Thu phí đầu năm - chuyện dài nhiều tập (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ndu96081631

Huyền thoại GPE
Thành viên BQT
Super Moderator
Tham gia
5/6/08
Bài viết
30,703
Được thích
53,963
Xem bài viết này:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/198429/nhung-khoan-thu-doc--la-dau-nam-hoc.html
mà thấy ngán!
Phải công nhận ngành giáo chúng ta có những cái đầu thông thái lắm mới nghĩ ra được những "trò" kỳ lạ thế
Phen này các ông quyết "tận thu" đến khi mấy nhóc còn cái lai quần mới thôi
Vậy chúng ta cùng thống nhất với nhau rằng: Nghèo quá thì đừng có bày đặt đi học làm gì cho nó.. phiền!
Ẹc... Ẹc... Học, học nữa, học mãi và... hộc máu!
 
Thiên đường XHCN là đây mà!!!! Vì sự nghiệp trồng người cả --=0
 
Ngày xưa thời còn học sinh/sinh viên, bố mẹ em lần họp nào cũng đóng tiền xây dựng trường, mà đến giờ vẫn chưa có trường mới ( đh KTQD, Hà Nội, 1 ví dụ)
 
Cảm ơn bác ndu đã mạnh dạn nêu vấn đề. Thủa còn đi học được các thầy cô dạy môn đạo đức, nhưng bây giờ người ta bỏ từ đạo đức mà dùng từ "Giáo dục công dân" rồi bác ạ. Thế mà báo cáo xóa mù gần hết rồi đấy bác ơi. Nếu ai hỏi đắt nhất là gì ? Tôi trả lời hiện nay là cái chữ ! nếu ai hỏi giàu nhất thế giới là dân nước nào ? Tôi xin trả lời là dân Việt Nam. Nếu ai hỏi hiếu học nhất là dân nước nào ? Tôi xin trả lời là dân Việt Nam - vì biết là học cái đó ra rồi vẫn chẳng để làm gì nhưng vẫn học. Càng ngẫm càng cười ra nước mắt. Sao không ai nghĩ là phải cải cách sách đạo đức cho những người làm thầy trước khi cải cách cho học sinh nhỉ ?
 
Cảm ơn bác ndu đã mạnh dạn nêu vấn đề. Thủa còn đi học được các thầy cô dạy môn đạo đức, nhưng bây giờ người ta bỏ từ đạo đức mà dùng từ "Giáo dục công dân" rồi bác ạ. Thế mà báo cáo xóa mù gần hết rồi đấy bác ơi. Nếu ai hỏi đắt nhất là gì ? Tôi trả lời hiện nay là cái chữ ! nếu ai hỏi giàu nhất thế giới là dân nước nào ? Tôi xin trả lời là dân Việt Nam. Nếu ai hỏi hiếu học nhất là dân nước nào ? Tôi xin trả lời là dân Việt Nam - vì biết là học cái đó ra rồi vẫn chẳng để làm gì nhưng vẫn học. Càng ngẫm càng cười ra nước mắt. Sao không ai nghĩ là phải cải cách sách đạo đức cho những người làm thầy trước khi cải cách cho học sinh nhỉ ?

Hôm trước nghe bx tôi kể chuyện đi họp phụ huynh học sinh: thầy giáo của thằng nhóc tôi đề xuất ý kiến xin mỗi người đóng ít tiền để trang trí lớp (chắc chừng vài chục ngàn).
Có điều ở thôn quê, vài chục ngàn người ta cũng nhiều ý kiến lắm nên cuối cùng chẳng ai đồng ý cả
Sau đó tôi được biết thầy giáo kia đã tự bỏ tiền ra mướn người đến trang trí lớp (mất đâu chừng 1 triệu đồng).
Ông thầy này dạy rất giỏi nhưng cũng rất nghèo, đang phải ở trọ. Tôi thấy tội tội cho thầy nên bảo thằng nhóc mang mấy trăm sang nhà thầy gọi là ủng hộ. Ấy thế mà thầy nhất định không nhận. Thầy không nhận tiền với tư cách cá nhân như thế khiến tôi vô cùng ngạc nhiên!!!
Kể chuyện này ra để biết rằng chúng ta cũng còn rất nhiều tấm gương sáng trong ngành giáo. Có điều trớ trêu thay: THẦY GIỎI VÀ TÂM HUYẾT THÌ THƯỜNG... NGHÈO
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thằng Tôm nhà em mới lớp 2 mà cũng bày đặt đi học thêm. Tuần học 5 ngày rồi mà thứ 7 vẫn đi học thêm (cô CN dạy luôn). Bảo không cho đi rồi mà mẹ nó vẫn cho đi, lớp gần 60 cháu mà học gần hết. Mỗi cháu 100k/buổi //////. Nghe chừng chuyển về tiểu học công tác thôi! --=--
 
Thằng Tôm nhà em mới lớp 2 mà cũng bày đặt đi học thêm. Tuần học 5 ngày rồi mà thứ 7 vẫn đi học thêm (cô CN dạy luôn). Bảo không cho đi rồi mà mẹ nó vẫn cho đi, lớp gần 60 cháu mà học gần hết. Mỗi cháu 100k/buổi //////.

Nếu cố tình không đi thì thầy hãy coi chừng
Thầy có 2 lựa chọn:
- Cho con thầy đi học thêm và đóng tiền đầy đủ, đúng hạn cho cô
- Không cần cho con đi học nhưng vẫn phải đóng tiền đầy đủ
Tóm lại: Điều quan trọng là ĐÓNG HỌC PHÍ, học hay không thì.. tùy
(cái vụ này tôi từng trải bao nhiêu lần rồi +-+-+-+)
--------------------------------------------------------
. Nghe chừng chuyển về tiểu học công tác thôi!
cbkg137.gif
Tôi tính sơ qua doanh thu cô giáo (dạy lớp 3) của thằng nhóc tôi: Lớp 60 em, học thêm mỗi em 1 triệu, vị chi cô thu được 60 triệu tiền phí học thêm mỗi tháng ----> Ngon lành chưa? Thầy không chuyển về tiểu học mà dạy, còn đợi gì?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
hix, giờ học phí Đại Học mới là khủng khiếp, một kỳ gần 4 triệu . hĩ, sinh viên nghèo như mình lấy gì trang trải chứ. Cứ nghĩ đến tiền mà thấy mệt.
 
... Thủa còn đi học được các thầy cô dạy môn đạo đức, nhưng bây giờ người ta bỏ từ đạo đức mà dùng từ "Giáo dục công dân" rồi bác ạ. ..,.

Bạn sai rồi bạn ạ. Hồi xưa, những năm 1960's, chương trình học ở miền Nam có môn gọi là "Công Dân Giáo Dục". Môn này được dạy vào nhưng năm lớp 4 --> 6 (hồi đó gọi là lớp Nhì, lớp Nhất, lớp Đệ Thất)

Trừ phi bạn tốt nghiệp Trung Học trước năm 1963 thì tôi chịu sai.

@các bạn khác:
Đã ba thập niên nay, và nhất là khoảng 10 năm gần đây, ngành giáo dục thay đổi nhiều, không riêng gì ở VN mà cả trên thế giới. Cho nên nếu so sánh thì phải so sánh theo đúng thời điểm và đúng giai đoạn cải cách.
Nếu các bạn chịu khó tìm hiểu về thống kê giáo dục ở ngoại quốc, sẽ thấy có nhiều nước Âu Mỹ báo động về tỷ lệ trẻ em học hết Trung Học mà không biết đọc, biết làm toán (lưu ý là tôi nói về tỷ lệ - không phải 100%). Gần đây còn có nước báo động về kỳ khảo sát các SV ngành Sư Phạm, chỉ có 30% làm chuẩn toán cộng trừ nhân chia, và chỉ có 50% viết đuợc nghiêm chỉnh.
Tôi không chủ ý bênh vực chính sách giáo dục VN. Nhưng tôi không đồng tình với cách vơ đũa cả nắm.
Xã hội thay đổi, thái độ con người đối với giáo dục cũng thay đổi. Cứ nhìn thẳng các bài hỏi trên diễn đàn sẽ thấy thái độ của học sinh đối với học vấn ra sao.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom