Cách tính lãi vay ngân hàng

Liên hệ QC

TRA KHUC RIVER

Thành viên thường trực
Tham gia
3/10/07
Bài viết
392
Được thích
138
Em đang làm báo cáo đầu tư: em thấy có 1 báo cáo cũ tính lãi vay ngân hàng như sau:
Lãi vay ngân hàng 1,2%/tháng tương đương lãi suất năm là: 15,39% (cách tính=((1+1,2%)^12-1)*100.
Em không hiểu vì sao lại tính như vậy? Bác nào biết giải thích giùm em.
 
15,39% (cách tính=((1+1,2%)^12-1)*100
Đây là cách tính cơ bản của lãi kép (lãi nhập vốn), nếu bạn không ở trong ngành thì không được học. nhưng cũng có thể suy luận ra từ cái cơ bản Lãi nhập vốn:

- Bạn vay 100$, sau 1 tháng sẽ sinh lãi là 100 x 1,2% = 1,2 $, cộng lại là 101,2$. hay nói cách khác số tiền sau khi lãi nhập vốn là 100 x (1 + 1,2%)

- Hết tháng thứ 2, 101,2 đồng sẽ trở thành 100 x (1 + 1,2%) x (1 + 1,2%) = 100 x (1 + 1,2%)^2

- Hết tháng thứ n, sẽ là 100 x (1 + 1,2%)^n

- Tiền lãi sẽ là 100 x (1 + 1,2%)^n - 100 = 100 x ((1 + 1,2%)^n - 1)

- Tỷ lệ lãi là 100 x ((1 + 1,2%)^n - 1) / 100 = (1 + 1,2%)^n - 1 (số thập phân)

- nhân với 100 ra tỷ lệ %

Rất, rất, rất cơ bản, không cần học môn tài chính.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
ptm0412 đúng rồi, chỉ là kiến thức toán học.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em đang làm báo cáo đầu tư: em thấy có 1 báo cáo cũ tính lãi vay ngân hàng như sau:
Lãi vay ngân hàng 1,2%/tháng tương đương lãi suất năm là: 15,39% (cách tính=((1+1,2%)^12-1)*100.
Em không hiểu vì sao lại tính như vậy? Bác nào biết giải thích giùm em.

Chắc báo cáo này từ lâu lắm rồi. Kỉu tính "lãi mẹ đẻ lãi con" này chỉ có Năm Cam tính thui ạ. NHNN cấm từ lâu lắm rồi. Chỉ tính lãi trên dư nợ gốc thôi.

Xin phép em xì pam một chút--=0
 
Kỉu tính "lãi mẹ đẻ lãi con" này chỉ có Năm Cam tính thui ạ. NHNN cấm từ lâu lắm rồi. Chỉ tính lãi trên dư nợ gốc thôi.
Tôi không làm trong ngân hàng, và cũng không đi vay nên không chắc vụ này. Nhưng theo tôi hiểu thì khi đi vay sẽ có các điều khoản:
- Lãi suất vay (theo tháng, quý, 6 tháng, năm tùy theo chọn lựa của người đi vay, chọn theo bảng lãi suất vay của NH và chọn theo khả năng chi trả)
- Kỳ tính lãi vay: Lãi suất theo cái gì thì kỳ tính lãi theo cái đó (tháng, quý, năm)
- Hạn trả lãi
- Hạn trả nợ gốc

Vậy chắc chắn 1 điều rằng tiền lãi kỳ nào không trả đúng kỳ đó thì bị phạt, biện pháp phạt là tính lãi cho khoản lãi trả chậm, lãi suất phạt cũng xem xem lãi suất vay. Thế thì là cái gì mà không phải lãi mẹ đẻ lãi con?
(trong thí dụ trên kỳ tính lãi và kỳ trả lãi là tháng)

Còn nữa, nếu chọn kỳ trả lãi là tháng, thì lãi suất quy đổi ra lãi suất năm sẽ tính với công thức trên. Lãi suất quy đổi này luôn cao hơn so với lãi suất vay theo kỳ hạn năm.
 
Tôi không làm trong ngân hàng, và cũng không đi vay nên không chắc vụ này. Nhưng theo tôi hiểu thì khi đi vay sẽ có các điều khoản:
- Lãi suất vay (theo tháng, quý, 6 tháng, năm tùy theo chọn lựa của người đi vay, chọn theo bảng lãi suất vay của NH và chọn theo khả năng chi trả)
- Kỳ tính lãi vay: Lãi suất theo cái gì thì kỳ tính lãi theo cái đó (tháng, quý, năm)
- Hạn trả lãi
- Hạn trả nợ gốc

Vậy chắc chắn 1 điều rằng tiền lãi kỳ nào không trả đúng kỳ đó thì bị phạt, biện pháp phạt là tính lãi cho khoản lãi trả chậm, lãi suất phạt cũng xem xem lãi suất vay. Thế thì là cái gì mà không phải lãi mẹ đẻ lãi con?
(trong thí dụ trên kỳ tính lãi và kỳ trả lãi là tháng)

Còn nữa, nếu chọn kỳ trả lãi là tháng, thì lãi suất quy đổi ra lãi suất năm sẽ tính với công thức trên. Lãi suất quy đổi này luôn cao hơn so với lãi suất vay theo kỳ hạn năm.


Thưa anh PMT

Đúng là tiền lãi kỳ nào không trả đúng kỳ đó thì bị phạt, nhưng biện pháp phạt không như anh nghĩ là Tính tiền lãi cho khoản lãi trả chậm mà là : Khi không trả lãi đúng hạn, TOÀN BỘ DƯ NỢ GỐC CỦA KHOẢN VAY sẽ được chuyển sang NỢ QUÁ HẠN và bị tính LÃI QUÁ HẠN (thông thường là 150% lãi suất trong hạn)
(Anh tham khảo điều 13 Quy chế cho vay của NHNN 1627)

Lãi suất theo năm thì bằng lãi suất theo tháng *12, không có chuyện hai lãi suất này khác nhau. Nếu có, chỉ có thể xảy ra trong trường hợp "lãi suất add on – Lãi suất cho toàn bộ dư nợ trong suốt thời gian vay" Anh xem thêm trong bài viết này - #17

Thân;
 

File đính kèm

  • QD1627-NHNN2001.rar
    27.4 KB · Đọc: 2,645
Lần chỉnh sửa cuối:
Bcđt

Em đang làm báo cáo đầu tư: em thấy có 1 báo cáo cũ tính lãi vay ngân hàng như sau:
Lãi vay ngân hàng 1,2%/tháng tương đương lãi suất năm là: 15,39% (cách tính=((1+1,2%)^12-1)*100.
Em không hiểu vì sao lại tính như vậy? Bác nào biết giải thích giùm em.
Nếu bạn làm BCĐT cho mình thì mình chẳng cần quan tâm đến việc bạn phân tích công thức trên làm gì? Mình chỉ quan tâm tới việc phải tính vào chi phí lãi vay của NH ra sao với số tiền vay và lãi suất 1.2%/tháng. Mình có file tính lãi suất của bọn NH trong trường hợp lãi kép và lãi đơn (lãi đơn bạn phải trả lãi hàng tháng cho bọn NH) bạn tham khảo nếu sếp có hỏi thtì biết đường mà cãi.
 

File đính kèm

  • Lai vay.xls
    21.5 KB · Đọc: 4,064
Lần chỉnh sửa cuối:
bạn tham khảo nếu sếp có hỏi thtì biết đường mà cãi.
nghe lời bạn mà xách cái bảng tính đó đi cãi với người am hiểu thì chết! chết chắc!

1. Bạn xem lại hàm FV của bạn, nếu tính đúng thì nó phải bằng với cách tính thông thường bên bảng tra. Tham số Pmt của hàm Fv bạn hiểu thế nào mà bạn uýnh con số 11 với 8 vào đó?

2. Cái bạn gọi là lãi đơn, thực ra là lãi trả ngay, nếu không trả ngay nó tính lãi trả chậm sẽ trở thành lãi kép như thường.

3. Dù là lãi trả ngay, cũng phải tính quy về lãi suất thực để so với lãi suất vay kỳ hạn 1 năm. Đó là công thức tính trong bài 1.
 
phuong1604 đã viết:
nhưng biện pháp phạt không như anh nghĩ là Tính tiền lãi cho khoản lãi trả chậm mà là : Khi không trả lãi đúng hạn, TOÀN BỘ DƯ NỢ GỐC CỦA KHOẢN VAY sẽ được chuyển sang NỢ QUÁ HẠN và bị tính LÃI QUÁ HẠN (thông thường là 150% lãi suất trong hạn)
Tôi đã có nói trước là tôi không rành về bên ngân hàng. Tuy nhiên, nếu bạn nói như trên thì có chỗ bất hợp lý như sau: Chỉ vì chậm trả khoản lãi vay 50 triệu trong 1 vài ngày (hoặc 10 ngày theo quy định), mà toàn bộ nợ gốc 10 tỷ bị chuyển sang chịu lãi suất vay quá hạn! gấp 1,5 lần!
Vậy so với Năm Cam thì sao nhỉ? Vì tôi chỉ muốn phản biện cái này:
Kỉu tính "lãi mẹ đẻ lãi con" này chỉ có Năm Cam tính thui ạ. NHNN cấm từ lâu lắm rồi. Chỉ tính lãi trên dư nợ gốc thôi
 
Tính lãi vay ngân hàng

Nhìn chung tôi đồng ý về cơ bản với bạn phuong1604 và bạn ptm, và xin đưa ra một số ý kiến như sau:
- Báo cáo bạn trakhuc đã xem có lẽ đã từ quá lâu rồi, bây gjờ ngân hàng không còn kiểu tính lãi đó nữa (Chỉ có năm cam thôi - như bạnptm đã nói)
- Chậm trả lãi thì bị chuyển toàn bộ nợ gốc sang nợ quá hạn không những bị phạt lãi quá hạn đâu nhé. Thường thì bị phạt theo một tỷ lệ nào đó trên số lãi chậm trả (tùy theo quy định của từng ngân hàng và sự thỏa thuận giữa 2 bên) đồng thời bị đánh giá là khách hàng cần chú ý (cái này cũng tùy ngân hàng mà người ta có tiêu chí xếp loại khách hàng)
- Hiện nay có một số loại cho vay như sau: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp. Nhưng dù cách cho vay nào đi nữa thì cách tính lãi cũng là:
Số dư * lãi suất theo tháng * số ngày thực tế trong kỳ (tháng, quý, năm) / 30
Công thức này áp dụng cho cả việc tính lãi những ngày lẻ (người ta lấy ngày cuối trừ ngày đầu chứ không phải là tính từng ngày rồi cộng lại. VD vay ngày 05, trả gốc ngày 19 thì ngày lẻ sẽ là 14 ngày)
do vậy nếu bạn sử dụng tiền vay trong vòng 1 năm (12 tháng) bạn sẽ phải trả lãi cho 365 - 366 ngày.
- Có mấy cách thu lãi là: thu lãi đến ngày trả lãi (đến ngày trả gốc là đương nhiên, đã trả gốc phải kèm theo lãi), hoặc thu lãi theo định kỳ (thu tròn tháng, quý - dĩ nhiên là theo ngày thực tế của tháng, quí đó - tháng 31 ngày thì thu 31 ngày lãi, 28 ngày = 28 ngày lãi).
- Còn trên Exel thì chẳng phải dùng hàm FV làm chi cho mệt, bạn cứ thiết lập công thức như trên là ổn.
 
Tính lãi ngân hàng (tiếp)

Mình gửi file exel để các bạn tham khảo.
 

File đính kèm

  • Lai vay_Hung.xls
    18.5 KB · Đọc: 1,078
Về chủ đề này, mình xin nói thêm như sau:

1. Đối với vay tiền ngân hàng: việc xác định lãi suất thông thường là lãi suất theo tháng, theo quý, hoặc theo năm, tùy theo hình thức vay.

2. Đối với thu lãi: việc thu lãi cũng theo đó sẽ là theo tháng, theo quý, hay theo năm. Thu lãi theo tháng thì áp dụng cho khoản vay theo tháng, theo quý hoặc theo năm, và có xác định thời điểm trả lãi. Đó là do hợp đồng quy định. Việc áp dụng lãi quá hạn chỉ áp dụng nếu trường hợp đến hạn trả gốc mà chưa trả mới áp dụng lãi quá hạn (tối đa 150% lãi suất thông thường) cho thời gian quá hạn. Còn trường hợp chậm trả lãi thì trong hợp đồng sẽ quy định nhập vào gốc hoặc tính lãi phạt (cho phần lãi chưa thanh toán).

Như bài đầu tiên, cách tính quy đổi từ lãi suất tháng thành lãi suất năm chỉ có tính dự đoán, áp dụng cho việc lập kế hoạch, ngân sách. Thực tế ngân hàng không tính theo kiểu đó.
 
Em đang làm báo cáo đầu tư: em thấy có 1 báo cáo cũ tính lãi vay ngân hàng như sau:
Lãi vay ngân hàng 1,2%/tháng tương đương lãi suất năm là: 15,39% (cách tính=((1+1,2%)^12-1)*100.
Em không hiểu vì sao lại tính như vậy? Bác nào biết giải thích giùm em.
Đây là cách tính tỷ lệ lãi theo công thức tính lãi nhập vốn hàng kỳ ( tháng) và kỳ sau sẽ ra lãi con. Về bản chất kinh tế là Lãi hàng tháng của Vốn vay NH trong thời kỳ đầu tư dự án Trung Dài hạn trước khi đưa vào hoạt động mà mỗi kỳ trả lãi lại phải vay NH để trả ( thường là áp dụng cho các DAĐT mà mà nguồn trả nợ lãi trong thời ky XDCB phải vay NH, trường hợp này toàn bộ CP trả L/vay được hạch toán vào TSCĐ khi hoàn thành, hay được tính vào tổng vốn đầu tư khi dự toán ). Để tính được tỷ lệ này có nhiều cách. Trong đó ta dùng hàm FV lấy kết quả trừ đi phần gốc và chia ngược lại sẽ ra.
Nếu LS 1.2%/tháng, trả hàng tháng thì đúng là 15.39% như tài liệu bạn đã nêu đó!
 
Mình thấy bạn Le_hung noi la dung day. Nhung mình lại gặp trường hợp này thì tính thế nào??
Chẳng hạn đầu tháng ngân hàng cho vay 50tr, đến ngày 12 trả 5tr, dư nợ còn 45tr, đến ngày 21 lại trả tiếp 20tr, vậy tiền lãi của cả tháng mình tính thế nào?Lãi suất 1.2%/tháng.
 
GIÚP EM BÀI NÀY!!!
công ty XYZ nhập hệ thống thiết bị của mỹ. Tổng số thanh toán là 80.000$ theo phương thức thanh toán như sau: Ngay sau khi giao hàng trả 40%, số còn lại trả dần đều nhau trong 5 năm (mỗi năm trả 1 lần), lần trả đầu tiên trong đợt này là 2 năm sau khi giao hàng. Yêu cầu hãy tính lãi suất ngầm của khoản mau chịu trên? Biết rằng ếu mua trả ngay chỉ phải trả 70.000$.( gợi ý sử dụng hàm IRR
 
Tính lãi vay ngân hàng

Mình thấy bạn Le_hung noi la dung day. Nhung mình lại gặp trường hợp này thì tính thế nào??
Chẳng hạn đầu tháng ngân hàng cho vay 50tr, đến ngày 12 trả 5tr, dư nợ còn 45tr, đến ngày 21 lại trả tiếp 20tr, vậy tiền lãi của cả tháng mình tính thế nào?Lãi suất 1.2%/tháng.

Ví dụ bạn vay từ ngày 01 lãi của tháng và tháng đó có 30 ngày, lãi phải trả tính như sau:
(50 tr * 11 ngày + 45 tr * 9 ngày + 25 tr * 9 ngày)*1,2%/30 = 0,472 tr
Vậy thôi!
 
Anh chị ơi cho em hỏi Công thức này tính bằng excel là hàm gì vậy:



Ci
G = Ʃi
L (Ti x k)/365
(1 + )
k



Trong đó;

G : Giá trị GTCg tại thời điểm định giá

Ci: Số tiền thanh toán gốc lãi lần thứ i

i : lần thanh toán gốc lãi lần thứ i

L: Lãi suất repo

k: số lần thanh toán trong năm

Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày thanh toán lãi gốc lần thứ I, (số ngày)
Rất mong anh chị giúp cho,
 
Anh chị ơi cho em hỏi công thức này trong excel là hàm gì không ạ:

G = Ʃi (Ci /(1+(L/k))^ (Ti x k)/365


Trong đó;

G : Giá trị GTCg tại thời điểm định giá

Ci: Số tiền thanh toán gốc lãi lần thứ i

i : lần thanh toán gốc lãi lần thứ i

L: Lãi suất repo

k: số lần thanh toán trong năm

Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày thanh toán lãi gốc lần thứ I, (số ngày)
 
Anh chị ơi cho em hỏi công thức này trong excel là hàm gì không ạ:

G = Ʃi (Ci /(1+(L/k))^ (Ti x k)/365


Trong đó;

G : Giá trị GTCg tại thời điểm định giá

Ci: Số tiền thanh toán gốc lãi lần thứ i

i : lần thanh toán gốc lãi lần thứ i

L: Lãi suất repo

k: số lần thanh toán trong năm

Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày thanh toán lãi gốc lần thứ I, (số ngày)
Tốt nhất là bạn dùng Word để viết công thức rồi gửi lên để đảm bảo chính xác.
 
Chào các bạn!
ai dành về lãi xuất ngân hàng giúp mình với mình cần gấp lắm
Mình đang phân tích 1 dự án. nhưng họ cho mình số liệu lãi vay của ngân hàng mà mình tính mãi ko ra
Ngân hàng cho mình vay 180.000.000.000VNĐ
Giải ngân trong 3 lần
Lần 1: 40% tức là 90.000.000.000 vào ngày 01.01.2010 Trả trong 5 năm
Lần 2: 30% tức là 45.000.000.000 vào ngày 01.04.2010 Trả trong 4 Năm
Lần 3: 30% tức là 45.000.000.000 vào ngày 01.08.2010 Trả trong 4 Năm
Lãi xuất 12%/ Năm
Trả gốc vào 18 kỳ mỗi kỳ 9.500.000.000 và 1 kỳ 9.000.000.000VNĐ vào
30/06/2010
30/09/2010
31/12/2010
31/03/2011
30/06/2011
30/09/2011
31/12/2011
31/03/2012
30/06/2012
30/09/2012
31/12/2012
31/03/2013
30/06/2013
30/09/2013
31/12/2013
31/03/2014
30/06/2014
30/09/2014
31/12/2014 là 9.000.000.000VNĐ
Thời gian ân hạn 3 tháng
Thời gian thu nợ 57 Tháng
Họ đã tính ra lãi xuất cho từng đợt là:
Đợt 1(40%)-5năm-22.308.000.000VNĐ
Đợt 2(30%)-4năm-15.345.000.000VNĐ
Đợt 3(30%)-4năm-13.671.000.000VNĐ
Tổng cộng : 51.324.000.000VNĐ
Nhưng mình tính hoài ko ra ai có thể giúp mình với
Nhanh nhanh nhé các bạn
Cảm ơn các bạn nhiều!
 
Web KT
Back
Top Bottom