the_wind
Let bygones be bygones
- Tham gia
- 13/5/08
- Bài viết
- 340
- Được thích
- 733
- Nghề nghiệp
- Transporter
1. Uganda – 1980: bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980, miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai
2. Kền kền chờ đợi – 1993: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.
3. Hành hình nô lệ – 1930: Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.
4. Nagasaki – 1945: Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.
5. Bữa trưa trên đỉnh New York – 1932: Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ bùng phát của chủ nghĩa tư bản.
6. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu – 1963: Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.
7. Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9″ này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.
8. Trại tập trung Buchenwald- 1945: Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.
9. Anne Frank – 1941: Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.
10-Từ năm 1939 đến năm 1945 tội ác của phát xit Đức:
(Sưu tầm)

2. Kền kền chờ đợi – 1993: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

3. Hành hình nô lệ – 1930: Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.

4. Nagasaki – 1945: Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.

5. Bữa trưa trên đỉnh New York – 1932: Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ bùng phát của chủ nghĩa tư bản.

6. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu – 1963: Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.

7. Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9″ này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.

8. Trại tập trung Buchenwald- 1945: Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.

9. Anne Frank – 1941: Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.

10-Từ năm 1939 đến năm 1945 tội ác của phát xit Đức:

(Sưu tầm)