Kiến nghị tăng phí lưu hành xe cá nhân 5% mỗi năm (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hai Lúa Miền Tây

❆❆❆❆❆❆❆❆
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
18/3/08
Bài viết
8,310
Được thích
15,867
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Làm ruộng.
Trong khi đề xuất "phí lưu hành phương tiện cá nhân" còn nhiều tranh cãi thì Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng vừa kiến nghị đổi tên thành "phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân", mức thu sẽ tăng 5% sau mỗi năm.

Trong báo cáo bổ sung trình Thủ tướng về thu phí giao thông, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị đổi tên phí lưu hành phương tiện cá nhân thành phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ, còn phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vẫn được giữ nguyên.
Cơ quan này cũng đề xuất tăng phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ 5% mỗi năm, và không thu phí xe biển xanh, biển đỏ và xe ngoại giao.
Bộ trưởng Thăng đề xuất giao việc thu phí ôtô cho các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; còn phí với môtô sẽ lùi thời gian thực hiện 6 tháng so với ôtô, và việc thu phí sẽ được giao cho các địa phương.

Phuong-tien.jpg

Dự kiến việc thu phí với xe máy sẽ được lùi lại tới đầu năm 2013. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo tờ trình Chính phủ tháng 11/2011, Bộ Giao thông đề xuất mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ, ôtô tùy theo dung tích xilanh phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm; môtô, xe máy tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng mỗi năm phải đóng 500.000 đồng (xe dưới 175 cm3) và một triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn.
Phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm (6h-8h30 và 16h-19h hàng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ) dự kiến là 30.000 đồng một lượt ôtô dưới 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại. Khu vực và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.
Trước đó, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. Từ 1/6, các phương tiện cơ giới sẽ bị thu phí bảo trì đường bộ, mức cụ thể dự kiến công bố vào tháng 4 tới. Theo đề xuất của Bộ Giao thông, ôtô sẽ thu 180.000 - 1.440.000 đồng mỗi tháng tùy loại xe; môtô, xe máy thu 80.000 - 150.000 đồng mỗi năm.


Phí bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6, sẽ cùng 6 dòng phí khác đánh vào ôtô bên cạnh phí trước bạ, phí biển số, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Ngoài ra còn 2 loại nữa là phí lưu hành và phí vào nội đô giờ cao điểm nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua.
Theo quan điểm Bộ Giao thông, việc tăng chi phí sử dụng phương tiện cá nhân sẽ hướng người dân tới sử dụng các loại phương tiện công cộng.


 
Lần chỉnh sửa cuối:
trời ơi cái gì cũng tốn tiền hết, sao mà sống nổi đây,
 
Hồi bé tôi được học bài này (trong SGK) và nhớ mãi vì là lý do căm ghét chế độ Pháp thuộc!!!! Nhưng không hiểu lý do gì mà bây giờ "không dám" dạy, loại bỏ hoàn toàn! --=0

Á tế á ca (Bài ca người châu Á)

Tác giả: Phan Bội Châu

(trích)
Ngồi mà nghĩ thêm sầu lại tủi,
Nước Nam mình gặp buổi truân chuyên.
Dã man quen thói ngu hèn,
Cũng như Minh Trị dĩ tiền khác đâu.
Từ giống khác mượn màu bảo hộ,
Mưu hùm tinh, lừa lũ voi già.
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu.
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo,
Việc luyện binh, việc giáo học trường,
Việc công nghệ, việc nông thương,
Việc khai mỏ khoáng, việc đường hoả xa.
Giữ các việc chẳng qua người nước,
Kẻ chức bồi, người tước culi.
Thông ngôn kí lục chi chi,
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang.
Các thức thuế các làng thêm mãi,
Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã,
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
Các thức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xí kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
/-(ình như thuế do Chính fủ giữ; Còn fí do Bộ, cơ quan ngang hay bộ dưới giữ!
 
Hồi bé tôi được học bài này (trong SGK) và nhớ mãi vì là lý do căm ghét chế độ Pháp thuộc!!!! Nhưng không hiểu lý do gì mà bây giờ "không dám" dạy, loại bỏ hoàn toàn! --=0


/-(ình như thuế do Chính fủ giữ; Còn fí do Bộ, cơ quan ngang hay bộ dưới giữ!
Cái bài Á tế á ca này em có nguyên bản luôn... còn dài lắm, mà đọc cũng.. nhức xương lắm
Nhưng...
Em hết dám nói gì nữa rồi các bác ơi! (dù còn nhiều thắc mắc...)
Em sợ sẽ không còn cơ hội nghiên cứu tiếp Excel (bị police gô cổ)
Ẹc... Ẹc...
---------------
Ah... hỏi ngoài lề chút: Ngày xưa đi học, nhớ rõ ràng bài này có câu:
Rượu ta nấu nó cho rượu lậu
Muối ta làm nó bảo muối gian

Sao giờ tìm hoài hổng thấy nó nằm ở đoạn nào nhỉ?
???
 
Sụp đỗ 1 cuộc đời thì chả bõ!

Sụp đỗ 1 thể chế mới là khó cho muôn dân!
 
Nguồn http://dantri.com.vn/c20/s20-579288/So-phi-khung-nhieu-nguoi-tinh-chuyen-ban-o-to.htm

Sợ phí “khủng”, nhiều người tính chuyện... bán ô tô
(Dân trí) - “Suốt 10 năm vợ chồng tôi phấn đấu, dành dụm để mua ô tô. Chúng tôi đã nghĩ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi thỉnh thoảng được vi vu trên chiếc xe của mình về quê nội, quê ngoại. Vậy mà nỗi lo nộp phí khiến chúng tôi trăn trở: Hay là bán xe?”.

Phí Hạn chế phương tiện cá nhân, phí ô tô đi vào trung tâm giờ cao điểm và phí bảo trì đường bộ theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ được áp thu trong thời gian tới. Liên quan tới loại phí này là những trăn trở của những người đang sở hữu phương tiện giao thông được gọi là cá nhân, canh cánh nỗi lo kiếm tiền đâu “nuôi” xe, hay bán xe để tránh phí?

Trăn trở vì các loại phí

Anh Linh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Suốt 10 năm vợ chồng tôi phấn đấu, dành dụm để mua ô tô. Chúng tôi đã nghĩ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi thỉnh thoảng được vi vu trên chiếc xe của mình về quê nội, quê ngoại. Vậy mà nỗi lo nộp phí khiến chúng tôi trăn trở… Hay là bán xe?”.

Có ít nhất 3 khoản phí cứng sắp áp thu đối với ô tô

“Vợ chồng tôi không có nhu cầu đi hàng ngày ở Hà Nội mà mua xe vì muốn có phương tiện để chủ động mỗi lần từ Hà Nội về quê Phú Thọ dịp giỗ chạp hay lễ Tết thôi. Vậy mà bảo tôi phải đóng 1 năm mấy chục triệu tiền phí Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân thì quả là vô lý quá. Còn phí bảo trì đường bộ, tôi cũng đồng ý xe đã lăn bánh trên đường là phải đóng phí, nhưng đi ít cũng phải đóng như đi nhiều, xe gia đình cũng như xe kinh doanh, đánh đồng mức phí thì khổ cho người dân.

Dành dụm, tích cóp mãi, mua xe vẫn còn đang trả góp chưa xong, thế mà có xe rồi lại phải đóng nhiều phí như thế này thì vợ chồng tôi không “nuôi” nổi xe. Chúng tôi đang tính xem có nên bán không, nhưng nhiều khả năng là phải bán thôi. Vậy là tiêu tan giấc mơ xế hộp!” - anh Linh chia sẻ.

Không giống như trường hợp của anh Linh, anh Hòa (ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) đã có xe ô tô từ 2 năm nay và đang định mua cho vợ 1 chiếc Kia Morning để vợ đi cho chủ động. Đâu ngờ giờ đây hàng loạt các loại phí treo lơ lửng trên đầu khiến anh phát oải. Anh Hòa cho biết, bình thường đi xe ô tô đã phải gánh đủ loại tiền, như phí gửi xe, xăng dầu đi lại, phí đi đường, phí bảo trì sửa chữa… Anh Hòa tính trung bình chiếc xe Santafe của mình hiện đã "ngốn" hết 12 triệu/tháng.

“Hiện nhà tôi đang ở trung tâm thành phố, bây giờ ngành chức năng đặt ra phí nọ phí kia tức là tôi sẽ phải nộp tiền đi về nhà mình trong giờ cao điểm và nộp thêm vài chục triệu đồng tiền phí Hạn chế xe cá nhân để được đi xe của mình. Tôi nhẩm tính tổng cộng các loại phí trong 1 năm, chỉ riêng “nuôi” ô tô đã mất tới 70-80 triệu đồng. Tôi sẽ không mua xe mới cho vợ nữa và có thể còn phải bán cả chiếc ô tô đang đi để mua xe máy” - anh Hòa cho biết.

Ô tô “bay” về quê và cuộc chạy đua đăng kiểm


Không nhắc tới những nhà kinh tế khá giả khi sở hữu tới mấy chiếc ô tô, nhóm các gia đình có thu nhập trung bình ở Hà Nội những năm gần đây cũng cố sắm ô tô theo hướng chọn xe cũ hoặc xe rẻ tiền. Giá xe có thể chỉ nhỉnh hơn chiếc xe máy cao cấp nhưng có thể giúp cả gia đình mấy người di chuyển tiện lợi khi đi xa hoặc trong điều kiện thời tiện bất lợi. Nay 3 thứ phí sắp đổ vào “đống sắt biết đi” ấy khiến những chủ nhân điên đầu.

Người dân với nhiều nỗi niềm trăn trở thường trực vì phí

Chị Nguyễn Thị Bắc (ở huyện Từ Liêm) bộc bạch: “Vợ chồng tôi mua cái xe Matiz cổ lỗ sĩ cũ đã qua 2-3 đời chủ xe, người bạn bán lại giá hữu nghị có 80 triệu đồng. Tiếng là có ô tô nhưng vợ chồng tôi chỉ dùng khi về quê, đi viện hoặc có công việc gấp ở xa chứ đâu dám đi nhiều. Tiền đâu mà đổ xăng. Vậy mà gần đây Bộ GTVT công bố hàng loạt loại phí, cái xe cũ kỹ của mình sắp phải cõng đủ thứ tiền làm vợ chồng tôi lo sốt vó”.

Trong lúc căng thẳng như thế, vợ chồng chị Bắc vừa muốn giữ ô tô vừa muốn “trốn” phí nên đã nảy ra “chiêu độc” là: mang ô tô về quê. “Quê tôi ở Ninh Bình, ở tỉnh đi ô tô thoải mái mà không phải nộp phí vào trung tâm, thôi đành mang xe về quê vừa được tiếng lại vừa đỡ được khối tiền thuế phí. Cứ để ở quê thỉnh thoảng về thì sử dụng, còn ở Hà Nội khi cần thì gọi taxi cho nhanh. Tôi nghĩ chắc không còn cách nào tốt hơn thế nữa.” - chị Bắc cho hay.

Hình thức thu phí mà Bộ GTVT đang đề xuất thực hiện là thu qua đầu phương tiện, đối với ô tô là qua các kỳ đăng kiểm phương tiện cơ giới, điều này tức là tất cả ô tô dù đi ít cũng phải nộp phí như đi nhiều. Và điều này cũng được chính Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thừa nhận rằng: Theo nguyên tắc thì đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu, nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi phí bảo trì chính thức áp thu từ ngày 1/6 như dự định của Bộ GTVT thì một công cuộc đăng kiểm trước thời hạn được cho là sẽ tốn nhiều công sức của chủ xe sẽ diễn ra nhằm mục đích “né phí”, bởi đăng kiểm sớm thì chủ phương tiện sẽ tránh được việc nộp phí ít nhất là trong giai đoạn thu phí đầu tiên!?

Hạn chế phương tiện, tiến tới cấm xe máy bằng phí, vậy người dân sẽ đi bằng gì?

Lãnh đạo Bộ GTVT đã trả lời rằng mục tiêu của phí Hạn chế phương tiện cá nhân nhằm chống ùn tắc và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bởi thế ngoài ô tô, xe máy cũng là đối tượng phải nộp phí Hạn chế phương tiện cá nhân ở mức thấp hơn là từ 500 - 1 triệu đồng. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ người dân, người sử dụng xe máy mà chính giới chuyên môn trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng cho rằng việc thu phí hạn chế phương tiện đối với xe máy là bất hợp lý, bởi xe máy không phải là thủ phạm gây ùn tắc giao thông.

Hạn chế xe cá nhân và tiến tới cấm xe máy. Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và trong 5-10 năm nữa, xe máy vẫn đang là phương tiện giao thông chủ yếu, cùng với gánh nặng phí dồn lên ô tô, thì sau sự hạn chế và lệnh cấm xe - người dân sẽ đi bằng gì? Câu hỏi này dư luận đang chờ Bộ GTVT và các ngành chức năng trả lời môt cách thỏa đáng.

Quỳnh Anh
 
392linh.jpg


Mỹ Linh không ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng v/v thu phí xe, ẹc ẹc ẹc

Mỹ Linh nói: "Thu phí lưu hành xe chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi"

Khi vấn đề thu phí lưu hành đối với xe cá nhân đang làm nóng dư luận, trên một tờ báo đã đăng tải cuộc trò chuyện với diva Mỹ Linh. Theo bài báo, Mỹ Linh cho rằng việc đưa ra phí này là bất hợp lý. Chúng tôi đăng tải lại bài viết này.

- Sống ở ngoại thành, hàng ngày phải di chuyển cả một quãng dài hàng chục cây số để “tiến về Hà Nội”, nhà lại có đến hai con xe bốn bánh - câu chuyện xăng tăng giá, thu phí lưu hành giao thông đường bộ… hẳn nằm trong mối quan tâm của chị?

Không chỉ quan tâm mà phải nói còn là ở mức vô cùng bức xúc. Xăng tăng giá liên tục, mà lần này còn tăng những hơn 2000 đồng/lít, rồi thì thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí trong khi cuộc sống người dân còn muôn vàn khó khăn, chất lượng công trình giao thông không đảm bảo cho sự an toàn của người dân và chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng thì thử hỏi, như thế liệu có công bằng với người dân không? Sao không hỏi người dân họ cảm thấy thế nào, sức chịu đựng của họ ra sao…

Trong khi, nói đâu xa, ngay như trong một gia đình, những người làm cha làm mẹ trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của con cái thì cũng còn cần phải hỏi ý kiến của bọn trẻ, chứ không thể thích nói gì thì nói, làm gì thì làm...

M__Linh__Thu_ph__l_u-756bf5abd294f07c25b8c05f3a0fa3c8


Hỏi dân thì… hỏi làm gì, vì cầm chắc đã biết trước câu trả lời?

Biết trước câu trả lời không có nghĩa là không cần hỏi! Vì một câu hỏi, trước hết, còn là một thái độ. Hãy tự hỏi, tại sao khi anh làm thất thoát tiền thuế của nhân dân bằng bao nhiêu khi quy hoạch dốt, thiếu tầm nhìn; hay thi công những công trình giao thông kém chất lượng và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì không thấy ai đứng ra từ chức, nhận trách nhiệm, mà lại chỉ nghĩ đến chuyện đổ gánh nặng sang dân là thu thuế, thu phí? Vì sao lương Việt Nam kém xa thế giới hàng bao nhiêu lần nhưng giá thì luôn đòi ngang ngửa và tăng liên tục? Đã thế còn phải đóng thêm đủ thứ thuế, phí… Khi anh độc quyền và tùy tiện áp giá, đổ gánh nặng lên đầu người dân bằng những quyết định từ trên trời thì đó theo tôi là một hành động không “fair”…

- Sao lại không “fair”, khi mà mục đích thu phí lưu hành ở đây là để giúp bảo trì đường sá, hạn chế phương tiện cá nhân (nhất là ôtô) và từ đó, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông?

Ai bảo bắt cái ô tô oằn mình chịu đủ thứ thuế, thứ phí… là sẽ giúp giảm thiểu được tai nạn giao thông, khi mà đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất! Bằng chứng là chỉ mới cách đây hơn hai tuần thôi, vào đúng ngày 8/3, chị bạn tôi vừa mất một câu con trai 10 tuổi cũng vì hai bố con chở nhau đi xe máy, bị người ta quệt phải. Còn trước đó đi ôtô thì không sao, nhưng ôtô đã phải bán vì bố mẹ cháu không chịu nổi cơn tăng giá, tăng phí…

- Nói như chị, thế chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu riêng hưởng?

Giàu hay nghèo thì tất cả cũng đều cùng phải lưu thông trên những cung đường đầy hiểm họa. Nhưng cái hiểm họa ở đây không chỉ nằm ở con đường, mà nó còn ở những nơi mà con đường ấy chạy qua. Là lỗi tại anh quy hoạch kém, anh để trường ĐH, bệnh viện… tập trung quá nhiều ở những thành phố lớn khiến người dân khắp nơi đổ về và gây nên tình trạng quá tải. Trong khi, lại có quá ít hoặc không có những bệnh viện ở vùng sâu vùng xa để khi cần, có thể giúp giảm thiểu hậu quả của tai nạn giao thông đến mức thấp nhất bằng những can thiệp kịp thời…

M__Linh__Thu_ph__l_u-10cfcc32b6b3094761a3b6c6aceaa7ad

Hiện Mỹ Linh đang sử dụng Mitsubitshi Grandis 7 chỗ. Chiếc xe này chị đã mua được 6 năm. (Ảnh Vnmedia)​

Tóm lại, chừng nào còn chưa rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chừng nào quy hoạch giao thông còn đầy rẫy những bất cập thì chừng đó, tai nạn giao thông vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối mà trong đó, lỗi không thuộc về người dân. Nên càng không thể giải quyết nó bằng một giải pháp đơn giản và phi lý hết sức là bắt dân đóng phí và phải “mua” một “mặt hàng” mà họ không ưng ý và không tự nguyện. Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!

- Nhưng ít ra thì cũng dạy được dân bài toán tiết kiệm?

Dân đã bao giờ là hoang phí, tiền đâu mà hoang phí! Hoặc giả, dân có hoang bằng giời thì cũng không lại được với sự hoang phí của một bộ phận quan chức, mà trong đó, sự hoang phí đáng lên án nhất là hoang phí tiền đóng thuế của nhân dân!

Theo Đẹp Online​

Qua bài viết này, Thanh Mai cũng nhận ra được bài học tiết kiệm, lại thêm 1 phần nhà Thanh Mai không có xe, chỉ đi xe bò hoặc xe ngựa. Đối đế lắm, công việc gấp rút thì đi xe ôm, còn xa hơn nữa thì đi hỏa tiễn. Thà tốn kém 1 lần, ẹc ẹc ẹc.
 
Thay vì tăng phí thì ngành giao thông tăng cường quản lý chống thất thoát, lãng phí thì còn hiệu quả hơn! Chúng ta đành chấp nhận tham nhũng vậy vì nếu ĐV không được làm 19 điều thì khéo ... loạn hết!!! --=0

Ví dụ như đường Trần Cung đoạn gần ngã 4 Hoàng Quốc Việt mới thảm lại đẹp đẽ được nửa tháng mà nay đã được đào bới tung lên để làm hệ thống thoát nước. Sau bao nhiêu ngày dân vật vã với con đường xấu mà chúng không làm, mà khi thảm rồi mới đào.----> Lãng phí, vô trách nhiệm, vô cảm trước tiền thuế má của dân. Càng nhiều dự án, chúng càng được chia nhiều (kệ mẹ dân). Cuối cùng dân vẫn khổ khi bỏ ra đống tiền đóng thuế, má!!!

13032012051.jpg


13032012052.jpg


13032012053.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thu fí tránh ùn tắc giao thông thì lí ra fải thu hết đầu các fương tiện mới đúng.

Ai lại xe thu, xe không là vô lí!

Làm như xe công không làm ùn tắc giao thông không bằng!

/(ể cả các xe đưa rước #h là các nguyên thủ nước ngoài cũng nên thu! . . . .

Nên tận thu, bạn Đinh La Thăng à!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom