Vô danh Tiểu tốt
Thành viên tiêu biểu

- Tham gia
- 22/1/14
- Bài viết
- 430
- Được thích
- 547
Chú Myanmar ném bom một cách vô tình (có chủ ý) xuống lãnh thổ bác TRUNG QUỐC nhằm diệt phiến quân thân Trung Quốc. Nhưng không may quả bom ấy trúng nhầm nhà dân bên ấy. Bác Trung Quốc nóng mặt hỏi "Phải chú em ném bom vô nhà anh hông?". Chú Myanmar cãi cùn "Tôi không biết, tôi không thấy, tôi không làm… nói chung là tôi chả liên quan gì cả". Mặc cho bộ ngoại giao Trung Quốc mấy lần sai đặc phái viên tới nhắn nhủ với chú Myanmar “Chú xin lỗi anh cái đi rồi anh bỏ qua cho” nhưng anh Myanmar vẫn khăng khăng phủ nhận.
Anh bề trên Trung Quốc bấy lâu chả có thằng nào dám động tới cái lông chân (Nhật, Mỹ hùng cường thế nhưng cũng chả dám đem binh vô biển nhà ảnh nếu chưa có phép), thế mà nay có thằng cùn dám ném nguyên mấy quả bom tạ vô nhà lại còn chối bây bẩy nên nóng máu ra mặt. Để quyết đòi bằng được một lời xin lỗi. Anh Trung Quốc lập tức điều động một phi đội 7 tốp máy bay quân sự (cỡ 1 trung đoàn không quân bên ta), ra lệnh sẵn sàng chiến đấu cho nguyên Quân khu Thành Đô gồm 2 tập đoàn quân số 13 và 14, lữ đoàn vùng núi Tây Tạng số 52 và 53, ước tính có khoảng 180.000 lính, với bốn sư đoàn bộ binh cơ giới, một bộ phận pháo binh, hai lữ đoàn thiết giáp, một lữ đoàn pháo binh, hai lữ đoàn phòng không và không quân, được biên chế khoảng 500 xe tăng lội nước PT76, 100 xe tăng T62/63, 300 xe tăng chủ lực T72, gần 100 xe tăng chủ lực ZYZ98/99.
Mẹ các chú lính con một nghe tính sắp có động binh vội gọi điện thoại khóc lóc, nhắn gửi “Con ra chiến trường nhớ bảo trọng, mẹ chỉ có mình con thôi. Lỡ gặp hòn đạn, mũi tên thì ráng… né nghen con!”.
Với việc động tay, động chân hăm he đòi được… xin lỗi, Trung Quốc từ vị thế bề trên bỗng hóa thành thằng cùn đi đòi phải trái cho mình. Thấy bác Trung Quốc tính làm liều, anh Myanmar nhắm một lời xin lỗi cũng chả tốn nước bọt là mấy nên xuống nước vỗ về “Chúng tôi lấy làm tiếc (vì chẳng ném trúng thằng phiến quân thân Trung Quốc nào - thầm nghĩ
) khi ném bom vào lãnh thổ Trung Quốc”. Cơ mà tiếc lắm cơ, mấy quả bom với xăng dầu máy bay bằng thu nhập gần mấy trăm dân chúng tôi cả năm cơ ấy. Thế đấy từ vị thế thằng cùn, Myanmar bỗng hóa thành kẻ kể cả bề trên.
Đây có thể coi là lời “xin lỗi” có giá trị nhất trong lịch sử loài người vì để đạt được nó Trung Quốc đã phải huy động một lực lượng quân sự, khí tài, cơ giới khổng lồ cùng với chi phí hoạt động mỗi ngày không nhỏ, và lịch sử Myanmar có quyền tự hào đề rằng “Để nhận được lời xin lỗi chiếu cố của chúng ta, Trung Quốc đã cần tới một lực lượng quân sự hùng hậu nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc”.
Không phải là lần đầu tiên trong lịch sử, Myanmar dù là một nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã ghi những dấu ấn trong lịch sử. Họ cũng đã có chiến tích chống lại quân Nguyên Mông, và đặc biệt nhất là 4 lần liên tiếp đại thắng quân Thanh (các năm từ 1765 đến 1769) nhưng lại chả tốn một xu và một tý nước bọt để xin lỗi vì lỡ làm chết mấy trăm ngàn quân nhà Thanh. Có lẽ phải có bản chất "siêu cùn", lịch sử Myanmar mới dám làm được những điều siêu tưởng như thế. Nhà Thanh có lẽ vì te tua 4 lần nên cũng ngán động binh đao. Sau 20 năm nguôi ngoai, mãi đến năm (1789), khi nhà Lê "trải thảm, bày rượu thịt" mời "anh em đồng tư tưởng Nho Giáo qua ăn tết năm Kỷ Dậu anh mới lấy lại hào hứng kéo quân qua nhà mình chơi.
Anh bề trên Trung Quốc bấy lâu chả có thằng nào dám động tới cái lông chân (Nhật, Mỹ hùng cường thế nhưng cũng chả dám đem binh vô biển nhà ảnh nếu chưa có phép), thế mà nay có thằng cùn dám ném nguyên mấy quả bom tạ vô nhà lại còn chối bây bẩy nên nóng máu ra mặt. Để quyết đòi bằng được một lời xin lỗi. Anh Trung Quốc lập tức điều động một phi đội 7 tốp máy bay quân sự (cỡ 1 trung đoàn không quân bên ta), ra lệnh sẵn sàng chiến đấu cho nguyên Quân khu Thành Đô gồm 2 tập đoàn quân số 13 và 14, lữ đoàn vùng núi Tây Tạng số 52 và 53, ước tính có khoảng 180.000 lính, với bốn sư đoàn bộ binh cơ giới, một bộ phận pháo binh, hai lữ đoàn thiết giáp, một lữ đoàn pháo binh, hai lữ đoàn phòng không và không quân, được biên chế khoảng 500 xe tăng lội nước PT76, 100 xe tăng T62/63, 300 xe tăng chủ lực T72, gần 100 xe tăng chủ lực ZYZ98/99.
Mẹ các chú lính con một nghe tính sắp có động binh vội gọi điện thoại khóc lóc, nhắn gửi “Con ra chiến trường nhớ bảo trọng, mẹ chỉ có mình con thôi. Lỡ gặp hòn đạn, mũi tên thì ráng… né nghen con!”.
Với việc động tay, động chân hăm he đòi được… xin lỗi, Trung Quốc từ vị thế bề trên bỗng hóa thành thằng cùn đi đòi phải trái cho mình. Thấy bác Trung Quốc tính làm liều, anh Myanmar nhắm một lời xin lỗi cũng chả tốn nước bọt là mấy nên xuống nước vỗ về “Chúng tôi lấy làm tiếc (vì chẳng ném trúng thằng phiến quân thân Trung Quốc nào - thầm nghĩ

Đây có thể coi là lời “xin lỗi” có giá trị nhất trong lịch sử loài người vì để đạt được nó Trung Quốc đã phải huy động một lực lượng quân sự, khí tài, cơ giới khổng lồ cùng với chi phí hoạt động mỗi ngày không nhỏ, và lịch sử Myanmar có quyền tự hào đề rằng “Để nhận được lời xin lỗi chiếu cố của chúng ta, Trung Quốc đã cần tới một lực lượng quân sự hùng hậu nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc”.
Không phải là lần đầu tiên trong lịch sử, Myanmar dù là một nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã ghi những dấu ấn trong lịch sử. Họ cũng đã có chiến tích chống lại quân Nguyên Mông, và đặc biệt nhất là 4 lần liên tiếp đại thắng quân Thanh (các năm từ 1765 đến 1769) nhưng lại chả tốn một xu và một tý nước bọt để xin lỗi vì lỡ làm chết mấy trăm ngàn quân nhà Thanh. Có lẽ phải có bản chất "siêu cùn", lịch sử Myanmar mới dám làm được những điều siêu tưởng như thế. Nhà Thanh có lẽ vì te tua 4 lần nên cũng ngán động binh đao. Sau 20 năm nguôi ngoai, mãi đến năm (1789), khi nhà Lê "trải thảm, bày rượu thịt" mời "anh em đồng tư tưởng Nho Giáo qua ăn tết năm Kỷ Dậu anh mới lấy lại hào hứng kéo quân qua nhà mình chơi.
Lần chỉnh sửa cuối: