Tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp nào cho hợp lý?

Liên hệ QC
Hơn nữa, cụ thể đây là cà phê chứ không phải gà, tức là qua có công đoạn sản xuất không làm gia tăng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm mà thuần tuý là loại bỏ tạp chất để thu được phẩm cấp tốt hơn. Nên theo em cấp độ quản lý ở đây là thứ hạng sản phẩm.

Xét về mặt Database mà nói thì:

A + B (Level 1) = B (Level 2)

thì về bản chất B + Level 1 là xác định 1 cặp khóa, B + Level 2 cũng xác định 1 cặp khóa, 2 cặp đó trong thế giới Database sẽ là xác định 2 records duy nhất. Và việc đại diện cho 2 records duy nhất đó nếu tối ưu hóa về mặt CSDL thì chính là tạo nên 1 mã duy nhất (có thể trùng name hoặc name chỉ khác nhau 1 tý ti thôi thì tùy).

Đứng trên góc độ làm phần mềm, làm CSDL thì mọi thứ phải có logic thì mới làm được.

Còn nếu A + B ==> B thì sure luôn là khi tính giá thành cho B (bên phải) thì lập tức giá vốn của B (bên trái) sẽ lại thay đổi. Phải có cách làm cho 2 cái đó là độc lập lẫn nhau (cùng lắm chỉ là mặt tên gọi giống nhau mà thôi). Rất đơn giản, trong hệ thống, khi B để bán thì vẫn là B, khi B ko để bán mà quay lại để sản xuất tiếp thì chuyển thành B' (giống như trường hợp chuyển kho sang kho NVL). Trong hệ thống PM thì cần phải có cách để giải quyết 1 cách logic. Một ví dụ để mọi người thấy là 1 Inventory Item cũng có thể có rất nhiều mã (khi sử dụng trong hệ thống) chứ ko chỉ là 1 mã duy nhất. Hiên nay tôi vừa phải xử lý chuyện 2, 3 hoặc nhiều hàng hóa có mã vạch khác nhau nhưng về bản chất khi quản lý họ chỉ muốn quản lý theo 1 mã đại diện duy nhất (tính tồn kho, lãi lỗ, v.v... theo mã này mà thôi). Như vậy, InventoryItem (ID - PK, Code, UPC, MGF_Code, VendorCode, Name...) sẽ quan hệ 1-n với SimilarItems ([ID, InvItemID - FK], Code, Name, Description,...). Khi Code trong SimilarItems được sử dụng thì ID của InvItem sẽ được dùng làm đại diện. Ví dụ này cho thấy, ko phải cái gì cũng nhất thiết "chỉ là một", nhưng mọi nghiệp vụ phải được "thể hiện 1 cách logic" để có thể IT hóa được nghiệp vụ đó trên PM. Nếu ko có logic, thì ko bao giờ làm được bằng máy tính cả.

10 triệu mã nhưng nếu quản lý bằng PM tốt thì cũng chả có gì là ghê ghớm cả. Chỉ có Foxpro và... excel thì mới gặp vấn đề thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Còn nếu A + B ==> B thì sure luôn là khi tính giá thành cho B (bên phải) thì lập tức giá vốn của B (bên trái) sẽ lại thay đổi. Phải có cách làm cho 2 cái đó là độc lập lẫn nhau (cùng lắm chỉ là mặt tên gọi giống nhau mà thôi).
Như vậy, nếu Mã thành phẩm gắn với Mã lô sản xuất có lẽ tốt hơn là tạo mã sản phẩm mới phải không anh!?

Anh chị có thể chia sẽ phương pháp tính giá thành theo Lô (trong phần mềm) để em tham khảo với!
 
Như vậy, nếu Mã thành phẩm gắn với Mã lô sản xuất có lẽ tốt hơn là tạo mã sản phẩm mới phải không anh!?

Anh chị có thể chia sẽ phương pháp tính giá thành theo Lô (trong phần mềm) để em tham khảo với!
Không nên kế hợp mã sản phẩm với lô, vì như vậy sẽ rất phí. Một mã sản phẩm dùng được trong thời gian dài, còn một lô sản phẩm chỉ dùng trong thời gian ngắn thôi.
 
Như vậy, nếu Mã thành phẩm gắn với Mã lô sản xuất có lẽ tốt hơn là tạo mã sản phẩm mới phải không anh!?

À, quên mất là mình lại dùng từ "mã", trong phần mềm dùng từ ID thôi, ID = 1,2,3,4,5,... gì đó và người dùng ko cần biết, miễn là ID là PK và ko làm trùng dữ liệu, có thể phân biệt được record này với record khác là 2 cái khác nhau (cho dù trùng tên). Còn "code" chỉ là thông tin thể hiện (trên màn hình và báo cáo) mà thôi (thường là no duplicate và có thể auto numbered by user define). Dùng ID thì CSDL mới được tối ưu (quan hệ qua ID - Long nhanh hơn qua code - Varchar).

Không nên kế hợp mã sản phẩm với lô, vì như vậy sẽ rất phí. Một mã sản phẩm dùng được trong thời gian dài, còn một lô sản phẩm chỉ dùng trong thời gian ngắn thôi.

Mọi người thấy trên hộp/thùng hàng hóa có 1 hay nhiều mã vạch. Nếu muốn có thể quản lý lô theo mã vạch cũng được. Mã vạch của hàng riêng, mã vạch của lô riêng. Khi in ra tem, thì có thể in ra 2 mã (thậm chí nhiều mã) trên cùng 1 tem như hình vẽ trong bài này
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không nên kế hợp mã sản phẩm với lô, vì như vậy sẽ rất phí. Một mã sản phẩm dùng được trong thời gian dài, còn một lô sản phẩm chỉ dùng trong thời gian ngắn thôi.
Ý em là quan hệ giữa mã hàng và lô sản xuất --> quan hệ nhiều - nhiều.
Một mã hàng có thể có mặt ở nhiều lô sản xuất
Một lô sản xuất có thể có nhiều mặt hàng.

Khi chỉ định xuất thành phẩm đi thi phải cho biết xuất của lô nào? v.v.....

Không biết ý của em như vậy có thực hiện được hay không? Và thực hiện như thế nào?
 
Không biết ý của em như vậy có thực hiện được hay không? Và thực hiện như thế nào?

Đọc lại đoạn cuối bài trên, và xem hình mà bọn Tây nó làm, có mã vạch riêng cho Batch/Lot number đó.

Quản lý theo lô có thể theo 2 cách:
- Đích danh tự động theo các phương pháp: LIFO, FIFO, FEFO (Expired). Cách này phải phối hợp nhịp nhàng giữa phần mềm và việc thực hiện ở bên ngoài (về mặt PM thì ko có gì, khó là ở việc làm bên ngoài ấy, nếu dùng máy móc hoặc có quy trình thì ko vấn đề gì)
- Đích danh thủ công theo phương pháp quét thẻ mã vạch (trong môi trường công nghiệp thì nó có máy quét tự động theo dây chuyền chứ ko giống như ta phải quét tới 2 lần: 1 lần là mã vạch, 1 lần là mã lô đâu), hàng hóa đi qua dây chuyền là toẹt 1 cái cả 2 mã đó được nhập vào PM luôn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đọc lại đoạn cuối bài trên, và xem hình mà bọn Tây nó làm, có mã vạch riêng cho Batch/Lot number đó.

Quản lý theo lô có thể theo 2 cách:
- Đích danh tự động theo các phương pháp: LIFO, FIFO, FEFO (Expired). Cách này phải phối hợp nhịp nhàng giữa phần mềm và việc thực hiện ở bên ngoài (về mặt PM thì ko có gì, khó là ở việc làm bên ngoài ấy, nếu dùng máy móc hoặc có quy trình thì ko vấn đề gì)
- Đích danh thủ công theo phương pháp quét thẻ mã vạch (trong môi trường công nghiệp thì nó có máy quét tự động theo dây chuyền chứ ko giống như ta phải quét tới 2 lần: 1 lần là mã vạch, 1 lần là mã lô đâu), hàng hóa đi qua dây chuyền là toẹt 1 cái cả 2 mã đó được nhập vào PM luôn.

Chính xác, công ty mình đang làm như vậy. Khi xuất kho, đâu cần phải đi đếm hàng cho từng kiện, cứ quét mã vạch trên nhãn là có số rồi (yêu cầu bảo quản kho cho tốt).
 
[FONT=&quot]1. Nguyên liệu Z --> sản xuất ---> Thành phẩm A --> Xuất bán
[/FONT]2. Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A --> Xuất bán.
Về mặt logic, 2 cái trên không thể xẩy ra, và nếu có xẩy ra thì bạn cũng phải nghĩ khác đi thi mới làm được.
ví dụ, sản xuất ở 2 quy trình trên phải có cái gì đó khác nhau chứ. mà kể cả nó giống nhau (phân xưởng sản xuất giống nhau, thao tác như nhau, chi phí tương tự nhau) thì chỉ cần biết trước khi xuất NL, bán thành phẩm để sản xuất là theo quy trình nào là được rồi, chỉ sợ khi xuất vào sx không biết theo quy trình nào thì bó tay
 
[FONT=&quot]1. Nguyên liệu Z --> sản xuất ---> Thành phẩm A --> Xuất bán
[/FONT]2. Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A --> Xuất bán.
Về mặt logic, 2 cái trên không thể xẩy ra, và nếu có xẩy ra thì bạn cũng phải nghĩ khác đi thi mới làm được.
ví dụ, sản xuất ở 2 quy trình trên phải có cái gì đó khác nhau chứ. mà kể cả nó giống nhau (phân xưởng sản xuất giống nhau, thao tác như nhau, chi phí tương tự nhau) thì chỉ cần biết trước khi xuất NL, bán thành phẩm để sản xuất là theo quy trình nào là được rồi, chỉ sợ khi xuất vào sx không biết theo quy trình nào thì bó tay

Vấn đề là chỗ này đấy bạn! Vấn đề là cách thực hiện như thế nào!? Lý thuyết thì đơn giản ai cũng biết. Vấn đề là nếu áp dụng phương pháp tính giá thành theo lô (hoặc như bạn nói là "quy trình") vào thực tế (ví dụ bài số #3 của topic này) thì thực hiện như thế nào?
 
Ý em là quan hệ giữa mã hàng và lô sản xuất --> quan hệ nhiều - nhiều.
Một mã hàng có thể có mặt ở nhiều lô sản xuất
Một lô sản xuất có thể có nhiều mặt hàng.

Khi chỉ định xuất thành phẩm đi thi phải cho biết xuất của lô nào? v.v.....

Không biết ý của em như vậy có thực hiện được hay không? Và thực hiện như thế nào?

Một mã hàng có thể có mặt ở nhiều lô sản xuất: ĐÚNG - đó là quan hệ một nhiều
Một lô sản xuất có thể có nhiều mặt hàng: KHÔNG NÊN - việc xác định lô sản xuất cho một mặt hàng do người sử dụng tạo ra. Không nên có quan hệ một nhiều ở đây. Nếu có, con người còn không phân biệt được huống chi máy tính.
 
Một mã hàng có thể có mặt ở nhiều lô sản xuất: ĐÚNG - đó là quan hệ một nhiều
Một lô sản xuất có thể có nhiều mặt hàng: KHÔNG NÊN - việc xác định lô sản xuất cho một mặt hàng do người sử dụng tạo ra. Không nên có quan hệ một nhiều ở đây. Nếu có, con người còn không phân biệt được huống chi máy tính.
Em nghĩ việc một lô sản xuất có nhiều mặt hàng là chuyện bình thường mà anh. Anh xem thử ví dụ như bài số 3 em post bên dưới.
100 tấn cà phê thô đưa vào phân loại (coi như 1 lô sản xuất) thu được đâu chỉ 1 sản phẩm. Và việc phân biệt này là việc đơn giản mà anh! Chỉ cần khi nhập hàng từ sản xuất (Outturn) phải record được số Lot cho thành phẩm nhập vào là ổn.

Em nghĩ hướng quản lý và tính giá thành theo lô có thể sẽ giải quyết được vấn đề này.
 
Em nghĩ việc một lô sản xuất có nhiều mặt hàng là chuyện bình thường mà anh. Anh xem thử ví dụ như bài số 3 em post bên dưới.
100 tấn cà phê thô đưa vào phân loại (coi như 1 lô sản xuất) thu được đâu chỉ 1 sản phẩm. Và việc phân biệt này là việc đơn giản mà anh! Chỉ cần khi nhập hàng từ sản xuất (Outturn) phải record được số Lot cho thành phẩm nhập vào là ổn.

Em nghĩ hướng quản lý và tính giá thành theo lô có thể sẽ giải quyết được vấn đề này.

Anh đã nói là không nên chứ không phải không đúng.
Còn việc ghi nhận số Lô khi nhập thành phẩm thì quá tuyệt vời.
 
bên trên em đã nói anh nên làm theo lô cho hợp tình hợp lý, bên em là cty dược phẩm nên theo dõi sản xuất & tính giá thành theo lô. bên anh là nông sản, em thấy các ý kiến về cách tính như trên là hợp lý, mặc dù viết ra là lý thuyết nhưng anh là người trong cuộc, anh sẽ hiểu rõ hơn ai hết.
 
Thấy chủ bài này các bác tranh luận sôi nổi quá nên em cũng xin đưa một vài ý kiến, ý cò. Trường hợp của bác ca_dafi cũng khá phức tạp, cả quy trình không phải theo kiểu sản xuất giai đoạn mà có sự lặp vòng giữa nguyên liệu, thành phẩm hay gọi con gà quả trứng cũng được. Theo kinh nghiệm của em, bài toán của bác giải quyết theo hướng có thể hợp lý.
- Bác sử dụng phương pháp "chi phí định mức". Sử dụng phương pháp này để luôn luôn có thể hạch toán tất cả các thành phẩm sản xuất ra cũng như lại đưa vào sản xuất ra sản phẩm tiếp theo.
- Tìm một phần mềm nào đó mà nó quản lý theo "chi phí định mức" và phần mềm này phải theo dõi được theo kiểu một nhóm sản phẩm mà từ đó phân bổ và tách được chi phí ra theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ từ cà phê RC của bác sản xuất ra các loại cà phê A1, A2, A3... Tập hợp chi phí chỉ vào A nhưng từ đó nó phải tự phân bổ cho các sản phẩm A1, A2, A3... theo một tiêu thức chẳng hạn như giá dự tính.
Hai quá trình trên cứ liên tục đảm bảo quy trình sẽ chạy tốt và cho ra kết quả cả gà lẫn trứng.
 
Đã có giải pháp cho trường hợp này, xin chia sẻ với các anh chị:
1. Thay đổi lại cách tính đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ.
2. Tính giá thành lần lượt theo từng Batch.

Cụ thể như sau:

1. Đơn giá xuất bình quân gia quyền sẽ được tính như sau:
[(Giá trị tồn đầu kỳ) + (Giá trị Nhập mua trong kỳ) + (Giá trị nhập thành phẩm từ sản xuất: Chỉ bao gồm các phiếu nhập thành phẩm đã được tính giá thành) + (Nhập/xuất điều chỉnh không có số lượng) + (Giá trị nhập khác)] / [(Số lượng tồn đầu kỳ) + (Số lượng nhập mua trong kỳ) + (Số lượng thành phẩm đã được tính giá thành) + (Số lượng nhập khác)]
2. Tính giá thành theo từng Batch, phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải biết rõ nguyên liệu đầu vào sẽ được xuất cho Batch sản xuất nào.
- Nhập kho thành phẩm phải biết là nhập từ Batch sản xuất nào!

Khi đó:
- Trước khi tính giá thành, ta sẽ chạy giá bình quân gia quyền 1 lần;
- Tính phẩn bổ giá thành cho batch đầu tiên trong kỳ;
- Sau khi tính xong, chốt phiếu xuất tham gia vào batch sản xuất đã tính giá thành lại, mục đích để không áp lại giá xuất bình quân lần nữa.
- Chuyển trạnh thái cho phiếu nhập thành phẩm vừa tính giá xong thành "Đã phân bổ giá thành"
- Chạy giá bình quân gia quyền theo từng kho sau đó.
.........
Cứ thế xen kẽ từng batch sản xuất một.

Như vậy, với cách này:
- Chỉ những phiếu nhập kho đã được tính và phân bổ giá thành mới tham gia vào việc tính đơn giá xuất bình quân trong kỳ. Do đó sẽ giải quyết được bài toán "Thành phẩm của Batch 1 là nguyên liệu của Batch 2"
- Những phiếu xuất kho áp cho các Batch sản xuất đã tính giá thành thì sẽ được chốt lại (Có 1 field quy định status của phiếu là "Đã tham gia tính phân bổ giá thành") và không bị áp giá xuất lại khi chạy lại giá xuất bình quân.


Riêng phần tính giá thành theo phương pháp hệ số tương đương thì đơn giản hơn:
- Lấy 1 sản phẩm làm chuẩn và có hệ số là 1;
- Các sản phẩm khác tùy theo loại hình mà có bảng tính hệ số tương ứng/phù hợp;
- Số lượng thành phẩm sản xuất ra sẽ được quy về số lượng sản phẩn chuẩn;
- Giá trị nguyên liệu phân bổ theo tổng số lượng sản phẩm chuẩn theo từng batch sản xuất;
- Lương trực tiếp và chi phí quản lý SX chung sẽ phân bổ theo tỷ lệ thành phẩm quy chuẩn của từng Batch trên tổng thành phẩm quy chuẩn.
- Đơn giá thành phẩm = (Đơn giá 621 + Đơn giá 622 + Đon giá 627) /Hệ số giá thành.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình mới vào làm ở cty Sx cọc ép betong, Cty cũng mới thành lập. Mình vẫn còn đang phân vân về việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp nào?
1) Mình mô tả một chút về quy trình sản xuất cọc ép betong như sau:
Nguyên liệu để làm là cát, đá, xi măng, sắt thép, ...
Máy thi công để chộn...
Nhân công thì giao khoán cho 1 chủ đứng lên nhận.
Sản xuất 2 loại cọc và NVL đưa vào sx giống nhau, 2 sp khác nhau ở chỗ thép chủ là loại thép nào--> giá thành khác nhau.
Mỗi ngày theo tiến độ có thể tạo ra 200m cọc và sau 1 tuần giám sát chất lượng có thể bán cho các công trình.
Có thể sản xuất theo đơn đặt hàng của khách.

2) Dịch vụ nhận ép cọc--> phần này giá vốn là nhân công, máy của cty.
3) Nhận ép thí điểm các loại cọc--> Mình vẫn chưa hiểu đầu vào và hạch toán ra sao vấn đế này.
Mong mọi người giúp đỡ mình. Cảm ơn nhiều
 
cty mình cũng là cty sx kinh doanh về hàng: đũa, tăm, xiên tre
nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp(khai thác rừng ở mọi vùng), có hoá đơn đầy đủ,
Quy trình:
về đũa: nhập đũa quy cách nào về thì sản xuất cho ra thành phẩm đũa quy cách ấy,
về tăm+xiên: nhập xiên dài(80cm-120cm) về theo yêu cầu sản xuất có thể cắt ngắn lại
bên mình nguyên liệu tăm chỉ có 1 quy cách: --->tp làm ra cũng quy cách đó
xiên chỉ có 2 quy cách:---->tp làm ra cũng chỉ 2 quy cách
ví dụ: tăm 1 ly 8 nguyên liệu --------->tp cũng ra 1 ly 8 thành phẩm(độ dài khác với nguyên liệu ban đầu do cắt ngắn)
xiên 2 ly rưỡi nguyên liệu: ------> tp cũng ra 2 ly rưỡi thành phẩm
xiên 3 ly nguyên liệu:-------------tp cũng ra 3 ly thành phẩm

phân vân ko biết chọn pp tính giá thành nào để áp dụng, và áp dụng ra sao trong trường hợp trên?
rất mong được mọi người hỗ trợ
Phương
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đã có giải pháp cho trường hợp này, xin chia sẻ với các anh chị:
1. Thay đổi lại cách tính đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ.
2. Tính giá thành lần lượt theo từng Batch.

Cụ thể như sau:

1. Đơn giá xuất bình quân gia quyền sẽ được tính như sau:
2. Tính giá thành theo từng Batch, phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải biết rõ nguyên liệu đầu vào sẽ được xuất cho Batch sản xuất nào.
- Nhập kho thành phẩm phải biết là nhập từ Batch sản xuất nào!

Khi đó:
- Trước khi tính giá thành, ta sẽ chạy giá bình quân gia quyền 1 lần;
- Tính phẩn bổ giá thành cho batch đầu tiên trong kỳ;
- Sau khi tính xong, chốt phiếu xuất tham gia vào batch sản xuất đã tính giá thành lại, mục đích để không áp lại giá xuất bình quân lần nữa.
- Chuyển trạnh thái cho phiếu nhập thành phẩm vừa tính giá xong thành "Đã phân bổ giá thành"
- Chạy giá bình quân gia quyền theo từng kho sau đó.
.........
Cứ thế xen kẽ từng batch sản xuất một.

Như vậy, với cách này:
- Chỉ những phiếu nhập kho đã được tính và phân bổ giá thành mới tham gia vào việc tính đơn giá xuất bình quân trong kỳ. Do đó sẽ giải quyết được bài toán "Thành phẩm của Batch 1 là nguyên liệu của Batch 2"
- Những phiếu xuất kho áp cho các Batch sản xuất đã tính giá thành thì sẽ được chốt lại (Có 1 field quy định status của phiếu là "Đã tham gia tính phân bổ giá thành") và không bị áp giá xuất lại khi chạy lại giá xuất bình quân.


Riêng phần tính giá thành theo phương pháp hệ số tương đương thì đơn giản hơn:
- Lấy 1 sản phẩm làm chuẩn và có hệ số là 1;
- Các sản phẩm khác tùy theo loại hình mà có bảng tính hệ số tương ứng/phù hợp;
- Số lượng thành phẩm sản xuất ra sẽ được quy về số lượng sản phẩn chuẩn;
- Giá trị nguyên liệu phân bổ theo tổng số lượng sản phẩm chuẩn theo từng batch sản xuất;
- Lương trực tiếp và chi phí quản lý SX chung sẽ phân bổ theo tỷ lệ thành phẩm quy chuẩn của từng Batch trên tổng thành phẩm quy chuẩn.
- Đơn giá thành phẩm = (Đơn giá 621 + Đơn giá 622 + Đon giá 627) /Hệ số giá thành.
Chính xác!! em cũng đang phân vân phần về phần này. trong trường hợp thành phẩm được tái chế nhiều lần(cái này hoàn toàn không phải bán thành phẩm của giai đoạn trước như một số bác vẫn nghĩ). nên nếu tính giá thành sản phẩm và áp giá theo bình quân chung thì không giải quyết được trong trường hợp này mà fai tách riêng thành phẩm sản xuất theo mẻ(batch). nhưng em cũng xin thưa là rất phức tạp!
tuy bài này lâu rồi nhưng em thấy hay
Cảm ơn bác cadafi!
 
em muốn hỏi mấy anh chị
là một cửa hàng bán vật liệu xây dựng, thì cần phải làm những gì?
kiểu như là: mua hàng, rồi lưu kho, rồi xuất bán hàng,...... và những cái gì nữa?
giúp em với. em đang chết dở với cái bài tập trái ngành này đây.
hu hu
 
Em buồn cười quá, hix...con gà A + Nhồi tí bún...Hix hix (bi giờ nhồi bánh đúc anh ạ). Ặc ặc...Nhưng mà anh nói đúng và hay.
 
Web KT
Back
Top Bottom