Làng người mù ở Sóc Trăng (tường thuật) (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter ptm0412
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ptm0412

Bad Excel Member
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
4/11/07
Bài viết
14,632
Được thích
37,320
Donate (Momo)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Consultant
Lão chết tiệt hôm nay tận mắt chứng kiến hơn 1 ngàn người mù trong cùng 1 ngôi làng tại Sóc Trăng, tụ tập lại tại Tịnh Xá Ngọc Châu Như để nhận quà của các phái đoàn từ thiện.



Những người đã được gọi vào nhận quà:


Qua-nguoi-mu026_zpsd7fc8cc7.jpg


Bao nhiêu người chờ đến lượt:

Qua-nguoi-mu007_zps8ffee748.jpg


Qua-nguoi-mu008_zps4b3c09be.jpg


Qua-nguoi-mu009_zpsf6f6bdc9.jpg


Qua-nguoi-mu010_zpsf710f508.jpg


Qua-nguoi-mu011_zps56938bfd.jpg


Qua-nguoi-mu012_zpse7eed5ac.jpg


Qua-nguoi-mu013_zpsa557218b.jpg


Qua-nguoi-mu014_zps5fcb6208.jpg
 
Quà của Đoàn Phật tử Hoa Hướng Dương (300 phần):

Qua-nguoi-mu001_zps3eba0caa.jpg


Quà của đoàn phật tử chùa gì đó không biết tên (570 phần)

Qua-nguoi-mu002_zps5ffb24cd.jpg


Và đoàn của lão chết tiệt (200 phần).

Qua-nguoi-mu025_zps028f8ef5.jpg


Phát biểu của Thầy Minh Thế trưởng đoàn:

Qua-nguoi-mu027_zps108fa626.jpg


Và phát quà:

Qua-nguoi-mu028_zpsab4cccf6.jpg


Qua-nguoi-mu029_zps0392bbd3.jpg
 
Trước đó đoàn đã đi tặng quà cho học sinh nghèo tỉnh Đồng Tháp:

Các em học tu tập và niệm A Di Đà tại chùa Hưng Thiền:

QuaHS021_zps73f331c7.jpg


Sau đó tụ tập lại nhận quà:

QuaHS022_zps22c4df5d.jpg


200 phần quà:

QuaHS024_zps04da3667.jpg


QuaHS025_zpsb842f863.jpg


QuaHS026_zps1428c0d9.jpg


QuaHS027_zpsa4e84938.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chuyến đi kết hợp phóng sanh ở trên sông Tiền Giang

Xuất phát trên 1 ghe từ trong rạch:

Phongsanh001_zpsd2760655.jpg


Phongsanh002_zpscef35986.jpg


Phongsanh003_zps595d6702.jpg



Ra sông lớn:

Phongsanh004_zps08cdb241.jpg


Tụng kinh làm nghi thức phóng sanh:

Phongsanh005_zps309d60db.jpg


Quy y cho đàn cá và chú nguyện:

Phongsanh006_zps1ff8652c.jpg


Lão chết tiệt lãnh 1 ghe ốc 2 tấn, áp tải vào gần bờ để phóng sanh:

Phongsanh007_zpsb64ea407.jpg


Và hoàn thành nhiệm vụ:

Phongsanh008_zps62fd50cb.jpg


Đoàn ở lại thả cá (2 ghe, ước chừng 1,8 tấn):

Phongsanh009_zps65f58867.jpg


Phongsanh011_zpsd70a4665.jpg


Phongsanh012_zps8c28d6f8.jpg


Phongsanh015_zps184b44e5.jpg


Phongsanh018_zps94a02712.jpg




Trợ thủ chụp ảnh của lão chết tiệt:

Phongsanh014_zpsb1da1b8b.jpg
 
Chả hiểu nguyên nhân mắt giảm thị lực chính xác là gì, nhưng ở số lượng ng bị nhiều thế này thường đến yếu tố nào đó ảnh hưởng tới cả cộng đồng ví dụ như nghề nghiệp... Qua đây mới thấy chính quyền địa phương và y tế cơ sở kém... chắc các bác phải lo nhiều việc quá...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo thông tin thì nguyên do mù là vì cả huyện này sống bằng nghề trồng hành. Phấn trộn với thuốc trừ sâu dùng làm chất bảo quản từ củ hành bay vào mắt gây đau mắt. Do chữa trị không đúng cách (bằng cách dân gian, chỉ đắp lá), nên thị lực kém dần và thành mù. Cả gia đình có ít nhất 1, 2 người bị, có khi cả nhà đều bị.

Tiếp xúc với hành đâu chỉ có lúc trồng, còn lúc thu hoạch, nhặt lá, phơi khô, cột, bó, ... Trong nhà lúc nào cũng chất đầy sản phẩm, nên ngày đêm đều phải sống chung với hành.

Trích blogtiengviet:

[info1]Do hành tím chỉ trồng được trong mùa khô và thu hoạch trong thời gian ngắn, thường dẫn đến tình trạng dội chợ không tiêu thụ hết cho nên người dân bảo quản hành để chờ giá bằng cách dùng bột phấn trắng trộn với thuốc trừ sâu Mipcin và Sherpa phun vào. Nhờ vậy hành tím bảo quản được từ 4 - 6 tháng.

Toàn huyện Vĩnh Châu: 2.898 người mù
Tháng 8-2000, Sở Y tế Sóc Trăng đã thành lập hội đồng khoa học đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến bệnh mắt ở huyện Vĩnh Châu. Hội đồng gồm 50 bác sĩ và những cán bộ chuyên môn điều tra trong 4 tháng.
Kết quả: 2.898 người bị mù, chiếm đến 0,9% tổng dân số của huyện, trong đó có đến 1.242 người bị mù hoàn toàn cả 2 mắt, và 1.656 người bị mù 1 mắt (mù mắt trái hoặc mù mắt phải). Số người mù tập trung nhiều nhất ở các xã Lạc Hòa, Vĩnh Phước, thị trấn Vĩnh Châu... Số người mù từ 10 năm trở lên chiếm 51,7%, mù từ 3-10 năm chiếm chiếm 9,1%, mù từ 1-3 năm chiếm 22,4% và mù trong l năm chiếm l6,7%.

1.200 người mù mới mỗi năm!
Bác sĩ Trần Văn Dũng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y dược, Sở Y tế Sóc Trăng, cho biết: Mỗi năm ngành y tế Sóc Trăng đầu tư trên 200 triệu đồng điều trị bệnh cho những người bị mắt hột. Bên cạnh đó, tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho người mới bị mù. Nhưng hàng năm ở Sóc Trăng vẫn có thêm 1.200 người mù mới do đục thủy tinh thể, trong đó có 40% từ chối phẫu thuật. Đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh còn 3.000 trường hợp cần phẫu thuật. Ngoài ra, Sở Y tế còn trang bị các loại thuốc nhỏ, kháng sinh điều trị mắt cho các trạm y tế ở Vĩnh Châu cấp miễn phí cho người dân, đồng thời thường xuyên kiểm tra xử lý nguồn nước, hướng dẫn người dân lắng lọc trước khi sử dụng... Đối với việc bảo quản củ hành tím bằng thuốc trừ sâu, bác sĩ Dũng nhấn mạnh: Mặc dù thuốc Mipcin và Sherpa là loại thuốc ít độc và phân hủy nhanh, nhưng khi trộn thuốc vào hành cần phải đeo kính bảo vệ mắt
.[/info1]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
khổ quá, đúng là nghề nông luôn là nghề cực nhọc nhất. Tốt nhất là sở y tế + Nhà nước nên tìm ra thuốc bảo quản sinh học không độc hại, ứng dụng cho cả ngành nông nghiệp, chứ mấy chai thuốc nhỏ mắt làm sao đỡ nổi thuốc trừ sâu?
Cầu cho cuộc sống của người nông dân bớt khổ, cho những người dân Sóc Trăng không bị mù vì cây hành nữa.
 
Tổ chức mà bác ptm tham gia quy mô nhỉ, ước gì GPE được một phần thôi. Tuy thành viên đông nhưng hoạt động từ òffline đến từ thiện đều yếu.
 
Trong Nam các hoạt động từ thiện do nhà chùa tổ chức thường có quy mô cỡ trung bình trở lên. Phật tử trong Nam rất chịu đóng góp, và thường có những mạnh thường quân bao chót. Nhà chùa có uy tín còn kêu gọi được cả công ty doanh nghiệp ủng hộ, cho nên đạt được số nhiều.
Thí dụ như nhà chùa quyết định bằng này phần quà, trị giá ước tính là bằng này, sẽ bắt đầu kêu gọi đóng góp trong 1, hoặc 2 tháng, sau đó phật tử nòng cốt liên hệ các nơi, mua quà (nếu thiếu thì bù), lên lịch, thuê xe, ...
Người nào muốn đi (chỉ chịu tiền xe) và cũng phải đăng ký trước cả tháng để sắp xếp. Số người đi cũng giới hạn, và người đi phải tham gia khuân vác, đóng gói, phát, ...
Người được giao việc (có thể là 1 sư, ni, có thể là 1 phật tử) có trách nhiệm đi tiền trạm, kiểm tra tận mắt, liên hệ địa phương, chính quyền, trường học, chùa nơi đến, ... để lập danh sách, phát phiếu. Chính quyền địa phương hoặc chùa địa phương nơi đến sẽ hỗ trợ tổ chức tiếp nhận.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như vậy thì đúng là Nhà chùa làm việc rất có khoa học và quy củ.
Cháu chỉ thấy rõ ràng là trong Nam kêu gọi cái chi cũng dễ hơn ngoài Bắc, lý do chắc không chỉ là vì không có nhiều tiền. Không biết có phải do quan niệm và phong cách sống không. Nhìn trong đó cháu thấy ngưỡng mộ quá.
 
Như vậy thì đúng là Nhà chùa làm việc rất có khoa học và quy củ.
Cháu chỉ thấy rõ ràng là trong Nam kêu gọi cái chi cũng dễ hơn ngoài Bắc, lý do chắc không chỉ là vì không có nhiều tiền. Không biết có phải do quan niệm và phong cách sống không. Nhìn trong đó cháu thấy ngưỡng mộ quá.

Mình có cái khác là nhìn thấy cá mú, chim muông... là muốn hấp, quay.... --=0
 
. . .Ước gì GPE được một phần thôi. Tuy thành viên đông nhưng hoạt động từ òffline đến từ thiện đều yếu.

Cộng đồng chúng ta đa số là dân tri/trí thức mà.

Cũng fải thôi vì thực tế nó là vậy; Fân tích tiếp thì sanh ra lạc đề...
 
Theo thông tin thì nguyên do mù là vì cả huyện này sống bằng nghề trồng hành. Phấn trộn với thuốc trừ sâu dùng làm chất bảo quản từ củ hành bay vào mắt gây đau mắt. Do chữa trị không đúng cách (bằng cách dân gian, chỉ đắp lá), nên thị lực kém dần và thành mù. Cả gia đình có ít nhất 1, 2 người bị, có khi cả nhà đều bị.

Đối với việc bảo quản củ hành tím bằng thuốc trừ sâu, bác sĩ Dũng nhấn mạnh: Mặc dù thuốc Mipcin và Sherpa là loại thuốc ít độc và phân hủy nhanh, nhưng khi trộn thuốc vào hành cần phải đeo kính bảo vệ mắt.[/info1]
Vấn đề là do đôi mắt đã không được bảo vệ. Cứ thế này thì hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau bị mù. Nguyên nhân là bà con lao động không có kính bảo hộ, quần áo an toàn lao động, không có 1 quy trình an toàn sản xuất. Sao không thấy ai nghĩ đến và đề cập giải pháp loại bỏ nguyên nhân gây mù nhỉ? GPE nhà mình cũng đông, trong số đó, không thiếu người có kiến thức an toàn lao động. Hay GPE nhà mình thành lập quỹ xóa mù cho bà con? Quỹ sẽ được dùng để trang bị kính chống độc, quần áo an toàn lao động, nghiên cứu và tập huấn quy trình an toàn sức khỏe lao động cho nghề trồng hành cho bà con. Tổng kinh phí hằng năm cho hoạt động tặng quà từ thiện chắc không dưới 5 tỷ. Sự sẻ chia này rất đáng quý, nhưng vấn đề là nó không giúp bà con chấm dứt căn bệnh mù thế hệ nối tiếp thế hệ. Chỉ là một ý tưởng nhỏ.

Cộng đồng chúng ta đa số là dân tri/trí thức mà.

Cũng fải thôi vì thực tế nó là vậy; Fân tích tiếp thì sanh ra lạc đề...

Tập trung phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp để xoá luôn vấn đề mù thế hệ nối tiếp thế hệ được không bác.

Trong Nam các hoạt động từ thiện do nhà chùa tổ chức thường có quy mô cỡ trung bình trở lên. Phật tử trong Nam rất chịu đóng góp, và thường có những mạnh thường quân bao chót. Nhà chùa có uy tín còn kêu gọi được cả công ty doanh nghiệp ủng hộ, cho nên đạt được số nhiều.
Thí dụ như nhà chùa quyết định bằng này phần quà, trị giá ước tính là bằng này, sẽ bắt đầu kêu gọi đóng góp trong 1, hoặc 2 tháng, sau đó phật tử nòng cốt liên hệ các nơi, mua quà (nếu thiếu thì bù), lên lịch, thuê xe, ...
Người nào muốn đi (chỉ chịu tiền xe) và cũng phải đăng ký trước cả tháng để sắp xếp. Số người đi cũng giới hạn, và người đi phải tham gia khuân vác, đóng gói, phát, ...
Người được giao việc (có thể là 1 sư, ni, có thể là 1 phật tử) có trách nhiệm đi tiền trạm, kiểm tra tận mắt, liên hệ địa phương, chính quyền, trường học, chùa nơi đến, ... để lập danh sách, phát phiếu. Chính quyền địa phương hoặc chùa địa phương nơi đến sẽ hỗ trợ tổ chức tiếp nhận.
Hơn 1 ngàn người mù thì kinh phí tất cả cho một đợt thế này chắc không dưới 5 tỷ phải không anh ptm?


1.200 người mù mới mỗi năm!
Bác sĩ Trần Văn Dũng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y dược, Sở Y tế Sóc Trăng, cho biết: Mỗi năm ngành y tế Sóc Trăng đầu tư trên 200 triệu đồng điều trị bệnh cho những người bị mắt hột. Bên cạnh đó, tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho người mới bị mù. Nhưng hàng năm ở Sóc Trăng vẫn có thêm 1.200 người mù mới do đục thủy tinh thể, trong đó có 40% từ chối phẫu thuật. Đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh còn 3.000 trường hợp cần phẫu thuật. Ngoài ra, Sở Y tế còn trang bị các loại thuốc nhỏ, kháng sinh điều trị mắt cho các trạm y tế ở Vĩnh Châu cấp miễn phí cho người dân, đồng thời thường xuyên kiểm tra xử lý nguồn nước, hướng dẫn người dân lắng lọc trước khi sử dụng... Đối với việc bảo quản củ hành tím bằng thuốc trừ sâu, bác sĩ Dũng nhấn mạnh: Mặc dù thuốc Mipcin và Sherpa là loại thuốc ít độc và phân hủy nhanh, nhưng khi trộn thuốc vào hành cần phải đeo kính bảo vệ mắt.[/info1]
Nghề trồng hành làm cho bà con bị mù hơn ngàn người mỗi năm vẫn không làm cho giới khoa học động lòng nghĩ đến giải pháp xóa bỏ nguyên nhân gây bệnh cho bà con nông dân thì phải??? Đám đông cộng đồng biết làm gì hơn ngoài việc tặng quà từ thiện. Ai ơi ăn một củ hành-Biết chăng đôi mắt họ mù hay không?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom