Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào năm 2009?

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Viết trả lời bài dùm bạn trên diễn đàn www.giaiphapexcel.com

Nghị định số 123/2008/NÐ-CP, ngày 8-12-2008 của Chính phủ quy định về điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

a) Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ theo quy định.
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Ðối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hơn 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ðến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị hơn 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.


c) Ðối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu tại điểm a, b còn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.


Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-1-2009

LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Luật số: 13/2008/QH12

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008
Chủ Tịch Quốc Hội - Ông Nguyễn Phú Trọng (đã ký)


----
Chú ý : nhe

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Luật này thay thế các luật sau đây:
a) Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997;
b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11;
3. Bãi bỏ Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11.
 

File đính kèm

  • luat_thue_gia_tri_gia_tang.doc
    95 KB · Đọc: 464
  • nghi_dinh_123.2008_huong_dan_thi_hanh_luat_thue_gtgt.rar
    16.3 KB · Đọc: 423
  • nghi_dinh_124.2008_huong_dan_thi_hanh_mot_so_dieu_thu_tndn.rar
    26 KB · Đọc: 266
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Ðối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hơn 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ðến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.


Vậy nếu Hợp đồng đó > 20tr, và được trả bằng tiền mặt 1 lần (Do nhanh hơn và tiện hơn), và có hóa đơn đầy đủ thì hóa đơn đó cũng không được khấu trừ thuế VAT phải không bác ???

Khổ một nỗi là trả tiền qua ngân hàng thì đối tác không chịu (Tiền mặt thì nhận trong ngày, qua Ngân hàng thì mất >=2 ngày - Do khác hệ thống). Vậy chắc là phải làm nhiều phiếu chi, mỗi phiếu là <= 20 triệu

Hu hu hu!!
 
Lệnh Hồ ơi:
Còn khổ hơn nữa kia. Trong cùng 1 ngày một khách hàng có nhiều hóa đơn giá trị nhỏ hơn 20tr mà cộng lại trên 20tr cũng không được khấu trừ. Vậy là ngoài việc chia nhỏ theo hóa đơn còn phải chia nhỏ theo ngày nữa.

P/s:Tổng trên 20 triệu mà không có chứng từ thanh toán qua NH
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác Kế toán già gân ơi! Bác dẫn luôn chỗ nào hướng dẫn các khoản không được khấu trừ nếu không thỏa điều kiện trên thì được/hay không được hạch toán vào chi phí!?
 
Lệnh Hồ ơi:
Còn khổ hơn nữa kia. Trong cùng 1 ngày một khách hàng có nhiều hóa đơn giá trị nhỏ hơn 20tr mà cộng lại trên 20tr cũng không được khấu trừ. Vậy là ngoài việc chia nhỏ theo hóa đơn còn phải chia nhỏ theo ngày nữa.


Cái vụ 1 ngày ở đâu vậy ta ??? Nếu có thì có mà . . chết.

Có nghĩa là đã "lỡ" trả đối tác 20tr rồi, nếu muốn lấy thêm thì phải chờ . . ngày mai.

2tỷ/20tr = 100 ngày > 3 tháng. Mỗi ngày 1 phiếu.
Có nghĩa là nếu hợp đồng khoảng 2 tỷ mà trả bằng tiền mặt, thời hạn hợp đồng là 3 tháng thì phải nói là Vô phương cứu chữa.

À mà cho em hỏi các bác xíu, nếu em đi ăn nhà hàng mà >20tr thì có nghĩa là em được quyền trả qua ngân hàng phải không ạ, vì trả tiền mặt không được khấu trừ mà. Vậy thì sao vậy ta???

Đi mua máy vi tính, khoảng 25tr, vác máy về rồi nói : có gì mai chuyển khoản cho. He he he, thích thật.

Đi chữa bệnh, nếu viện phí >20tr thì tớ chỉ đóng 20tr thôi, còn lại mai đóng tiếp.

cái vụ này có vẻ hay à nha

Cuối cùng vẫn HU HU HU.
 
Cái vụ 1 ngày ở đâu vậy ta ??? Nếu có thì có mà . . chết.

Có nghĩa là đã "lỡ" trả đối tác 20tr rồi, nếu muốn lấy thêm thì phải chờ . . ngày mai.

2tỷ/20tr = 100 ngày > 3 tháng. Mỗi ngày 1 phiếu.
Có nghĩa là nếu hợp đồng khoảng 2 tỷ mà trả bằng tiền mặt, thời hạn hợp đồng là 3 tháng thì phải nói là Vô phương cứu chữa.

À mà cho em hỏi các bác xíu, nếu em đi ăn nhà hàng mà >20tr thì có nghĩa là em được quyền trả qua ngân hàng phải không ạ, vì trả tiền mặt không được khấu trừ mà. Vậy thì sao vậy ta???

Đi mua máy vi tính, khoảng 25tr, vác máy về rồi nói : có gì mai chuyển khoản cho. He he he, thích thật.

Đi chữa bệnh, nếu viện phí >20tr thì tớ chỉ đóng 20tr thôi, còn lại mai đóng tiếp.

cái vụ này có vẻ hay à nha

Cuối cùng vẫn HU HU HU.

Đoạn này nằm ở đây nè bác

thông tư 129/2008/TT-BTC đã viết:
Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Công nhận ngặt nghèo thiệt +-+-+-+ +-+-+-+
 
Người Việt Nam quen xài tiền "tươi" nên khi thấy thanh toán qua "ngân hàng" thì hơi ngán! Có lẽ đây cũng là một cách quản lý, tránh trường hợp các cty kê khống hóa đơn và thanh toán ảo bằng tiền mặt! Và đây cũng là một cách giúp người dân làm quen với các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn! Đồng thời kích các ngân hàng phải đáp ứng các dịch vụ ngân hàng của mình tốt hơn nữa! (ví dụ chuyển tiền phải nhanh hơn!). v.v.....

Các bác yên tâm, nước ngoài họ đã "ngân hàng hóa" các hoạt động thanh toán! Việt nam như vậy là đã quá chậm rồi! Tôi nhớ có lần đi công tác, vào siêu thị mua đồ, quen tay móc ra tờ 100 USD thanh toán (đúng ra phải trả bằng thẻ AMT), có tới mấy người tròn mắt nhìn tôi một cách lạ lẫm!..Ẹc Ẹc. Hỏi ra mới biết họ nghĩ tôi "rửa tiền" Ẹc Ẹc...

Dù sao thì ...... chúng ta cũng phải làm thôi!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đoạn này nằm ở đây nè bác
Nguyên văn bởi thông tư 129/2008/TT-BTC
Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Công nhận ngặt nghèo thiệt +-+-+-+ +-+-+-+

Mua nhiều lần
có khác với mua một lần nhưng trả nhiều lần không nhỉ ???

Có thể hiểu câu trên như sau :Điều này chỉ áp dụng với việc mua nhiều lần trong ngàymỗi lần có giá trị <20tr. Nếu tổng giá trị đó > 20tr thì mới áp dụng điều này.
????????????

!$@!!!$@!!!$@!!
 
Người Việt Nam quen xài tiền "tươi" nên khi thấy thanh toán qua "ngân hàng" thì hơi ngán! Có lẽ đây cũng là một cách quản lý, tránh trường hợp các cty kê khống hóa đơn và thanh toán ảo bằng tiền mặt! Và đây cũng là một cách giúp người dân làm quen với các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn! Đống thời kích các ngân hàng phải đáp ứng dịch vụ tốt hơn! (ví dụ chuyển tiền phải nhanh hơn!). v.v.....

Dù sao, chúng ta cũng phải làm thôi!

Việc thanh toán qua ngân hàng hiện nay chưa đáp ứng được.
Việc mua sắm > 20tr là chuyện bình thường, việc này chỉ được giải quyết khi việc sử dụng Thẻ Ngân Hàng và các dịch vụ kèm theo được hỗ trợ tối đa.
Chán quá!
 
Việc thanh toán qua ngân hàng hiện nay chưa đáp ứng được.
Việc mua sắm > 20tr là chuyện bình thường, việc này chỉ được giải quyết khi việc sử dụng Thẻ Ngân Hàng và các dịch vụ kèm theo được hỗ trợ tối đa.
Chán quá!

Anh BAB ơi! Không biết anh đang đứng góc độ cá nhân hay góc độ doanh nghiệp để đặt vấn đề vậy!?

Đứng ở góc độ Doanh nghiệp:

Nếu là mua sắm tài sản cố định (>20 triệu), v/v... thì về góc độ doanh nghiệp là phải có hợp đồng, hóa đơn, biên bản thanh lý v.v..., như vậy việc một doanh nghiệp mua hàng tại Nguyễn Kim chẳng hạn thì thanh toán qua ngân hàng là chuyện bình thường mà! Không tin thì anh hỏi thử đi!

Nếu mua sắm nguyên vật liệu/vật tư phục vụ sản xuất có giá trị lớn, số lượng lớn, thậm chí số lượng ít, thì hai bên cũng phải ký đơn đặt hàng, hợp đồng thỏa thuận, hoặc chí ít cũng phải có cái bảng báo giá kèm theo! Rồi cũng phải xuất hóa đơn! Cho nên việc thanh toán tiền qua ngân hàng cũng do hai bên thương lượng!

Bên Cty em những khoản thanh toán từ 5 triệu trở lên là đã thông qua ngân hàng rồi!
Lý do thì nhiều lắm. Nhưng nếu lấy lý do thanh toán qua ngân hàng chậm, tốn phí, thì đó không phải là một lý do chính đáng!
 
Còn một điều này nữa, cũng thật là vướng mắc.

Nếu Cty đang thực hiện cùng 1 lúc 5 công trình, 5 công trình này do 5 Anh trưởng công trình quản lý.

Khi đi mua vật tư về sử dụng (mua lẻ) thì các anh phải hỏi Cty, CH bán rằng từ sáng tới giờ có xuất hóa đơn nào cho Cty tôi chưa, nếu có rồi thì xem số tiền là bao nhiêu, nếu tiền cũng gần bằng 20 triệu thì Tôi sẽ không mua nữa, Tôi sẽ qua chổ khác (Khi đó không biết người bán có nói thiệt không nữa, hay ta phải hỏi hết tất cả các anh em trong Cty khi mua hàng)

Thật là nhức đầu cho người bán và người mua!
 
Còn một điều này nữa, cũng thật là vướng mắc.

Nếu Cty đang thực hiện cùng 1 lúc 5 công trình, 5 công trình này do 5 Anh trưởng công trình quản lý.

Khi đi mua vật tư về sử dụng (mua lẻ) thì các anh phải hỏi Cty, CH bán rằng từ sáng tới giờ có xuất hóa đơn nào cho Cty tôi chưa, nếu có rồi thì xem số tiền là bao nhiêu, nếu tiền cũng gần bằng 20 triệu thì Tôi sẽ không mua nữa, Tôi sẽ qua chổ khác (Khi đó không biết người bán có nói thiệt không nữa, hay ta phải hỏi hết tất cả các anh em trong Cty khi mua hàng)

Thật là nhức đầu cho người bán và người mua!

Danh ơi! "mua lẻ" là sao? Có nghĩa là mua "Ít" và mua "không thường xuyên" ?? Nếu đúng như vậy thỉ khoản tiền hàng ngày mua vật tư đó trên 20 triệu mỗi ngày có thể coi là mua lẻ được không?

Như vậy, vấn đề thật sự nằm ở đâu!? Vướng mắt thật sự nằm chỗ nào?
 

Mua nhiều lần
có khác với mua một lần nhưng trả nhiều lần không nhỉ ???

Có thể hiểu câu trên như sau :Điều này chỉ áp dụng với việc mua nhiều lần trong ngàymỗi lần có giá trị <20tr. Nếu tổng giá trị đó > 20tr thì mới áp dụng điều này.
????????????

!$@!!!$@!!!$@!!

Chú bắp này, mua nhiều lần tất nhiên phải khác với mua 1 lần rồi. Theo tiger nghĩ, nó sẽ là trường hợp này: A mua hàng của B trong ngày đó có 20 lần = 20 tờ hóa đơn (tất nhiên 1 tờ phải dưới 20 triệu). Cách này cũng chỉ nhằm bảo vệ 1 phần cho phần quy định từ 20 triệu trở lên mới cho khấu trừ thuế thôi.

Nhưng nếu ta lấy hóa đơn cách ngày đối với trường hợp ví dụ trên thì cũng phải được chấp nhận thôi.
 
Khổ một nỗi là trả tiền qua ngân hàng thì đối tác không chịu (Tiền mặt thì nhận trong ngày, qua Ngân hàng thì mất >=2 ngày - Do khác hệ thống). Vậy chắc là phải làm nhiều phiếu chi, mỗi phiếu là <= 20 triệu

Hu hu hu!!

Trường hợp này, anh có thể vận dụng trả bằng séc lĩnh tiền mặt, séc bảo chi cho nhà cung cấp. Không nhất thiết phải thanh toán bằng tiền mặt. (Vì séc do ngân hàng phát hành)
Luật ơi là luật - khà khà khà.

Nguyên văn bởi thông tư 129/2008/TT-BTC
Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Thương cho cán bộ kế toán các doanh nghiệp và quý cán bộ thuế khi DN lập hồ sơ hoàn thuế và duyệt quyết toán thuế. Vai trò kế toán cùng cơ quan thuế sẽ được nâng cao vèo vèo.

Phần mềm kế toán kỳ này chắc bán chạy đó nhe. Các bác kinh doanh phần mềm hãy thêm các chức năng, tiện ích để marqué vào các hóa đơn mua cùng ngày cùa nhà cung cấp với tổng cộng => 20 triệu.

Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng

hoangdanh282vn đã viết:
Còn một điều này nữa, cũng thật là vướng mắc.
Nếu Cty đang thực hiện cùng 1 lúc 5 công trình, 5 công trình này do 5 Anh trưởng công trình quản lý.
Khi đi mua vật tư về sử dụng (mua lẻ) thì các anh phải hỏi Cty, CH bán rằng từ sáng tới giờ có xuất hóa đơn nào cho Cty tôi chưa, nếu có rồi thì xem số tiền là bao nhiêu, nếu tiền cũng gần bằng 20 triệu thì Tôi sẽ không mua nữa, Tôi sẽ qua chổ khác (Khi đó không biết người bán có nói thiệt không nữa, hay ta phải hỏi hết tất cả các anh em trong Cty khi mua hàng)
Thật là nhức đầu cho người bán và người mua!

+ Trường hợp của anh hoangdanh282vn nghe cũng chí lý nhỉ. Đúng là nhức đầu cho người bán và người mua.
Vậy trở lại thời bao cấp một tí xíu nhe anh hoangdanh282vn, phải có 1 bộ phận chuyên trách cung ứng hàng hóa cho các công trình thì đỡ đau đầu được chưa.
Hiện mình chưa nghĩ ra cách giải quyết vấn đề cho anh.

+ Theo cách anh trình bày, mua "lẻ" có phải là cuối tháng bên bán tập hợp và đối chiếu vời bên mua để xuất hóa đơn cho bên mua 1 lần không anh ? --> Trường hợp này nếu trên 20 triệu thì vẫn phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT.

Nghị định số 123/2008/NÐ-CP, ngày 8-12-2008 của Chính phủ quy định về điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
......
......
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị hơn 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

c) Ðối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu tại điểm a, b còn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Cái này mới mệt nè, kế toán làm việc thè lưỡi luôn nhe. Nhớ trả lương cho kế toán cao cao 1 chút để họ yên tâm làm việc và doanh nghiệp cũng hãy nhanh tay trang bị phần mềm kế toán cho công ty luôn thể. Không nữa quyết toán, kế toán làm sao nhớ ông nào cấn trừ với bà nào nhe. Ngồi lục hồ sơ, biên bản từng hợp đồng ra chỉ có nước toi mạng luôn.
Hãy cho kế toán đi học excel và ưu tiên dành cho kế toán có thời gian online để học tập tại diễn đàn giaiphapexcel luôn thể. Khà khà khà
 
Anh BAB ơi! Không biết anh đang đứng góc độ cá nhân hay góc độ doanh nghiệp để đặt vấn đề vậy!?

Đứng ở góc độ Doanh nghiệp:

Nếu là mua sắm tài sản cố định (>20 triệu), v/v... thì về góc độ doanh nghiệp là phải có hợp đồng, hóa đơn, biên bản thanh lý v.v..., như vậy việc một doanh nghiệp mua hàng tại Nguyễn Kim chẳng hạn thì thanh toán qua ngân hàng là chuyện bình thường mà! Không tin thì anh hỏi thử đi!

Nếu mua sắm nguyên vật liệu/vật tư phục vụ sản xuất có giá trị lớn, số lượng lớn, thậm chí số lượng ít, thì hai bên cũng phải ký đơn đặt hàng, hợp đồng thỏa thuận, hoặc chí ít cũng phải có cái bảng báo giá kèm theo! Rồi cũng phải xuất hóa đơn! Cho nên việc thanh toán tiền qua ngân hàng cũng do hai bên thương lượng!

Bên Cty em những khoản thanh toán từ 5 triệu trở lên là đã thông qua ngân hàng rồi!
Lý do thì nhiều lắm. Nhưng nếu lấy lý do thanh toán qua ngân hàng chậm, tốn phí, thì đó không phải là một lý do chính đáng!

Anh đang đứng ở góc độ Doanh nghiệp đấy chứ.

Cty của anh ký hợp đồng rất nhiều với Cty Hàn Quốc (Tại VN), người Hoa kiều. Một số khách hàng mở tài khoản tại NH No & PTNT, nếu khác địa bàn thì ngày mai họ mới nhân được tiền, trường hợp khác hệ thống ngân hàng cũng vậy. Họ rất ngại việc giao dịch qua Ngân hàng, gần như hoàn toàn bằng tiền mặt.
Em cứ làm việc với họ thì sẽ thấy liền thôi.

Anh ký hợp đồng với họ là 1 tỷ, anh muốn trả bằng tiền mặt, (và đã trả), tất nhiên có hợp đồng, có hóa đơn . . đầy đủ. Như vậy việc anh làm một phiếu Chi 1 tỷ có được không ?? hay là anh chia ra rất nhiều Phiếu chi khác nhau trong vài ngày mà mỗi phiếu <=20tr thì mới được.

Chú bắp này, mua nhiều lần tất nhiên phải khác với mua 1 lần rồi. Theo tiger nghĩ, nó sẽ là trường hợp này: A mua hàng của B trong ngày đó có 20 lần = 20 tờ hóa đơn (tất nhiên 1 tờ phải dưới 20 triệu). Cách này cũng chỉ nhằm bảo vệ 1 phần cho phần quy định từ 20 triệu trở lên mới cho khấu trừ thuế thôi.
Đây cũng là điều em băn khoăn, vì nếu chiếu theo giải nghĩa của bác thì em lập phiếu chi >20tr để trả trong trường hợp này là được phải không ạ.


To Ca_Dafi : Như ví dụ của Lệnh Hồ Đại Hiệp, nếu như đi tiếp khách mà chi phí >20tr thì sao nhỉ ?? Xin nhắc lại là tiếp khách ăn uống bình thường chứ không phải họp hội nghị hay tổng kết cuối năm gì cả.
Anh trả tiền, lấy hóa đơn về. Sau đó đưa Kế toán trưởng để thanh toán, vậy hóa đơn đó sẽ không được khấu trừ thuế phải kkhông ???
Còn rất nhiều các trường hợp khác nữa nếu không thanh toán bằng tiền mặt thì không được (Vì Cty không có thẻ ATM)

Bên Cty em những khoản thanh toán từ 5 triệu trở lên là đã thông qua ngân hàng rồi!
Công ty em là 1 công ty lớn với đầy đủ các ban bệ, làm như vậy cũng là để kiểm soát nội bộ tốt hơn. Còn Cty của anh chỉ có 4 người (VD vậy), nếu phải qua các thủ tục đó (chỉ có 5tr đồng hoặc 20 triệu đồng mà phải vậy thì vất vả lắm)
Như vậy, vấn đề thật sự nằm ở đâu!? Vướng mắt thật sự nằm chỗ nào?
Vấn đề là cơ sở hạ tầng của mình chưa đủ để đáp ứng điều đó.
Anh là Chủ doanh nghiệp, anh đi mua sắm đồ trong siêu thị (Mua cho Cty của anh), mua rất nhiều thứ, hàng chục món hàng (>20tr), trong khi đó anh chỉ có thẻ ATM của cá nhân (TK của tổ chức không được cấp thẻ ATM), vậy biết làm sao đây ?? Nếu làm hợp đồng, chờ về Cty để chuyển khoản thì mất rất nhiều công sức.

Em hãy đứng trên vị trí của 1 DN nhỏ thì mới thấy nó phức tạp như thế nào.

Nếu hạn mức là 20tr thì theo anh thấp quá, khoảng 100tr thì được.

Dĩ nhiên việc Ngân hàng hóa hầu hết các giao dịch kinh tế là một điều tốt, tuy nhiên phải có 1 lộ trình, đó là :

  • Chuẩn bị tinh thần và thói quen của người dân, của doanh nghiệp : VD : Trước hết là 200tr, sau đó hạ xuống 100tr, sau đó 50tr, sau đó 20 tr và sau đó là 5tr . . .

  • Chuẩn bị cơ sở hạ tầng để làm việc này : Dịch vụ Ngân hàng, Dịch vụ thanh toán, Thông tin liên lạc, Mạng lưới hệ thống liên ngân hàng . . . .. Bây giờ ngay cả việc thẻ ngân hàng này rút tài khoản ngân hàng kia còn không được (Chỉ được một số thôi), NH No & PTNT thì mở TK ở đâu thì rút tiền ở đó, chuyển khoản ở đó.

Quả thực vẫn rất khó hiểu với qui định này.

Thân!
 
To Mr.Bắp: lập phiếu chi > 20 triệu, rút tiền mặt trong quỹ đưa nhân viên đi vào ngân hàng nộp vào tài khoản bên kia thì có okie không nhỉ?
 
To Mr.Bắp: lập phiếu chi > 20 triệu, rút tiền mặt trong quỹ đưa nhân viên đi vào ngân hàng nộp vào tài khoản bên kia thì có okie không nhỉ?
Để xem lại thế nào là chuyển khoản, hình như trong TT 129 có nói. Nếu mà làm như thế được thì cũng tiện đôi đường nhỉ.
 
To Mr.Bắp: lập phiếu chi > 20 triệu, rút tiền mặt trong quỹ đưa nhân viên đi vào ngân hàng nộp vào tài khoản bên kia thì có okie không nhỉ?

Nộp vào NH thì phải có chứng từ, nhỡ các bác bên Thuế bảo : Chứng từ nộp tiền vào TK đâu ??? Thì hỏng hết.
Tương tự mình nhận tiền của khách hàng chẳng hạn, chắc đành đưa nhân viên mang tiền vừa thu được nộp vào tài khoản của chính Công ty. Còn bên kia thì tự họ lo. Mệt thật.

Nếu được như trên thì đơn giản hơn, em lập phiếu chi cho nhân viên Kinh doanh, gọi là chi trả cho đối tác. Việc trả nợ với đối tác được thể hiện bằng Thanh lý hợp đồng hoặc Bảng Đối chiếu Công nợ. Như vậy có được không nhỉ ?

Thân!
 
Lệnh Hồ ơi:
Còn khổ hơn nữa kia. Trong cùng 1 ngày một khách hàng có nhiều hóa đơn giá trị nhỏ hơn 20tr mà cộng lại trên 20tr cũng không được khấu trừ. Vậy là ngoài việc chia nhỏ theo hóa đơn còn phải chia nhỏ theo ngày nữa.

Xin lỗi viết thiếu : Nếu không có chứng từ thanh toán qua NH.

Mình bổ xung thêm với Tiger2774:

Tại chương 3 điều 9 tiết 2 mục b của Nghị định 123-2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký cũng có quy định:

"Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng."
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nộp vào NH thì phải có chứng từ, nhỡ các bác bên Thuế bảo : Chứng từ nộp tiền vào TK đâu ??? Thì hỏng hết.
Tương tự mình nhận tiền của khách hàng chẳng hạn, chắc đành đưa nhân viên mang tiền vừa thu được nộp vào tài khoản của chính Công ty. Còn bên kia thì tự họ lo. Mệt thật.

Nếu được như trên thì đơn giản hơn, em lập phiếu chi cho nhân viên Kinh doanh, gọi là chi trả cho đối tác. Việc trả nợ với đối tác được thể hiện bằng Thanh lý hợp đồng hoặc Bảng Đối chiếu Công nợ. Như vậy có được không nhỉ ?

Thân!

Cái cần là chứng từ thanh toán qua ngân hàng kia mà. Chỉ cần chứng minh trong mối quan hệ buôn bán này có dính đến ông ngân hàng ở dưới thui.--=0
 
Web KT
Back
Top Bottom