Chính tả trong Tiếng Việt

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.
Do cách đọc sao ghi vậy nên mới có chuyện vui để nói, nghĩa gốc của nó là "DÂN ĐÓI, CÁN BỘ LO". Thế nhưng do đọc theo kiểu vùng miền, đọc sao viết vậy nên viết trong văn bản thành "DÂN ĐÓI, CÁN BỘ NO".

Xin đừng đổ lỗi cho ngôn ngữ vùng miền!

(Biến đây, không thôi bị ném đá kakakaka)




Thôi tập chung chủ đề khỏi loãng topic ạ!
Ai muốn lý giải chữ nghĩa và lý luận thì nên mở topic riêng.

(Hai việc hoàn toàn khác nhau mà đi so sánh, giời ạ! Phần trên mà lý luận "đọc theo kiểu vùng miền" thì đến chịu...ặc ặc)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chữ N và chữ L phần biệt nhau như thế, cả nước chỉ có 1 cách nói và cách gọi, chỉ có ai nói ngọng mới ra như vậy.

Phát biểu sai và có thể xúc phạm đến 1 vài vùng miền.

Thí dụ ở người 1 tỉnh nói xôi nếp xôi nếp nàng, núa nên nớp nớp nòng nàng nâng nâng
Một tỉnh khác thì nói: cái lồi lấu lước.

Chả lẽ toàn thể người dân các tỉnh đó nói ngọng?
 
Người Việt ta hay goị nó là Hào thì nhiều hơn, (gọi truyền miệng) còn tên đúng của nó là Hàu.

"Món quà của biển", hay thực phẩm rất tốt cho phái nam.
cái ấy nó là tên thế này đây 蠔 "Hàu" là chuẩn tiếng Hoa luôn nhe! còn chữ "Hào" mới chính là âm Hán Việt chính người việt sử dụng
Thôi tập chung chủ đề khỏi loãng topic ạ!
Ai muốn lý giải chữ nghĩa và lý luận thì nên mở topic riêng.

(Hai việc hoàn toàn khác nhau mà đi so sánh, giời ạ! Phần trên mà lý luận "đọc theo kiểu vùng miền" thì đến chịu...ặc ặc)
thấy cô nàng này lên nói chuyển hùng hồn thế này chắc cũng Ok rồi:phone: , khỏi lo nữa--=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vốn tiêng Việt có chữ L cao và N thấp, nếu đọc chuẩn thì bắt buộc phải đọc chính thống là:

Lúa nếp là lúa nếp nương
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng!

Cái nồi nấu nước, phải là N thấp,

Thế mới là đúng ạ! Còn vùng miền nào đọc không đúng quy chuẩn thì không biết là có nói ngọng hay không nhưng không đúng quy chuẩn tiếng Việt. Vậy thôi ạ

Có cần phải đao to búa lớn là: xúc phạm vùng miền không ạ?????
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kể cả nước lớn như Trung Quốc, biết bao nhiêu dân tộc, biết bao nhiêu ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đi đến thống nhất ngôn ngữ là tiếng Phổ Thông.

Chúng ta cứ lăm lăm giữ kiểu nói địa phương, hoặc phát âm không chuẩn, hoặc đọc sao viết vậy, hoặc viết sai chính tả mà bản thân không biết và người đọc không thèm để ý, chỉnh sửa... thì biết bao giờ chúng ta mới có tiếng nói chung, ngôn ngữ chung và như thế người nước ngoài muốn học ngôn ngữ chúng ta thì họ biết thế nào là thứ ngôn ngữ chuẩn và chung, ngôn ngữ chính thống của dân tộc Việt Nam đây?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thế mới là đúng ạ! Còn vùng miền nào đọc không đúng quy chuẩn thì không biết là có nói ngọng hay không nhưng không đúng quy chuẩn tiếng Việt. Vậy thôi ạ

Có cần phải đao to búa lớn là: xúc phạm vùng miền không ạ?????

Đọc không đúng chuẩn không phải lỗi của bản thân con người. Theo khoa học thì phát âm nặng nhẹ, hoặc không phát âm được một vài phụ âm có thể là do thổ nhưỡng, khí hậu và cả thức ăn thức uống (cũng do thổ nhưỡng mà ra). Vài tỉnh miền trung không phát âm được thanh âm dấu hỏi, hoặc dấu ngã.

"Không biết là có nói ngọng hay không", mà tuyên bố "chỉ có ai nói ngọng mới ra như vậy" thì có thể xúc phạmnhiều người.

(Những câu chữ tô màu là trích nguyên văn)
 
Ố là la...

Tiếng chung thì nước nào mà chẳng có, thậm chí quốc tế còn quy định lấy một ngôn ngữ nào đó làm căn cứ để "giao dịch" nữa kìa.

Và Việt Nam chúng ta cũng có chứ sao không, có điều do thói quen, trào lưu, mà có một số từ ở một nhóm, lứa tuổi nào đó thường hay dùng thôi <-- đó là cách viết.

Còn cách nói thì ôi.... tùm tum tà la do phát âm (quen từ nhỏ đến lớn) của từng vùng miền, mà không chỉ ở Việt Nam không đâu. Ở nước ngoài cũng thế, mình ít đi nước ngoài nhưng cũng có đi và tiếp xúc trong đó có Nhật Bản (ngôn ngữ mà em biết) thì có sự phát âm khác nhau giữa các người đến từ các vùng khác nhau.

Túm lại theo em thì... có những thứ phải chấp nhận (như phát âm), còn văn bản thì phải dùng đúng từ. Còn trong chat hay gì đó thì tùy ah, thậm chí cái "chớp mắt" cũng thành một ngôn ngữ riêng í chứ.
 
Kể cả nước lớn như Trung Quốc, biết bao nhiêu dân tộc, biết bao nhiêu ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đi đến thống nhất ngôn ngữ là tiếng Phổ Thông.

Chúng ta cứ lăm lăm giữ kiểu nói địa phương, hoặc phát âm không chuẩn, hoặc đọc sao viết vậy... thì biết bao giờ chúng ta mới có tiếng nói chung, ngôn ngữ chung và như thế người nước ngoài muốn học ngôn ngữ chúng ta thì họ biết thế nào là thứ ngôn ngữ chuẩn và chung của dân tộc Việt Nam đây?

Nếu đã thảo luận thì tại sao không bắt đầu từ bảng chữ cái nhỉ?

1.Bảng chữ cái.
2.Nguyên âm
3.Phụ âm
4.Cấu trúc
5.Thanh điệu
6.Phát âm
7.Phiên âm (lái)
8.Các dạng: tính từ, động từ, bổ ngữ, định ngữ, từ láy, láy âm, láy vần, láy câu, láy ngữ nghĩa, hoặc các vấn đề về đặt câu, dùng từ, thế nào là hợp ngữ cảnh?
Tại sao bổ ngữ lại đứng trước hoặc sau động từ? tại sao có trợ từ? tại sao phải ...

Vấn đề anh nói tới nó quá rộng, không phải ai cũng có thể đưa ra 1 cách toàn cảnh? Liệu rằng mình đã dùng đúng ngữ pháp tiếng Việt chưa?
Bản thân em, từ ngày em biết học đánh vấn đền khi lớn, đến khi em biết viết câu chuẩn đến giờ cũng chẳng dám nói là mình nói đúng hết. Bởi có đôi lúc sai ngữ cảnh, sai ngữ điệu.

Vấn đề các nước học tiếng Việt chúng ta, có khi phải nhờ giáo sư Nguyễn Lân Dũng phân tích từng chút một mới có thể học quy chuẩn hoàn chỉnh nhất.

Tiếng địa phương, theo em mỗi vùng miền có thể nói về 1 vật nào đó là khác nhau, nhưng chúng ta vẫn hiểu, vì chúng ta cũng đâu có thay đổi được nó? đã đến lượt chúng ta thay đổi được đâu?
 
Kể cả nước lớn như Trung Quốc, biết bao nhiêu dân tộc, biết bao nhiêu ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đi đến thống nhất ngôn ngữ là tiếng Phổ Thông.

Chúng ta cứ lăm lăm giữ kiểu nói địa phương, hoặc phát âm không chuẩn, hoặc đọc sao viết vậy, hoặc viết sai chính tả mà bản thân không biết và người đọc không thèm để ý, chỉnh sửa... thì biết bao giờ chúng ta mới có tiếng nói chung, ngôn ngữ chung và như thế người nước ngoài muốn học ngôn ngữ chúng ta thì họ biết thế nào là thứ ngôn ngữ chuẩn và chung, ngôn ngữ chính thống của dân tộc Việt Nam đây?
3 từ Tiếng Phổ Thông 普通話 hay còn gọi là Quốc Ngữ 國語 không phải chỉ để dùng cho tiếng Hoa đâu nghen
Việt Nam hay bất kỳ nước nào điều có (Tiếng Phổ Thông 普通話 hay còn gọi là Quốc Ngữ 國語, nếu mình hiểu ko nhầm thì Việt Nam lấy âm Hà Nội làm chuẩn được gọi là Quốc Ngữ Việt Nam
 
Ngôn ngữ phát triển thì phải được bổ sung và sữa đổi để đi đến hoàn thiện. Nếu 1 ngôn ngữ nào đó không thể sửa đổi và bổ sung theo thời gian thì không sớm cũng muộn ngôn ngữ đó được liệt vào ngôn ngữ chết (Tử ngữ).
 
Do tránh làm loãng topic Cùng học nấu ăn, tôi đã dời những bài viết tranh luận về ngôn ngữ vào topic này.

Theo các bạn, nếu ai cũng bảo vệ cách gọi sự vật, hiện tượng theo tên địa phương, thì có còn là ngôn ngữ chung hay không? Và như thế, có sự phân biệt về ngôn ngữ hay không?



Phải dùng từ chính xác là HÀU (oyster; barnacle). Đừng nên dễ dãi với từ ngữ tiếng Việt.

Thế còn bài hát ĐÊM GÀNH HÀO NGHE ĐIỆU HOÀI LANG thì sao ta?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong cuộc sống, có nhiều tranh cãi lãng xẹt mà hậu quả thật khôn lường. Cách đây vài hôm có một ông vừa mới thuê nhà trọ, chạy xe pô hơi lớn tiếng, một thanh niên nói bâng quơ vài câu: mới đến mà lên mặt chạy xe nẹt pô làm ồn ào, lời qua tiếng lại chàng thanh niên lấy dao dâm ông kia dẫn đến tử vong. Ngoài đường va quẹt có chút xíu, lấy dao đâm chết người va quẹt. Tháng trước có cậu sinh viên làm lớp trưởng, có một nhóm vào hỏi ai trong lớp nhìn đểu, cậu ta hỏi lại "nhìn đểu thì làm sao", thế là một dao đâm vào bụng, chết, ... Có những câu chuyện trong cuộc sống dở khóc dở cười chỉ vì những lý do không đâu vào đâu cả. Kẻ giết người cũng là dân trí thức cả đấy, chỉ vì "mình đúng, họ sai", ...
Tiếng Việt hay các tiếng khác cũng vậy, ngôn từ phong phú, có những người bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu, cũng chưa chắc đảm bảo 1 từ nào đó là chuẩn.
Có lẽ chúng ta không nên bàn nhiều về vấn đề này.
 
Đọc không đúng chuẩn không phải lỗi của bản thân con người. Theo khoa học thì phát âm nặng nhẹ, hoặc không phát âm được một vài phụ âm có thể là do thổ nhưỡng, khí hậu và cả thức ăn thức uống (cũng do thổ nhưỡng mà ra). Vài tỉnh miền trung không phát âm được thanh âm dấu hỏi, hoặc dấu ngã.

"Không biết là có nói ngọng hay không", mà tuyên bố "chỉ có ai nói ngọng mới ra như vậy" thì có thể xúc phạmnhiều người.

