn ra.
 
Rất mong mọi người giành thời gian tìm ra những giải pháp để giải đáp cho bài toán này hơn là tranh luận không liên quan đến đề tài.
 
Thử tính xem sao:
Gọi d1 là đường kính trong,dn là đường kính ngoài cùng,l là độ dày của vải
Số vòng được tính n=(dn-d1)/2l=175 vòng.
Chu vi mỗi vòng CV=D*pi
L=CV1+CV2+...+CVn=pi*(d1+...+dn)=pi*n*(d1+dn)/2=247.4 m
chủ thớt kiểm tra thử xem, đúng sai như thế nào?
 
Lập luận đơn giản hơn
Gọi R1 là bán kính ống cuộn, Rn là bán kính vòng ngoài, d là dộ dày của vải
Diện tích tiết diện phần vải (không tính ống cuộn) = pi*(Rn^2 - R1^2)
Chiều dài của vải = pi*(Rn^2 - R1^2)/d
 
Có 2 cách giải:
A. Tính nhẩm:
Độ dày cuộn vải tính từ lõi: 40 cm - 5cm = 35 cm.
Mỗi vòng có độ dày 0,2 cm => số vòng của cuộn vải: 35/0.2 = 175 vòng.
Chiều dài cuộn vải: = pi*(40+5)*175 =24.740,04 cm

B. Tính theo công thức: L = (B² - C²) * pi/4 / T
B: Đường kính cuộn vải: 80cm
C: Đường kính lõi: 10 cm
T: độ dày của tấm vải: 0.2 cm
L=(80² - 10²) * pi/4 / 0,2= 24.740,04 cm
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em có sưu tầm được file này, nhưng cách tính ra sai số khác với công thức của các bác và các trang tính online

Kết quả của các bác (Công thức) và các trang tính online đều ra là: 518.36... gì gì đó

Nhưng VBA của file này lại tính ra: 518.72

Các bác xem giúp xem VBA này sai ở đâu và sửa lại giùm em với ạ

B
200​
mm
c
20​
mm
t
0.06​
mm
L518.36M
 

File đính kèm

  • Roll Length Calculation_Sai.xls
    47.5 KB · Đọc: 12
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao ta không đem cuộn vải đó rọc 1 nhát theo đường sinh hình trụ nhỉ;
Khi rọc như vậy ta sẽ có 350 xấp vải & chịu khó tính chiều dài từng xấp thôi (?)
 
Đường kính gỗ 10cm=100mm. Chiều dài quận vải là =2π(100+0)+2π(100+2)+...+2π(100+2n) Với n=0,1,2...
Đường kinh 800. Tính 100+2n=800/2. Tính ra n=150. Công thức tính số vòng n=((x/2)-100)/2. Áp vào và lấy sách lớp 6 ra đọc lại sẽ có đáp án
 
Em có sưu tầm được file này, nhưng cách tính ra sai số khác với công thức của các bác và các trang tính online

Kết quả của các bác (Công thức) và các trang tính online đều ra là: 518.36... gì gì đó

Nhưng VBA của file này lại tính ra: 518.72

Các bác xem giúp xem VBA này sai ở đâu và sửa lại giùm em với ạ

B
200​
mm
c
20​
mm
t
0.06​
mm
L518.36M
Có lẽ là do số đo đường kính của vòng đầu tiên ngoài cùng
Sửa dòng trên thành dòng dưới xem sao.
Mã:
'R = Val(txtOut.Text)
 R = Val(txtOut.Text) - Val(txtThick)
 
Có lẽ là do số đo đường kính của vòng đầu tiên ngoài cùng
Sửa dòng trên thành dòng dưới xem sao.
Mã:
'R = Val(txtOut.Text)
 R = Val(txtOut.Text) - Val(txtThick)
Em sửa rồi thì kết quả VBA: L=518.37109375
Mà công thức: L=518.362787842316

Kết quả vẫn chưa khớp ạ,
 
Web KT
Back
Top Bottom