Để "giỏi", có nên "hỏi" hay không ?

Liên hệ QC

bebo021999

Thành viên gạo cội
Tham gia
26/1/11
Bài viết
5,829
Được thích
8,555
Donate (Momo)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
GPE
Trong "Nhẹ" vẫn tồn tại dấu "Nặng"
Có "Ngã" mới hình thành "Vững"
Tiếng "Khôn" bao giờ cũng phải phát âm qua "Khờ"
Một người muốn "GiỏI", nếu giấu dốt mà không "Hỏi", thì mãi mãi chỉ là "Gioi" đất ven bờ mà thôi!
 
Vì dốt nên phải hỏi nè: Gioi đất hay doi đất vậy?
 
hỏi nhưng chưa được đáp... buồn rười rượi...
 
Muốn "xài được" và "mở rộng kiến thức" thì có nhiều lúc cần hỏi. Nhưng coi chừng hỏi nhiều quá lại thành thói quen, lười tự suy luận.

"Giỏi" thì không biết. Mình chưa nghĩ đến trình độ này.
 
Tôi thường xuyên hỏi nhưng là hỏi Google. Một là biết rồi nhưng quên thì hỏi thế cho nhanh. Hai là cái gì mới quá, chưa học qua thì phải hỏi ổng thôi. Thứ gì suy luận được thì suy luận chứ cương quyết không hỏi.
 
Tôi thường xuyên hỏi nhưng là hỏi Google. Một là biết rồi nhưng quên thì hỏi thế cho nhanh. Hai là cái gì mới quá, chưa học qua thì phải hỏi ổng thôi. Thứ gì suy luận được thì suy luận chứ cương quyết không hỏi.
Bởi vậy tôi đã từng nói: hiện nay gú-gô đang làm chủ đường lối suy nghĩ của con người.
Các nhà văn viết về khoa học giả tưởng không sai lắm. Trong tương lai, máy tính và trí tuệ 'nhân tạo' sẽ điều khiển nhân loại.

Chú ý: từ "nhân tạo" ở trên tôi đặt trong dấu nháy.

Đùa chơi thôi chứ tôi muốn nói phần này:
[ suy luận được thì suy luận chứ cương quyết không hỏi ]
Có hơi cực đoan chăng? Sau khi suy luận tôi cũng thường hỏi lại để kiểm chứng.
 
hỏi nhưng chưa được đáp... buồn rười rượi...
hỏi phải viết hoa (bông) ắt được trả lời; Không được trả lời thì nên buồn!
Còn chuyện đáp thì tùy từng nơi thôi, có nơi đáp là bể luôn sọ dừa chứ buồn nổi gì!
 
Bởi vậy tôi đã từng nói: hiện nay gú-gô đang làm chủ đường lối suy nghĩ của con người.
Các nhà văn viết về khoa học giả tưởng không sai lắm. Trong tương lai, máy tính và trí tuệ 'nhân tạo' sẽ điều khiển nhân loại.

Chú ý: từ "nhân tạo" ở trên tôi đặt trong dấu nháy.

Đùa chơi thôi chứ tôi muốn nói phần này:
[ suy luận được thì suy luận chứ cương quyết không hỏi ]
Có hơi cực đoan chăng? Sau khi suy luận tôi cũng thường hỏi lại để kiểm chứng.
Dùng từ hơi cực đoan hay gì đó thì tôi không quan tâm nhưng khi tôi đã bí, không tìm được hoặc tìm lâu quá mà không thấy thì tôi mới hỏi. Mà thường thì câu hỏi đó cũng không có câu trả lời thỏa đáng.
 
Dùng từ hơi cực đoan hay gì đó thì tôi không quan tâm nhưng khi tôi đã bí, không tìm được hoặc tìm lâu quá mà không thấy thì tôi mới hỏi. Mà thường thì câu hỏi đó cũng không có câu trả lời thỏa đáng.
Ví dụ điển hình:
Trong mọt cái ghêm xô nọ, hình như gã hề Trường Giang làm chủ thì phải.
Câu hỏi: con chim gì lúc già thì tìm chỗ ẩn và tự đập gãy mỏ, bẻ cụt móng, nhổ bớt lông. Một thời gian sau những thứ ấy mọc lại thì nó "hồi sinh".
Câu trả lời: con chim đại bàng (eagle). Gã chủ xô còn thêm lời ta thán "rất đau đớn nhưng con chim phải gắng chịu..."

Nghe thì thấy dóc tổ. Nhưng những suy luận của mình cần kiểm chứng chăng?
Kiểm chứng thì ra:
- Chim đại bàng trung bình sống đến khoảng 30 năm. Theo câu truyện trên thì hồi sinh thêm được 20 năm nữa. Cho đến này, các nhà đọng vật học chưa thấy di tích con nào sống lâu thế.
Điều này chứng thực tiền đề mình đặt ra về bằng chứng số tuổi.
- Chim đại bàng là giống máu nóng, không thể nhịn ăn một thời gian dài như thế. Con gấu có thể nhịn ăn là vì trước khi ngủ, nó đã tẩm bổ lên cân rất nhiều, và đồng thời nó có khả năng chậm nhịp tim để giảm độ đốt năng lượng.
Điều này chứng thực hiểu biết của mình về động vật máu nóng, và giống chim săn mồi (raptor) cần đốt nhiều năng lượng hơn các giống chim khác.
- Chim đại bàng có thể mọc lại lông đã rụng hoặc nhổ đi, có thể mọc lại móng bị cắt cụt, nhưng không thể mọc lại mỏ bị bẻ gãy.
Điều này mình tìm không được tài liệu cho nên tạm gác.

Ví dụ trên cho thấy: tổng kết thì mình đúng, nhưng chưa chắc đã có thể chứng minh được tất cả các tiền đề mình đặt ra trong đó. Khi lặp lại câu truyện thì mình sẽ nói "điều 1, điều 2 thì có kiểm chứng nhưng điều 3 thì tôi chưa tìm được"
 
Khi mình lắc trống bỏi, tỏ ra khôn lỏi thì phải biết chống chỏi một cách cứng cỏi như đá sỏi, và chuyện giỏi chỉ đơn giản như ăn tỏi trộn gỏi, khỏi cần mỏi mồm hỏi để càng thêm nhức nhỏi.
 
Không. Chỉ là thêm điều cần hỏi thôi.
Tiếng lấp láy (se sẽ hay sẽ sẽ) là một điểm sinh động của ngôn ngữ. Không phải luôn luôn chúng phải theo một kiểu nhất định. Nhiều lúc yếu tố địa phương cũng rất quan trọng. Có nơi nói chèm nhẹp và có nơi nói chèm bẹp.

Chú: qua đêm ngủ cho khỏe, tỉnh táo đọc lại mới nhận ra mình còn thiếu 2 từ. Sửa lại:
Khi mình inh ỏi lắc trống bỏi, tỏ ra khôn lỏi thì phải biết chống chỏi một cách cứng cỏi như đá sỏi đóng thành thỏi...
 
Tiếng lấp láy (se sẽ hay sẽ sẽ) là một điểm sinh động của ngôn ngữ. Không phải luôn luôn chúng phải theo một kiểu nhất định. Nhiều lúc yếu tố địa phương cũng rất quan trọng. Có nơi nói chèm nhẹp và có nơi nói chèm bẹp.
Thì thêm 1 câu hỏi cho ai muốn hỏi, chứ nhiều nhỏi gì đâu! :p :p :p
 
Khi mình lắc trống bỏi, tỏ ra khôn lỏi thì phải biết chống chỏi một cách cứng cỏi như đá sỏi, và chuyện giỏi chỉ đơn giản như ăn tỏi trộn gỏi, khỏi cần mỏi mồm hỏi để càng thêm nhức nhỏi.
Nhức mỏi nghe nhiều còn nhức nhỏi có lẽ đây là lần đầu tiên.
 
Web KT
Back
Top Bottom