(Những câu chữ tô màu là trích nguyên văn)


Nếu phát âm sai với quy chuẩn tiếng Việt thì gọi như thế nào ạ?

Mình không có ý xúc phạm, vậy người hiểu sai ý mình thì nên nói như thế nào ạ?
ý nghĩ chủ quan của mình gán cho người khác cũng là hành động xúc phạm tới suy nghĩ của người khác vậy, vì đó là "bẻ" suy nghĩ của người khác theo ý mình.


Em cũng không thích nói về vấn đề này nữa, vì như Leo nói, đôi khi tranh luận lãng xẹt làm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác.
Còn ngữ nghĩa Việt Nam thì vô cùng phong phú. Kho tàng ngữ pháp Việt Nam chưa chắc có ai đã khai thác hết được ạ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Túm lại theo em thì... có những thứ phải chấp nhận (như phát âm), còn văn bản thì phải dùng đúng từ. Còn trong chat hay gì đó thì tùy ah, thậm chí cái "chớp mắt" cũng thành một ngôn ngữ riêng í chứ.

Chính vì cái dòng tô đỏ (một số trường hợp ghi chưa chuẩn hoặc chưa đúng chính tả) mà mình mới mở ra topic này đấy chứ!

Như chữ gốc là TÀU, do đọc sao viết vậy thành TẦU

MÀU -> MẦU

HÀU -> HÀO, HẦU

HÚNG LỪU -> HÚNG LÌU

....

Nếu không ai nói, không ai phản ánh, không ai quan tâm, không ai bảo vệ ngôn ngữ chính thống, đúng chính tả, thì những gì sai chính tả sẽ trở thành đúng chính tả!

Tôi viết trong ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen, có thể là không đúng chính tả, không theo một logic, một trật tự nào, nhưng quan trọng rằng tôi biết những thứ tôi viết là sai chính tả. Chỉ sợ người viết những chữ sai chính tả đó lại không hề biết mình viết sai mới là thứ đáng sợ nhất cho việc sử dụng ngôn ngữ.


Hì hì hì, đó là địa danh mà Thầy! Giống như CẦU XẺO BƯỚM vậy! hihihihi

3 từ Tiếng Phổ Thông 普通話 hay còn gọi là Quốc Ngữ 國語 không phải chỉ để dùng cho tiếng Hoa đâu nghen
Việt Nam hay bất kỳ nước nào điều có (Tiếng Phổ Thông 普通話 hay còn gọi là Quốc Ngữ 國語, nếu mình hiểu ko nhầm thì Việt Nam lấy âm Hà Nội làm chuẩn được gọi là Quốc Ngữ Việt Nam

Do ngôn ngữ chung mà không được chung nên mới có nhiều tranh cải.

VD: Khi học tiểu học, ta học đánh vần và đọc A,B,C... là [A],[BỜ],[CỜ],...

Vậy mắc mớ gì mà đọc ATM thành [A TÊ EM] trong mọi giao tiếp ở Việt Nam? Lẽ ra phải [A TỜ MỜ] chứ?

GPRS sao không đọc là [GỜ PỜ RỜ SỜ] mà lại đọc là [GỜ PÊ RỜ ET(S)]? nữa tây nữa ta, nữa nạc nữa mỡ thế kia???
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong cuộc sống, có nhiều tranh cãi lãng xẹt mà hậu quả thật khôn lường. Cách đây vài hôm có một ông vừa mới thuê nhà trọ, chạy xe pô hơi lớn tiếng, một thanh niên nói bâng quơ vài câu: mới đến mà lên mặt chạy xe nẹt pô làm ồn ào, lời qua tiếng lại chàng thanh niên lấy dao dâm ông kia dẫn đến tử vong. Ngoài đường va quẹt có chút xíu, lấy dao đâm chết người va quẹt. Tháng trước có cậu sinh viên làm lớp trưởng, có một nhóm vào hỏi ai trong lớp nhìn đểu, cậu ta hỏi lại "nhìn đểu thì làm sao", thế là một dao đâm vào bụng, chết, ... Có những câu chuyện trong cuộc sống dở khóc dở cười chỉ vì những lý do không đâu vào đâu cả. Kẻ giết người cũng là dân trí thức cả đấy, chỉ vì "mình đúng, họ sai", ...
Tiếng Việt hay các tiếng khác cũng vậy, ngôn từ phong phú, có những người bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu, cũng chưa chắc đảm bảo 1 từ nào đó là chuẩn.
Có lẽ chúng ta không nên bàn nhiều về vấn đề này.

Theo mình nghĩ, Bài này là hay và ý nghĩa nhất!

Các từ ngữ được dùng và mình trích dẫn về Hàu, hay hào là lấy từ báo khoa học đời sống, của các nhà khoa học Việt Nam, vậy chắc họ nói sai? ai sai ai đúng mình không bàn cãi, nó vẫn chỉ về 1 con vật mà thôi, và có rất nhiều con vật có nhiều tên gọi khác nhau.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hì hì hì, đó là địa danh mà Thầy! Giống như CẦU XẺO BƯỚM vậy! hihihihi

Thì ai biết đâu nè
Tôi nghĩ chổ đó chắc cũng phải có liên quan gì đến con hào nên người ta mới đặt địa danh (tương tự cái cầu xẻo bướm chắc là có.. nhiều bướm bị xẻo chăng?)
 
Nói chuyện trong điện thoại cũng có nhiều cách nói chuyện khác nhau nếu cần phải đọc cho người khác ghi lại.

Thí dụ người này đánh vần địa chỉ Email cho người kia ghi lại:
- Có người đánh vần bình thường: lờ vê pê nờ hoặc lờ vờ pờ nờ
- Có người tự mình không nói được lờ hoặc nờ, phải nói rõ: lờ cao, vờ, pờ, nờ thấp
- Có người tự mình không phát âm được pờ hoặc bờ, sẽ phải đọc: lờ vờ pê phở, nờ (họ đọc chung là bê và phân biệt bằng bê bò và bê phở)
- có người không phát âm rõ âm d (dờ nhẹ) và gi (zờ), nên phải đọc "dê trên" và "dê dưới"

Hai người phát âm chuẩn nói với nhau thì không cần nói "cao thấp trên dưới" gì cả.
 
quote_icon.png
Nguyên văn bởi ndu96081631
Thế còn bài hát ĐÊM GÀNH HÀO NGHE ĐIỆU HOÀI LANG thì sao ta?




Hì hì hì, đó là địa danh mà Thầy! Giống như CẦU XẺO BƯỚM vậy! hihihihi
tuy là 1 địa danh, nhưng thường thì mình thấy thế này đa số người dân thường lấy Ngành nghề trong làng làm địa danh, nên từ Hào ...
 
Theo mình nghĩ, Bài này là hay và ý nghĩa nhất!

Với topic này, tôi hy vọng diễn đàn ta chăm chút hơn về chính tả, đôi khi tôi viết sai, các bạn "bắt giò" và ngược lại. Cùng thấy sai để sửa, chứ không phải vạch lá tìm sâu.

Có một số trường hợp con làm sai nhưng mẹ cứ nuông chìu, vì thế nó cứ tưởng việc nó làm là đúng.

Có những con người, có chức có quyền, việc làm sai, không ai sửa, không ai nói, không dám nói, người đó tưởng mình làm đúng và cứ sai lại càng sai.

....

Đừng vì mình sai mà không dám nhận, chữa thẹn bằng nhiều cách, để sai càng thêm sai.
 
Ôi, mình thất nghip muốn chết đây! Chỉ mong có ai đó hỏi gì hay hay để viết code
đây lại rảnh rồi bàn cái chuyện gì đâu không (chẳng được tích sự gì lại mất công cãi nhau thôi)
Topic này nên đóng lại thì hơn! Ai nói tiếng Việt trật hay trúng gì thì thây kệ hđi

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom