Cách viết đơn xin việc!

Liên hệ QC

xuan.nguyen82

Thành viên tích cực
Tham gia
29/9/10
Bài viết
1,548
Được thích
8,041
Giới tính
Nữ
Nghề nghiệp
Human Resource Director
Một số bạn có gửi email hỏi mình về cách viết đơn xin việc, kỹ năng khi đi phỏng vấn...
Ở đây mình nói đến chủ đề đơn xin việc.

Vấn đề này có lẽ ở google có bạt ngàn thông tin, rất nhiều cách hướng dẫn khác nhau, mình chỉ nói lên những kinh nghiệm của bản thân mình trong "đơn xin việc":

Một đơn xin việc tốt, gây ấn tượng, lập tức làm cho người đọc bị cuốn hút, tò mò và muốn tiếp xúc với người viết nó. Nhà tuyển dụng không có thời gian đọc một lá đơn dài lê thê.

Họ sẽ thiếu thiện cảm nếu lá đơn trình bày xấu, viết sai chính tả và văn phạm. Lá đơn dù ngắn, song bạn cũng phải chứng minh là mình có hiểu biết về tổ chức, doanh nghiệp mà mình xin việc.

Cuối cùng, bạn phải ghi đúng tên người nhận. Ví dụ: Ông (bà X), Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phòng nhân sự. Tuyệt đối tránh cách viết: Kính gửi Xí nghiệp A, B... Viết như thế, nhiều khả năng đơn của bạn sẽ bị lãng quên.

Hình thức và nội dung một lá đơn xin việc:

Giấy khổ A4. Nếu chữ viết đẹp, nên viết tay. Đó cũng là cách khoe ưu điểm của mình. Và thường gây ấn tượng với người tuyển dụng. Nếu không thì nên dùng máy tính. Khi đã dùng máy tính, lưu ý cách trình bày văn bản theo form mẫu chuẩn, từ khoảng cách lề, cỡ chữ, các quy định cơ bản…

Về nội dung, đơn xin việc giống như một bài văn, gồm 3 phần: mở, thân và kết.

Mở: Trình bày lý do mình biết có thông tin tuyển dụng của công ty. Chứng minh là mình hiểu về cơ quan ấy và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của mình phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Thân: Nói về học vấn, tay nghề và kinh nghiệm của mình (phần này sơ bộ không cần nói quá kỹ vì trong quá trình phỏng vấn người tuyển dụng sẽ có chuyện để hỏi và mình có lý do để trả lời)
Kết: Xin được gặp người có trách nhiệm tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc dự phỏng vấn.
Bạn nên nhớ viết ngắn gọn, đủ ý, trình bày đẹp, sạch sẽ. Ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động.


*Mình làm nhân sự, phỏng vấn nhiều ứng viên, và cũng rất hay để ý đến lá đơn xin việc. Dù bất kỳ tuyển vị trí nào (ngoại trừ những vị trí lao động chân tay không cần thiết đơn hay như tạp vụ)
 
Mình không tán thành với cái gọi là "đơn xin việc", nói chung là mọi loại ĐƠN XIN. Mình là người lao động, người tuyển dụng cũng cần mình như mình cần việc, và cái ràng buộc 2 bên là Hợp đồng lao động, mình có đi xin ai cái gì đâu, mình có sức lao động thì mình bán cho người cần mua. Nhà nước đang tìm cách xóa bỏ cơ chế xin cho, nhưng khi nào bỏ được cái món ĐƠN XIN thì may ra mới hết được. Cơ quan công quyền sinh ra là để phục vụ người dân, khi người dân có nhu cầu cần sự giải quyết của cơ quan công quyền thì đó là trách nhiệm của cơ quan công quyền phải giải quyết cho người dân, thế mà người dân phải làm ĐƠN XIN, nào là xin cấp sổ đỏ, xin cấp chứng nhận hộ nghèo... đủ thứ xin. Thiết nghĩ nên đổi thành ĐƠN ĐỀ NGHỊ, ĐƠN YÊU CẦU thì đúng hơn, cho mấy ông cán bộ đỡ hống hách đi, người dân được nhờ. Và thay vì ĐƠN XIN VIỆC thì sẽ là ĐƠN ĐỀ NGHỊ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, chẳng phải như thế người lao động mới được tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi hay sao, chứ lúc nào cũng XIN là tự hạ thấp mình cho người ta chèn ép!!!
 
Mình không tán thành với cái gọi là "đơn xin việc", nói chung là mọi loại ĐƠN XIN. Mình là người lao động, người tuyển dụng cũng cần mình như mình cần việc, và cái ràng buộc 2 bên là Hợp đồng lao động, mình có đi xin ai cái gì đâu, mình có sức lao động thì mình bán cho người cần mua. Nhà nước đang tìm cách xóa bỏ cơ chế xin cho, nhưng khi nào bỏ được cái món ĐƠN XIN thì may ra mới hết được. Cơ quan công quyền sinh ra là để phục vụ người dân, khi người dân có nhu cầu cần sự giải quyết của cơ quan công quyền thì đó là trách nhiệm của cơ quan công quyền phải giải quyết cho người dân, thế mà người dân phải làm ĐƠN XIN, nào là xin cấp sổ đỏ, xin cấp chứng nhận hộ nghèo... đủ thứ xin. Thiết nghĩ nên đổi thành ĐƠN ĐỀ NGHỊ, ĐƠN YÊU CẦU thì đúng hơn, cho mấy ông cán bộ đỡ hống hách đi, người dân được nhờ. Và thay vì ĐƠN XIN VIỆC thì sẽ là ĐƠN ĐỀ NGHỊ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, chẳng phải như thế người lao động mới được tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi hay sao, chứ lúc nào cũng XIN là tự hạ thấp mình cho người ta chèn ép!!!

Hay gọi là ĐƠN ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG nhỉ?
Nghe cũng rất nhẹ nhàng và công bằng
 
Thực ra cụm từ: "Đơn xin việc" có từ rất lâu và nó không quan trọng việc quy định cụm từ đó, nếu là "Đơn yêu cầu" thì chỉ khi ở cấp cao hơn mới có thể dùng từ "yêu cầu"...

Việc tôn trọng người lao động hay công dân hay không, theo mình nó không phải ở mấy cụm từ này đâu. Mà là nội dung của nó và cách thức giao tiếp giữa hai bên.

Ban đầu, đúng là đi xin việc, đơn xin việc nó chỉ là bước khởi đầu để đưa người ta đến việc mua bán sức lao động. Nhưng cũng có thể đổi cách dùng từ như: "đơn đề nghị..." đơn đăng ký tuyển dụng....cái đó là do người lao động và người tìm việc làm có thể thay đổi.....

Theo mình thì cũng chẳng nặng nề quá bởi câu từ trong đơn này. Nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp nhà nước lại khác.

Vấn đề bạn nói lại hơi rộng, liên quan đến cơ chế của nhà nước, mà cơ chế nhà nước thì ...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thực ra cụm từ: "Đơn xin việc" có từ rất lâu và nó không quan trọng việc quy định cụm từ đó, nếu là "Đơn yêu cầu" thì chỉ khi ở cấp cao hơn mới có thể dùng từ "yêu cầu"...

Việc tôn trọng người lao động hay công dân hay không, theo mình nó không phải ở mấy cụm từ này đâu. Mà là nội dung của nó và cách thức giao tiếp giữa hai bên.

Ban đầu, đúng là đi xin việc, đơn xin việc nó chỉ là bước khởi đầu để đưa người ta đến việc mua bán sức lao động. Nhưng cũng có thể đổi cách dùng từ như: "đơn đề nghị..." đơn đăng ký tuyển dụng....cái đó là do người lao động và người tìm việc làm có thể thay đổi.....

Theo mình thì cũng chẳng nặng nề quá bởi câu từ trong đơn này. Nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp nhà nước lại khác.

Vấn đề bạn nói lại hơi rộng, liên quan đến cơ chế của nhà nước, mà cơ chế nhà nước thì ...
Không biết mọi người có hay để ý không, nhưng tôi thấy cùng là 2 người đang đi kiếm việc, một người nói rằng "mình đi nộp đơn xin việc" và một người nói "mình đến chỗ tuyển dụng nộp hồ sơ ứng tuyển", thái độ của 2 người đó hoàn toàn khác nhau. Thái độ e dè thiếu tự tin của người thứ nhất trái ngược với thái độ tự tin của người thứ 2. Đúng là chẳng quan trọng và sự tác động nhỏ của nó ít người để ý đến!! Và nếu ai cũng nghĩ rằng đó là do CƠ CHẾ của nhà nước, bỏ qua, chẳng ai chịu thay đổi thì đừng bao giờ mong vào sự văn minh của xã hội!!!
 
Không biết mọi người có hay để ý không, nhưng tôi thấy cùng là 2 người đang đi kiếm việc, một người nói rằng "mình đi nộp đơn xin việc" và một người nói "mình đến chỗ tuyển dụng nộp hồ sơ ứng tuyển", thái độ của 2 người đó hoàn toàn khác nhau. Thái độ e dè thiếu tự tin của người thứ nhất trái ngược với thái độ tự tin của người thứ 2. Đúng là chẳng quan trọng và sự tác động nhỏ của nó ít người để ý đến!! Và nếu ai cũng nghĩ rằng đó là do CƠ CHẾ của nhà nước, bỏ qua, chẳng ai chịu thay đổi thì đừng bao giờ mong vào sự văn minh của xã hội!!!


Đấy là điều quan trọng của người lao động trong thời buổi kinh tế hội nhập. Vấn đề thứ nhất là người lao động có thay đổi không? hay có biết mà thay đổi không?
Việc thứ hai: Mình không biết doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước thì như thế nào, có chịu thay đổi vấn đề Hành Chính" không? Nhưng với mình, thái độ và cách người lao động đến với công ty, mình cũng rất để ý. Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường "mở" vấn đề này hơn là cơ quan nhà nước.
 
Hồ sơ tham gia dự tuyển

Vấn đề này có lẽ rất nhiều bạn đã biết, nhưng mình vẫn nhận được các câu hỏi qua email của 1 số thành viên mới có liên quan đến hồ sơ, do vậy mình cũng viết lên đây vài vấn đề, có thể là cần thiết với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường:

1.Giấy tờ trong hồ sơ:

Thông thường bao gồm:

1.Sơ yếu lý lịch (bản gốc dấu đỏ)
2.Giấy khai sinh (bản sao hoặc foto công chứng)
2.CMND (foto công chứng)
3.Giấy khám sức khỏe (bản gốc, dấu đỏ) - Giấy KSK đặc biệt quan trọng đối với các ngành nghề về thực phẩm.
4.Sổ hộ khẩu (foto công chứng)
5. Bằng cấp (nếu có)- foto công chứng
6.Giấy xác nhận quá trình làm việc ở nơi cũ (nếu có)- Giấy này không cần thiết lắm, trừ 1 số DN bắt buộc

Một số giấy tờ theo tính chất công việc mà người sử dụng lao động yêu cầu, theo mẫu của doanh nghiệp. Ví dụ như ở công ty mình 1 số công việc liên quan đến tài chính của công ty sẽ có thêm giấy bảo lãnh, giấy xác nhận nhân sự....

Bình thường là có 5 loại giấy tờ từ 1 đến 5 là đủ cho 1 bộ hồ sơ dự tuyển.

*Rất nhiều bạn gửi hồ sơ dự tuyển mà gửi cả bản gốc, đến khi không được nhận sẽ không lấy lại được hồ sơ, mà làm lại hồ sơ thì mất thời gian, đa số các DN có ghi chú: "không trả hồ sơ nếu ứng viên không đạt"

Do vậy các ứng viên nên làm sẵn vài bộ hồ sơ foto hoặc foto công chứng, khi đi phỏng vấn nên mang theo cả hồ sơ gốc, nếu cần người tuyển dụng sẽ đối chiếu.
Xin phép gửi hồ sơ foto ở lại, khi đạt phỏng vấn và được nhận chính thức sẽ nộp hồ sơ gốc đầy đủ.

*Hồ sơ xin việc rõ ràng và sáng sủa (sự cẩu thả trong chuẩn bị hồ sơ tạo ấn tượng rất xấu vì làm giảm bớt sự tin cậy của người tuyển dụng).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hồ sơ xin việc của tôi bao giờ cũng để tiêu đề là "Thư xin việc", hoặc "Thư xin ứng tuyển" hoặc "Application letter"

Vấn đề nặng nề của "Đơn xin việc" không phải ở chữ "xin", mà là ở chữ "Đơn". Vì thực chất ta cũng đang đi xin, và người ta có quyền từ chối "không cho", mặc dù đôi khi ta "không thèm xin" cái chỗ đó, chỗ nọ.
 
Tí xíu thường hay dùng "thư ứng tuyển" ạ! không thì quất vào "An Application for a Job!"
 
Hồ sơ tham gia dự tuyển


1.Giấy tờ trong hồ sơ:

Thông thường bao gồm:

1.Sơ yếu lý lịch (bản gốc dấu đỏ)
2.Giấy khai sinh (bản sao hoặc foto công chứng)
2.CMND (foto công chứng)
3.Giấy khám sức khỏe (bản gốc, dấu đỏ) - Giấy KSK đặc biệt quan trọng đối với các ngành nghề về thực phẩm.
4.Sổ hộ khẩu (foto công chứng)
5. Bằng cấp (nếu có)- foto công chứng
6.Giấy xác nhận quá trình làm việc ở nơi cũ (nếu có)- Giấy này không cần thiết lắm, trừ 1 số DN bắt buộc


.

Em nghĩ trong tuyển dụng, nên chấp nhận hồ sơ photo và gửi qua email thì sẽ tiết kiệm được rất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho ứng viên. Hồ sơ công chứng và hồ sơ gốc ứng viên có thể mang theo khi phỏng vấn nếu được gọi phỏng vấn. Thực ra nhà tuyển dụng có thể sơ duyệt hồ sơ qua file được mà. Như vậy vừa tiết kiệm được tiền công chứng, thời gian đi công chứng, thời gian đi nộp hồ sơ, chống kẹt đường, giảm ô nhiễm môi trường do khói xe, tiết kiệm năng lượng (xăng), tiết kiệm giấy, mực in cho những hồ sơ không đạt.
(Đợt vừa mới tốt nghiệp, em đi công chứng ở phường 5 mẫu giấy tờ, mỗi loại 5 bản vậy mà hết 90 ngàn, không hề có biên lai thu lệ phí. Em ấm ức lắm vì bữa công chứng ở quận em đã biết rõ giá công chứng rồi. Biết là bị ăn chặn nhưng lúc đó vẫn đưa tiền đủ, đi về mới ấm ức. Nhưng nghĩ lại thấy mình ngu nên ráng chịu, ngu vì Ba Mẹ cho ăn học, biết việc người ta làm sai mà không dám hỏi cho rõ ràng nên ko trách ai ngoài trách mình)
 
Em nghĩ trong tuyển dụng, nên chấp nhận hồ sơ photo và gửi qua email thì sẽ tiết kiệm được rất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho ứng viên. Hồ sơ công chứng và hồ sơ gốc ứng viên có thể mang theo khi phỏng vấn nếu được gọi phỏng vấn. Thực ra nhà tuyển dụng có thể sơ duyệt hồ sơ qua file được mà. Như vậy vừa tiết kiệm được tiền công chứng, thời gian đi công chứng, thời gian đi nộp hồ sơ, chống kẹt đường, giảm ô nhiễm môi trường do khói xe, tiết kiệm năng lượng (xăng), tiết kiệm giấy, mực in cho những hồ sơ không đạt.
(Đợt vừa mới tốt nghiệp, em đi công chứng ở phường 5 mẫu giấy tờ, mỗi loại 5 bản vậy mà hết 90 ngàn, không hề có biên lai thu lệ phí. Em ấm ức lắm vì bữa công chứng ở quận em đã biết rõ giá công chứng rồi. Biết là bị ăn chặn nhưng lúc đó vẫn đưa tiền đủ, đi về mới ấm ức. Nhưng nghĩ lại thấy mình ngu nên ráng chịu, ngu vì Ba Mẹ cho ăn học, biết việc người ta làm sai mà không dám hỏi cho rõ ràng nên ko trách ai ngoài trách mình)

Thông thường các doanh nghiệp nhận CV qua email nhưng khi gặp mặt phỏng vấn, tối thiểu cũng có hồ sơ foto hoặc foto công chứng em ạ. Chỉ khi nào đạt qua phỏng vấn mới phải nộp hồ sơ gốc có dấu đỏ.
Có 1 số doanh nghiệp thì không nhận qua email...điều này tùy thuộc vào từng người tuyển dụng.
Nhưng nhà tuyển dụng vẫn đánh giá cao việc ứng viên đến nộp hồ sơ tại công ty hơn là 1 bạn gửi qua email.

Nói thêm:
Một số ứng viên kiến nghị về việc gửi hồ sơ qua email hoặc xin nộp CV viết tay, điều này có nhiều bất cập
Khi em mang 1 CV không có xác nhận đến, người tuyển dụng khó tính sẽ lại phải quay về lấy hồ sơ hoặc hẹn lần sau đến.

Tất nhiên thời buổi hiện đại, cũng làm việc theo phong cách hiện đại nhưng không vì thế mà bỏ qua thủ tục cơ bản. Việc mình chuẩn bị sẵn sàng về hồ sơ, cũng như việc nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng: Ứng viên này chu đáo và chuẩn bị từ những việc nhỏ, thì khả năng trong công việc cũng luôn sẵn sàng.

Nếu chỉ có CV, đến phỏng vấn lở mình đạt tiêu chuẩn thì lại phải hẹn lần sau đến nộp hồ sơ hay sao?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em thấy bên chỗ các công ty, nhất là công ty nước ngoài ấy hộ thường ghi" đề nghị tuyển dụng" đấy các anh chị ạh. Còn hiện tại ở chỗ công ty em làm thì đơn xin thật vì đi làm việc đến ngày lấy lương mà giống như đi xin người ta ấy khổ
 
Em thấy bên chỗ các công ty, nhất là công ty nước ngoài ấy hộ thường ghi" đề nghị tuyển dụng" đấy các anh chị ạh. Còn hiện tại ở chỗ công ty em làm thì đơn xin thật vì đi làm việc đến ngày lấy lương mà giống như đi xin người ta ấy khổ

Nếu môi trường làm việc không thoải mái, đi làm công mà tiền lương lấy giống như ăn xin vậy bạn cho xếp nghỉ việc nhé
gửi xếp tờ A4 đầu viết Tờ trình
về việc nghỉ việc không lương.
 
Nếu môi trường làm việc không thoải mái, đi làm công mà tiền lương lấy giống như ăn xin vậy bạn cho xếp nghỉ việc nhé
gửi xếp tờ A4 đầu viết Tờ trình
về việc nghỉ việc không lương.

Bây giờ một số thư đề nghị tuyển dụng đó viết rất ngộ nghĩnh, đọc mà dở khóc, dở cười em ạ. Kể cả thôi việc.
Viết mà như văn nói....Như là chị em mình nói chuyện với nhau ngoài đời vậy.
 
Nói về đơn xin việc này mình xin chia sẽ kinh nghiệm của mình như sau (đối với các công ty nước ngoài ở nước ngoài nhé)
1. Khi ứng cử viên đọc được thông tin tuyển dụng từ nhà tuyển dụng, ứng cử viên cần phải gửi 1 C.V và một thư dự tuyển (cai này các bạn hay gọi là đơn xin việc). Thật ra thư dự tuyển chính là một lá thư tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân của ứng cử viên cho chức vụ dự ứng.
2. Nhà tuyển dụng sau khi duyệt qua thư dự tuyển và CV của ứng cử viên và cảm thấy có thể chấp nhận hồ sơ dự tuyển đó thì nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với ứng viên bằng điện thoại để thông báo về cuộc hẹn phỏng vấn và đồng thời gửi email để xác nhận lần nữa với ứng cử viên về thời gian và địa điểm phỏng vấn để tránh trường hợp ứng cử viên đến sai giờ và đổ lỗi cho nhà tuyển dụng.
3. Khi ứng cử viên đến dự phỏng vấn thì họ cần phải mang theo tất cả các giấy tờ bản gốc mà ứng cử viên đã liệt kê trong hồ sơ ứng cử (bằng cấp, ID...). Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra các loại giấy tờ đó trong lúc phỏng vấn để xác nhận được độ chính xác của các loại giấy tờ.
4. Trúng tuyển viên sẽ nhận được email thông báo kèm một cuộc gọi điện thoại để xác nhận rằng trúng tuyển viên nhận được email và họ sẽ cần mang tất cả các loại giấy tờ bản gốc theo để tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Nhà tuyển dụng sẽ photo lại các loại giấy tờ cần thiết và lưu giữ trong hồ sơ nhân viên.

Ở Việt Nam mình nhận thấy có một điểm khá khó chịu là nhà tuyển dụng bắt buộc tất cả mọi ứng cử viên phải nộp hồ sơ có công chứng. Điều này mình hoàn toàn không đồng ý vì: thứ nhất sẽ phát sinh chi phí cho ứng cử viên (neu sinh viên mới ra trường và có hoàn cảnh hơi khó khan thì không hay cũng như rất phiền phức cho các bạn ở tỉnh). Thứ hai nếu thí sinh đó ko đạt yêu cầu thì chính nhà tuyển dụng sẽ phải huỷ các loại giấy tờ đó (thế giới đang kêu gọi tiết kiệm giấy để cứu giúp hành tinh xanh của chúng ta :) ). Thiet theo mình nghĩ thì nếu các loại giấy tờ bản gốc đã được chính nhà tuyển dụng xem qua thì chỉ cần bản photo là đủ hoặc vừa bản photo vừa bản scan để tiết kiệm các loại giấy tờ ko cần thiết và bị loại bỏ.

Vấn đề nữa mình cũng muốn nói lên mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng tuyển viên là quan hệ cộng sinh. Nhà tuyển dụng cần kỹ năng của người ứng tuyển cũng như người ứng tuyển cần các chế độ đãi ngộ từ nhà tuyển dụng để cống hiến kỹ năng bản thân. Cả hai không thể sống thiếu lẫn nhau cho nên có một số nhà tuyển dụng với ý nghĩa rằng: có thiếu gì người sẽ tham gia ứng tuyển cho nên tỏ ra thái độ coi thường hoặc bất cần ứng tuyển viên. Nếu bạn là một ứng tuyển viên giỏi thì bạn sẽ chấp nhận cống hiến tài năng của bạn cho một nhà tuyển dụng như thê? Cũng như các ứng tuyển viên rất tự cao về bản thân đến dự tuyển với thái độ ta đây giỏi ta đây có nhiều chổ mời gọi thì một nhà tuyển dụng tốt sẽ chấp nhận một nhân viên tương lai với thái độ như thế? Câu trả lời là KHÔNG cho cả hai.
 
Nghề nhân sự là luôn tôn trọng con người và hướng tới con người. Bất kỳ ai làm trong nghề nhân sự mà coi thường ứng viên, coi thường người khác thì không tồn tại lâu trong nghề này. Mình nghĩ thế và mình đồng ý với Chí đó là quan hệ cộng sinh, hai bên đều cần nhau và đều có lợi.
Nhưng có 1 điểm mà C thấy khó chịu đó thì ở VN này vẫn phải áp dụng. Hồ sơ gốc hoặc hồ sơ công chứng khi đi làm là rất cần thiết. Bởi:

1.Các cơ quan nhà nước về quản lý lao động như: Bảo hiểm xã hội, Sở lao động TBXH....có quá nhiều thủ tục giấy tờ pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện.
2.Ý thức của chính người lao động không tốt.

1.Khi ngưòi lao động qua thử việc, phải làm hợp đồng chính thức, báo tăng bảo hiểm, theo thang bảng lương đã quy định. Toàn bộ hồ sơ kê khai với cơ quan nhà nước phải bắt buộc là hồ sơ gốc có dấu đỏ hoặc công chứng. (Chỉ thiếu 1 loại giấy tờ thôi đã hành lên hành xuống rồi).
Thỉnh thoảng, Thanh tra sở đi kiểm tra, kiểm toán sờ đến, nếu bảng lương có tên người lao động mà hồ sơ không có thì cho là doanh nghiệp khai khống để tính chi phí, nếu có hồ sơ mà không phải gốc thì đó là: không đủ tính chất Pháp lý. Hồ sơ foto không có giá trị.
Khi có sự vụ gì đó liên quan đến công an, đến cảnh sát, đến cơ quan nhà nước...(ví dụ như người lao động ăn cắp rồi trốn việc- điều này cũng hay có), doanh nghiệp gửi hồ sơ truy tố trong trường hợp không tự giải quyết được, thì phải có hồ sơ gốc của nhân viên mới có đủ tính Pháp lý.

2.Người lao động đôi khi có những trường hợp: Có hành vi trộm cắp tài sản hoặc nhân viên lạm dụng tiền của công ty, ví dụ như: nhân viên giao hàng hoặc nhân viên kinh doanh bán hàng thu tiền của khách hàng luôn, có khi cầm tiền rồi nghỉ việc...khi đó sờ đến hồ sơ thì phải là hồ sơ gốc mới ra công an giải quyết được. Và rất nhiều tình huống khác.

3.Bộ phận cấp quản lý đôi khi nộp hồ sơ khống (không có nhân viên mà vẫn tính công và có hồ sơ, hồ sơ pho to thì dễ kiếm lắm, hồ sơ gốc mới khó)- nhưng trường hợp này thường không lọt được vì Phòng nhân sự luôn kiểm tra tình trạng nhân viên trong công ty và nắm được toàn bộ sự biến động. TRường hợp này hy hữu nếu có xảy ra thì do nhân sự không kiểm soát chặt chẽ.

Vì vậy để đảm bảo thực hiện đúng quy định của nhà nước và với các cơ quan chức năng và an toàn cho người sử dụng lao động về mọi mặt thì hồ sơ gốc là cần thiết.

Giống như việc là công dân Việt Nam thì phải có CMND do công an cấp vậy.

*Hồ sơ foto mình kiếm cả đống, còn có những doanh nghiệp (khống, ảo, thuê, mua hoặc mượn hồ sơ mà các công ty khác bỏ để làm chứng từ lương nữa cơ.)
*Việc lưu giữ hồ sơ qua mạng, bản mềm đôi khi gặp trục trặc với các vấn đề mạng mẹo, mất dữ liệu...Vì thế bản cứng vẫn phải còn, và có quy định bao lâu mới được hủy.

Vì thế mỗi đất nước một khác, cách làm việc cũng khác nhau.
Ở Việt Nam phải áp dụng theo Luật Việt Nam mà. Nếu có thay đổi, có lẽ phải thay đổi từ trên xuống.

Còn điểm phát sinh chi phí cho ứng viên thì mình nghĩ nó rất nhỏ. Khi chuẩn bị đi làm là các bạn có thể chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gốc, còn lại hồ sơ gửi ứng tuyển là foto hoặc qua email...
DN luôn cần có thời gian khoảng 1 tuần cho ứng viên hoàn thiện hồ sơ nếu thiếu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
C đồng ý với ý kiến của X. Có lẽ đem đường lối quản lý ở nơi khác về áp dụng sẽ ko được. Vậy mình có thể áp dụng rằng hồ sơ có công chứng cho các trúng tuyển viên mà thôi? Vì nếu chưa trúng tuyển thì cơ quan hành chính sẽ ko nói mình làm sai điều luật chứ? Cũng như giải quyết được vấn đề giấy và bảo vệ môi trường mà C nêu trên
 
C đồng ý với ý kiến của X. Có lẽ đem đường lối quản lý ở nơi khác về áp dụng sẽ ko được. Vậy mình có thể áp dụng rằng hồ sơ có công chứng cho các trúng tuyển viên mà thôi? Vì nếu chưa trúng tuyển thì cơ quan hành chính sẽ ko nói mình làm sai điều luật chứ? Cũng như giải quyết được vấn đề giấy và bảo vệ môi trường mà C nêu trên

Mình vẫn chấp nhận hồ sơ foto hoặc gửi CV qua email, khi xem thấy được thì gọi ứng viên đến phỏng vấn và khi trúng tuyển mình mới yêu cầu hoàn thiện hồ sơ gốc.
Có những trường hợp không đạt hoặc mới thử việc vài ngày rồi nghỉ mình không tính lương, mình vẫn trả hồ sơ gốc, nhưng một số nơi thì không trả. Cũng tùy công ty.

Quan điểm của mình với việc quản trị nhân sự là: Luôn lấy con người làm gốc! Cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.
Nghề này là nghề đối diện với cơm áo, gạo tiền của bao nhiêu con người, căng thẳng lắm.
Có thêm 1 người bạn để chia sẻ về nghề nghiệp và thảo luận, mình thấy rất vui!
Cảm ơn C nhiều!
 
Đơn xin việc

Đơn xin việc trong tiếng anh là application !
Điều quan trọng là nội dung bạn viết nó như thế nào để đạt được mong muốn là được vào làm việc trong các công ty, tổ chức hay tập đoàn lớn với môi trường làm việc tốt và chế độ phúc lợi thật hấp dẫn. Mình xin đưa ra một mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh để các bạn tham khảo

No1.APPLICATION LETTER

Nguyen Thanh Hien
Nguyen Du Street, Hanoi
Date : Jul 25[SUP]th[/SUP], 2011
Tel : 0936.774.477
Email : Thanhhien@gmail.com
Dear Human Resource Manager:
I am applying for the position of Sales Executive, which was advertised on Jun. 4th with the career services center at Plaza ceter. The position seems to fit very well with my education, experience, and career interests.
According to the advertisement, your position requires excellent communication skills, expert in computer, and degree in business, economics, or finance. I graduated from National Economical University. My studies have included courses in computer science, business administration, speech communications, and business writing. I understand the position also requires a candidate who is work with team, works well under pressure.
My background and goals seem to match your requirements well. I am confident that I can perform the job effectively after a short time of working .
If you would like to schedule an interview , please call me at 0936.774.477. I will be available at your convenience.
Looking forward your information
Yours faithfully

Nguyen Thanh Hien

Để biết thêm nhiều thông mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh, tiếng nhật, tiếng nhật
Các bạn có thể tham khảo thêm trên
http://sachhaytructuyen.vn
 
Web KT
Back
Top Bottom