Từ trận đấu Việt Nam - Singapore =>Các bình luận viên khi nói về THỜI GIAN/THỜI ĐIỂM? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

dat_butmuc

weitə r ə'pɔn prɔvidəns
Tham gia
22/5/08
Bài viết
1,763
Được thích
2,228
Nghề nghiệp
Audit, Control, Project M
Trận đấu Việt Nam - Singapore hôm qua kết thúc với tỷ số 1-0 => Phần thắng xứng đáng dành cho Việt Nam, tuy nhiên có một vài thắc mắc nhỏ về việc xác định thời điểm của Bình luận viên:

Khi hiệp 1 gần kết thúc, lúc đó VN-Sin (1-0), Phi-Mya (0-0) thì đ/c Bình luận viên có nói: "...CÒN CẢ HIỆP 2 PHÍA TRƯỚC"
Khi bình luận các trận đấu ở các giải khác cũng hay có "Cách nói kiểu này !"

=> Vậy, Hiệp 2 là trước hay là sau !

Cũng chợt nhớ lại một bài của anh chàng Joe (người Canada - đăng trên dantri.com.vn) thế này:
Thứ Sáu, 02/07/2010 - 06:52

“Chết” vì bình luận viên bóng đá

Vào mùa World Cup theo kiểu của Joe - đó không chỉ là tập trung vào trận thắng - thua, mà Joe dành thời gian để quan sát, lắng nghe phần tường thuật của… bình luận viên. Bài viết mới nhất dưới đây là quan điểm, cách nhìn của cá nhân Joe, xin giới thiệu cùng độc giả.


Lại một tuần thức đêm xem bóng đá.​

Lại một tuần các anh bình luận viên khiến tôi muốn chạy ra rừng, tìm cây lá ngón, tạm biệt World Cup 2010.

Trước hết tôi biết nền tảng về lĩnh vực bình luận bóng đá ở VN vẫn đang phát triển. Tôi biết các anh bình luận viên muốn phục vụ người dân tốt nhất có thể. Tôi không muốn trách người ta trước đám đông hoặc phàn nàn một cách thái quá, vô căn cứ. Vấn đề là tôi đã phát điên rồi và như một quả bom bị châm ngòi, tôi không thể không nổ!

Cứ coi bài này là tôi đang thầm thì với chính tôi đi nhé, các bạn đang nghe trộm.

Buffering! (đệm)

Điều làm tôi điên nhất là một số anh bình luận viên hiếm khi nói một câu từ đầu đến cuối mà không dừng lại mấy lần ở giữa. Giật vấp, vấp giật, giống lúc xem clip Youtube bị “buffering” liên tục vì internet chậm quá.

- “Trọng tài Howard Webb…(buffering)…đã…(buffering)…rút ra một chiếc thẻ…”
- “Ắc-yên Rô-bần đã có một…(buffering)…pha bóng …(buffering)…rất đẹp mắt và…
- Có lẽ đấy…(buffering)…cũng là một điều…(buffering)…cho thấy rằng….”

Nguy hiểm nhất là từ “của”. Hình như có chút nhầm lẫn giữa dấu chấm và liên từ. Dấu chấm là yêu cầu dừng lại. Liên từ là yêu cầu sang phần câu tiếp theo… liền.

“Những cú sút xa của... các cầu thủ mặc áo vàng”

Nghe có vẻ như đến từ “của” anh bình luận viên trên vẫn chưa biết những “cú sút xa” ấy thuộc các cầu thủ mặc áo màu gì: phải dừng lại một lát mới nhớ.

Nhận ra vụ buffering này một lần là không thể không nhận ra thêm nhiều lần, giống khi đi café với một em xinh đẹp, sau 30 phút bỗng nhận ra em ấy có thói quen bĩu môi, nhận ra xong không thể tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện nữa.

Nói để nói

Hơn nữa, một số anh bình luận viên (tôi xin không nói các anh nào, làm việc ở đài gì) có khá nhiều câu “lười”, không mang lại thông tin bổ ích.

“Các cầu thủ Chile đang đứng trước thử thách rất lớn và… đó cũng là cơ hội thể hiện sự xuất sắc của mình…”

Ai cũng biết Chile đang đứng trước thử thách rất lớn. Ai cũng biết các trận Top 16 là cơ hội thể hiện sự xuất sắc của mình. Thay vì nói ra những điều rõ như ban ngày, tại sao các anh không chuyển những thông tin bổ ích mà khán giả xem truyền hình không thể tự biết được? Một vài thống kê thú vị? Một câu chuyện lịch sử? Bất cứ điều gì cũng được miễn không thuộc loại “thử thách lớn” và “cơ hội thể hiện”.

“Khi đá penalty bên cạnh bản lĩnh… phải có may mắn…”

Thật hả? Tôi cứ tưởng bên cạnh bản lĩnh phải có bún bò Huế, tóc giả màu hồng và hai chiếc bugi của xe Honda Dream sản xuất vào năm 1982. Hóa ra chỉ cần thêm may mắn là được!... Lá ngón của tôi đâu?

“Đấy là thẻ vàng thứ ba của Kaka tại World Cup năm HAI-NGÀN-LẺ-MƯỜI”

Các anh ơi, “tại World Cup này” được rồi. Không ai nhầm World Cup 2006 đâu.

Phong phú để phong phú

Khó chấp nhận hơn bệnh “nói để nói” trên là bệnh “phong phú để phong phú”.

Đội tuyển Brazil. Các cầu thủ mặc áo vàng. Các chàng trai Samba. Các học trò thầy Dunga. Thôi! Tôi nghĩ một bình luận viên chuyên nghiệp sẽ gọi các cầu thủ Brazil là “các cầu thủ Brazil” từ đầu đến cuối trận (nếu dùng “nickname” chỉ có vài lần phù hợp, ví dụ Brazil ghi bàn và các cầu thủ đang nhảy Samba thật).

Trong các bài hát của Trịnh Công Sơn, ông không bắt đầu xưng “tôi”, rồi chuyển sang “anh”, rồi “mình”, rồi quay lại xưng “tôi” đâu. Đó là sự phong phú vô nghĩa. Những chỗ cần phong phú thì ông rất phong phú, những chỗ không cần thì ông không - thế mới có điểm nhấn!

Tôi không muốn các cầu thủ Anh bỗng thành con sư tử, các cầu thủ Đức bỗng thành xe tăng, các cầu thủ Nhật bỗng thành người Samuri, các cầu thủ Hàn Quốc bỗng thành bát kim chi khổng lồ… Tôi cũng không muốn các cầu thủ trưởng thành bỗng thành “học trò” ngoan ngoãn và tôi quá biết các cầu thủ đang mặc áo màu gì.

“Cũng nhiều người…”

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng tạo…”

Ai? Những người nào? Bao giờ? Cũng nhiều người nói rằng trái đất phẳng và Hitler bay từ mặt trăng xuống.

Theo tôi, “Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh đang thiếu sáng tạo” là câu lười. “Hôm qua Franz Beckenbauer nói rằng đội tuyển Anh đang trở lại với thời chạy và sút” là câu chăm chỉ. Số lượng câu chăm nhỉ nên nhiều hơn.

Tôi có cảm giác “cũng nhiều người nói rằng” dịch từ ngôn ngữ bình luận viên Việt Nam sang… ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông có nghĩa là “Tôi nghĩ rằng”.

Sao không nói “Tôi nghĩ rằng” luôn, rồi giải thích cụ thể vì sao “tôi” nghĩ như thế?

Các anh bình luận viên cũng hay lạm dụng từ “luôn”. “Các cầu thủ Brazil luôn thể hiện tinh thần đồng đội…Các cầu thủ Chile luôn sẵn sàng tấn công…Các cầu thủ Algeria luôn cho thấy yếu kém…”.

Vấn đề là không cầu thủ nào luôn thể hiện, tỏ ra, hoặc cho thấy điều gì hết. “Thường xuyên” thì có, nhưng “thường xuyên” vẫn chưa rõ ràng. “Các cầu thủ Brazil đã thể hiện tinh thần đồng đội rất cao trong 20 phút đầu của hiệp hai…” là câu rõ ràng hơn nhưng bình luận viên vẫn phải nói thêm: tinh thần đồng đội ấy được thể hiện như thế nào?

295bd1072010.jpg

Lỗi tại ai?

Đó là chưa kể đến cách phát âm tên cầu thủ chưa nổi tiếng (siêu buffering) hoặc những “câu cửa miệng” nói đi nói lại (mà tốt hơn không nói) -“Rất nguy hiểm!”.

Vậy lỗi tại ai?

Để có câu trả lời chúng ta phải hiểu vì sao đội tuyển Anh bị loại sớm.

Đó không phải lỗi tại trọng tài. Đó không phải lỗi tại Fabio Capello. Đó cũng không phải lỗi tại ông trời và số phận. Đó là do các cầu thủ Anh chưa đủ trình độ, bất kể trọng tài, huấn luyện viên, hoặc ông trời là ai. Lưu ý: đó là do các cầu thủ Anh chưa đủ trình độ, không phải “lỗi tại” các cầu thủ Anh; chưa làm một việc vì chưa khả năng làm không phải là cơ sở để trách mắng.

Đó là lỗi tại Liên đoàn bóng đá Anh và các đơn vị quản lý đào tạo khác.

Tây Ban Nha có 750 huấn luyện viên cầm băng loại A của UEFA. Anh chỉ có 150. Hơn nữa, 150 huấn luyện viên người Anh đó, tất cả đều làm ở các câu lạc bộ chuyên nghiệp, tập luyện hàng ngày cùng các cầu thủ trưởng thành. Số 750 huấn luyện viên người Tây Ban Nha loại A, 640 làm ở các trường học bình thường cấp 1 đến cấp 3. Họ dạy các cháu 5 tuổi trở lên cách chơi bóng đá “thông minh” - chuyển nhanh, nghĩ nhanh, phản xạ nhanh dựa trên nền hiểu biết. Ở Tây Ban Nha các cháu không bị bắt phải tập trên sân lớn (như các cháu ở bên Anh) mà được phát triển khả năng kỹ thuật trên sân nhỏ, chuyện thắng thua không quan trọng.

“Nhà máy” đào tạo cầu thủ trẻ bên Anh vẫn có thể sản xuất ra các ngôi sao, nhưng đó là loại ngôi sao bóng đá không trọn vẹn. Vì sao Rooney, Gerrard, và Lampard đá hay cho các câu lạc bộ Manchester United, Liverpool và Chelsea? Đơn giản vì ở các câu lạc bộ đó họ là bộ phận của hệ thống nhập về. Các ngôi sao bóng đá Anh có thể tỏa sáng trong một hệ thống do các cầu thủ và huấn luyện viên nước ngoài tạo nên - nhưng họ không có khả năng tự tạo nên một hệ thống hiệu quả cho nhau.

Điều đó đòi hỏi loại chất xám đặc biệt phải phát triển từ bé.

Còn loại chất xám cần thiết để bình luận về bóng đá? Chắc phải đợi đến khi nhà đài và các đơn vị quản lý đào tạo khác coi việc bình luận bóng về đá là nghề nghiệp thực sự, có chương trình đào tạo lâu năm, có đầu tư kỹ thuật (và nghệ thuật!), có tiền lương xứng đáng, có ê-kíp nghiên cứu hỗ trợ, có điều kiện hợp lý (bình luận viên phải có mặt ở sân vận động chứ!)… thì mới có thể bỏ hàng rào điện quanh các cây lá ngón trong rừng.

Joe
 
Chín cái xác.

Mình xem đá banh thường là tắt hoặc vặn nhỏ âm thanh xuống tối thiểu.

Xin liệt kê những dạng câu bình luận hoặc tường thuật gây khó chịu:

- Những câu què, cụt, không chấp nhận được như: 1 pha lên bòng của đội A....(rồi ngưng), 1 cú chuyền bóng không chính xác của ... (rồi ngưng), cơ hội phản công nhanh cho ... (rồi ngưng).
- Những lần nhầm lẫn tên cầu thủ ghi bàn, rồi sau đó xin lỗi.
- Những thông tin bên lề về cầu thủ, về huấn luyện viên, về đội bóng, và luôn không đầy đủ vì bị ngắt quãng nửa chừng, bỏ dở để tường thuật (muộn) 1 tình huống trên sân. Rồi chẳng bao giờ nói tiếp. Hoặc nói tiếp sau đó 5, 10 phút.
- Hét vaaaaaaààao trước khi cầu thủ sút, thậm chí sau đó không sút. Rồi nói nhỏ hơn: không vào, hoặc nói "rất tiếc A đã bỏ lỡ cơ hội" ...
- Xuýt xoa vì 1 quả "suýt ghi bàn gang tấc", dù xem kỹ thì cách khung thành cả mấy thước hoặc bắn thẳng lên trời.
....

Thế mà nhiều người khen hơn là chê. Mình thuộc nhóm thiểu số nên không cãi lại, mà cũng chẳng buồn cãi. Cũng chẳng việc gì phải xơi lá ngón, nhấn "mute" 1 phát là xong.

Khi hiệp 1 gần kết thúc, lúc đó VN-Sin (1-0), Phi-Mya (0-0) thì đ/c Bình luận viên có nói: "...CÒN CẢ HIỆP 2 PHÍA TRƯỚC"
=> Vậy, Hiệp 2 là trước hay là sau!
Cách nói "phía trước" nhiều người nói lắm, có khi chính datbutmuc cũng nói đấy. Cụ thể là câu: Bạn còn cả 1 tương lai phía trước, không việc gì phải ủ rũ, chán đời, tự tử, vì cái lý do nhỏ xíu là thất tình!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Khi hiệp 1 gần kết thúc, lúc đó VN-Sin (1-0), Phi-Mya (0-0) thì đ/c BLV (Bình luận viên) có nói: "...CÒN CẢ HIỆP 2 PHÍA TRƯỚC"
Khi bình luận các trận đấu ở các giải khác cũng hay có "Cách nói kiểu này !"

=> Vậy, Hiệp 2 là trước hay là sau !



Theo mình BLV nói như vậy là được đó nha!

Thói thường thời khắc đã qua là quá khứ, là sau lưng, thời tương lai là trước mặt, là viễn cảnh & có lúc nó còn là trên cao;

Ví dụ quá khứ đã được chôn chặt (chôn thì thường chôn xuống, ít ai chôn lên như thiên tán!, khà, khà,. . . )

Nhớ lại thời xưa, chưa có tivi, lúc nớ làm gì nhiều tiền để coi các trận cầu quốc tế; Chủ iếu nghe tường thuật từ nhà đài thôi.

(òn bây chừ có tivi rồi, thì BLV fải chịu khó hơn, fải chuẩn bị nhều thông tin, nhiều số liệu thống kê của 2 đội trên sân để fô diễn cho khán giả những con số mà khán giả chưa có thời gian tiếp cận ngay được.

Còn ai đó trong nghề BLV mà hay nói vuốt đuôi thì không khá lên đâu. Rất tiếc là nhà báo & nhà BLV còn té H2O theo mưa nhiều lắm.

Còn bài báo của anh chàng Joe nào đó, cũng chỉ là 1 hạt cát trong đám đông chục triệu hạt cát mà thôi. Muốn sa mạc hóa 1 xã thôn nào đó cũng cần đến tác động của hàng nhiều triệu hạt cát. . . .

Tóm lại: Chỉ có thời gian là tuyệt đối, là vĩnh cữu trong vũ trụ bao la này mà thôi!

 
Cách nói "phía trước" nhiều người nói lắm, có khi chính datbutmuc cũng nói đấy. Cụ thể là câu: Bạn còn cả 1 tương lai phía trước, không việc gì phải ủ rũ, chán đời, tự tử, vì cái lý do nhỏ xíu là thất tình!
Hôm qua chạy xe, thấy thằng nhỏ lạng quạng phía trước (mặt), tôi hét:
- Tránh ra
Nó nhảy lên lề đường
Chạy tiếp đoạn nữa... lại 1 thằng nhỏ phía trước (mặt)... lại hét:
- Tránh
Nó cũng nhảy lên lề đường (dù là VÔ hay RA)
Ẹc... Ẹc...
 

/-)ây là các câu thức mệnh lệnh;
Cũng giống như trong quân ngũ, khi chỉ huy hô nghiêm, thì toàn đoàn quân fải thực hiện những gì mà "Điều lệnh đội ngũ" đã ghi, như

Hai chân rộng bằng vai, người thắng, mắt nhìn thẳng fía trước, ngực hơi ưởng, tay duỗi thẳng,. . .
Không: Cười, dù là mỉm chi, Môi, miệng không há,. . . .

Trở lại câu trên; Dân an nam ta f ải hiểu là

(1) Tránh ra xa nơi nguy hiểm

(2) Tránh vô lề, để khỏi nguy nan!

Chỉ tội ông anh Miền nam ra Hà nội, dơ tay xin đường thì chẳng, còn nói "cho quẹo, cho quẹo",Nhưng từ này chưa fổ dụng trên đất Hà thành nên ông ta vẫn fải vô nhà thương& sắm nạngxài 1 thời gian do dùng từ không theo thông lệ.

Khì, khì,. . . .
 
Tôi hay nghe câu: "Vào !.. rất chi là không chính xác"
 
Hôm qua chạy xe, thấy thằng nhỏ lạng quạng phía trước (mặt), tôi hét:
- Tránh ra
Nó nhảy lên lề đường
Chạy tiếp đoạn nữa... lại 1 thằng nhỏ phía trước (mặt)... lại hét:
- Tránh
Nó cũng nhảy lên lề đường (dù là VÔ hay RA)
Ẹc... Ẹc...
Hi, nếu Ndu hô Chạy!... hay Biến!... thì nó cũng nhảy lên vỉa hè.
 
hi... hi... Mấy ông bình luận viên bóng đá mà vào đây tải mấy file Excel xuống xem chắc lại phàn nàn mấy cha chuyên nghề tính toán mà trình bày cái bảng tính luộm thuộm quá: Font, đường kẻ, tô màu nền... lung tung cả và ghét nhất là hay để bảng tính sát biên (dòng 1, cột A) nhìn vào là lộn ruột....

Xã hội thì có người thế này người thế khác, cái mà người này ghét có khi lại là cái người kia thích, ví dụ như việc tôi hút thuốc lá chẳng hạn...tốt nhát là "như chưa hề có...nó".
 
Hôm qua chạy xe, thấy thằng nhỏ lạng quạng phía trước (mặt), tôi hét:
- Tránh ra
Nó nhảy lên lề đường
Chạy tiếp đoạn nữa... lại 1 thằng nhỏ phía trước (mặt)... lại hét:
- Tránh
Nó cũng nhảy lên lề đường (dù là VÔ hay RA)
Ẹc... Ẹc...
Khổ nổi Sư phụ ndu bảo "Tránh ra", "Tránh "
Mà nó lại "nhảy lên" mới chết
 
Mấy ông bình luận viên bóng đá mà vào đây tải mấy file Excel xuống xem chắc lại phàn nàn mấy cha chuyên nghề tính toán mà trình bày cái bảng tính luộm thuộm quá: Font, đường kẻ, tô màu nền... lung tung cả và ghét nhất là hay để bảng tính sát biên (dòng 1, cột A) nhìn vào là lộn ruột....
Xã hội thì có người thế này người thế khác, cái mà người này ghét có khi lại là cái người kia thích,
Nói vui thì nói vậy thôi chứ anh. Thực ra 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau:
- Một file Excel viết ra cho 1 vài người dùng, còn bình luận là cho cả triệu người nghe, và cả quốc tế nghe.
- Không thích file Excel này thì vứt, kiếm file khác. Khán giả truyền hình không thích thì vẫn phải nghe (trừ lão chết tiệt nhấn "mute").

Một vấn đề khác nữa:
Những trích dẫn của tôi trong bài trên, trong đó có những lỗi thuộc loại không tôn trọng người nghe, mà người nghe là hàng triệu.
Nhầm lẫn tên cầu thủ, nhất là cầu thủ ghi bàn, là xúc phạm các cầu thủ đó.
....

Còn nhiều, nhưng không nói nữa, nói nhiều quá thì chếttiệt quá. Chết tiệt ít ít thôi.
 
Hôm qua xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore tôi thấy bình luận viên của VTV2 thật là chán ngắt.. Nói nhầm, nói nhịu, nói lung tung.. Rất thiếu chuyên nghiêp.
ví dụ : Cú chuyền bóng của Minh Phương cho Thành Lương sút.. BLV sau một hồi tiếc nuối... quay sang nói.. Thành Lương(ý định nói là Minh Phương) là người chuyền bóng tốt nhất hiện nay của tuyển VN, mặc dù năm nay anh đã 30 Tuổi(trong khi đó Thành Lương còn 8 năm nữa mới là 30).. Rồi đến cuối hiệp thi đấu thứ 2 phút đá bù giờ cuối cùng.. BLV còn đến ngược thời gian 4. 3..2 .1 .. hic hic đúng là quá thiếu chuyên nghiệp...!Ôi BLV Việt Nam bao giờ mới có đẳng cấp đây...!
 
Thôi thì cũng nên thông cảm cho mấy ổng vì dù sao cũng là chương trình trực tiếp (không có kịch bản cụ thể) với lại con người mà đôi khi cũng có cảm xúc chứ.
Tôi thì vẫn cứ khen các anh vì mỗi cái tên tôi ngồi đánh vần cũng không được (tên người Lào í) nói chi tới chuyện đọc.
 
Nói vui thì nói vậy thôi chứ anh. Thực ra 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau:
- Một file Excel viết ra cho 1 vài người dùng, còn bình luận là cho cả triệu người nghe, và cả quốc tế nghe.
- Không thích file Excel này thì vứt, kiếm file khác. Khán giả truyền hình không thích thì vẫn phải nghe (trừ lão chết tiệt nhấn "mute").

Một vấn đề khác nữa:
Những trích dẫn của tôi trong bài trên, trong đó có những lỗi thuộc loại không tôn trọng người nghe, mà người nghe là hàng triệu.
Nhầm lẫn tên cầu thủ, nhất là cầu thủ ghi bàn, là xúc phạm các cầu thủ đó.
....

Còn nhiều, nhưng không nói nữa, nói nhiều quá thì chếttiệt quá. Chết tiệt ít ít thôi.

Người nghe thì nghĩ vậy chứ người nói họ không nghĩ vậy đâu bạn ơi ! có thể là khả năng của họ còn hạn chế hoặc cũng có thể do cố tật (nói nhiều lần thành quen vàoooooooo....) mà cũng có thể là tai nạn nghề nghiệp đâm lao nhưng không theo được lao (đang nói nửa chừng rồi bỏ dở) v.v và v.v... Tôi còn nhớ cách đây khoảng 10 năm một lần đọc báo cáo trước hội nghị khi đọc đến câu "xóa đói giảm nghèo" chẳng hiểu thế nào lại đọc là "xóa đéo giảm ngòi" cả hội nghị cười vang còn mình thì ngượng chín cả người, sau này mỗi khi đọc câu này tôi phải đánh dấu trước vào văn bản và cố tình đọc chậm thành "xóa đói...giảm nghèo". Đến bây giờ không biết còn ai nhớ không nhưng mình thì chắc chẳng bao giờ quên.

Tham gia vài dòng để thư giãn thôi, đã vào đây thì đúng - sai cũng như nhau cả mà khà...khà...khà.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom