Tiền phạt do nộp báo cáo chậm được hạch toán như thế nào ??

Liên hệ QC

Lệnh Hồ Đại Hiệp

Độc cô Cửu kiếm
Tham gia
20/10/08
Bài viết
299
Được thích
524
Công ty mình nộp báo cáo chậm, hình như 7 ngày gì đó, và bị phạt 660.000đ, nộp vào kho bạc nhà nước.

Vậy tiền phạt này được hạch toán thế nào vậy ??? Có được đưa vào chi phí không ??? Mình mới học Kế toán được mấy tuần nên không biết (tự học)

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Công ty mình nộp báo cáo chậm, hình như 7 ngày gì đó, và bị phạt 660.000đ, nộp vào kho bạc nhà nước.

Vậy tiền phạt này được hạch toán thế nào vậy ??? Có được đưa vào chi phí không ??? Mình mới học Kế toán được mấy tuần nên không biết (tự học)

Xin cảm ơn mọi người.

Những câu hỏi này bạn có thể liên hệ với webketoan.vn được không ? Hãy đăng ký trở thành thành viên chính thức của webketoan.vn. để có những giải đáp thỏa đáng.
Chúc bạn thành công.

Sẵn đây trả lời nhanh cho bạn :

Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra
 
Những câu hỏi này bạn có thể liên hệ với webketoan.vn được không ? Hãy đăng ký trở thành thành viên chính thức của webketoan.vn. để có những giải đáp thỏa đáng.
Chúc bạn thành công.

Sẵn đây trả lời nhanh cho bạn :

Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra

Cảm ơn bác nhiều, mình chỉ đọc qua Kế toán xíu để biết về Kế toán thôi, nhân có việc Giám đốc kể chuyện với mình về Kế toán thì mình mới hỏi thôi, chứ không tham vọng trở thành Kế toán.

Chủ yếu vào 4rum này vì học tập mọi người về VBA thôi.

Cảm ơn nhiều.
 
Những câu hỏi này bạn có thể liên hệ với webketoan.vn được không ? Hãy đăng ký trở thành thành viên chính thức của webketoan.vn. để có những giải đáp thỏa đáng.
Chúc bạn thành công.

Sẵn đây trả lời nhanh cho bạn :

Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra

Bổ sung cho bạn - để khỏi thắc mắc :(đã trả lời thì trả lời cho trót)
1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác) : 660.000 đồng
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112 : 660.000 đồng

Qua TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, bạn có thể lên được bản tình hình nộp ngân sách Nhà nước.

Thân
 
Bổ sung cho bạn - để khỏi thắc mắc :(đã trả lời thì trả lời cho trót)
1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác) : 660.000 đồng
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112 : 660.000 đồng

Qua TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, bạn có thể lên được bản tình hình nộp ngân sách Nhà nước.

Thân

Thưa các sư huynh cùng sư tỷ,
Nhân câu hỏi của (huynh/tỉ) Lệnh Hồ Đại Hiệp cùng giải đáp của huynh già gân, cho phép muội xin nêu trường hợp cơ quan của muội như sau :

Ông/bà chủ muội (Chủ Doanh nghiệp) bào ai làm sai bất cứ cái gì cũng trừ vào lương cả (họ bảo muội đó là policy gì đó mà muội mơ mơ màng màng mới hiểu đó là chính sách, nội quy gì đó của công ty).

Thế thì trường hợp nếu khoản nộp phạt này người lao động phải bỏ ra thì phải xử lý hạch toán ra sao ? Có 1 lần muội bị mất tờ hóa đơn đỏ "đầu vào" được cơ quan thuế ra quyết định xử lý phạt 200.000 đồng và quyết định phạt đó được phòng hành chánh của công ty muội gởi xuống phòng kế toán để thực hiện. Muội âm thầm móc tiền túi ra đi nộp phạt thế là xong. Không cần hạch toán gì cả. Vậy cho muội xin hỏi cách làm này của muội muội có đúng không ?

(Xin vui lòng huynh nào đã vẽ sơ đồ chữ T trong bài "Qui trình hạch toán kế toán" minh họa dùm muội các bước này luôn nhé.)
Muội xin mạn phép cùng tọa đàm với quý sư huynh/tỉ để cho lòng muội thanh thản và tỏ vấn đề hơn,
Thân ái
Thanh Mai
 
Thưa các sư huynh cùng sư tỷ,
Có 1 lần muội bị mất tờ hóa đơn đỏ "đầu vào" được cơ quan thuế ra quyết định xử lý phạt 200.000 đồng và quyết định phạt đó được phòng hành chánh của công ty muội gởi xuống phòng kế toán để thực hiện. Muội âm thầm móc tiền túi ra đi nộp phạt thế là xong. Không cần hạch toán gì cả. Vậy cho muội xin hỏi cách làm này của muội muội có đúng không ?

Muội xin mạn phép cùng tọa đàm với quý sư huynh/tỉ để cho lòng muội thanh thản và tỏ vấn đề hơn,Thân ái
Thanh Mai

Qua phản ảnh của muội, huynh xin gợi ý 1 chút để lòng muội làm việc luôn thanh thản - tại sao muội để mất hóa đơn mà muội sớm đi khai báo như thế ???
(Chẳng khác nào vạch áo cho người xem - mất quan điểm với ông chủ của muội nữa mặc dầu muội có xinh đẹp phương ngàn cách đi nữa)
Không khai báo thì ai biết mất - Để thiệt hại cho cơ quan chứ đừng để thiệt hại cho bản thân muội ??? Nói nhỏ thôi vậy, sống cũng phải có đạo đức nghề nghiệp, đừng nghĩ ai không biết . Thà thú tội để được ân xá.

Muội hãy sớm lập qui trình giao nhận chứng từ - vui lòng xem và viết bổ sung bài trong topic cùng các thành viên tại Xây dựng quy trình làm việc của bộ máy kế toán
Tình trạng kéo dài không xác lập qui trình giao nhận chứng từ, huynh xin chúc Muội thường xuyên âm thầm móc tiền túi ra đi nộp phạt thế là xong. Không cần hạch toán gì cả. Nên thêm vào chữ thường xuyên.
Còn câu hỏi của muội sẽ có các huynh/tỉ trong diễn đàn trả lời cho muội ngay.


Thân
 
Bác gân trả lời thế là thương cho anh em người lao động, thực tế là chủ DN họ có chính sách khác, công bố hoặc không công bố, họ không muốn móc túi ra.

Nhưng không phải là hoàn toàn có hại cho người lao động, nếu hiểu rằng các quy chế, chế độ, chính sách của 1 công ty được lập ra là để tránh sai phạm, chứ không phải để bắt sai phạm.
Xin lỗi muội muội nhe, huynh nói cái này muội đừng buồn:

Nếu kế toán chúng ta sợ bị trừ lương, chúng ta sẽ phải cẩn thận hơn, thì chúng ta sẽ hoàn thiện con người chúng ta, không còn cái tính cẩu thả.

Trở lại vấn đề chính muội hỏi:

A. Nếu công ty không có chính sách phạt người lao động, làm như bác Gân:
1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác)
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112
- cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra

B. Nếu công ty có chính sách trừ tiền người vi phạm, hoặc vì nguyên tắc thận trọng (sách vở chuẩn mực thường nhắc các nguyên tắc này), muội hãy làm như sau:

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 1388 (khoản phải thu khác) / Có 3339 (Các khoản phải nộp khác)
Ý nghĩa như là "chờ giải quyết, xử lý"
2. Khi có quyết định xử lý của ban giám đốc đưa vào chi phí:
Nợ TK 6425(Thuế, phí và lệ phí) / Có TK 1388
Nhớ quyết toán phải loại ra
3. Khi quyết định thu lại từ người lao động bằng tiền hoặc trừ lương, trừ 1 lần hoặc nhiều lần ...:
Nợ TT 334 hoặc 111/ Có TK 1388
4. Khi nộp phạt vào kho bạc NN:
Nợ TK 3339/ Có TK 111, 112

Cuối tháng, mà chưa có quyết định xử lý, chưa đến kỳ lương nên chưa trừ, hoặc trừ 1 lần chưa hết, thì để số dư 1388, rất hợp lý.

Một trường hợp khác là: trước nay công ty không có trừ lương, đã hạch toán chi phí theo thông lệ Nợ 6425/Có 3339.
Nhưng GĐ thấy bị phạt hoài, tức mình ra quyết định mới: trừ lương, thì phải làm bút toán điều chỉnh như sau:
- Nợ 6425/Có 3339 (bút toán đỏ)
- Nợ 1388/ có 3339 số tiền đó.
- Tiếp tục như trên.
 
B. Nếu công ty có chính sách trừ tiền người vi phạm, hoặc vì nguyên tắc thận trọng (sách vở chuẩn mực thường nhắc các nguyên tắc này), muội hãy làm như sau:

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 1388 (khoản phải thu khác) / Có 3339 (Các khoản phải nộp khác)
Ý nghĩa như là "chờ giải quyết, xử lý"
2.- có q. Khi uyết định xử lý của ban giám đốc đưa vào chi phí:
Nợ TK 6425(Thuế, phí và lệ phí) / Có TK 1388
Nhớ quyết toán phải loại ra

Xin đại ca cho phép em bổ sung - bỏ bút toán 2 không cần bút toán này - vì đã xừ lý hoặc chờ xử lý thì chúng ta vẫn và phải treo vào TK 1388 (Phải thu khác) thì không nhất thiết đi váo TK 6425 để rồi cuối năm lên tờ khai thu nhập doanh nghiệp phải loại trừ ra.
Lưu ý : Trường hợp này DN không hạch toán vào TK 6425, không đưa vào CPQLDN để rồi cuối năm phải xuất toán ra - phải treo vào TK 1388 để chờ xử lý

Bút toán 3 (theo ptm0412) : OK vì khi đã có quyết định xử lý vi phạm thì sẻ trừ lương vào cá nhân lao động ấy
Nợ 334 / Có 1388 (trừ lương) hoặc Nợ 111/Có 1388 (Thu tiền mặt của người lao động nộp vào do xử lý vi phạm)

Nói tóm lại có 2 trường hợp mà doanh nghiệp và kế toán cần cẩn trọng trong việc hạch toán:

Cas 1 : Người chủ không buộc người lao động bồi thường

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác) : 660.000 đồng
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112 : 660.000 đồng
Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra


Cas 2 : Người chủ DN buộc người lao động bồi thường theo chính sách công ty đề ra (Khen thưởng, kỷ luật)

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 1388 (khoản phải thu khác) / Có 3339 (Các khoản phải nộp khác)
Ý nghĩa như là "chờ giải quyết, xử lý"
2. Khi quyết định thu lại từ người lao động bằng tiền hoặc trừ lương, trừ 1 lần hoặc nhiều lần ...:
Nợ TK 334 hoặc 111/ Có TK 1388
3. Khi nộp phạt vào kho bạc NN:
Nợ TK 3339/ Có TK 111, 112

Xin quý đại ca thứ lỗi cho phép em bổ sung ý kiến.

Thân ái,
 
Lưu ý : Trường hợp này DN không hạch toán vào TK 6425, không đưa vào CPQLDN để rồi cuối năm phải xuất toán ra - phải treo vào TK 1388 để chờ xử lý

Vậy treo đến chừng nào hả anh? rồi hết hạn treo đẩy đi đâu? Chả lẽ 1388 để số dư mãi năm này qua năm khác sao? Bác đã dạy, thì xin Bác dạy nốt.
 
1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 1388 (khoản phải thu khác) / Có 3339 (Các khoản phải nộp khác)
Ý nghĩa như là "chờ giải quyết, xử lý"
2. Khi quyết định thu lại từ người lao động bằng tiền hoặc trừ lương, trừ 1 lần hoặc nhiều lần ...:
Nợ TK 334 hoặc 111/ Có TK 1388

Bác vui lòng giúp em lên sơ đồ chữ T đi rồi bác có thấy nó treo không ?
Mong bác đừng giận em để lòng em thanh thản sống cùng bác và gia đình giaiphapexcel đến khoảng đời còn lại.

Thương nhớ nhiều.

P/S : Xin phép được bổ sung có nơi dùng qua TK 141 (Tạm ứng) thay vì qua TK 1388 (Phải thu khác). TK 141 - Xem như ứng tiền cho CBNV để nộp phạt tiền thuế
 
Ý em là: (trong bài)
B. Nếu công ty có chính sách trừ tiền người vi phạm, hoặc vì nguyên tắc thận trọng ...
Giả sử công ty không có chính sách trừ tiền, cũng nên thận trọng hạch toán vào 1388, lỡ mà (hay may mà) Giám đốc thương cô KT xinh đẹp (muội ấy) mà du di, thì len lén mà đưa vào chi phí, anh ạ.
 
Ý em là: (trong bài)

Giả sử công ty không có chính sách trừ tiền, cũng nên thận trọng hạch toán vào 1388, lỡ mà (hay may mà) Giám đốc thương cô KT xinh đẹp (muội ấy) mà du di, thì len lén mà đưa vào chi phí, anh ạ.

Nên xử lý dứt khoát - TK 1388 (Phải thu khác) 2 lần trùng bác à

2. Khi có quyết định xử lý của ban giám đốc đưa vào chi phí:
Nợ TK 6425(Thuế, phí và lệ phí) / Có TK 1388
Nhớ quyết toán phải loại ra
3. Khi quyết định thu lại từ người lao động bằng tiền hoặc trừ lương, trừ 1 lần hoặc nhiều lần ...:
Nợ TT 334 hoặc 111/ Có TK 1388


1.- Nếu cô thư ký - kế toán xinh đẹp lã lơi cùng Giám đốc thì đâu có bút toán này bác à (Kế toán - mưu kế tính toán dùng 1 chiêu kế mỹ nhân chiêu dụ anh hào). Khóc lóc tỉ tê để chief vỗ đùi, vỗ mông thôi đưa vào chi phí đi em - anh đâu nỡ - đành đoạn trừ lương của em, nghe được chừng ấy nàng ngã đầu tựa vào vai chief khóc thút thít.

(Lấy VÔ CHIÊU để thắng HỮU CHIÊU như huynh Lệnh Hồ Đại Hiệp)
2.- Nếu chủ doanh nghiệp không biết mô tê và DN chả có chính sách khen thưởng rõ ràng thì cần gì có cô kế toán như muội ngoiquanuongcafe phải móc hồ bao ra đóng nộp thuế
 
Em thì chả làm dài hơi như 2 bác. Tiền phạt sẽ là trình tự thu hồi đầu tiên, và chả nên chậm trễ nên em nộp ngay trong han cho xong, khỏi phải theo dõi trong tình hình nghĩa vụ nộp ngân sách.

Nộp tiền hạch toán 1 phát : Nợ 4211/ Có 111,112. Cuối năm khỏi phải bôc tách mất công. Đây là trường hơp cty không đòi lại của nhân viên.

Nếu đòi tiền lại của nhân viên thì Nợ 1388/Có 111,112.

Nói chung mấy khoản phat này em không đưa vào 333. Vì theo em số dư có trênTK 333 này thể hiên khoản chiếm dung thuế một cách hợp pháp, hoặc có thể hach toán khoản chi phí thuế tính trước ( chẳng hạn như thuế nhà thầu của lãi vay nước ngoài). Trong khi khoản phat nếu em nhớ không lầm thì hình như trong thời gian 10 ngày kể từ khi có quyết đinh xử phat thì phải
 
Trong khi khoản phat nếu em nhớ không lầm thì hình như trong thời gian 10 ngày kể từ khi có quyết đinh xử phat thì phải
- Hạn nộp đúng là 10 ngày, và ai cũng thế, 1, 2 ngày phải lo nộp rồi chứ không dám để lâu. Tuy nhiên, nợ 1 ngày chưa trả cũng là nợ, tiền phạt 1 ngày chưa nộp cũng là nợ. Khoản nợ này phải thể hiện ở 1 trong các tài khoản nợ chưa trả.
- Ngày nộp và ngày nhận quyết định khác nhau trên cùng 1 phiếu chi (kèm chứng từ gốc), sẽ sai về nguyên tắc ngày chứng từ gốc và ngày hạch toán.
- Ngoài ra nếu thông báo phạt nhận ngày 30, đến ngày 5, 6 tháng sau mới nộp, thì rõ ràng là có 1 món nợ không kê khai trên bảng cân đối.

Hơn nữa: Quá hạn không nộp mới là chiếm dụng.
 
Nộp tiền hạch toán 1 phát : Nợ 4211/ Có 111,112. Cuối năm khỏi phải bôc tách mất công. Đây là trường hơp cty không đòi lại của nhân viên.
....
Nói chung mấy khoản phat này em không đưa vào 333. Vì theo em số dư có trênTK 333 này thể hiên khoản chiếm dung thuế một cách hợp pháp, hoặc có thể hach toán khoản chi phí thuế tính trước ( chẳng hạn như thuế nhà thầu của lãi vay nước ngoài). Trong khi khoản phat nếu em nhớ không lầm thì hình như trong thời gian 10 ngày kể từ khi có quyết đinh xử phat thì phải

Thành thật cám ơn em gái của anh cùng tham gia thảo luận
Nhưng tại sao em không lập bút toán như thế này.

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác) : 660.000 đồng
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112 : 660.000 đồng
Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra

Đối với TK 333 - nếu em hạch toán tuần tự theo đúng qui trình thì cuối năm TK 333 đều thể hiện tất cả các khoản về tình hình nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước em à. (Có cả tiền chậm nộp phạt "thuế nhập khẩu,thuế TNCN,...)

Em không thông qua TK 333 sao này em lên bảng đối chiếu công nợ với ngân sách lúc ấy số liệu của em sẽ không trùng khớp với phòng xử lý dữ liệu của cơ quan thuế em à.

Nộp tiền hạch toán 1 phát : Nợ 4211/ Có 111,112. Cuối năm khỏi phải bôc tách mất công. Đây là trường hơp cty không đòi lại của nhân viên.

Khẳng định : Cách xử lý này không sai - nhưng khó kiểm soát. (Giữa số liệu của cơ quan thuế và doanh nghiệp không trùng khớp nhau - nếu cơ quan thuế theo dõi chặt chẽ )

- Hạn nộp đúng là 10 ngày, và ai cũng thế, 1, 2 ngày phải lo nộp rồi chứ không dám để lâu. Tuy nhiên, nợ 1 ngày chưa trả cũng là nợ, tiền phạt 1 ngày chưa nộp cũng là nợ. Khoản nợ này phải thể hiện ở 1 trong các tài khoản nợ chưa trả.
- Ngày nộp và ngày nhận quyết định là khác nhau sẽ sai về nguyên tắc ngày chứng từ gốc và ngày hạch toán.
- Ngoài ra nếu thông báo phạt nhận ngày 30, đến ngày 5, 6 tháng sau mới nộp, thì rõ ràng là có 1 món nợ không kê khai trên bảng cân đối.

Hơn nữa: Quá hạn không nộp mới là chiếm dụng.

Xin lưu ý cho 1 điều : Không doanh nghiệp nào thực hiện đúng các quyết định của cơ quan ban ngành chức năng ban hành. Chưa kể có những khoản tiền nộp phạt rất lớn nhé. Tâm lý : Ai cũng muốn chiếm dụng vốn mặc dầu DN có tiền để đóng. Đến khi nước đến chân rồi tất tả mới chạy. Nhất là các khoản nộp thuế nhập khẩu; khi bị cơ quan Hải Quan ách tắt lại không giải tỏa lô hàng mới về.

Mong các bạn hãy suy nghĩ thêm về Qui trình hạch toán - không nên ngẩu hứng tùy tiện lúc hạch toán như thế này lúc như thế kia trừ phi các bạn thích hạch toán vòng vòng để biến số liệu

Xin cám ơn Ban Quản Trị diễn đàn đã dành cho chúng em mảnh đất nhỏ để trao đổi học tập sẻ chia kinh nghiệm. Đúng với câu ông bà thường nói "Đất lành chim đậu"

Xin cám ơn tất cả thành viên đã đọc và cùng tham gia thảo luận.

Mong Lệnh Hồ Đại Hiệp có những câu hỏi khác để giúp cho chúng em ôn luyện lại kiến thức

(Lấy VÔ CHIÊU
type.gif
để thắng HỮU CHIÊU
starwars.gif
)

Vài dòng được thảo luận cùng các bạn, già cảm thấy rất vui và hãnh diện bởi lập luận của các bạn.

Thương nhiều
 
Theo em thì đối với trường hợp này, trong thực tế thì tùy theo kế toán mà sẽ có phương án giải quyết khác nhau và làm sao giải trình rõ ràng với cơ quan thuế là ok.

Riêng đối với em thì em thích làm theo kiểu chính qui hơn, tuy dài dòng nhưng phản ánh trung thực, chính xác nghiệp vụ và từng thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó

Sau một thời gian dài, nếu có vần đề gì phát sinh liên quan tới việc nộp phát này ( kiểm tra thuế, yêu cầu giải trình của cơ quan thuế..) thì ta dễ dàng hiểu rõ từng chi tiết của nghiệp vụ để có thể giải trình, mặc dù ta là kế toán mới vào thay cho người cũ.
 
Xét về góc độ doanh nghiệp. Do quản lý chưa tốt nên mới có việc nộp báo cáo chậm. Từ đó dẫn tới việc doanh nghiệp bị phạt. Do đó khoản tiền phạt này có thể đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp, như ý của bác Kế Toán Già Gân.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý thuế, cơ quan thuế không chấp nhận khoản chi phí này (gọi là không hợp lý), Cho nên khi quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự loại khoản chi phí này!!:.,

Để tránh trường hợp cuối năm khi quyết toán, kế toán phải ngồi bóc tách từng loại chi phí để quyết toán (có thể có sai sót), em đề nghị hạch toán như sau:

1. Nếu doanh nghiệp làm ăn đã có lãi, nên lập quỹ riêng để hỗ trợ cho các khoản này (quỹ này phải trích từ lợi nhuận sau thuế). Nghĩa là Rủi Ro trong công tác quản lý phải được bù đắp bằng chính lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cụ thể hạch toán như sau:
Trích quỹ khen thưởng: Nợ 421/ Có 4311
Nhận biên bản phạt: Nợ 4311/ Có 3339
Nộp phạt: Nợ 3339/ Có 111(112)

2. Nếu doanh nghiệp chưa có lợi nhuận, có thể hạch toán treo vào tài khoản phải thu khác (TK 1388, như ý của bác Kế Toán Già Gân). Đến khi có lãi thì trích quỹ và trừ vào khoản phải thu tích lũy này! Bằng cách này, doanh nghiệp đồng thời cũng kiểm soát được rằng doanh nghiệp mình đã bị phạt mấy lần! Từ đó tăng cường công tác kiểm soát!
Cụ thể hạch toán như sau:
Nhận biên bản phạt: Nợ 1388/ Có 3339
Nộp phạt: Nợ 3339/ Có 111(112)
Trích quỹ khen thưởng (nếu có): Nợ 421/ Có 4311
Bù trừ khoản bị phạt: Nợ 4311/Có 1388

Bằng hai cách này, nếu cuối năm xét thưởng, quỹ khen thưởng sẽ ít lại (vì đã bù đắp cho khoản bị phạt). Do đó, theo tỷ lệ quy định, chủ doanh nghiệp có thể xét thưởng ít hay nhiều, hay không thưởng cho bộ phận gây ra hậu quả này!
---------------------------------------------------------------------------

3. Nhân đây, em cũng xin lạm bàn một trường hợp nộp phạt nữa, như sau:
Do công việc gấp rút, Giám đốc yêu cầu tài xế của công ty tăng tốc cho xe chạy nhanh để kịp giờ làm việc với khách hàng. Tuy nhiên rủi ro là trên đường công tác, xe anh tài xế này bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ và phạt! Như vậy tiền phạt phải nộp này có được hạch toán chi phí!
Như đã nói ở trên, xét về góc độ doanh nghiệp thì khác, xét về góc độ quản lý thuế thì khác.
Linh động trong vấn đề giải quyết công việc, em đã đề xuất ý kiến với cấp trên là tháng này (tháng mà anh tài xế bị phạt) sẽ được phụ cấp thêm một khoản tiền để bù đắp cho khoản phạt đó. Như vậy, xét về góc độ doanh nghiệp, khoản chi phí đó được thể hiện đầy đủ. Xét về góc độ quản lý thuế, phụ cấp công tác cho nhân viên vẫn là khoản chi phí hợp lý và được thể hiện trong bảng lương và được chấp nhận.

Ở một góc độ nào đó, ta có thể xem cách này là cách thứ ba để giải quyết vấn đề topic này nêu ra!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thế là thêm 1 cách để quản lý (cả người và số liệu).
Tuy nhiên theo mình nghĩ:
- Phải có 1 TK để quản lý con số nộp phạt: 1388 (theo anh Gân) hoặc 4311 (theo Cadafi)
- Phải có 1 TK để quản lý khoản phải nộp: 333x
- Để quản lý tốt, cần có 1 bảng mã chi phí (nói chung) trong đó có mục nộp phạt, khi làm phiếu chi hoặc phiếu KT TH, sẽ đòi hỏi mã này. Mục đích là cuối tháng, cuối năm có thể lọc theo mã để ra bất cứ số liệu nào mình cần như chi phí lãi vay, chi phí CLTỷ giá . ..

Xin chỉ ngắn gọn thế.
 
3. Nhân đây, em cũng xin lạm bàn một trường hợp nộp phạt nữa, như sau:

Do công việc gấp rút, Giám đốc yêu cầu tài xế của công ty tăng tốc cho xe chạy nhanh để kịp giờ làm việc với khách hàng. Tuy nhiên rủi ro là trên đường công tác, xe anh tài xế này bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ và phạt! Như vậy tiền phạt phải nộp này có được hạch toán chi phí!

Như đã nói ở trên, xét về góc độ doanh nghiệp thì khác, xét về góc độ quản lý thuế thì khác.
Linh động trong vấn đề giải quyết công việc, em đã đề xuất ý kiến với cấp trên là tháng này (tháng mà anh tài xế bị phạt) sẽ được phụ cấp thêm một khoản tiền để bù đắp cho khoản phạt đó. Như vậy, xét về góc độ doanh nghiệp, khoản chi phí đó được thể hiện đầy đủ. Xét về góc độ quản lý thuế, phụ cấp công tác cho nhân viên vẫn là khoản chi phí hợp lý và được thể hiện trong bảng lương và được chấp nhận.

Ở một góc độ nào đó, ta có thể xem cách này là cách thứ ba để giải quyết vấn đề topic này nêu ra!

Đọc đoạn trên cùa anh ca_dafi, tôi trầm ngâm suy nghĩ

Trường hợp tôi làm Giám Đốc - tôi bảo tài xế đi nhanh mà tài xế đi nhanh bị phạt đó là chuyện của tài xế không có kỹ cương chấp hành nghiêm minh "Luật giao thông". Do vậy tôi không có bù đắp chi phí này cho tài xế, mà còn phạt hắn làm ảnh hưởng đến giờ giấc của tôi. Chưa nói với Công An thu lại bằng lái xe nữa. (Lỡ gây ra tai nạn chết người thì sao ??? Lúc đó tài xế quay qua bảo là tôi hả ?? Không dám)
Cũng như trong việc kế toán, kế toán trưởng (KTT), kế toán viên nói riêng và người lao động nói chung trường hợp làm sai thì phải trừ lương (nếu nhẹ) hoặc đình chỉ công việc do KTT có bằng cấp còn tôi làm Giám Đốc ăn học có đến đâu, có tiền mở ra công ty là được xưng ngay Giám Đốc liền, Giám Đốc làm đâu cần bằng cấp. Lúc đó không lẻ KTT nói là tại tôi sai anh hãy hạch toán né lách dùm tôi. Đó là chiêu của Giám Đốc mang họ "Đỗ", còn chiêu của kế toán và người lao động thì sao, họ lại mang họ "THỪA" ? (Thừa hành) Ứng xử trong công tác kế toán

Vấn để của anh ca_dafi đặt ra và nếu tôi "được" làm Giám Đốc tôi sẽ tự móc tiền túi ra để xử lý trường hợp này, không tạo ra tiền lệ cho nhân viên. Vì đó là trách nhiệm của tôi dẫn đến hệ lụy này. Cũng may tài xế không gây tai nạn chết người trong đó có cả tôi nữa.

Vài hàng cùng suy nghĩ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trả lời : Cho 1 số thành viên còn phân vân

Bài hạch toán Tiền phạt do nộp báo cáo chậm được hạch toán như thế nào ??

Tất cả chưa hiểu rõ lắm về cách phân biệt hạch toán thế nào là chuẩn mục,thế nào là bài viết đúng và thế nào là bài viết mang tính fantaisie "sáng tạo".

Một tác giả A nêu ý tưởng X là đúng nhưng tác giả B lại cho ý tưởng Y mới đúng . A và B gửi bài đè lẫn nhau . Ai là trọng tài có thể phân xử đúng sai để người đọc có thể tham khảo sử dụng được lợi nhất khi họ không phải tha nhầm kiến thức "sáng tạo" ?

Đọc nghiên cứu các bút toán của Chị Xuân Thắm và anh ca_dafi đó là các bút toán fantaisie (Sáng tạo) - thường trong kế toán Khi nói về nghiệp vụ thì đâu có sáng tạo được.

Do vậy việc viết bài trong kế toán rất khó - mỗi tác giả nêu 1 quan điểm - 1 phương pháp hạch toán - 1 cách xử lý vấn đề. Nhưng tất cả phải dựa trên nguyên tắc chung : chuẩn mực, thông tư, nghị định,...hướng dẫn.

Để gút lại bài này mình xin kiến nghị các bút toán sau :

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác) : 660.000 đồng
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112 : 660.000 đồng
Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra

1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 1388 (khoản phải thu khác) / Có 3339 (Các khoản phải nộp khác)
Ý nghĩa như là "chờ giải quyết, xử lý"
2. Khi quyết định thu lại từ người lao động bằng tiền hoặc trừ lương, trừ 1 lần hoặc nhiều lần ...:
Nợ TK 334 hoặc 111/ Có TK 1388

Thân
 
Web KT
Back
Top Bottom