Thử tài đua ngựa (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Vô danh Tiểu tốt

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
22/1/14
Bài viết
430
Được thích
547
Nhân dịp cuối tuần, Vô danh tiểu tốt tôi xin đưa ra một bài toán đố vui có tính giải trí.

Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa... --=0 bên Tàu có 2 vị tướng tạm gọi là A với B tài năng không thua kém nhau. Có thể nói là "kẻ tám lạng, người nửa cân" và họ cũng thường ganh đua nhau xem ai tài hơn ai. Trải qua bao nhiêu lần so tài cao thấp nhưng kết quả thì vẫn 50/50. Quyết không để tình trạng so kè này kéo dài, một lần nó A đề nghị với B.
Tướng A đã viết:
Tôi với anh so kè mãi mà chả biết thằng nào giỏi hơn thằng nào. Bắn cung, mua kiếm, điều binh, khiển tướng, thắng thua trận mạc tôi với anh cũng tương đương nhau... Chả có khoản nào là chưa từng so kè, giờ còn mỗi tài luyện ngựa là chúng ta chưa thử với nhau. Hay tôi với anh tuyển ra mỗi bên 3 con ngựa ngon nhất bắt cặp thi chạy, bên nào có số ngựa thắng nhiều hơn thì coi như bên đó thắng". -\\/.
Tướng A vừa đề nghị, vừa nở một nụ cười thách thức --=0. Cái vẻ tự tin thách thức của A như chạm đúng nọc "Nam tử Hán" của tướng B :=\+
Tướng B đã viết:
Chơi thì chơi, ta đâu có ngán nhà ngươi @$@!^%
Tuy nhiên phút bốc đồng của tướng B đã làm cho ổng quên bén rằng đàn ngựa của ổng thua kém hoàn toàn với tướng A.

Nếu làm phép so sánh, con mạnh nhất của A nhanh hơn con mạnh nhất của B, con mạnh thứ nhì của A cũng nhanh hơn con mạnh thứ nhì của B... con mạnh thứ n của A cũng nhanh hơn con mạnh thứ n của B. Thế là coi như kèo thách đố thi ngựa lần này của B coi như nắm chắc phần thua.

Mời quý vị thử đưa ra phương án giúp B có khả năng chiến thắng cao nhất trong cuộc thi đua ngựa (không chơi tiểu xảo nha) -0-/..
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đem con ngựa thứ ba (Của B) đua với con thứ nhất (Của A), đem con thứ nhất (Của B) đua với con thứ nhì (của A), đem con thừ nhì (của B) đua với con thứ ba(của A). Hy vọng sẽ thắng nhưng cũng không chắc lắm.--=0 --=0 --=0
 
Lúc bé tôi đọc phương án giải quyết như trên mà phải phục sát đất mấy anh tướng bên Tàu ngày xưa. Nhưng sau này tôi nghiệm ra là dù thi tài đua ngựa có thắng nhưng bản chất đàn ngựa của anh A thực tế vẫn thua kém anh B cũng như câu chuyện một nước kém phát triển có thể có những thí sinh đoạt giải quốc tế nhưng bình diện chung thì trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật vẫn thua xa nhiều nước.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Giống chơi đá dế vậy ta? Nhưng chắc gì con mạnh nhất của ta lại thắng con yếu nhất của bạn!? Và ai sẽ là người được đưa ra đội hình trước để đối phương đưa ra đội hình chiến thuật? Điều này chỉ phải là bốc thăm, vậy cục diện chỉ chờ vào sự may mắn!

Suy cho cùng câu chuyện này đã thấy A trội hơn B:

1) A biết rõ đối phương có đàn ngựa yếu (biết địch biết ta trăm trận trăm thắng)

2) A biết rõ tính háu thắng của B (cũng là yếu điểm của B) nên đã đưa B vào thế bị động.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Giống chơi đá dế vậy ta? Nhưng chắc gì con mạnh nhất của ta lại thắng con yếu nhất của bạn!? Và ai sẽ là người được đưa ra đội hình trước để đối phương đưa ra đội hình chiến thuật? Điều này chỉ phải là bốc thăm, vậy cục diện chỉ chờ vào sự may mắn!

Suy cho cùng câu chuyện này đã thấy A trội hơn B:

1) A biết rõ đối phương có đàn ngựa yếu (biết địch biết ta trăm trận trăm thắng)

2) A biết rõ tính háu thắng của B (cũng là yếu điểm của B) nên đã đưa B vào thế bị động.
Ở đây chúng ta đi tìm phương án chơi sao khả năng thắng cuộc là cao nhất. Khi nói đến "khả năng" nghĩa là không yêu cầu phải chắc 100%. Trong câu chuyện này, anh A tự phụ thái wa cứ đinh ninh rằng B sẽ lấy con ngựa mạnh nhất đấu với con mạnh nhất của A, tương tự với con mạnh thứ nhì... và sẽ không lường được phép sắp đặt thâm thúy của anh B, và thực tế trong câu chuyện cổ của Trung Quốc đó anh B đã thắng nhờ đấu pháp như giaiphap đã đưa ra. Phải nói đây giống như là nghệ thuật sắp đặt biến cái tưởng như không thể lại thành có thể.

Xin giành lời khen tặng cho anh giaiphap nếu chưa từng đọc chuyện đó bao h mà vẫn có được đáp án đúng. Nhân câu chuyện này tôi cũng thử mời quý vị lý giải
Tại sao học sinh một số nước kém phát triển hơn như Trung Quốc, Triều Tiên... vẫn có thể so kè (thậm chí là có khi vượt) về thành tích huy chương với các nước phát triển về giáo dục như Hoa Kỳ trong các kỳ thi Olympic Toán học? Có phải vì thí sinh của họ thông minh ngang ngửa (hoặc giỏi hơn) thí sinh ở những nước phát triển như Hoa Kỳ hay không?
Tôi cũng cung cấp thêm một số thông tin cần thiết để thử giải đáp thắc mắc này.

  1. Theo quy định, thí sinh tham gia phải dưới 20 tuổi và trình độ không được vượt quá cấp trung học phổ thông
  2. Trong đề thì IMO (Olympic toán quốc tế), các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại sốtổ hợp. Bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, các nước tham gia thi được đề nghị gửi các đề thi mà họ lựa chọn đến nước chủ nhà, sau đó một ban lựa chọn đề thi của nước chủ nhà sẽ lập ra một danh sách các bài toán rút gọn bao gồm những bài hay nhất, không trùng lặp đề thi IMO các năm trước hoặc kì thi quốc gia của các nước tham gia, không đòi hỏi kiến thức toán cao cấp, không quá khó hoặc quá dễ nhưng yêu cầu được thí sinh phải vận dụng hết khả năng suy luận và kiến thức toán được học.

Cộng với những dữ kiện khác mà các bạn đã biết, hy vọng sẽ có những đáp án khả dĩ nhất.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ở đây chúng ta đi tìm phương án chơi sao khả năng thắng cuộc là cao nhất. Khi nói đến "khả năng" nghĩa là không yêu cầu phải chắc 100%. Trong câu chuyện này, anh A tự phụ thái wa cứ đinh ninh rằng B sẽ lấy con ngựa mạnh nhất đấu với con mạnh nhất của A, tương tự với con mạnh thứ nhì... và sẽ không lường được phép sắp đặt thâm thúy của anh B, và thực tế trong câu chuyện cổ của Trung Quốc đó anh B đã thắng nhờ đấu pháp như giaiphap đã đưa ra. Phải nói đây giống như là nghệ thuật sắp đặt biến cái tưởng như không thể lại thành có thể.

Xin giành lời khen tặng cho anh giaiphap nếu chưa từng đọc chuyện đó bao h mà vẫn có được đáp án đúng. Nhân câu chuyện này tôi cũng thử mời quý vị lý giải Tôi cũng cung cấp thêm một số thông tin cần thiết để thử giải đáp thắc mắc này.

  1. Theo quy định, thí sinh tham gia phải dưới 20 tuổi và trình độ không được vượt quá cấp trung học phổ thông
  2. Trong đề thì IMO (Olympic toán quốc tế), các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại sốtổ hợp. Bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, các nước tham gia thi được đề nghị gửi các đề thi mà họ lựa chọn đến nước chủ nhà, sau đó một ban lựa chọn đề thi của nước chủ nhà sẽ lập ra một danh sách các bài toán rút gọn bao gồm những bài hay nhất, không trùng lặp đề thi IMO các năm trước hoặc kì thi quốc gia của các nước tham gia, không đòi hỏi kiến thức toán cao cấp, không quá khó hoặc quá dễ nhưng yêu cầu được thí sinh phải vận dụng hết khả năng suy luận và kiến thức toán được học.

Cộng với những dữ kiện khác mà các bạn đã biết, hy vọng sẽ có những đáp án khả dĩ nhất.

Giả sử A bỏ ra 3 con ngựa, B cũng thế, đúng giờ nào đó mỗi bên bỏ 1 ngựa ra, không ai biết bên nào bỏ ra ngựa nào, vậy chiến thuật có đảm bảo dược không? Vì thế trong vấn đề chiến thuật, chiến lược, ai có tình báo giỏi nhất thì khả năng thắng sẽ cao, nhưng phản gián giỏi cũng thắng cao. Vậy thì năng lực anh tốt, nếu ở trong hoàn cảnh nào anh cũng sẽ chiến đấu tốt. 3 con ngựa chiến với 3 con ngựa quèn thì vào thế bị động nào những con ngựa chiến cũng chiếm ưu thế.
 
Giả sử A bỏ ra 3 con ngựa, B cũng thế, đúng giờ nào đó mỗi bên bỏ 1 ngựa ra, không ai biết bên nào bỏ ra ngựa nào, vậy chiến thuật có đảm bảo dược không? Vì thế trong vấn đề chiến thuật, chiến lược, ai có tình báo giỏi nhất thì khả năng thắng sẽ cao, nhưng phản gián giỏi cũng thắng cao. Vậy thì năng lực anh tốt, nếu ở trong hoàn cảnh nào anh cũng sẽ chiến đấu tốt. 3 con ngựa chiến với 3 con ngựa quèn thì vào thế bị động nào những con ngựa chiến cũng chiếm ưu thế.
Đã là tướng trận nghĩa là ít nhiều có kinh nghiệm nhìn ngựa, lại cùng truy kích địch (cỡi ngựa rượt đuổi giặc) biết bao nhiêu lần với nhau chẳng cần tình báo hay phản gián giỏi cũng chắc chắn là biết con nào mạnh nhất nhì của nhau.

Vì nắm rõ đàn ngưạ của B thua kém ngựa của mình nên anh A tự tin đến chủ quan, chỉ cần anh B thỏ thẻ xin chọn ngựa bắt cặp sau thì chỉ 2 vòng thì anh A mới nhận ra sự thật và chẳng còn cơ hội cho vòng đua cuối.@$@!^% Cũng không thể phủ nhận là anh B đã may mắn khi con ngưạ tốt nhất của B thắng con tốt nhì của A, và con tốt nhì của B lại thắng con tốt thứ 3 của A. Nhưng nếu không giỏi sắp đặt thì chắc chắn với đàn ngựa yếu hơn anh B đã không có tý cơ hội chiến thắng anh A.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom