Tin học thì có cái gì... (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,199
Được thích
24,658
Tôi ra trường đi làm hơn 20 năm, khi đó là giao thời giữa bao cấp & mở cửa. Thời đó học ĐH là 1 mớ lý thuyết, gần như không có thực hành, món CNTT gần như mù tịt khi chỉ biết mấy cái sơ đẳng về Dos, Pascal.

Đi làm mới được tiếp xúc, tiếp cận món gọi là "tin học", biết về Window, Office, Autocad :) Thế hệ đi trước ở cơ quan phần lớn mù tịt, là sản phẩm trì trệ của thời kỳ bao cấp...

Thời đó toàn tự cày món liên quan đến công việc, hầu như không có tài liệu, sách vở... Office 97 không có help, chả có nói gì đến macro, nhưng có file ví dụ đi kèm. Thậm chí có lúc học chay bằng xem hình trên sách...

Ngày trước có sách còn viết Excel hạn chế cái này, cái nọ nhưng tôi tự hào là đã thay đổi hẳn quan điểm đó, chứng minh bằng sản phẩm trong lĩnh vực chuyên môn :)

Tuy nhiên bên cạnh những bác có cái nhìn thực tế thì vẫn có câu "Tin học thì có cái gì", kể cả những người có học hàm, học vị đầy mình như TS, GS :)
 
Mình biết đến tin học khi đó Windows còn là trước 4.3; Access là 2.0. Ở CQ thì mua fần mền kế toán xài ForPro (Font tiếng Việt VNEP hay sao í, quên rồi nên có thể không chính xác). Điều đó bấy giờ đã là thượng hạng rồi.

Với trào lưu đó, thằng đàn em rủ đi học vi tính ở "Trung tâm" (TT). Lúc đó TT truyền đạt Quatro chứ Excel mới ra đời
Lúc nào mình cũng già nhất trong lớp & già hơn cả thầy cô của TT luôn!
Khi có mảnh bằng 'B' cũng là lúc mình giúp CQ viết vài file về nhân sự & trả lương;
Cũng khá cực vì đang viết gần xong thì CQ chuyển sang trả lương khoán theo tập thể (lương tính theo đĩnh mức sản lượng ca, & các tổ fụ trợ)
GĐ khi í iêu cầu rằng:, Sau khi xuống ca ngươi LĐ áng chừng rằng hôm nay mình có bao nhiêu lương
Nói án chừng vì còn fần sản fẩm giao ca chưa thể tính được ra thành tiền - do chưa có sản lượng cuối cùng.

Thời gian Win95 đến Win 98, mình đã có vài tác fẩm thống kê, quản lý số liệu cônghệ ở CQ.
(Còn Pascal thì lôi sách của sếp ở nhà ra tự họ; & trả hiết cho thiên địa rồi!)

Tin học lúc đó với mình là vậy; Giờ đây chúng vẫn là những kĩ niệm đẹp & đáng nhớ.
 
Với em, tin học là cách thức mà máy vi tính, ứng dụng trên máy giúp ích cho bản thân em, phục vụ cho việc làm trên máy tính nó nhanh hơn, chuẩn xác hơn và nhàn hạ công việc của mình hơn. Kể từ năm 2007, em lang thang trên internet (em được dùng nhờ), search... search hoài, rồi tìm thấy GPE và các thành viên của GPE: họ đam mê, có kiến thức và quan trọng hơn sẵn sàng chia sẻ kiến thức.
Dần dà, cứ học mót học "lỏm" từ đó (vì em học ngành tài chính ngân hàng mà), để phục vụ cho chính cá nhân mình, khi thấy "cái ấy" (ứng dụng tin học) ổn và có ích thì em share nhưng giờ các bạn trẻ chuyên ngành THQL, CNTT thì lại "cạn" đam mê rồi (em chỉ mong khi em già đi, đam mê của các bạn ấy lại đến chu kỳ lên cao). Chắc là do mọi người thấy nản nhưng lúc các sếp sẵn sàng "gạt" ngay đi để triển cái mới, hay như các đồng nghiệp sẵn sàng "thổi ngay" cái hay của tin học để lấp đi cái ...
 
Với em, tin học là cách thức mà máy vi tính, ứng dụng trên máy giúp ích cho bản thân em, phục vụ cho việc làm trên máy tính nó nhanh hơn, chuẩn xác hơn và nhàn hạ công việc của mình hơn. ...
Nực cười cái từ "nhàn hạ".
Quan niệm "nhàn hạ" là xưa lắm rồi. Thực ra người ta đã đưa ra nhiều nghiên cứu cho rằng tin học đào sâu thêm hố cách biệt xã hội và tạo thêm căng thẳng (stress) trong nơi làm việc.
Hiện nay các nhà xã hội học chỉ đồng ý với nhau ở điểm là tin học là một phần trong chu trình tiến hoá nhân loại (*). Sử dụng đúng, nó giúp cho công việc hiệu quả hơn (**). Và có những công việc không thực hiện được nếu không có tin học.

(*) từ tiến hoá nói theo khoa học thì không hẳn luôn luôn 100% tốt. Có những tiến hoá thực ra là thoái vì nó gây hại về sau.

(**) hiệu quả hơn hoàn toàn không dẫn đến "nhàn hạ" hơn. Theo lý thuyết quản lý tư bản thì khi ngừoi lao động hoàn tất công việc nhanh hơn, bên giới chủ sẽ tìm cách cho thêm công việc; và việc này dẫn tới giảm nhân công.
Tình trạng giới chủ đòi hỏi nhân viên "work smarter, not harder" hiện nay vẫn là sự điên đầu của các nhà xã hội học thế giới. Cái từ "smarter" ép buộc nhân viên phải vận động đầu óc tối đa và liên tục. Cuộc sống vì thế luôn luôn đặt vào tình trạng căng thẳng.

(**) điển hình của cái giả dối trong "nhàn hạ" là tại sao bà con cứ nói chuyện "code chạy nhanh hơn". Theo đúng tình trạng "nhàn hạ" thì bạn phải tỉnh bơ chừng nào nó chạy xong thì xong, 10 phút hay 10 giây hay 10 phần ngàn giây không khác nhau.
 
Em nên dùng từ "thảnh thơi" chờ code làm xong nhiệm vụ chăng! Code giúp con người bớt đi nhiều thao tác lặp đi lặp lại bằng tay, dành thời gian cho việc khác ah. (ko có nghĩa là em chơi ko làm nha).
Tin học thì có ứng dụng mà ứng dụng nào hay, tốt thì dùng thôi
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Nhàn hạ" sẽ đúng 1 khi sếp (xó) giao cùng nhiệm vụ cho 2 nhân viên với 2 đối tượng khác nhau (mỗi NV 1 đối tượng) thì sẽ có người nhàn hạ hơn người kia
Ví dụ sếp giao cho Ông Bãi & Ông Bồi mỗi ông thống kê mỗi huyện xem có bao nhiêu biệt fủ cỡ nữa hecta trở lên
1 ông cầm thước dây xuống thực địa sẽ không nhanh bằng ông mở vi tính lên
Vì ông mờ vi tính là biết tận dụng lao động quá khứ
 
Vào khoảng hơn 10 năm trước, mấy ông anh em làm đồ án BK, hay vẽ AutoCAD mua một bộ máy tính Pentium giá hơn cả chục triệu đồng.
Một cơ quan có vấn đề với máy tính mà được bác kỹ thuật đến giúp thì như nắng hạn gặp mưa rào theo đúng nghĩa đen.
Tin học hồi ấy cũng có giá lắm!
 
"cái nhìn thực tế" thì có cái gì.

Em giải thích rõ hơn: Có nghĩa là nhận ra được vai trò của tin học trong lĩnh vực xây dựng nói chung. Có sếp quan tâm thì mời các chuyên gia giảng dạy hay chuyển giao công nghệ, mua các pm... Còn không thì mặc...
Bài đã được tự động gộp:

Vào khoảng hơn 10 năm trước, mấy ông anh em làm đồ án BK, hay vẽ AutoCAD mua một bộ máy tính Pentium giá hơn cả chục triệu đồng.
Một cơ quan có vấn đề với máy tính mà được bác kỹ thuật đến giúp thì như nắng hạn gặp mưa rào theo đúng nghĩa đen.
Tin học hồi ấy cũng có giá lắm!

Thế hệ bạn sướng hơn nhiều rồi :)
 
Em có cô bạn làm thư ký tính lương cho một Xưởng may có 200 công nhân, cứ cuối tháng (cỡ ngày 28) là cặm cụi ngồi tính lương trên giấy cho 200 công nhân. Xưởng làm ăn theo sản phẩm, mỗi sản phẩm có cỡ 16 đến 18 công đoạn, mỗi công đoạn có đơn giá khác nhau. Cứ thấy chị ta ngồi cộng bằng tay giá của của các công đoạn của mỗi công nhân (200 công nhân) liện tục trong khoảng 8 ngày, thì tới mồng 6 mồng 7 của tháng sau công nhân mới có lương. Em có hỏi sao không làm trên máy tính, thì chị nói là máy chỉ nhanh hơn cái là khỏi phải cộng trừ nhân chia thôi (sử dụng hàm) nhưng cũng phải nhập liệu vào máy cũng lâu. Và khi có kiểm tra ISO thì người ta đòi thẻ GHI LƯƠNG, nên chị ta làm tay trên giấy cho rồi. Vậy không biết TIN HỌC có cái gì.
 
"Nhàn hạ" sẽ đúng 1 khi sếp (xó) giao cùng nhiệm vụ cho 2 nhân viên với 2 đối tượng khác nhau (mỗi NV 1 đối tượng) thì sẽ có người nhàn hạ hơn người kia
Ví dụ sếp giao cho Ông Bãi & Ông Bồi mỗi ông thống kê mỗi huyện xem có bao nhiêu biệt fủ cỡ nữa hecta trở lên
1 ông cầm thước dây xuống thực địa sẽ không nhanh bằng ông mở vi tính lên
Vì ông mờ vi tính là biết tận dụng lao động quá khứ
Bởi vậy ông sếp kia mới bị bạn kêu là xó.
Tôi có giải thích kỹ là theo cách làm việc "tân tiến" của thời đại information superhighway, ông sếp nào để cho nhân viên nhàn hạ là chưa làm đúng bổn phận của mình.
Nếu nhân viên có thể dùng vi tính để giảm công việc A từ 2 giờ xuống 1/2 giờ thì sếp có nhiệm vụ phải:
1. nới rộng phạm vi hoạt động của cơ quan để thêm công việc, đắp vào chỗ 1,5 giờ kia
hoặc là:
2. sa thải bớt 3 người.
Theo khoa học quản lý thì trường hợp 1 là trường hợp lý tưởng, trường hợp 2 là trường hợp tệ hại. Thực tế thì công việc của sếp là quân bình giữa 2 cái trên.
Chuyện "nhàn hạ" chỉ xảy ra ở mức độ quản lý chậm tiến - chính sếp cũng không được huấn luyện đúng đắn.

(*) Quản lý tài chính ở các nước tư bản: theo con toán kế toán thì số nhân viên văn phòng thường được tính vào chi phí cứng. Công ty có số nhân viên văn phòng cao sẽ được các cơ quan đầu tư đánh giá thấp. Khi công ty được đánh giá thấp thì khả năng xoay vốn của họ rất chật vật, phân lãi nhà băng cao.

Em nên dùng từ "thảnh thơi" chờ code làm xong nhiệm vụ chăng! Code giúp con người bớt đi nhiều thao tác lặp đi lặp lại bằng tay, dành thời gian cho việc khác ah. (ko có nghĩa là em chơi ko làm nha).
Tin học thì có ứng dụng mà ứng dụng nào hay, tốt thì dùng thôi
Bạn chưa hề nghe đến từ bệnh sưng khớp cổ tay? (RSI - Repetitive Strain Injuries)
Bệnh này sinh ra do gõ máy và rà chuột nhiều quá. Ở các nước tân tiến hiện nay người ta có bộ luật bắt buộc chủ phải chú ý vấn đề này.
Ở VN ta, vì sự áp dụng máy vi tính còn chưa hoàn hảo cho nên giới chủ chưa đạt đến trình độ dồn công việc vi tính cho nhân viên. Có lẽ vì vậy m,à các bạn nghĩ rằng làm việc với máy tính là "nhàn hạ"

(**) Gọi là làm việc chân tay cực hơn bàn giấy khong đúng. Tôi vốn ra trường ngành kỹ sư, về sau vào văn phòng làm việc với máy tính. Những năm làm việc ngoài trời và trên sàn xưởng là những năm thoải mái nhất của đời tôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thế hệ trước kêu thế hệ sau sướng, trước khổ - đây chỉ là tương đối,
Thế hệ giờ nói làm bục mặt trong IT (tin học) mới có tiền (theo cả nghĩa cực về thời gian, cực về suy nghĩ) - trước 1 chương trình nho nhỏ, một cuốn sách dịch copy cũng ra tiền - giờ thì xa rồi.

Chưa kể giờ IT tiến lên nhiều - cần học và cập nhập thay vì xào xáo mấy cái xưa cũ.
 
Thế hệ trước kêu thế hệ sau sướng, trước khổ - đây chỉ là tương đối,
Thế hệ giờ nói làm bục mặt trong IT (tin học) mới có tiền (theo cả nghĩa cực về thời gian, cực về suy nghĩ) - trước 1 chương trình nho nhỏ, một cuốn sách dịch copy cũng ra tiền - giờ thì xa rồi.

Chưa kể giờ IT tiến lên nhiều - cần học và cập nhập thay vì xào xáo mấy cái xưa cũ.
Cái câu đỏ đỏ chả có ý nghĩa gì cả.
Trước 1 chương trình nho nhỏ phải tự viết lấy. Bây giờ thường là tìm diễn đàn mà hỏi, người ta viết giùm từ A đến Z
Trươc 1 cuốn sách dịch copy hộc gạch. Bây giờ chỉ cần hỏi đúng diễn đàn ra cả đống.
 
Cái câu đỏ đỏ chả có ý nghĩa gì cả.
Trước 1 chương trình nho nhỏ phải tự viết lấy. Bây giờ thường là tìm diễn đàn mà hỏi, người ta viết giùm từ A đến Z
Trươc 1 cuốn sách dịch copy hộc gạch. Bây giờ chỉ cần hỏi đúng diễn đàn ra cả đống.
Trước kia người viết sách ít, người viết code thuộc loại tầng lớp "ưu tú". Bây giờ nhiều người biết chút ít, gom góp những cái đọc được cũng viết sách, code loại thường cũng bán sản phẩm.
 
Trước kia người viết sách ít, người viết code thuộc loại tầng lớp "ưu tú". Bây giờ nhiều người biết chút ít, gom góp những cái đọc được cũng viết sách, code loại thường cũng bán sản phẩm.
Như vậy chẳng phải là một trong những mục đích (muốn gọi là hậu quả tuỳ theo quan điểm) của tin học hay sao?
Tin học bắt nhịp cầu nối khoảng cách giữa người tài giỏi và người bình thường
Người thông minh có thể giải một bài toán dễ dàng. Người bình thường đưa bài toán khó ấy lên diễn đàn nhờ người thông minh giải, cũng dễ dàng luôn.
 
Cơ chế thị trường mà, các bạn!

Nên bán những gì thị trường cần; Bán thứ mình có có khi chả được nhiều khách hàng quan tâm!
 
"Tin học" là tin thì học, không tin thì thôi! "Tin học thì có cái gì" với thái độ không mấy khiêm nhường nghĩa là không "tin", vậy nên không "học", và vì thế gõ phím bằng đũa là chuyện không có gì lạ!
 
Cơ chế thị trường mà, các bạn!
Nên bán những gì thị trường cần; Bán thứ mình có có khi chả được nhiều khách hàng quan tâm!
Cái bạn nói là tình trạng lý tưởng của thị trường.
Trên thực tế, khách hàng chưa chắc đã phân biệt được hàng mình "muốn" và hàng mình "cần". Và người giỏi là người biết làm cho khách hàng quan tâm đến cái mình có.
Điều này rất tiếc là nằm trong Kinh Tế Học và Thương Mãi chứ hoàn toàn xa lạ với Tin Học.

"Tin học" là tin thì học, không tin thì thôi! "Tin học thì có cái gì" với thái độ không mấy khiêm nhường nghĩa là không "tin", vậy nên không "học", và vì thế gõ phím bằng đũa là chuyện không có gì lạ!
Có nhiều thứ học xong rồi mới tin (môn Triết chẳng hạn). Và có những thứ hoàn toàn không tin nhưng ngừoi ta vẫn học vì nó giúp cho tiền đồ (tự hiểu lấy, xin miễn ví dụ)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom