Thư giãn : Tìm hiểu về vẻ đẹp và văn hóa đất nước mặt trời mọc (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

nhat chi mai

Thành viên gắn bó
Tham gia
22/11/11
Bài viết
1,832
Được thích
9
Sau những căng thẳng của công việc, mỗi chúng ta đều tìm đến một cách thư giãn để giảm stress, sau đây tôi xin chia sẻ với tất cả các bạn tìm hiểu những văn hóa về đất nước mặt trời mọc.
1- Tìm hiểu về lễ cưới
Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc với những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về lễ cưới truyền thống tại xứ sở hoa anh đào để cũng khám phá những nét thú vị.

Thời phong kiến ở Nhật Bản, trong tầng lớp quý tộc, “Muko-iri” là kiểu hôn nhân phổ biến. Chú rể sẽ đến nhà cô dâu ở vào ban đêm.Và chỉ đến khi nào đứa con ra đời hay cha mẹ mất thì cô dâu mới chính thức trở thành người vợ trong gia đình. Người Nhật Bản rất coi trọng việc lao động, coi lao động là yếu tố cần thiết để duy trì một gia đình. Chính vì thế , chú rể sẽ sống ở nhà cô dâu để làm việc, thực hiện nghĩa vụ của con rể trong một thời gian nhất đinh. Việc này mang ý nghĩa anh ta đã chính thức trở thành thành viên của gia đình cô dâu khi kết hôn. Phong tục này còn được duy trì đến ngày nay tuy nhiên tùy từng vùng mà có những thay đổi,ví dụ như ở một số nơi của Nhật Bản, thì cô dâu phải đến làm việc ở nhà chồng hoặc cả hai sẽ đến gia đình của nhau để làm việc


Hình ảnh minh họa!
 

File đính kèm

  • anh1.jpg
    anh1.jpg
    91.3 KB · Đọc: 15

2 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Wagashi là tên gọi chung của các món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời, thường được làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ và hoa quả, được trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo. Tên gọi Wagashi (Hòa quả Tử) được đặt dựa theo nguồn gốc, cũng như cách trình bày món ăn, có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên.
 

File đính kèm

  • 2.jpg
    2.jpg
    13.2 KB · Đọc: 15
3 Búp bê Daruma – Biểu tượng của sự may mắn

Daruma (ダルマ) là phát âm của tiếng Nhật từ chữ Dharma tiếng Phạn; phiên âm tiếng Hán là Đạt-ma (達磨). Dharma được đề cập ở đây là gọi giản lược của từ Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma), tên vị tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và sơ tổ Thiền tông Trung Hoa. Vào khoảng năm 520, ngài đến Quảng Châu được vua Lương Võ Đế mời vào cung Kim Lăng giảng đạo, nhưng không ai lãnh hội được. Sau 19 ngày thuyết pháp không thành, ngài rời cung Kim Lăng, vượt sông Dương Tử đến Lạc Dương, nước Ngụy, triều vua Hiếu Minh Đế, lên chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn, quay mặt vào vách núi tọa thiền, im lặng không nói lời nào đến chín năm thì có người thừa kế.
 

File đính kèm

  • 3.jpg
    3.jpg
    19.1 KB · Đọc: 15
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom