Có cách nào để biết Luật, Nghị định hoặc thông tư hiệu lực hoặc vô hiệu ?

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Tôi không có đủ điều kiện để biết Luật, Nghị định hoặc thông tư nào có hiệu lực hoặc vô hiệu khi ngồi đọc tra cứu lại trong đóng kho văn bản luật, nghị định, thông tư, văn bản.

Giả sử có lúc anh em mình cùng trò chuyện với nhau : Nhắc đến Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu số 118/2005/NĐ-CP - Ngày : 15/09/2005 http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/do...pe=html&searchType=fulltextsearch&searchText= hoặc Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương số114/2002/NĐ-CP - Ngày : 31/12/2002 http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/do...pe=html&searchType=fulltextsearch&searchText=

Trong một chừng mức nào đó, tôi và các bạn không theo dõi tin tức thì chỉ có nước là out vì không rõ luật, nghị định, thông tư, văn bản này còn hiệu lực thi hành hay đã vô hiệu lực.
Song song đó, cũng có lúc, các ban ngành kiểm tra doanh nghiệp họ lại đưa ra các luật, nghị định, thông tư, văn bản đã vô hiệu để làm việc với doanh nghiệp (Trường hợp này tôi đã gặp hoặc đôi khi cán bộ ban ngành cũng chưa kịp update thông tin - Cái nào thấy có lợi thì áp để làm việc với doanh nghiệp!!!)

Trang web cung cấp văn bản pháp luật hiện nay có nhiều. Tuy nhiên, có những trang web họ cũng không đưa thông tin văn bản đó đã vô hiệu lực. Như trang web http://www.luatvietnam.vn (hoặc nhiều trang website khác) có cập nhật và nêu vấn đề này (Tất nhiên, phải tốn phí)

Thế thì, tại sao trong kho cung cấp văn bản pháp luật của Chính phủ không làm được việc này. Xem http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/do...pe=html&searchType=fulltextsearch&searchText=. Tha thiết và một chút mơ ước, mong sao các trang web của chính phủ cố gắng đưa các thông tin này vào để cho các doanh nghiệp, người dân tiện việc tra cứu.
Ví dụ : tại trang website của Văn Phòng Quốc Hội, cụ thể http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/. Khi tôi tìm, Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu số 118/2005/NĐ-CP - Ngày : 15/09/2005
Ngày hiệu lực = ??? Có đọc mới biết --->(Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo).
Ngày vô hiệu lực : Không update - chỉ cần ghi : đã hết hiệu lực Hiện nay đã có Nghị định Nghị định của Chính Phủ số 110/2008/NĐ-CP, và 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/08 Quy định mức lương tối thiểu

Vậy nhờ anh chị chỉ giúp có trang web nào miễn phí hội đủ các điều kiện trên không ?
Xin cám ơn
Lê Minh Trí
 
Để khắc phục tình trạng luật - Dân ngóng cổ lên trời chờ!

Xin gởi 1 bài cùng tham khào

Nhân tiện đây xin cho hỏi: giữa công văn của Bộ Tài Chính và "Luật" thì cái nào "lớn" hơn! Nếu công văn sai luật thì như thế nào?

Nếu các anh chị có làm công văn hỏi cục thuế, xin hỏi giúp câu này nhé!

- Ông đánh giá thế nào về ''bệnh'' luật ''chờ'' nghị định, thông tư, tuy có hiệu lực rồi nhưng không đi vào cuộc sống được vì thiếu văn bản hướng dẫn?

Hiện nay, chúng ta đang bị tình trạng luật càng dài thì uỷ thác hướng dẫn càng nhiều. Cũng có khi QH làm được nhiều luật là phấn khởi vì đạt nhiều thành tích. Người soạn thảo, người trình cũng nói: ''Năm nay chúng tôi khẩn trương, làm được rất nhiều dự án luật trình QH thông qua''. Còn QH hết kỳ họp này đến kỳ họp khác thông qua 10-15 luật, chất đống, xếp lại đấy.

Nhưng đến thời điểm thi hành thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Dân phải ''ngửa cổ lên trời để ngóng'', còn các cơ quan thi hành hồi hộp chờ đợi.

Có trường hợp chờ đợi mãi, hồi hộp mất đi mà văn bản hướng dẫn vẫn chưa thấy. Tức là luật nằm ''nghỉ và ngủ'' trong ngăn kéo.

Xem nghị định quan trọng hơn luật!

- Tình trạng này sẽ dẫn tới hậu quả gì, thưa ông?

Điều đó làm lòng tin của dân đối với luật, thái độ tôn trọng, đề cao pháp luật giảm đi. Dân vẫn làm việc hàng ngày, bao nhiêu chuyện không có căn cứ pháp lý. Hơn nữa, người dân, cơ quan thi hành pháp luật chỉ biết và tin vào nghị định, xem nghị định quan trọng hơn luật. Phương diện này làm giảm hiệu quả, hiệu lực của bản thân đạo luật. Nhìn dưới góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền thì hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Ban hành luật để hướng dẫn xã hội. Nếu chậm đi, thiệt hại, lợi ích kinh tế đi theo điều luật đó ai chịu? Thay đổi một quy định về thuế chẳng hạn, chậm thực hiện nhiều khi mất hàng triệu, hàng tỷ đồng. Bản thân QH cần phải điều tra xem, một luật ban hành bao lâu mới có hiệu lực thực sự?

Điều đó ảnh hưởng đến phát triển đất nước như thế nào?

- Khi luật có hiệu lực rồi mà chưa có văn bản hướng dẫn sẽ tạo ra một ''khoảng trống'' về luật pháp. Vậy xử lý tình huống này như thế nào?

Về nguyên tắc pháp lý, luật mới có hiệu lực thì tất cả những văn bản cũ phải hết hiệu lực. Cho nên nếu chưa có hướng dẫn, một là ''hãy đợi đấy'' như tên phim hài của Liên Xô trước đây. Nhiều luật vẫn ''cứ đợi đấy'', hàng năm sau vẫn chưa được thi hành.

Trên thực tế, tôi nghe có bộ trưởng hướng dẫn ''cứ theo văn bản cũ mà làm'' vì luật mới có nhiều điều giống luật cũ. Về mặt pháp lý không được! Ban hành luật mới vì tình hình mới đòi hỏi có quy định mới khác hoặc trái với quy định cũ Cực chẳng đã làm như thế thì hướng dẫn phải rất cụ thể, chi tiết điều nào có thể tạm thời áp dụng những văn bản cũ. Nhưng quy định mới chưa có hướng dẫn, dứt khoát chưa được thi hành.

Bộ muốn giữ nghị định để lợi cho mình?

- Luật ban hành văn vản quy phạm pháp luật có nói rằng, cơ quan nào trình dự án luật phải kèm theo dự thảo văn bản hướng dẫn?


Thực tế không có tác dụng. Vì dự án luật trình sang QH còn bao nhiêu sửa đổi. Các bộ dự kiến hướng dẫn trước nhưng đến khi sửa đổi không còn tác dụng nữa. Anh xây dựng văn bản hàng năm trời, cả một tổ chuyên viên làm việc mới có dự án nghị định, thông tư. Sang bên QH điều luật thay đổi có phải mất công không?


Tuy nhiên, các bộ, ngành vẫn có "tâm lý" riêng là khi trình dự án luật muốn giữ lại cho mình cái gì đó. Nghĩa là không đưa vào luật. QH, Uỷ ban Thường vụ QH có quyền giám sát nội dung văn bản hướng dẫn nhưng mấy khi đi sâu vào được. Cho nên thực tế là nghị định, thông tư mới quan trọng. Đó mới là ý chí thực sự của anh làm luật, trình dự án. Đó là hiện tượng cần phê phán một cách quyết liệt!


Cho nên có tình hình: Một số dự thảo nghị định, thông tư kèm theo dự án luật, đại biểu QH xem thấy băn khoăn: "Cái này sao không đưa vào luật luôn?''. Nhưng cơ quan soạn thảo vẫn không đưa, vẫn giữ lại để tự mình ban hành. Khi luật chính thức rồi mới sửa sang lại nghị định hướng dẫn, thêm cái này, bớt cái kia. Anh trình như thế nhưng bớt đi mấy điều ai biết đấy là đâu.


- Phải chăng việc tạo ra những quy định là nhằm mang lại đặc quyền, đặc lợi cho cán bộ và cơ quan quản lý?

Đây là quan điểm ngành chứ đừng nói đặc quyền, đặc lợi. Khi soạn thảo luật, bao giờ người quản lý cũng nghĩ mình phải làm gì theo luật đó. Đương nhiên họ sẽ tạo ra quy định thuận lợi cho mình. Điều ấy dễ hiểu, anh nào trong cuộc cũng thế! Đây là quan điểm quản lý, nhiều khi vì thế không tính đến thực tế của người phải thi hành.


- Nguyên nhân chính của tình trạng luật ''chờ'' nghị định, không đi vào cuộc sống được là nằm ở đâu?

Nhược điểm lớn nhất hiện nay trong công tác lập pháp là không đồng bộ từ khâu chuẩn bị cho đến khâu triển khai thực hiện. QH đã dự liệu trước. Điều 7, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có ghi, luật ban hành khi có hiệu lực phải thi hành ngay chứ không chờ đợi gì cả. Thế nhưng tình hình vẫn thế.

Bây giờ trách ai? Cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm hướng dẫn là Chính phủ. Luật nào cũng có câu: ''Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này''. Vừa rồi QH đấu tranh bỏ câu ấy đi nhưng không bỏ được. Về pháp lý mà nói, Chính phủ chịu trách nhiệm. Trực tiếp hơn là cơ quan trình dự án luật, phần lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường...

''Bản thân tôi là đại biểu QH, cũng thấy có trách nhiệm!''

- Thưa ông, trách mỗi Chính phủ có đáng không khi chính QH biểu quyết thông qua luật đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn?

Trước đây chúng ta một năm chỉ ban hành 1-2 luật nhưng vẫn ra văn bản hướng dẫn chậm. Điều đó nói lên tính không đồng bộ, không khẩn trương của cơ quan soạn thảo. Nhưng bây giờ khác. Chẳng hạn Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính phải triển khai thi hành một loạt luật mà QH vừa thông qua. Nhưng đồng thời họ phải tiếp tục chuẩn bị, hoàn chỉnh một loạt luật để cuối năm nay trình QH. Trong khi mỗi luật QH thường dành 15-20 điều ''theo quy định của Chính phủ'', do bộ chủ quản hướng dẫn...

Chúng ta tự đặt mình vào một tình huống bất lực và khó xử. Về mặt pháp lý thì trách Chính phủ, trách bộ chủ quản nợ văn bản hướng dẫn luật? Nhưng về phía QH, bản thân tôi là đại biểu QH, cũng thấy có trách nhiệm! Vì mình biểu quyết thông qua tất cả những luật đó còn được thi hành đến đâu, nhiều khi mình không biết. Tôi đã phát biểu trước QH, mỗi kỳ họp thông qua 10 luật thì cố gắng xây dựng 1-2 luật, lúc có hiệu lực thi hành được ngay. QH cũng chưa làm được! Giữa nhu cầu lập pháp và khả năng QH đáp ứng nhu cầu đó còn khoảng cách lớn.

Còn tiếp - Sưu tầm : http://www.incip.com.vn/index.php?lan=v&id=news&code=23
 
Để khắc phục tình trạng luật - Dân ngóng cổ lên trời chờ!

Phần tiếp theo : Để khắc phục tình trạng luật - Dân ngóng cổ lên trời chờ!
------
Tiến tới một QH lập pháp chuyên nghiệp

- Trước ''căn bệnh dường như mãn tính'' này, đâu là liều thuốc đặc trị?

Những lần QH quy định ''theo quy định của Chính phủ'', hoặc ''do Chính phủ quy định'' vì người soạn thảo, QH chưa thấy có phương án hay bất kỳ đáp án nào. Cho nên mới viết một câu như thế là để ''thông cho qua''. Chính phủ nói, hướng dẫn này để dành Chính phủ. Còn QH giao cho Chính phủ, có người chịu trách nhiệm, nên yên tâm. Cứ thế làm luật không chặt, ai cũng có trách nhiệm nhưng rồi không ai chịu trách nhiệm. Cho nên tôi nghĩ chắc chắn phải có kỷ luật, chế tài lập pháp.

- Xin ông nói cụ thể về ''phương thuốc'' này?

Phải có chế tài, kỷ luật lập pháp, làm đồng bộ và nghiêm minh. Quy định rõ, luật hoàn toàn mới thì cho phép tối đa bao nhiêu điều giao cho Chính phủ hướng dẫn. Hoặc phải có kỷ luật ghi ngay tại điều luật. Điều này cấp bách, khi luật có hiệu lực phải ra ngay văn bản hướng dẫn... Chúng ta cứ lai rai với nhau là không làm được!

Tất nhiên phải có quá trình. Một dự án luật trình ra QH phải rất hoàn chỉnh. QH chỉ cân nhắc những vấn đề lớn chứ không phải góp ý kiến vụn vặt như lâu nay. Chẳng hạn luật này chuẩn bị thông qua, có 15 chỗ giao Chính phủ, QH phải cân nhắc điều nào cần có ngay hướng dẫn, điều nào hướng dẫn sau. Thông thường, QH thông qua luật sau 7-8 tháng mới có hiệu lực, dành thời gian cho Chính phủ hướng dẫn.

Kỳ họp trước, QH đã giám sát và ra Nghị quyết về việc ban hành văn bản hướng dẫn luật. Nhưng đến nay tình hình vẫn thế vì mình chưa có chế tài, cơ chế thật chặt chẽ!

- Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An nhiều lần than phiền về tình trạng ''luật ống, luật khung''. Ông muốn luật ban hành, khi có hiệu lực, phải đi vào cuộc sống được ngay, không cần nghị định hướng dẫn?


Đồng chí Nguyễn Văn An nhắc để QH nhớ nhưng QH chưa làm được. Vì số lượng luật thông qua tại 1 kỳ họp lớn quá. Hai là phần lớn đại biểu không chuyên. Cho nên không đơn giản để ban hành một luật vào cuộc sống ngay, không cần hướng dẫn.

Nhưng tôi nghĩ, QH phải làm được luật không cần nghị định hướng dẫn. Đó là khả năng mà nhiều nước đang làm.

- Giải pháp rốt ráo là tiến tới một QH lập pháp chuyên nghiệp?

Nói về nguyên tắc, QH đúng với nghĩa QH là không thể làm như hiện nay được. Vì QH quyết những công việc quốc gia đại sự. Cơ quan đó ''xuân thu nhị kỳ'' mới họp thì những lúc QH không họp, việc quốc gia đại sự xuất hiện thì sao?

Tại sao QH Mỹ, bên Chính phủ có vấn đề gì họ quy định ngay. Bởi vì họ họp quanh năm. Tất nhiên có nghỉ hè, nghỉ đông, Chủ nhật, Thứ bảy. Nhưng về nguyên lý người ta họp quanh năm. Tất nhiên một tuần 5 ngày không phải ngồi lỳ ở hội trường như chúng ta. Đó chưa phải là cách làm việc của QH. Có thể một ngày chỉ cần gặp nhau 1 tiếng để biểu quyết vấn đề lớn, phương án đã có những nơi khác làm, trình ra.

''Muốn mà chưa được''

- Có lẽ chúng ta chưa coi trọng công tác lập pháp, khi nhiều nước đội ngũ chuyên gia lập pháp bên QH, cũng như Chính phủ rất đông đảo?

Nhận thức thay đổi dần dần, vì nhận thức là một quá trình. Không phải cùng một lúc vẽ ra là làm ngay được. Chính thực tế đã đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Chẳng hạn, Uỷ ban Thường vụ QH lập ra Ban công tác lập pháp mà trước đó chưa có. Nhưng Ban công tác lập pháp làm cái gì và làm như thế nào, bộ máy như thế nào thì chúng ta lại chưa tính đến. (Bây giờ Ban đó chỉ tập hợp một số người). Đáng ra, chính Ban công tác lập pháp phải chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, ý tứ tất cả những dự án luật trình ra QH. Chưa nói dự án luật phải có chữ ký của Ban này trước khi trình QH.

- Nghĩa là luật chờ nghị định còn tiếp tục là ''căn bệnh mãn tính?

Theo phương châm của chúng ta ''khó khăn, khắc phục''. Vì thật ra đây là quá trình nhận thức. Nhận thức được mới điều chỉnh cơ chế. Tình hình thực tế làm chúng ta bức xúc. Không thể để tình trạng QH cứ thông qua luật, rồi thi hành như thế nào không cần biết.

- Rất nhiều đại biểu QH, lãnh đạo QH đều đã nhận thức được điều này nhưng vẫn chưa làm được?

Đồng chí Nguyễn Văn An có lúc nói ''muốn là được'' nhưng tôi nghĩ không đơn giản! Nếu ''muốn là được'' thì chắc hẳn sẽ khác! Đồng chí cũng nói, nhận thức là một quá trình, đúng như thế. Cho nên phải có quá trình thâm nhập vào thực tế, qua từng trải, kiểm nghiệm như thế nào thì mới vỡ ra: ''Lâu nay mình làm thế là chưa được!''. Theo tôi, phải nghiên cứu kinh nghiệm của người đi trước. Nước ngoài làm được mình phải xem trong đó cái gì thích hợp để vận dụng. Đó là vấn đề đừng để phí sức của mình.

- Xin cảm ơn ông!

Hết - Sưu tầm : http://www.incip.com.vn/index.php?lan=v&id=news&code=23
 
Bác tham khảo trang www.thuvienphapluat.com

Liên hệ với em để có account và password login (Em đã mua dịch vụ này trong hai năm) share cho bác xài thoải mái!

attachment.php
 

File đính kèm

  • Pic_1.jpg
    Pic_1.jpg
    168.2 KB · Đọc: 286
Tôi không có đủ điều kiện để biết Luật, Nghị định hoặc thông tư nào có hiệu lực hoặc vô hiệu khi ngồi đọc tra cứu lại trong đóng kho văn bản luật, nghị định, thông tư, văn bản.

Vậy nhờ anh chị chỉ giúp có trang web nào miễn phí hội đủ các điều kiện trên không ?
Xin cám ơn
Lê Minh Trí

Có anh ơi.
Google -> Seach
Theo kinh nghiệm của em thì muốn biết cái nào hết hiệu lực thì tìm Cơ quan ra cái đó. Tìm cái mới nhất có nội dung giống vậy. Thông thường nội dung cái mới thì sẽ có câu Cái này bãi bỏ cái kia. Thế là mình biết cái đang xem hết hiệu lực hay chưa.
Còn cách nữa: Là gọi điện trực tiếp đến cơ quan trực thuộc mình đang là việc . Hỏi luôn vấn đề.
Giữa " Biển" các "Luật" và "Nghị định" thì em chỉ có cách đó thôi.
Thân
 
Có anh ơi.
Google -> Seach
Theo kinh nghiệm của em thì muốn biết cái nào hết hiệu lực thì tìm Cơ quan ra cái đó. Tìm cái mới nhất có nội dung giống vậy. Thông thường nội dung cái mới thì sẽ có câu Cái này bãi bỏ cái kia. Thế là mình biết cái đang xem hết hiệu lực hay chưa.
Còn cách nữa: Là gọi điện trực tiếp đến cơ quan trực thuộc mình đang là việc . Hỏi luôn vấn đề.
Giữa " Biển" các "Luật" và "Nghị định" thì em chỉ có cách đó thôi.
Thân

Cám ơn bác mách bảo cho em. Việc này, hầu như ai sử dụng Internet ít nhiều cũng biết cách search trên google cả. Vấn đề ở đây, em muốn biết "tóm tắt" ngay khi tìm thấy văn bản và sẽ cung cấp ngay thông tin tổng quát :

Cơ quan ban hành : ....
Ngày ban hành : ...
Hiệu lực : ngày ???
Thời hạn hiệu lực : ???? Còn hiệu lực hay đã vô hiệu lực

Bác hãy xem bài anh ca_dafi gởi kèm theo ảnh. Sẽ hiểu được ý - Không lãng phí thời gian
Ý của em là vậy đó. Trong đóng rừng kho tàng văn bản (kể cả chục năm về trước và hiện nay), thế thì không nhẻ ta lại lần lượt đọc hết cái này đến cái kia. Cái này chịu chết thôi. Không cho phép khi lãng phí thời gian vàng ngọc phải không bác.
Mong bác hiểu ý cho.

Còn cách nữa: Là gọi điện trực tiếp đến cơ quan trực thuộc mình đang là việc . Hỏi luôn vấn đề.

Cái này có khi cơ quan trực tiếp của mình cũng chưa có thông tin nữa bác à. Hoặc có khi có, họ vẫn ởm ờ nhe - Em đã gặp rồi

Toàn dân ao ước : Một giấc mơ hoài bão nhỏ trong cổng công nghệ thông tin của Chính phủ

Thế thì, tại sao trong kho cung cấp văn bản pháp luật của Chính phủ không làm được việc này. Tha thiết và một chút mơ ước, mong sao các trang web của chính phủ cố gắng đưa các thông tin này vào để cho các doanh nghiệp, người dân tiện việc tra cứu.
Doanh nghiệp có nhất thiết phải đăng ký truy cập vào các website khác để đóng phí tham gia không ? Tại sao lại tồn tại chuyện này ? Trong khi đó, nhà nước, chính phủ kêu gọi nhân dân, doanh nghiệp tiết kiệm,tránh lãng phí, tránh tiêu cực.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có cách nào để biết Luật, Nghị định hoặc thông tư hiệu lực hoặc vô hiệu ?

Trước kia Văn phòng Quốc hội đã có đơn đặt hàng làm sản phẩm này rồi (Dự án có tên là "Rà soát văn bản pháp luật"). Bao nhiêu chuyên gia về pháp luật hàng đầu VN phối hợp cùng với các chuyên gia về phần mềm đã tham gia tư vấn thiết kế phần mềm. Nhưng mà, hình như dự án bị dừng rồi thì phải (vì từ lâu lắm rồi tổ dự án đó đã ko còn thành viên nào).

Để làm được việc này xem ra tương đối khó về mặt nghiệp vụ và kỹ thuật đó, ko phải là bài toán đơn giản đâu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi không có đủ điều kiện để biết Luật, Nghị định hoặc thông tư nào có hiệu lực hoặc vô hiệu khi ngồi đọc tra cứu lại trong đóng kho văn bản luật, nghị định, thông tư, văn bản.

Giả sử có lúc anh em mình cùng trò chuyện với nhau : Nhắc đến Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu số 118/2005/NĐ-CP - Ngày : 15/09/2005 http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/do...pe=html&searchType=fulltextsearch&searchText= hoặc Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương số114/2002/NĐ-CP - Ngày : 31/12/2002 http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/do...pe=html&searchType=fulltextsearch&searchText=

Trong một chừng mức nào đó, tôi và các bạn không theo dõi tin tức thì chỉ có nước là out vì không rõ luật, nghị định, thông tư, văn bản này còn hiệu lực thi hành hay đã vô hiệu lực.
Song song đó, cũng có lúc, các ban ngành kiểm tra doanh nghiệp họ lại đưa ra các luật, nghị định, thông tư, văn bản đã vô hiệu để làm việc với doanh nghiệp (Trường hợp này tôi đã gặp hoặc đôi khi cán bộ ban ngành cũng chưa kịp update thông tin - Cái nào thấy có lợi thì áp để làm việc với doanh nghiệp!!!)

Trang web cung cấp văn bản pháp luật hiện nay có nhiều. Tuy nhiên, có những trang web họ cũng không đưa thông tin văn bản đó đã vô hiệu lực. Như trang web http://www.luatvietnam.vn (hoặc nhiều trang website khác) có cập nhật và nêu vấn đề này (Tất nhiên, phải tốn phí)

Thế thì, tại sao trong kho cung cấp văn bản pháp luật của Chính phủ không làm được việc này. Xem http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/do...pe=html&searchType=fulltextsearch&searchText=. Tha thiết và một chút mơ ước, mong sao các trang web của chính phủ cố gắng đưa các thông tin này vào để cho các doanh nghiệp, người dân tiện việc tra cứu.
Ví dụ : tại trang website của Văn Phòng Quốc Hội, cụ thể http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/. Khi tôi tìm, Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu số 118/2005/NĐ-CP - Ngày : 15/09/2005
Ngày hiệu lực = ??? Có đọc mới biết --->(Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo).
Ngày vô hiệu lực : Không update - chỉ cần ghi : đã hết hiệu lực Hiện nay đã có Nghị định Nghị định của Chính Phủ số 110/2008/NĐ-CP, và 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/08 Quy định mức lương tối thiểu

Vậy nhờ anh chị chỉ giúp có trang web nào miễn phí hội đủ các điều kiện trên không ?
Xin cám ơn
Lê Minh Trí

Bạn vô trang Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Việt Nam, phần nào đáp ứng được nhu cầu của mình.
Thân.
 
Chào anh Trí ! Từ khi anh về lại SG chưa có dịp gặp lại anh. Khi nào anh ra HN thì Alo để anh em hàn huyên nhé.
Việc tìm hiểu các văn bản pháp qui còn hay hết hiệu lực là công việc mất nhiều thời gian vì Hệ thống VBPL của Nhà nước ta nhiều quá. Sau mỗi kỳ họp Quốc hội thì lại có thêm một số Luật, Pháp lệnh được ban hành hoặc sửa đổi. Các văn bản hướng dẫn của Chính phủ thì mãi mới ban hành kèm theo. Tôi cũng từng quan tâm tới việc này như anh nhưng thấy việc nhiều quá không thể kham được nên chuyển sang theo dõi từng chuyên đề cần quan tâm. Tôi thường vào các trang của Chính phủ, Bộ rồi tham khảo việc update ở các trang thu phí như : Luật Việt Nam (Hà Nội) hay Thư viện pháp luật (TP HCM). Tôi chưa thấy có trang nào free mà giải quyết được yêu cầu như của anh.
Chúc anh luôn mạnh khỏe !
 
Web KT
Back
Top Bottom